Cuối tháng Ba năm 1975, các mặt trận miền Trung đã trở nên vô cùng sôi động, tin thất thủ dồn dập gởi về thủ độ Saigon vẫn đó, Hòn Ngọc Viển Ðông như ngạo nghể thách thức cùng quân xâm lược cs
Một kỷ niệm khó quên với Nguyễn văn Lượng, Thủ Khoa Khóa 26 Võ Bị .
Cuối tháng Ba năm 1975, các mặt trận miền Trung đã trở nên vô cùng sôi động, tin thất thủ dồn dập gởi về thủ độ Saigon vẫn đó, Hòn Ngọc Viển Ðông như ngạo nghể thách thức cùng quân xâm lược cs…Trần Khánh Dư (HQ4) đang đại kỳ – sửa chửa dài hạng) tại Hải quân Công Xưởng. Tôi trở về nhà người anh con bạn dì, cư ngụ trên đường Nguyễn thiện Thuật SG. Mặc dù tin chiến sự miền Trung dồn dập báo về, nhưng SG vẫn còn yên tỉnh lắm, trên đường rời khỏi BTL. HQ, tôi ghé vào HQ1 (Khu Trục Hạm Thần Hưng Ða,o – Soái Hạm của HQ Viêt. Nam) thăm bạn Lượng (Thủ Khoa K26). Tưởng cũng nên nhắc lại, HQ1 vừa xong đại kỳ, chuẩn bị lên đường viễn dương, đang cập tại cầu “B” bến Bạch Ðằng. Bạn bè vừa gặp nhau, hàn huyên, bổng tôi nghe có tiếng máy bay vần vủ trên bầu trời, và tiếng còi báo động từ BTL/HQ.
Hôm đó tôi nhớ không lầm là ngày 8 tháng 4 năm 1975, đã gần 1/4 thế kỷ, nhưng dư âm tiếng máy bay gầm thét xen lẩn tiếng đại pháo, như lúc nào cũng còn phản phất đâu đâỵ..Ðược tin từ BTL/HQ, có máy bay VC tấn công Saigon. Anh em chúng tôi lúc đó đã vào ngay vị trí các khẩu đại bác phòng không của HQ1. Tôi tuy không phải là SQ trực thuộc của HQ1, nhưng là SQ HQ hiện diện tại đơn vị bạn, cũng đã vào ngay vị trí tác chiến. Tình hình vô cùng khẩn trương, BTL/HQ ra lệnh cho chiến hạm tác xạ trực tiếp vào các máy bay trên không phận SG lúc bấy giờ. Tôi quan sát trên vòm trời SG hướng về phía trung tâm thành phố, lúc bấy giờ đang xuất hiện nhiều phi cơ, hình như là A37 của Không quân VN. Mặc dù chưa nhận diện phi cơ là của bạn hay địch, nhưng tôi có cãm tưởng đây là phi cơ của kẻ thù. Các khẩu đại bác 40 ly của HQ1 đã bắt đầu nhả đạn trên không phận SG., Nguyễn văn Lượng lúc bấy giờ là SQ trực của HQ1. Như đã nói lúc trước, tôi không thuộc SQ cơ hửu của HQ1, nhưng trách nhiệm của một SQ, đã đóng góp thật là tích cưc. trong cuộc không chiến sau cùng này của HQ/VNCH. Hàng loạt đại bác nổ vang cả một vùng trời, lần đầu tiên cũng là lần sau cùng tôi tham dự trận không chiến của HQVN. Lằn đạn đan nhau san sát trên không trung hướng về phi cơ địch, đột nhiên chú ng tôi thấy xuất hiện một phi cơ C130 bay về hướng phi trường, xuyên qua làn đạn, rất may là không có việc gì xảy ra cho chiếc phi cơ bạn này.
Trước hoả lực khá hùng hậu từ các chiến hạm HQ trên bến Bạch đằng, những chiếc A37 do tên Trung uý Nguyễn thành Trung (viên phi công nằm vùng VC, mà tôi biết được sau này, qua báo chí và đài phát thanh SG) chỉ huy, đã phải đổi hướng bay, tìm cách tránh lằn đạn, và sau cùng đã phải bỏ dở công tác dội bom của hắn ta vào các vùng đông dân trên thành phố SG….
Cuộc giao tranh ngắn ngủi chưa đầy nửa giờ đồng hồ, nhưng đã mang lại cho tôi một niềm hảnh diện vô biên, mình đã đóng góp một phần vào cuộc phản công mãnh liệt nhằm bảo vệ cho đồng bào thân yêu của thành phố SG không bị kẻ thù tự do oanh kích. Nếu không có các lực lượng hải pháo của HQ yễm trợ, không biết là số thiệt hại cho đồng bào thân yêu sẽ thế nào.
Rất tiếc, những ngày tháng sau cùng của VNCH, vì cuộc chiến xảy ra rất nhanh, nên những chiến công hiển hách của HQ Việt nam đã không được nhắc đến một cách trang trọng…
Giã từ Nguyễn văn Lượng, trở lại đơn vị, không ngờ vài tuần lễ sau, VNCH đã thất thủ và con tàu HQ1 cũng đã làm được chuyến viễn dương đâù tiên cũng là cuối cùng (sau cuộc đại kỳ), đã mang trên hàng ngàn đồng bào thoát khỏi thủ đô yêu dấu trong ngày 30-4-75.
Ðược biết chiếc Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư HQ4, đơn vị sau cùng của tôi đã lọt vào tay quân thù, nhưng trên 25 năm nay, theo lời cựu trung tá Vũ hửu San, vị Hạm trưởng sau cùng, thì chiếc KTH này đã “không phục vụ” cho cs. Không biết lúc rời khỏi chiến hạm, vị hạm trưởng này đã phá hủy con tàu thế nàọ..
….Và cuộc lưu vong của tôi bắt đầu từ đó….
nguyentm
Bổ túc tài liệu:
Các bạn K26.
Khi bạn TMN viết chuyện bắn A-37 do tên phi công phản bội F-5 Nguyễn thành Trung tấn công phi trường Tân Sơn Nhất; tôi xin góp ý thêm về tài liệu lịch sử nàỵ
Nguyễn thành Trung có thân nhân hoạt động cho CS: không hiểu sao vẫn đươ.c chọn đi học lái F-5 tại Mỹ.Trở về nước, hắn đươ.c móc nối làm nội tuyến. Khi phi trường Phan Rang lọt vào tay Cộng quân , hắn lái phi cơ đáp xuống phi trường nàỵ Chính hắn đề nghị tấn công phi trường Tân Sơn Nhất để gây hỗn loạn thêm cho QLVNCH. Hắn gom góp đươ.c 5 chiếc A-37 cuả không quân ta bỏ lại và huấn luyện các phi công miền Bắc vừa di chuyển vào. ïTuy thời gian ngắn nhưng các phi công Bắc rất kinh nghiệm chiến đấu với không lư.c HK đã biết cách lên, xuống,thả bom, quan trọng nhất là cách thoát ra phi cơ khi bị bắn trúng.
Tôi không nhớ rõ ngày Trung dẫn 5 chiếc A-37, bay từ Phan Rang tấn công Sài Gòn.Ðài radar cuả không quân dò đươ.c tín hiệu cuả 5 chiếc này có hỏi nơi xuất xứ. Nhưng Trung im lặng vô tuyến. Không Quân ta quá bận rộn lẫn hoang mang. Nghĩ là phi cơ bạn nên không báo động