Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trận đánh sau cùng tại Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Phước Tuy

Hôm ấy, thứ Bảy, 27 tháng 4 năm 1975, khoảng gần 5 giờ chiều, khi tôi sửa soạn về nhà ở Vũng tàu, Trung Tá Chỉ huy trưởng Đỗ Duy Nhượng gặp tôi và ra lệnh: “Hễ toán phát lương nào về, phải cho gom tiền bạc
Tác giả/Nhân vật: |16-11-2011| 600 lần xem | |

Đã mấy hôm nay toàn tỉnh Phước tuy rất xôn xao náo động. Theo đài BBC loan tin, sau khi chiếm được Long Khánh, Việt cọng đang tập trung lực lượng hùng hậu bộ binh, thiết giáp, pháo binh tiến đánh Phước tuy.

Phước Tuy - 1967

Hôm ấy, thứ Bảy, 27 tháng 4 năm 1975, khoảng gần 5 giờ chiều, khi tôi sửa soạn về nhà ở Vũng tàu, Trung Tá Chỉ huy trưởng Đỗ Duy Nhượng gặp tôi và ra lệnh: “Hễ toán phát lương nào về, phải cho gom tiền bạc, sổ sách giao cho hai sĩ quan thủ quỹ Địa phương quân và Nghĩa quân, bỏ tất cả vào két, khóa và niêm phong lại.” Xong Trung Tá về nhà. Khi các toán phát lương về, tôi chuyển lệnh Trung Tá lại cho họ và ra về thì viên Hạ sĩ quan coi việc phân phối Sĩ quan trực chạy đến báo cho tôi biết: “Các Sĩ quan trực chính đều đã vắng mặt, tuy Đại úy chưa đến phiên (vì mới mãn ca ngày hôm trước), nhưng tình hình hiện tại cần phải có sĩ quan trực và Trung Tá Chỉ huy trưởng yêu cầu Đại úy trực cho.” Tôi rất lưỡng lự vì đã phần nào đoán biết sự việc sẽ xảy ra trong ca trực này như thế nào? Hiện tại quận Đức Thạnh và quận Xuyên mộc đã mất. Nhiều Sĩ quan và binh sĩ đã rời Trung tâm từ mấy hôm rồi. Sáng nay có người bạn làm việc tại tòa Lãnh sự Mỹ ở Phước tuy tìm gặp và báo cho tôi hay, 6 giờ chiều nay Việt cọng sẽ tấn công vào tỉnh lỵ Phước Tuy. Ông ấy đã xin cho tôi và gia đình được di tản theo. Hãy đem gia đình đến nhà ông ấy, khoảng 10 giờ sáng sẽ có xe đến đón cùng với gia đình ông vào tòa Lãnh sự để được trực thăng vận ra tàu chiến Mỹ đang đậu ngoài khơi Vũng tàu. Nghĩ lại những sự việc người Mỹ đã làm trước đây, tự ái nổi lên và tôi không đem gia đình đến điểm hẹn. Tôi định từ chối ca trực ra về nhưng một số anh em binh sĩ gia đình ở xa không về được kẹt lại Trung Tâm đang hốt hoảng lên. Sau ít phút suy nghĩ, tôi thấy cần đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu nên đã đồng ý chấp nhận lời yêu cầu của Trung Tá. Tôi biểu viên Hạ sĩ quan hãy viết biên bản bàn giao, tôi đi ăn cơm và sẽ trở về trại ngay. Vẫn mặc bộ quân phục có đeo lon, tôi leo lên chiếc xe gắn máy Honda chạy ra chợ mới Phước Tuy. Trên đường đi thấy ông bạn đang đứng trước cổng tòa Lãnh sự đón tôi lại hỏi: “Gia đình ở đâu? Tại sao sáng nay lại không có mặt ở nhà tôi?” Và ông bảo: “Hãy quăng xe mà đi, trực thăng chuyến chót đang đợi, sẽ cất cánh ngay vì Việt cọng đã đến nơi. Gia đình còn lại thì sẽ tính sau.” Tôi cám ơn ông bạn và từ chối không đi. Ông giận quá mắng tôi mấy câu rồi chạy vào trong bước lên phi cơ và phi cơ cất cánh. Khi tôi đến chợ thì toàn chợ đang ồn ào hoảng loạn cả lên! Ai nấy lo thu xếp tiệm rồi tranh nhau bỏ chạy. Tìm đến một tiệm ăn quen, tiệm này cũng đang gấp rút thu dẹp đồ đạc, nhưng theo lời yêu cầu của tôi, họ vét nồi, vét chảo đưa ra nửa đĩa cơm và bảo họ chỉ còn bấy nhiêu nữa thôi, rồi nói nhỏ với tôi: “Hãy ăn nhanh và đi ngay, Việt Cọng đã về đầy chung quanh đây!” Mặc cho trong lòng rất lo lắng, tôi vẫn giữ bình tĩnh, vừa ăn vừa quan sát tình hình. Quả thật, có nhiều dấu hiệu bất thường. Ăn hết đĩa cơm, tôi trả tiền nhưng chủ tiệm không lấy và giục: “Hãy đi nhanh lên!”

Trở về đơn vị, thấy anh em binh sĩ đang nháo nhác, hoang mang. Tôi trấn an họ và bảo: “Hãy an tâm, tôi ở lại đây với anh em.” Sau khi ký sổ trực, giao cho viên Sĩ quan trực phụ ở lại phòng chỉ huy để liên lạc với Tiểu khu và có gì thì báo ngay cho tôi, rồi bắt đầu kiểm điểm quân số. Có 26 người thuộc đơn vị cơ hữu, 10 người thuộc hậu cứ Long Khánh di tản, tạm trú tại đây, do một Thiếu úy cầm đầu. Tôi liền cấp tốc bố trí các vị trí chiến đấu. Hậu cứ Long Khánh đảm trách hai lô cốt và tường thành phía sau. Các binh sĩ cơ hữu trách nhiệm mặt trước gồm cổng chính ra vào, 2 lô cốt ở 2 góc và 2 tường thành hai bên hông, thiết trí mới một cụm 3 ụ súng cối: 1 ụ 81 ly, 2 ụ 60 ly. 3 ụ cối này chỉ có 4 người phụ trách nên đặt gần nhau và gần Bộ chỉ huy để yểm trợ hổ tương cho nhau. 4 lô cốt chính đều được trang bị đại liên M60. Sử dụng tối đa lựu đạn để chống chiến thuật biển người. Ngoài ra còn nhiều M72 và mấy khẩu M69. Khi tới kho lấy vũ khí để phân phối ra các điểm thì có chút trở ngại. Lúc đó Đại úy trưởng khối Tiếp liệu đang niêm phong các kho tàng lại. Tôi hỏi: “Ông đang làm gì thế?” Ông không trả lời. Hỏi lần thứ hai, ông gắt lên: “Việc tôi, tôi làm, anh đừng hỏi.” Thấy một Hạ sĩ quan Tiếp liệu đi sau ông ấy tôi hỏi người này và được trả lời: “Đại úy cần niêm phong các kho lại để chuẩn bị bàn giao.” Tôi bốc giận nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, ôn tồn bảo: “Xin Đại úy mở kho để lấy vũ khí trang bị cho anh em chiến đấu.” Ông ấy trả lời: “Tôi là Trưởng khối tiếp liệu, chỉ có Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó có thể ra lệnh cho tôi, anh không đủ tư cách.” Tôi nói: “Nếu thế, xin Đại úy đảm nhận Sĩ quan trực hôm nay thay cho tôi và Đại úy có toàn quyền.” Ông ấy không nhận, lấy lý do ông chỉ biết về tiếp liệu, không quen tác chiến. Tôi liền bảo: “Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó vắng mặt, tôi là Sĩ quan trực, trong tình hình này tôi cần Đại úy mở kho ngay cho.” Ông ấy nhất định không chịu nên tôi rút khẩu Colt ra. Thấy tôi mặt hằm hằm, tay cầm khẩu súng, ông ấy la lên: “Anh không được làm ẩu, để tôi mở cửa kho cho.” Rồi ông ấy nhanh nhẹn mở kho và hướng dẫn anh em vào trong lấy những vũ khí theo yêu cầu của tôi. Sự thật khi ấy tôi chỉ có ý định rút khẩu súng ra để bắn phá ổ khóa cho anh em vào lấy vũ khí, nhưng có lẽ Đại úy trưởng khối Tiếp liệu lại hiểu nhầm mới la hoảng như thế. Chuẩn bị các vị trí phòng thủ xong, tôi đi một vòng cùng khắp Trung tâm, kiểm tra lại, hướng dẫn những điều cần rồi về hầm chỉ huy. Chỉ ít phút sau, những trận mưa pháo của địch đổ vào Tỉnh lỵ Phước Tuy và đơn vị chúng tôi là một trong những điểm chịu trận nặng nề nhất. Qua mấy tiếng pháo nổ đầu, đường giây điện thoại Trung tâm đã mất liên lạc với Tiểu khu, còn lại một máy truyền tin của hầm chỉ huy, sử dụng cây anten 292 liên lạc được ra ngoài. Mấy phút sau nữa thì cây anten trúng pháo, bị gãy và chiếc máy truyền tin duy nhất cũng bị trở ngại không còn sử dụng được. Một binh sĩ cho biết, còn một máy AN-PRC-25 ở phòng ngủ Chỉ huy phó, nhưng không một ai chịu bước ra khỏi cửa hầm. Tôi liền chạy đi lấy, đến nơi cửa khóa phải tông phá cánh cửa để mang chiếc máy về hầm chỉ huy. Trong lúc chúng tôi đang cố gắng dựng lại cây anten và tìm cách nối lại liên lạc với tiểu khu thì đạn pháo rớt xuống như mưa. Sau này tôi mới biết, vì mất liên lạc, tiểu khu nghĩ trung tâm và các kho tàng địch đã tràn ngập và pháo binh Sư đoàn Dù đặt ở Chu hải cách 5km được lệnh bắn hủy diệt. Đồng thời, Việt Cọng cũng chưa xâm nhập vào được nên dùng hỏa tiễn 122 ly ở núi Thị vải bên kia sông bắn sang và các loại pháo khác cũng thi nhau nhả đạn vào chúng tôi. Tiếng đạn pháo lúc này còn hơn tiếng liên thanh, nổ dòn dã. Hầu như không một giây nào mà không có tiếng nổ, không một thước đất nào không có một trái pháo rơi xuống. Nhà cửa, xe cộ và mọi thứ bốc cháy ngùn ngụt. May thay, qua nhiều cố gắng trong tuyệt vọng, cuối cùng chúng tôi đã mở lại được liên lạc với Tiểu khu và Trung tá Chỉ huy trưởng, lúc này ông đang ở nhà. Sau đó tiếng pháo thưa dần, Trung tá yêu cầu chuẩn bị mở cổng chính và ông sẽ vào ngay. Ai nấy đều hết sức vui mầng khi thấy chiếc Jeep của Trung tá xuất hiện. Dưới lằn mưa đạn, ông đầu đội nón sắt, thân mang áo giáp đã đến nơi an toàn. Rủi thay, khi ông bước chân vào khỏi cửa hầm Chỉ huy thì té xỉu vì ông bị tiểu đường rất nặng và khi ra đi quá vội vàng đã quên uống thuốc mà cũng không mang thuốc theo. Sau khi y tá săn sóc cho, ông khỏe lại, ngồi dậy được và ủy lạo tất cả mọi người. Ông gọi những người có mặt ở hầm chỉ huy lúc bấy giờ và những binh sĩ ở gần có thể ghé vào được, tuyên bố: “Kể từ giây phút này Đại úy Báu là Chỉ huy phó của tôi, tôi giao quyền chỉ huy chiến đấu cho Đại úy Báu. Mọi người phải nghe theo ông ấy.” Và lệnh được truyền đi khắp đơn vị. Rồi ông quay lại nói với tôi: “Nếu trận chiến này qua đi, tôi bảo đảm anh sẽ được thưởng huy chương cao quí và được thăng cấp Thiếu Tá ngay.” Tôi trả lời: “Cám ơn Trung tá đã có lòng ưu ái với tôi. Phần tôi, tôi chỉ mong chúng ta giữ được đơn vị này và quân dân niềm Nam giữ được phần đất còn lại. Việc tưởng thưởng huy chương hay thăng cấp thì không quan trọng lắm đối với với tôi.”

Phước Tuy - 1967

Ngay lúc đó, ở vòng phòng thủ mặt hông nhìn ra sân vận động báo cáo: “Có sáu cái đèn mắt mèo từ hướng Long lễ trên cánh đồng trống đang tiến thẳng gần đến chúng ta, có thể là sáu chiếc T54 của địch.” Sự kiện quan trọng này lập tức được báo cáo cho Tiểu khu. Trong khi chúng tôi chuẩn bị phương án tác chiến thì Tiểu khu (không rõ nhân vật nào) ra lệnh không được bắn, phải để cho chúng đi qua và bảo đó là các xe M113 của Sư đoàn Dù đang hoạt động ở vùng này. Chúng tôi an tâm không phải lo lắng nhiều nhưng vẫn đề cao cảnh giác, sẳn sàng trong tư thế chiến đấu. Khi sáu chiến tăng đến đơn vị chúng tôi, chúng dừng lại trên con đường nhựa sát liền với tường thành phía trước và cả sáu chiếc đều nằm lọt giữa hai lô cốt chính ở hai góc, trọn vẹn trong tầm đạn hai khẩu đại liên. Tôi bò ra bờ rào phía trước, hôm đó trời tối đen như mực, mặc dầu chỉ cách các tăng này khoảng 4-5 mét nhưng không thấy gì cả, chỉ nghe toàn tiếng bộ đội trẻ miền Bắc ngồi đầy trên mấy chiếc tăng, nói chuyện ồn ào như chốn không người. Chúng có ngờ đâu tử thần đang sắp ập xuống trên đầu của chúng. Tôi bò về hầm Chỉ huy, chỉ cách các tăng này khoảng 30m, báo cáo cho Trung tá Chỉ huy trưởng biết tình hình nghiêm trọng như vậy. Sau khi so sánh lực lượng hai bên: quân số, vũ khí và tinh thần chiến đấu của binh sĩ, thấy không thể nào đối đầu với địch được, Trung tá có ý phân vân nên hỏi tôi: “Bây giờ anh tính thế nào? Có cách gì hay không?” Tôi đề nghị: “Tiên hạ thủ vi cường. Chúng ta đối với địch, lực lượng thì quá chênh lệch nhưng địch coi bộ không phải là thiện chiến, chúng hoàn toàn không rõ địa hình, địa vật, trời lại tối đen không thấy gì. Chúng ta dùng cú đánh phủ đầu thì phần thắng nghiêng về chúng ta.” Nghe nói thế Trung tá bảo: “Vậy tôi giao công việc tác chiến cho anh quyết định.” Trước hết lệnh sẵn sàng chiến đấu được ban ra cho toàn đơn vị: “Các khẩu cối và tất cả mọi người không được dùng trái sáng để tránh các vị trí chiến đấu bị lộ, địch sẽ quan sát địa thế rõ ràng. Trời tối chúng ta có lợi thế hơn.” Hai lô cốt trước được lệnh khi nghe tiếng nổ sẽ bắn chéo nhau càn quét tiêu diệt đám bộ binh Cọng sản đang ngồi đặc kín trên sáu chiếc T54, đúng ngang tầm cao của đại liên. Thêm mấy binh sĩ nữa được điều động tăng cường mặt trước và lựu đạn sẵn sàng để sử dụng tối đa. Tôi thấy Trung tá lo lắng nhiều nên ngỏ lời khích lệ ông: “Là những Sĩ quan được huấn luyện tốt và có lời thề với Tổ quốc, chúng ta quyết sống mái với địch. Dù có chết thì cũng chết một cách cho oanh liệt, bắt địch phải trả giá xứng đáng.” Trung tá giơ tay ngoéo tay tôi và hai người thề quyết giữ vững đơn vị cho đến cùng. Khi tôi trở lại bờ rào phía trước với những khẩu M72, có hai Trung sĩ1 đi theo. Phát M72 đầu tiên được nhắm vào hông trái chiếc T54 thứ 5. Nó đã bị hạ. Các trái M72 kế tiếp được bắn tới tấp vào mấy chiếc tăng đi đầu, trong khi hai khẩu đại liên thi nhau ào ào nhả đạn. Đám bộ đội Cọng sản trên 6 chiếc T54 này người tử thương, người bị thương, những tên sống sót nhảy xuống bờ đường phía ngoài, vì bờ đường nơi đây quá dốc, chúng đều lăn tuột tới bờ rào kho xăng phía dưới và bị chặn lại. Một trận mưa lựu đạn được tung ra, đám bộ đội này hoàn toàn im tiếng. Ít nhất cũng đến hơn 50 tên Việt cọng bỏ xác nơi đây. Bốn chiếc tăng đi đầu không biết đường nào mà phản ứng bỏ chạy thẳng về trước, hướng tới Tiểu khu, chiếc thứ 6 lui lại góc sân banh nấp sau đám lùm cây lum dum để dấu mình tránh đạn. Ba anh em chúng tôi quyết hạ nốt chiếc tăng này nên đi ra phía bờ tường sau lưng hang đá và tượng Đức Mẹ. Vì bị che khuất bụi cây và trời tối quá không nhìn thấy rõ nên phát M72 bắn ra bị hụt, chiếc T54 lùi lại phía xa sau khi tặng chúng tôi một quả đại pháo nhức đầu, long óc. Phát đạn này làm Trung sĩ1 Ninh đứng liền bên phải tôi tử thương. Trung sĩ1 Tư phía trái tôi thì bị mất một phần quai hàm dưới phía phải, tôi đứng giữa chỉ bị tức ngực khó thở, lông mày và tóc phía trên trán quăn lại, da mặt nám đỏ, thái dương trái bị một vết thương nhẹ. Tôi trở về phòng chỉ huy, được giúp làm hô hấp nhân tạo cho dễ thở, còn hai anh em kia được băng bó tạm. Đến quá nửa đêm, một chiếc T54 ở ngoài Tiểu khu quay lại, hình như để tìm kiếm chiếc đã mất liên lạc? Tôi có Binh1 Đông đi theo với 2 khẩu M72 ra phục sẵn, đợi chiếc tăng này đến gần lô cốt khoảng 20m thì nhả đạn. Trúng phát M72 đầu tiên nó bị loạng quạng, rơi xuống mương sâu bên cửa vào Trung Tâm Thẩm Vấn nhưng vẫn cố ỳ ạch muốn bò lên, đến phát M72 kế tiếp nó mới chịu nằm im tại chỗ không còn nhúc nhích cựa quậy nữa. Như thế trong đêm 27 rạng ngày 28/04/1975, chúng tôi với 26 binh sĩ cơ hữu và 10 anh em chiến hữu thuộc hậu cứ Long khánh di tản tạm trú tại đây đã chống lại với 6 tăng T54 và số chiến binh Cọng sản đông gần gấp 2, diệt 2 T54 và sát thương khoảng hơn 50 tên Cọng sản, giữ vững đơn vị. Phần chúng tôi: 1 chết, 1 bị thương nặng và 1 bị thương nhẹ.

Phước Tuy - 1968

Sáng ngày chủ nhật 28/4 nhịp độ pháo địch giảm bớt, Trung tá Chỉ huy trưởng cho người ra trại gia binh gần đó điều động thêm được 10 binh sĩ vào tăng cường, anh em trong trại bây giờ tinh thần lên cao, tràn ra chiếc T54 bị hạ sau, lục soát. Sau khi cạy được nắp pháo tháp, có tiếng rên từ trong phát ra, Thượng sĩ1 Kha hăng hái định nhảy vào ngay, tôi cản lại và bảo hãy thảy vào một quả lựu đạn trước đã. Ông này là người có lòng nhân ái, hỏi tôi: “Trong có người bị thương chưa chết, chúng ta vào cứu họ chớ sao lại làm như vậy?” Tôi bảo: “Tùy Thượng sĩ, muốn thảy lựu đạn vào trước rồi mới vào hay cứ nhảy vào ngay để rồi khi mới ló nhìn vào cửa hầm thì một loạt AK xối xả tuôn ra và cái đầu nát bấy của ông sẽ được đưa về tặng cho bà vợ và các con! Ông hãy chọn đi!” Nghe nói thế, ông rút lựu đạn ra không phải một mà là hai quả liên tiếp thảy vào trong, xong đâu đó ông nhảy vào. Vừa vào đã thấy ông trồi người lên kêu “ghê quá”, hai tay bưng hai cái đùi dính liền nhau nhưng chỉ còn từ thắt lưng quần trở xuống, hai bàn chân còn đi giày, thẩy một cái “đệt” ra ngoài và bảo: “Đùi ếch đây, ai muốn chiên, xào, nấu gì tùy ý, cứ đem về mà làm!” Nhìn cặp đùi tên bộ đội, tôi đứng lặng người không nói lời nào, trong khi tâm hồn bị xúc động nhớ đến hình ảnh trước đây khi tôi còn làm ở Bộ chỉ huy quân sự Bình giã, một người lính dưới quyền trúng một trái B40 của địch, nửa thân mình phía trên bị tan biến như cám và cũng chỉ còn 2 cái đùi như thế. Sau đó, một cái “ba lô” dính bê bết máu được quăng ra. Khui “ba lô” này chúng tôi có được lá thơ của một chiến binh Cọng sản viết về cho người chị và gia đình ngoài Bắc mà chưa kịp gởi, trong thơ anh nói, hôm về phép tháng trước, anh có làm quen với một thiếu nữ trong làng, hai người yêu nhau và có hứa hẹn, anh sắp phải đi chiến dịch, nếu được bằng yên trở về, kỳ nghỉ phép tới anh sẽ làm đám cưới với cô, yêu cầu bà chị và gia đình ở nhà đối xử tốt với cô ấy. Anh còn xin cầu nguyện nhiều cho anh, vì anh được biết các chiến dịch trước đây anh em bộ đội chỉ có đi mà không có về, và chiến dịch lần này còn nguy hiểm hơn các chiến dịch trước. Đọc thơ này nước mắt tôi tự nhiên chảy ra và trao thơ lại cho Trung tá chỉ huy trưởng, ông đọc xong nét mặt cũng trở nên tư lự và thở dài một tiếng. Có lẽ lòng ông đang xúc động. Nhờ lá thơ, chúng tôi biết được tên đơn vị thiết giáp tấn công vào Phước tuy và một số tin tức tình hình địch. Đi tiếp ra mặt trước trại, máu me bê bết đã khô đọng trải đầy đường nhựa và trên cỏ, nhưng xác các tên bộ đội hồi hôm không rõ bằng cách nào, sáng ra chúng đã đem đi đâu mất, chỉ còn lại một cái cánh tay và mấy mảng đầu đầy tóc, chiếc tăng bắn hồi hôm còn đó nhưng không ai buồn lục soát tiếp nữa.

Can cứ Núi Đất - Phước Tuy

Khi trở vào trong trại thì Đại úy Công, Sĩ quan tài chánh Địa phương quân, lái xe Jeep vào. Tôi bận phải tiếp tục đi quan sát, củng cố tuyến phòng thủ sau một đêm bị pháo nặng nề có nhiều chỗ bị hư hao, chú ý các lô cốt chính và các ụ chiến đấu hai bên hông trại, bổ sung quân số lại cho thích hợp và chuyển thêm vũ khí đạn dược đến những chỗ cần nên không kịp chuyện trò thăm hỏi anh. Công việc xong đâu đó, tôi trở ra cổng chính để xem có cách nào tăng cường thêm khả năng cản địch tại đây không? Ngay lúc đó Đại úy Công lái xe đi ra muốn vượt qua cổng trại, tôi chào hỏi và nói: “Anh định đi đâu vậy? Giờ này rất là nguy hiểm, phải cẩn thận lắm đó.” Anh Công nói: “Tôi cần trở lại gia đình một chút.” Thấy tôi đứng ở cổng, tay vẫn cầm khẩu M16 và nói chuyện với Đại úy Công, có lẽ Trung tá nghĩ tôi ngăn cản anh Công không cho xuất trại nên từ hầm chỉ huy cách khoảng 20m gọi lớn ra: “Anh Báu, anh Công có việc cần về một chút, vợ con anh đang ở nhà cả đó, để anh ấy về đi.” Tôi cho mở cổng và khi Đại úy Công vượt ra ngoài tôi thực sự lo ngại cho sự an toàn của ông bạn, nên còn gọi vói theo: “Hãy cẩn thận nhé!” Và từ đó về sau, mãi đến khi họp mặt Hành Chánh Tài Chánh ở Mỹ tôi mới gặp lại người anh em này.

Nói về trận chiến, pháo địch chỉ giảm bớt trong thời gian ngắn, sau đó lại tiếp tục nã đạn vào chúng tôi. Lúc bấy giờ một số binh sĩ có phần nao núng, một Trung sĩ1 dẫn đầu toán 11 người mang vũ khí cá nhân và chiếc máy truyền tin của hậu cứ Long khánh vượt bờ rào phía sau bỏ trại ra ngoài, các binh sĩ ở phòng tuyến gọi mãi không trở lại mà còn quay súng bắn vào anh em nên bị bắn hạ tại bờ rào. Mười người đi theo đã quay về tiếp tục chiến đấu. Sự việc này làm cho Trung tá Chỉ huy trưởng rất đau lòng.
Cuộc chiến cho đến quá trưa thì tình hình trở nên hết sức căng thẳng, thêm mấy binh sĩ nữa tử thương, một số bị thương vì pháo địch, bộ đội Cọng sản bao vây chặt chúng tôi, nhìn khắp chung quanh chỗ nào cũng có chiến binh Cọng sản. Chúng tôi liên lạc trực tiếp với Đại tá Tỉnh trưởng hiện đang ở Vũng tàu xin cho tiếp viện và được trả lời: “phải hoàn toàn tự lập, bộ binh, pháo binh, không quân đều không còn lực lượng nào để yểm trợ, tiếp cứu,” và Đại tá cho phép “Tùy nghi quyết định.” (Đây là lệnh cho phép rút quân). Trung tá Chỉ huy trưởng nói với tôi: “Đêm qua chúng ta đã cùng nhau thề quyết sống chết gì cũng ở lại giữ trại, nhưng bây giờ tất cả các đơn vị thuộc tiểu khu Phước tuy đã không còn nữa, Đại tá tỉnh trưởng bay xuống Vũng tàu rồi, dù chúng ta có ở lại cũng không ích lợi gì, vậy chúng ta hãy chuẩn bị rút về Vũng tàu.”

Lệnh được ban ra, tất cả các binh sĩ chuyển lần về khu vực Bộ chỉ huy, mỗi người mang theo súng M16, hai cấp số đạn, ít nhất hai trái lựu đạn và một súng M72. Phải bình tĩnh, im lặng và trật tự. Khi sắp ra đi tôi nhìn thoáng qua coi quân số đã đủ chưa thì không thấy Trung úy Quí, Sĩ quan thủ quỹ Địa phương quân, sợ anh không biết tin rút lui bị kẹt lại nên cho người tìm kiếm mãi không thấy, thì ra anh đã rời trại từ trước. Sau khi bàn thảo, mặt trước không thể đi ra bằng cổng chính, sẽ bị lộ. Mặt hông phía sân vận động dày đặc Cọng sản từ nhà máy nước trở ra. Mặt sau Việt Cộng đã đặt chốt chặn ở lô cốt sập ngã ba Xóm cát, chỉ còn hướng mặt hông, đi qua Trung Tâm Thẩm Vấn, vượt qua một đám ruộng trống tương đối không lớn lắm và đi vào đường mương hai bên trồng chuối sau trại gia binh là có thể được. Tuy nhiên cũng rất gay go vì phải đi qua khu vực Trung đội Cơ giới Tiểu khu, tin cho biết hiện có một T54 đang án ngự nơi này và khi đến khu vực sau bệnh viện tỉnh là vùng Cọng sản đã xâm nhập. Cuối cùng thì cũng phải đi về hướng này vì đây là sinh lộ duy nhất, có hy vọng sẽ thoát ra ngoài được. Đến việc phá bờ rào dẹp đường ra ngoài, ai cũng ngán vì sợ khi mới ra tới bờ rào thì một loạt AK gần đâu đó đã không cho mình cơ hội ra khỏi trại nữa. Cuối cùng rồi một quãng bờ rào cũng phải sập xuống, bắc được mấy tấm ván để bước đi qua. Anh em nhanh nhẹn rút ra ngoài, Trung tá Chỉ huy trưởng yếu quá không đi được phải nhờ hai người dìu hai bên và khó khăn lắm mới ra ngoài được. Tôi giữ tấm ván cho mọi người đi và ra sau cùng. Ra khỏi trại, tôi đi lên trước dẫn đầu toán quân di tản. Khi vượt qua quãng ruộng trống tiến vào trại gia binh, thật là nguy hiểm! Việt cọng từ chốt lô cốt sập bắn ra xối xả. May không ai chết hay bị thương. Vào đến ẩn đạo, chúng tôi theo hướng bệnh viện tỉnh tiến tới. Đến gần chỗ Trung đội Cơ giới Tiểu khu thì chẳng thấy chiếc cơ giới nào của ta mà như tin đã nhận được, chỉ có một T54 tại đây mà thôi. Tôi tiến lên để bắn chiếc T54 này nhưng Trung tá cản lại bảo: “Thôi mình tránh nó đi, sợ lên bắn nó, chưa đến gần để bắn được, nó đã thấy và hạ mình trước! Mà dù có hạ được nó thì bộ binh Cọng sản đang tràn ngập vùng này sẽ quay vào bao vây và chúng ta sẽ không chống nổi.” Lúc này Việt cọng từ chốt lô cốt sập lại bắn về phía chúng tôi liên tục, tôi bò lần theo bờ chuối tiến gần đến chốt này hơn, khi nó đã lọt vào tầm đạn, hai trái M72 liên tục được nhả ra. Đạn chính xác, hai tiếng nổ vang lên và từ đây tiếng súng ở chốt này im bặt. Chúng tôi vượt qua bệnh viện tỉnh, vùng này nhà cửa bị sập đổ tan tành vì pháo binh Cọng sản. Đến con đường Thành Thái, nhìn về phiá rạp Thành Thái, có hai chiếc M113 của lực lượng Dù đang trấn giữ tại đây. Tiếp tục đi nữa, chúng tôi đến phía sau chợ mới Phước Tuy. Nhiều anh em nghĩ, đến đây chắc đã an toàn có thể thong thả vượt qua con đường nhựa mà vào chợ. Tôi cản lại, vì trong hoàn cảnh này không biết chỗ nào là an toàn, chỗ nào là không, phải cẩn thận đề phòng tối đa. Để Trung tá cùng nửa số anh em nằm lại yểm trợ, tôi dẫn một nửa băng qua đường trước. Khi vừa nằm xuống ở mép đường bên kia, hàng loạt AK chói chang từ trong chợ bắn thẳng vào chúng tôi. Lập tức chúng bị phản công dữ dội, các loại súng thi nhau nhả đạn, những khẩu M72 và M69 tỏ ra rất hữu hiệu. Tiếng súng địch đã im bặt, nhìn ra khoảng trống từ chợ đến con đường dọc bờ sông, khoảng ba, bốn chục bộ đội Cọng sản đang vội vàng tháo chạy. Mặc cho bao nhiêu khẩu M16 bắn xối xả, chúng đã thoát khỏi tầm đạn chúng tôi, về nấp ở bên phía bờ sông. Vừa đẩy lui được Việt cọng thì tai họa khác lại đến với chúng tôi. Hai chiếc M113 trước rạp Thành Thái nghe tiếng súng bắn nhau của chúng tôi và Việt Cọng, chạy đến vòng vòng quanh trong chợ, bắn đại liên tới tấp, chúng tôi lợi dụng gầm các sạp hàng trong chợ để ẩn đạn. Khá lâu, hai chiếc M113 này vẫn đứng đó và bắn tứ tung. Lo sợ bị phát hiện lầm là địch và bị tấn công, Trung tá chỉ huy trưởng ra lệnh dùng M72 bắn hạ hai chiếc M113 này. Nhìn mỗi chiếc xe có hàng chục lính Dù đứng trên đó, nếu bắn thì các binh sĩ này sẽ chết hoặc bị thương hết, tôi đề nghị cứ để vậy, khi họ không thấy gì là sẽ rút lui, bằng không thì cuối cùng hãy bắn. Trung tá chỉ huy trưởng đồng ý và chúng tôi tiếp tục ẩn nấp. Ít lâu sau, hai chiếc M113 chạy trở lại rạp Thành Thái. Chờ thêm mấy phút xem động tĩnh thế nào, thấy yên chúng tôi tiếp tục lên đường, băng qua quãng trống trước chợ, vượt qua con đường nhựa, đi xuống đám ruộng bên lề đường. Một cảnh tượng ghê rợn hiện ra trước mắt. Dọc theo mép đường về hướng Vũng Tàu, hố chiến đấu cá nhân của bộ đội Cọng sản dày đặc, hố nào cũng có một xác chết bê bết máu, có xác không toàn thây, xác nằm gục dưới hầm, xác chỏng cọng trên miệng hố không biết bao nhiêu mà kể. Nhìn lên giữa đường, ôi chao! Bạc đâu mà nhiều thế, toàn là bạc 500 xanh đang nguyên cục, mỗi cục như thế theo cách gói bạc của ngân hàng là 500 ngàn. Có đến khoảng gần 20 cục, thứ rách đổ trải đầy đường không kể. Các anh em binh sĩ ai cũng thèm thuồng muốn chạy lên kiếm một vài cục nhưng không ai dám vì bên kia đường, từ bờ sông, Việt cọng đang rải rác bắn lên, và chính trong anh em mình, nếu có gói bạc trong người, liệu có giữ được tính mạng an toàn hay không? Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự từ hướng Long điền chạy đi Vũng tàu, trên chật ních người, già trẻ lớn bé đủ loại. Vì Trung tá Chỉ huy trưởng quá yếu không thể đi được nên tôi đón chiếc xe lại, những người ngồi trên xe có vẻ hoảng hốt nhưng tôi ôn tồn bảo người lái xe: “Không có chuyện gì đâu, tôi chỉ xin ông cho gởi một người về Vũng Tàu.” Ông ấy hỏi ai? Tôi vẫy tay, hai người dìu Trung tá lại, thì ra ông này là Trưởng ty Điền địa tỉnh Phước Tuy, với Trung tá là chỗ quen thân nên ông lập tức xếp chỗ cho Trung tá lên. Ngồi trên xe rồi, Trung tá chỉ tôi và nói với ông Trưởng Ty: “Đây là Đại úy Báu ở đơn vị tôi, xin ông cho ông ấy đi theo với.” Ông Trưởng Ty liền kêu mọi người cố ngồi chen chúc lại để dành cho tôi một chỗ và Trung tá nắm tay tôi kéo lên xe. Tôi có ý chần chờ không chịu bước lên, Trung tá bảo: “Anh hãy bước lên và chúng ta đi thôi, tình hình cho thấy không còn gì nữa đâu, đất nước này rồi cũng sẽ không còn nữa!” Câu nói của Trung tá làm tôi quá đau lòng và tôi đã khóc lớn. Cho đến bây giờ viết đến đây tôi cũng lại khóc. Những người ngồi trên xe nhìn tôi, có mấy người cũng khóc theo! Tôi cố lấy lại bình tĩnh và trả lời: “ Trung tá đau yếu hãy đi trước, còn tôi, tôi phải ở lại đi với anh em, tôi sẽ dẫn anh em về Vũng tàu gặp Trung tá sau.” Khi toán quân chúng tôi vẫn giữ đội ngũ hành quân một cách trật tự về tới cầu Rạch hào thì bị chặn lại. Toán kiểm soát yêu cầu chúng tôi giao nạp vũ khí. Tôi không bằng lòng và nói với họ: “Đơn vị tôi, Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Phước Tuy có kỷ luật và định về tiếp tay với các đơn vị bạn, yêu cầu cho chúng tôi giữ vũ khí và đi qua cầu.” Họ không chịu và nói: “Lệnh cấp trên, các binh sĩ bất cứ ai, cấp bậc gì muốn xuống Vũng tàu đều phải giao nạp vũ khí tại đây. Xuống Vũng tàu rồi gặp các cấp chỉ huy và muốn tiếp tục chiến đấu sẽ được tái trang bị.” Tôi bắt buộc phải cho anh em binh sĩ giao nạp vũ khí và nói với họ: “Kể từ đây chúng ta không còn vũ khí thì cũng không còn trách nhiệm, mọi người ai nấy tự lo cho mình. Nếu có cơ hội, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Vũng tàu.” Khi giao nạp vũ khí xong thì toán kiểm soát thay đổi thái độ, không cho bất cứ người nào được qua cầu. Trong khi đó pháo địch tiếp tục rót đạn dày đặc vào chúng tôi. Cùng quá tôi chạy xuống “sác” nấp. Một phi cơ trực thăng ở Vũng tàu lên lại theo bắn truy sát chúng tôi, có lẽ tưởng nhầm là bộ đội Cọng sản chăng? Đến khi tôi thoát được ra bờ sông thì mặt mày, mình mẩy lấm đầy bùn vì những lằn đạn từ trực thăng bắn xuống, may mắn không trúng người nhưng phải hứng chịu những đám bùn dày đặc văng lên kín hết thân mình. Sau đó tôi lột bỏ nón sắt, áo giáp và giày ra để bơi qua sông. Vì lúc này đã thấm mệt, yếu đi nhiều, phần thì bơi lội không được giỏi, nước sông lại chảy xiết nên tôi suýt chết đuối. Trong lúc nguy khốn, tôi nhớ đến lời hứa với vợ con: “Bất cứ việc gì xảy ra cũng về đến Vũng tàu gặp gia đình.” Như có gì khích lệ, sức mạnh tự nhiên tăng lên và phải cố gắng lắm mới qua được bờ bên kia. Lên khỏi bờ sông, tôi nghỉ một lát cho đỡ mệt rồi tiếp tục chạy lên đường quan lộ để về Vũng tàu. Pháo binh Cọng sản vẫn bắn truy đuổi sau lưng. Chạy được một quãng chưa xa, một tốp lính “rằn ri” chặn tôi lại lục soát vì thấy tôi trên áo có thêu lon và huy hiệu Hành Chành Tài Chánh, có lẽ họ nghĩ tôi có tiền. Sau khi lục soát không có gì, họ để tôi đi. Được một quãng đường nữa lại gặp đám “rằn ri” thứ hai và lục soát rồi, họ cũng để tôi đi, đến lần thứ ba, sau khi họ cho đi, tôi thấy mặc cái áo này chỉ gây thêm phiền phức và nguy hiểm cho mình nên cởi vứt nó đi. Về đến Cát Lở, tôi hầu như kiệt sức không chạy nổi nữa, may mắn gặp được anh xe ôm, anh đi đón người nhà nhưng không gặp và đồng ý chở tôi về Vũng tàu với giá 5 ngàn đồng. Khi về đến nhà trong sân bay Vũng tàu thì vợ tôi, một bà Soeur em tôi và các con đang đứng nháo nhác trước nhà, nhìn về hướng Phước tuy tràn đầy khói lửa, trông mong tôi. Thấy tôi về được, tất cả chạy lại ôm chầm lấy, mầng rỡ và khóc òa lên om sòm. Tôi cảm động và cũng khóc theo. Nhớ đến trước đây, khi tôi đề nghị gia đình xuống Vũng tàu ở, vợ tôi nhất định không đi và nói: “Tình hình gay go, nếu Việt cọng tấn công, gia đình đi hết, sẽ không có người giúp anh.” Tôi bảo gia đình hãy cứ đi trước, một mình ở lại đây khi xảy chuyện sẽ nhẹ gánh lo và tự bảo vệ cho mình dễ hơn, bà ấy vẫn do dự không chịu đi, đến khi tôi hứa với bà: “Nếu có xảy sự, bất luận thế nào tôi cũng sẽ về được với gia đình.” Khi nghe tôi nói thế bà ấy mới chịu đi. Tôi nói câu này để cho bà ấy yên tâm đem gia đình xuống Vũng tàu mà cũng do lòng tự tin mạnh mẽ của một Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa. Hôm nay tôi đã giữ được lời hứa ấy.

Tôi còn nhớ hôm tôi về là chiều tối Chủ Nhật 28 tháng 4, thấy ở trong phi trường rất nguy hiểm, sợ bị pháo kích, tôi đem gia đình về bãi Sau tạm trú tại một chỗ quen. Ngày hôm sau Việt cọng lại pháo kích vào khu bãi Sau làm gia đình hết sức lo sợ. Ngày 30 tháng 4 tôi đem gia đình về bãi Trước tạm trú ngoài hiên khu vực dòng Thánh Giuse và được chứng kiến một người quen, ông Đại úy Cẩn, phó ty An ninh Quân đội Phước tuy chết thảm. Số là ông Cẩn và ông Trung úy Đang cũng là bạn tôi, hai người kêu tôi hùn nhau cùng thuê bao một chiếc thuyền đưa gia đình ra tàu chiến Mỹ ngoài khơi Vũng tàu. Tôi không đi và nói với hai ông: “Ngày 27 tháng 4 tòa Lãnh sự Mỹ ở Phước tuy cho tôi và gia đình theo trực thăng ra tàu Mỹ, tôi đã không đi vì tôi không có gì bảo đảm khi sang đến Mỹ sẽ được đối xử thế nào và tôi thấy người Mỹ đã mấy lần không tốt với người Việt nam như khi tổ chức giết anh em Tổng Thống Diệm, rồi bây giờ lại bỏ Việt nam chúng ta mặc cho Cọng sản mà không chút tiếc thương! Vậy hai anh đi đi, tôi quyết ở lại, sống được thì sống, bằng có chết thì xác cũng được nằm trên đất nước tổ quốc thân yêu của mình.” Khi thấy Việt cọng pháo vào Vũng tàu, ông Cẩn cho thuyền ra xa ngoài khơi bãi Trước, tưởng là an toàn, nào ai học được chữ ngờ, một trái đạn pháo bay lạc ra trúng ngay giữa thuyền và ông Cẩn đã chết.

Ngày 1 tháng 5 khi Việt cọng đã chiếm được Vũng tàu cũng như toàn miền Nam Việt nam, các Sĩ quan quân đội miền Nam phải ra trình diện, điều ngạc nhiên gây ngỡ ngàng cho tôi là những người ngồi ở ghế quân quản Việt cọng để anh em Sĩ quan quân đội miền Nam trình diện và được cấp giấy xác nhận đa số trước đây là các Hạ Sĩ Quan thuộc Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận và các phòng ban bên Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước tuy. Khá quen thuộc! Khi xếp hàng để trình diện, tôi và người em đi với tôi là một Trung úy đứng nửa hàng đầu nhưng khi đến lượt mình thì họ loại tôi và người em ra khỏi hàng và bảo đứng chờ. Tôi rất sốt ruột khi thấy những người khác được trình diện và đem đi, còn mình cứ phải chờ mãi. Lâu lắm, một anh trong nhóm quân quản quen thuộc đó đi ra bảo nhỏ tôi: “Anh cứ chờ đi, tụi em sẽ lo cho anh.” Nói xong, anh ta trở lại phòng tiếp tục công tác. Khi hàng dài những người trình diện đã hết, họ đã được đem đi đâu tôi không rõ, cuối cùng đến hai anh em chúng tôi, một người trong nhóm làm việc, trước đây là Thượng sĩ1 thuộc phòng 1 Tiểu khu Phước tuy hỏi tôi: “Người đi sau anh là ai?” Tôi bảo: “Đây là người em út của tôi, Trung úy Lê Minh Ngọc, làm việc ở Tiểu khu Bình tuy.” Một lát sau chúng tôi nhận được hai giấy xác nhận đã trình diện và cho về quê quán sinh sống. Thật là một điều mừng bất ngờ. Tối hôm đó chúng tôi theo một chiếc ghe trở về Bình Tuy.

Về đến nhà rồi, tôi và gia đình chuẩn bị tinh thần đón nhận một cuộc sống hoàn toàn thay đổi; đầy cam go dưới chế độ Cọng sản. Ngày 7 tháng 5 tôi đi một vòng Sài gòn, Biên hòa, và Phước tuy, có ý định tìm kiếm anh em đi lập chiến khu chống lại Cọng sản. Công việc không thành nên tôi trở về lại Bình tuy và sẳn sàng đón nhận những gì sẽ đến.

Costa Mesa, California, 27/4/2011
Lê Ngọc Báu
Cựu Đại Úy Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Phước Tuy

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trận đánh sau cùng tại Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Phước Tuy

Hôm ấy, thứ Bảy, 27 tháng 4 năm 1975, khoảng gần 5 giờ chiều, khi tôi sửa soạn về nhà ở Vũng tàu, Trung Tá Chỉ huy trưởng Đỗ Duy Nhượng gặp tôi và ra lệnh: “Hễ toán phát lương nào về, phải cho gom tiền bạc
Tác giả/Nhân vật: |16-11-2011| 600 lần xem | |

Đã mấy hôm nay toàn tỉnh Phước tuy rất xôn xao náo động. Theo đài BBC loan tin, sau khi chiếm được Long Khánh, Việt cọng đang tập trung lực lượng hùng hậu bộ binh, thiết giáp, pháo binh tiến đánh Phước tuy.

Phước Tuy - 1967

Hôm ấy, thứ Bảy, 27 tháng 4 năm 1975, khoảng gần 5 giờ chiều, khi tôi sửa soạn về nhà ở Vũng tàu, Trung Tá Chỉ huy trưởng Đỗ Duy Nhượng gặp tôi và ra lệnh: “Hễ toán phát lương nào về, phải cho gom tiền bạc, sổ sách giao cho hai sĩ quan thủ quỹ Địa phương quân và Nghĩa quân, bỏ tất cả vào két, khóa và niêm phong lại.” Xong Trung Tá về nhà. Khi các toán phát lương về, tôi chuyển lệnh Trung Tá lại cho họ và ra về thì viên Hạ sĩ quan coi việc phân phối Sĩ quan trực chạy đến báo cho tôi biết: “Các Sĩ quan trực chính đều đã vắng mặt, tuy Đại úy chưa đến phiên (vì mới mãn ca ngày hôm trước), nhưng tình hình hiện tại cần phải có sĩ quan trực và Trung Tá Chỉ huy trưởng yêu cầu Đại úy trực cho.” Tôi rất lưỡng lự vì đã phần nào đoán biết sự việc sẽ xảy ra trong ca trực này như thế nào? Hiện tại quận Đức Thạnh và quận Xuyên mộc đã mất. Nhiều Sĩ quan và binh sĩ đã rời Trung tâm từ mấy hôm rồi. Sáng nay có người bạn làm việc tại tòa Lãnh sự Mỹ ở Phước tuy tìm gặp và báo cho tôi hay, 6 giờ chiều nay Việt cọng sẽ tấn công vào tỉnh lỵ Phước Tuy. Ông ấy đã xin cho tôi và gia đình được di tản theo. Hãy đem gia đình đến nhà ông ấy, khoảng 10 giờ sáng sẽ có xe đến đón cùng với gia đình ông vào tòa Lãnh sự để được trực thăng vận ra tàu chiến Mỹ đang đậu ngoài khơi Vũng tàu. Nghĩ lại những sự việc người Mỹ đã làm trước đây, tự ái nổi lên và tôi không đem gia đình đến điểm hẹn. Tôi định từ chối ca trực ra về nhưng một số anh em binh sĩ gia đình ở xa không về được kẹt lại Trung Tâm đang hốt hoảng lên. Sau ít phút suy nghĩ, tôi thấy cần đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu nên đã đồng ý chấp nhận lời yêu cầu của Trung Tá. Tôi biểu viên Hạ sĩ quan hãy viết biên bản bàn giao, tôi đi ăn cơm và sẽ trở về trại ngay. Vẫn mặc bộ quân phục có đeo lon, tôi leo lên chiếc xe gắn máy Honda chạy ra chợ mới Phước Tuy. Trên đường đi thấy ông bạn đang đứng trước cổng tòa Lãnh sự đón tôi lại hỏi: “Gia đình ở đâu? Tại sao sáng nay lại không có mặt ở nhà tôi?” Và ông bảo: “Hãy quăng xe mà đi, trực thăng chuyến chót đang đợi, sẽ cất cánh ngay vì Việt cọng đã đến nơi. Gia đình còn lại thì sẽ tính sau.” Tôi cám ơn ông bạn và từ chối không đi. Ông giận quá mắng tôi mấy câu rồi chạy vào trong bước lên phi cơ và phi cơ cất cánh. Khi tôi đến chợ thì toàn chợ đang ồn ào hoảng loạn cả lên! Ai nấy lo thu xếp tiệm rồi tranh nhau bỏ chạy. Tìm đến một tiệm ăn quen, tiệm này cũng đang gấp rút thu dẹp đồ đạc, nhưng theo lời yêu cầu của tôi, họ vét nồi, vét chảo đưa ra nửa đĩa cơm và bảo họ chỉ còn bấy nhiêu nữa thôi, rồi nói nhỏ với tôi: “Hãy ăn nhanh và đi ngay, Việt Cọng đã về đầy chung quanh đây!” Mặc cho trong lòng rất lo lắng, tôi vẫn giữ bình tĩnh, vừa ăn vừa quan sát tình hình. Quả thật, có nhiều dấu hiệu bất thường. Ăn hết đĩa cơm, tôi trả tiền nhưng chủ tiệm không lấy và giục: “Hãy đi nhanh lên!”

Trở về đơn vị, thấy anh em binh sĩ đang nháo nhác, hoang mang. Tôi trấn an họ và bảo: “Hãy an tâm, tôi ở lại đây với anh em.” Sau khi ký sổ trực, giao cho viên Sĩ quan trực phụ ở lại phòng chỉ huy để liên lạc với Tiểu khu và có gì thì báo ngay cho tôi, rồi bắt đầu kiểm điểm quân số. Có 26 người thuộc đơn vị cơ hữu, 10 người thuộc hậu cứ Long Khánh di tản, tạm trú tại đây, do một Thiếu úy cầm đầu. Tôi liền cấp tốc bố trí các vị trí chiến đấu. Hậu cứ Long Khánh đảm trách hai lô cốt và tường thành phía sau. Các binh sĩ cơ hữu trách nhiệm mặt trước gồm cổng chính ra vào, 2 lô cốt ở 2 góc và 2 tường thành hai bên hông, thiết trí mới một cụm 3 ụ súng cối: 1 ụ 81 ly, 2 ụ 60 ly. 3 ụ cối này chỉ có 4 người phụ trách nên đặt gần nhau và gần Bộ chỉ huy để yểm trợ hổ tương cho nhau. 4 lô cốt chính đều được trang bị đại liên M60. Sử dụng tối đa lựu đạn để chống chiến thuật biển người. Ngoài ra còn nhiều M72 và mấy khẩu M69. Khi tới kho lấy vũ khí để phân phối ra các điểm thì có chút trở ngại. Lúc đó Đại úy trưởng khối Tiếp liệu đang niêm phong các kho tàng lại. Tôi hỏi: “Ông đang làm gì thế?” Ông không trả lời. Hỏi lần thứ hai, ông gắt lên: “Việc tôi, tôi làm, anh đừng hỏi.” Thấy một Hạ sĩ quan Tiếp liệu đi sau ông ấy tôi hỏi người này và được trả lời: “Đại úy cần niêm phong các kho lại để chuẩn bị bàn giao.” Tôi bốc giận nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, ôn tồn bảo: “Xin Đại úy mở kho để lấy vũ khí trang bị cho anh em chiến đấu.” Ông ấy trả lời: “Tôi là Trưởng khối tiếp liệu, chỉ có Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó có thể ra lệnh cho tôi, anh không đủ tư cách.” Tôi nói: “Nếu thế, xin Đại úy đảm nhận Sĩ quan trực hôm nay thay cho tôi và Đại úy có toàn quyền.” Ông ấy không nhận, lấy lý do ông chỉ biết về tiếp liệu, không quen tác chiến. Tôi liền bảo: “Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó vắng mặt, tôi là Sĩ quan trực, trong tình hình này tôi cần Đại úy mở kho ngay cho.” Ông ấy nhất định không chịu nên tôi rút khẩu Colt ra. Thấy tôi mặt hằm hằm, tay cầm khẩu súng, ông ấy la lên: “Anh không được làm ẩu, để tôi mở cửa kho cho.” Rồi ông ấy nhanh nhẹn mở kho và hướng dẫn anh em vào trong lấy những vũ khí theo yêu cầu của tôi. Sự thật khi ấy tôi chỉ có ý định rút khẩu súng ra để bắn phá ổ khóa cho anh em vào lấy vũ khí, nhưng có lẽ Đại úy trưởng khối Tiếp liệu lại hiểu nhầm mới la hoảng như thế. Chuẩn bị các vị trí phòng thủ xong, tôi đi một vòng cùng khắp Trung tâm, kiểm tra lại, hướng dẫn những điều cần rồi về hầm chỉ huy. Chỉ ít phút sau, những trận mưa pháo của địch đổ vào Tỉnh lỵ Phước Tuy và đơn vị chúng tôi là một trong những điểm chịu trận nặng nề nhất. Qua mấy tiếng pháo nổ đầu, đường giây điện thoại Trung tâm đã mất liên lạc với Tiểu khu, còn lại một máy truyền tin của hầm chỉ huy, sử dụng cây anten 292 liên lạc được ra ngoài. Mấy phút sau nữa thì cây anten trúng pháo, bị gãy và chiếc máy truyền tin duy nhất cũng bị trở ngại không còn sử dụng được. Một binh sĩ cho biết, còn một máy AN-PRC-25 ở phòng ngủ Chỉ huy phó, nhưng không một ai chịu bước ra khỏi cửa hầm. Tôi liền chạy đi lấy, đến nơi cửa khóa phải tông phá cánh cửa để mang chiếc máy về hầm chỉ huy. Trong lúc chúng tôi đang cố gắng dựng lại cây anten và tìm cách nối lại liên lạc với tiểu khu thì đạn pháo rớt xuống như mưa. Sau này tôi mới biết, vì mất liên lạc, tiểu khu nghĩ trung tâm và các kho tàng địch đã tràn ngập và pháo binh Sư đoàn Dù đặt ở Chu hải cách 5km được lệnh bắn hủy diệt. Đồng thời, Việt Cọng cũng chưa xâm nhập vào được nên dùng hỏa tiễn 122 ly ở núi Thị vải bên kia sông bắn sang và các loại pháo khác cũng thi nhau nhả đạn vào chúng tôi. Tiếng đạn pháo lúc này còn hơn tiếng liên thanh, nổ dòn dã. Hầu như không một giây nào mà không có tiếng nổ, không một thước đất nào không có một trái pháo rơi xuống. Nhà cửa, xe cộ và mọi thứ bốc cháy ngùn ngụt. May thay, qua nhiều cố gắng trong tuyệt vọng, cuối cùng chúng tôi đã mở lại được liên lạc với Tiểu khu và Trung tá Chỉ huy trưởng, lúc này ông đang ở nhà. Sau đó tiếng pháo thưa dần, Trung tá yêu cầu chuẩn bị mở cổng chính và ông sẽ vào ngay. Ai nấy đều hết sức vui mầng khi thấy chiếc Jeep của Trung tá xuất hiện. Dưới lằn mưa đạn, ông đầu đội nón sắt, thân mang áo giáp đã đến nơi an toàn. Rủi thay, khi ông bước chân vào khỏi cửa hầm Chỉ huy thì té xỉu vì ông bị tiểu đường rất nặng và khi ra đi quá vội vàng đã quên uống thuốc mà cũng không mang thuốc theo. Sau khi y tá săn sóc cho, ông khỏe lại, ngồi dậy được và ủy lạo tất cả mọi người. Ông gọi những người có mặt ở hầm chỉ huy lúc bấy giờ và những binh sĩ ở gần có thể ghé vào được, tuyên bố: “Kể từ giây phút này Đại úy Báu là Chỉ huy phó của tôi, tôi giao quyền chỉ huy chiến đấu cho Đại úy Báu. Mọi người phải nghe theo ông ấy.” Và lệnh được truyền đi khắp đơn vị. Rồi ông quay lại nói với tôi: “Nếu trận chiến này qua đi, tôi bảo đảm anh sẽ được thưởng huy chương cao quí và được thăng cấp Thiếu Tá ngay.” Tôi trả lời: “Cám ơn Trung tá đã có lòng ưu ái với tôi. Phần tôi, tôi chỉ mong chúng ta giữ được đơn vị này và quân dân niềm Nam giữ được phần đất còn lại. Việc tưởng thưởng huy chương hay thăng cấp thì không quan trọng lắm đối với với tôi.”

Phước Tuy - 1967

Ngay lúc đó, ở vòng phòng thủ mặt hông nhìn ra sân vận động báo cáo: “Có sáu cái đèn mắt mèo từ hướng Long lễ trên cánh đồng trống đang tiến thẳng gần đến chúng ta, có thể là sáu chiếc T54 của địch.” Sự kiện quan trọng này lập tức được báo cáo cho Tiểu khu. Trong khi chúng tôi chuẩn bị phương án tác chiến thì Tiểu khu (không rõ nhân vật nào) ra lệnh không được bắn, phải để cho chúng đi qua và bảo đó là các xe M113 của Sư đoàn Dù đang hoạt động ở vùng này. Chúng tôi an tâm không phải lo lắng nhiều nhưng vẫn đề cao cảnh giác, sẳn sàng trong tư thế chiến đấu. Khi sáu chiến tăng đến đơn vị chúng tôi, chúng dừng lại trên con đường nhựa sát liền với tường thành phía trước và cả sáu chiếc đều nằm lọt giữa hai lô cốt chính ở hai góc, trọn vẹn trong tầm đạn hai khẩu đại liên. Tôi bò ra bờ rào phía trước, hôm đó trời tối đen như mực, mặc dầu chỉ cách các tăng này khoảng 4-5 mét nhưng không thấy gì cả, chỉ nghe toàn tiếng bộ đội trẻ miền Bắc ngồi đầy trên mấy chiếc tăng, nói chuyện ồn ào như chốn không người. Chúng có ngờ đâu tử thần đang sắp ập xuống trên đầu của chúng. Tôi bò về hầm Chỉ huy, chỉ cách các tăng này khoảng 30m, báo cáo cho Trung tá Chỉ huy trưởng biết tình hình nghiêm trọng như vậy. Sau khi so sánh lực lượng hai bên: quân số, vũ khí và tinh thần chiến đấu của binh sĩ, thấy không thể nào đối đầu với địch được, Trung tá có ý phân vân nên hỏi tôi: “Bây giờ anh tính thế nào? Có cách gì hay không?” Tôi đề nghị: “Tiên hạ thủ vi cường. Chúng ta đối với địch, lực lượng thì quá chênh lệch nhưng địch coi bộ không phải là thiện chiến, chúng hoàn toàn không rõ địa hình, địa vật, trời lại tối đen không thấy gì. Chúng ta dùng cú đánh phủ đầu thì phần thắng nghiêng về chúng ta.” Nghe nói thế Trung tá bảo: “Vậy tôi giao công việc tác chiến cho anh quyết định.” Trước hết lệnh sẵn sàng chiến đấu được ban ra cho toàn đơn vị: “Các khẩu cối và tất cả mọi người không được dùng trái sáng để tránh các vị trí chiến đấu bị lộ, địch sẽ quan sát địa thế rõ ràng. Trời tối chúng ta có lợi thế hơn.” Hai lô cốt trước được lệnh khi nghe tiếng nổ sẽ bắn chéo nhau càn quét tiêu diệt đám bộ binh Cọng sản đang ngồi đặc kín trên sáu chiếc T54, đúng ngang tầm cao của đại liên. Thêm mấy binh sĩ nữa được điều động tăng cường mặt trước và lựu đạn sẵn sàng để sử dụng tối đa. Tôi thấy Trung tá lo lắng nhiều nên ngỏ lời khích lệ ông: “Là những Sĩ quan được huấn luyện tốt và có lời thề với Tổ quốc, chúng ta quyết sống mái với địch. Dù có chết thì cũng chết một cách cho oanh liệt, bắt địch phải trả giá xứng đáng.” Trung tá giơ tay ngoéo tay tôi và hai người thề quyết giữ vững đơn vị cho đến cùng. Khi tôi trở lại bờ rào phía trước với những khẩu M72, có hai Trung sĩ1 đi theo. Phát M72 đầu tiên được nhắm vào hông trái chiếc T54 thứ 5. Nó đã bị hạ. Các trái M72 kế tiếp được bắn tới tấp vào mấy chiếc tăng đi đầu, trong khi hai khẩu đại liên thi nhau ào ào nhả đạn. Đám bộ đội Cọng sản trên 6 chiếc T54 này người tử thương, người bị thương, những tên sống sót nhảy xuống bờ đường phía ngoài, vì bờ đường nơi đây quá dốc, chúng đều lăn tuột tới bờ rào kho xăng phía dưới và bị chặn lại. Một trận mưa lựu đạn được tung ra, đám bộ đội này hoàn toàn im tiếng. Ít nhất cũng đến hơn 50 tên Việt cọng bỏ xác nơi đây. Bốn chiếc tăng đi đầu không biết đường nào mà phản ứng bỏ chạy thẳng về trước, hướng tới Tiểu khu, chiếc thứ 6 lui lại góc sân banh nấp sau đám lùm cây lum dum để dấu mình tránh đạn. Ba anh em chúng tôi quyết hạ nốt chiếc tăng này nên đi ra phía bờ tường sau lưng hang đá và tượng Đức Mẹ. Vì bị che khuất bụi cây và trời tối quá không nhìn thấy rõ nên phát M72 bắn ra bị hụt, chiếc T54 lùi lại phía xa sau khi tặng chúng tôi một quả đại pháo nhức đầu, long óc. Phát đạn này làm Trung sĩ1 Ninh đứng liền bên phải tôi tử thương. Trung sĩ1 Tư phía trái tôi thì bị mất một phần quai hàm dưới phía phải, tôi đứng giữa chỉ bị tức ngực khó thở, lông mày và tóc phía trên trán quăn lại, da mặt nám đỏ, thái dương trái bị một vết thương nhẹ. Tôi trở về phòng chỉ huy, được giúp làm hô hấp nhân tạo cho dễ thở, còn hai anh em kia được băng bó tạm. Đến quá nửa đêm, một chiếc T54 ở ngoài Tiểu khu quay lại, hình như để tìm kiếm chiếc đã mất liên lạc? Tôi có Binh1 Đông đi theo với 2 khẩu M72 ra phục sẵn, đợi chiếc tăng này đến gần lô cốt khoảng 20m thì nhả đạn. Trúng phát M72 đầu tiên nó bị loạng quạng, rơi xuống mương sâu bên cửa vào Trung Tâm Thẩm Vấn nhưng vẫn cố ỳ ạch muốn bò lên, đến phát M72 kế tiếp nó mới chịu nằm im tại chỗ không còn nhúc nhích cựa quậy nữa. Như thế trong đêm 27 rạng ngày 28/04/1975, chúng tôi với 26 binh sĩ cơ hữu và 10 anh em chiến hữu thuộc hậu cứ Long khánh di tản tạm trú tại đây đã chống lại với 6 tăng T54 và số chiến binh Cọng sản đông gần gấp 2, diệt 2 T54 và sát thương khoảng hơn 50 tên Cọng sản, giữ vững đơn vị. Phần chúng tôi: 1 chết, 1 bị thương nặng và 1 bị thương nhẹ.

Phước Tuy - 1968

Sáng ngày chủ nhật 28/4 nhịp độ pháo địch giảm bớt, Trung tá Chỉ huy trưởng cho người ra trại gia binh gần đó điều động thêm được 10 binh sĩ vào tăng cường, anh em trong trại bây giờ tinh thần lên cao, tràn ra chiếc T54 bị hạ sau, lục soát. Sau khi cạy được nắp pháo tháp, có tiếng rên từ trong phát ra, Thượng sĩ1 Kha hăng hái định nhảy vào ngay, tôi cản lại và bảo hãy thảy vào một quả lựu đạn trước đã. Ông này là người có lòng nhân ái, hỏi tôi: “Trong có người bị thương chưa chết, chúng ta vào cứu họ chớ sao lại làm như vậy?” Tôi bảo: “Tùy Thượng sĩ, muốn thảy lựu đạn vào trước rồi mới vào hay cứ nhảy vào ngay để rồi khi mới ló nhìn vào cửa hầm thì một loạt AK xối xả tuôn ra và cái đầu nát bấy của ông sẽ được đưa về tặng cho bà vợ và các con! Ông hãy chọn đi!” Nghe nói thế, ông rút lựu đạn ra không phải một mà là hai quả liên tiếp thảy vào trong, xong đâu đó ông nhảy vào. Vừa vào đã thấy ông trồi người lên kêu “ghê quá”, hai tay bưng hai cái đùi dính liền nhau nhưng chỉ còn từ thắt lưng quần trở xuống, hai bàn chân còn đi giày, thẩy một cái “đệt” ra ngoài và bảo: “Đùi ếch đây, ai muốn chiên, xào, nấu gì tùy ý, cứ đem về mà làm!” Nhìn cặp đùi tên bộ đội, tôi đứng lặng người không nói lời nào, trong khi tâm hồn bị xúc động nhớ đến hình ảnh trước đây khi tôi còn làm ở Bộ chỉ huy quân sự Bình giã, một người lính dưới quyền trúng một trái B40 của địch, nửa thân mình phía trên bị tan biến như cám và cũng chỉ còn 2 cái đùi như thế. Sau đó, một cái “ba lô” dính bê bết máu được quăng ra. Khui “ba lô” này chúng tôi có được lá thơ của một chiến binh Cọng sản viết về cho người chị và gia đình ngoài Bắc mà chưa kịp gởi, trong thơ anh nói, hôm về phép tháng trước, anh có làm quen với một thiếu nữ trong làng, hai người yêu nhau và có hứa hẹn, anh sắp phải đi chiến dịch, nếu được bằng yên trở về, kỳ nghỉ phép tới anh sẽ làm đám cưới với cô, yêu cầu bà chị và gia đình ở nhà đối xử tốt với cô ấy. Anh còn xin cầu nguyện nhiều cho anh, vì anh được biết các chiến dịch trước đây anh em bộ đội chỉ có đi mà không có về, và chiến dịch lần này còn nguy hiểm hơn các chiến dịch trước. Đọc thơ này nước mắt tôi tự nhiên chảy ra và trao thơ lại cho Trung tá chỉ huy trưởng, ông đọc xong nét mặt cũng trở nên tư lự và thở dài một tiếng. Có lẽ lòng ông đang xúc động. Nhờ lá thơ, chúng tôi biết được tên đơn vị thiết giáp tấn công vào Phước tuy và một số tin tức tình hình địch. Đi tiếp ra mặt trước trại, máu me bê bết đã khô đọng trải đầy đường nhựa và trên cỏ, nhưng xác các tên bộ đội hồi hôm không rõ bằng cách nào, sáng ra chúng đã đem đi đâu mất, chỉ còn lại một cái cánh tay và mấy mảng đầu đầy tóc, chiếc tăng bắn hồi hôm còn đó nhưng không ai buồn lục soát tiếp nữa.

Can cứ Núi Đất - Phước Tuy

Khi trở vào trong trại thì Đại úy Công, Sĩ quan tài chánh Địa phương quân, lái xe Jeep vào. Tôi bận phải tiếp tục đi quan sát, củng cố tuyến phòng thủ sau một đêm bị pháo nặng nề có nhiều chỗ bị hư hao, chú ý các lô cốt chính và các ụ chiến đấu hai bên hông trại, bổ sung quân số lại cho thích hợp và chuyển thêm vũ khí đạn dược đến những chỗ cần nên không kịp chuyện trò thăm hỏi anh. Công việc xong đâu đó, tôi trở ra cổng chính để xem có cách nào tăng cường thêm khả năng cản địch tại đây không? Ngay lúc đó Đại úy Công lái xe đi ra muốn vượt qua cổng trại, tôi chào hỏi và nói: “Anh định đi đâu vậy? Giờ này rất là nguy hiểm, phải cẩn thận lắm đó.” Anh Công nói: “Tôi cần trở lại gia đình một chút.” Thấy tôi đứng ở cổng, tay vẫn cầm khẩu M16 và nói chuyện với Đại úy Công, có lẽ Trung tá nghĩ tôi ngăn cản anh Công không cho xuất trại nên từ hầm chỉ huy cách khoảng 20m gọi lớn ra: “Anh Báu, anh Công có việc cần về một chút, vợ con anh đang ở nhà cả đó, để anh ấy về đi.” Tôi cho mở cổng và khi Đại úy Công vượt ra ngoài tôi thực sự lo ngại cho sự an toàn của ông bạn, nên còn gọi vói theo: “Hãy cẩn thận nhé!” Và từ đó về sau, mãi đến khi họp mặt Hành Chánh Tài Chánh ở Mỹ tôi mới gặp lại người anh em này.

Nói về trận chiến, pháo địch chỉ giảm bớt trong thời gian ngắn, sau đó lại tiếp tục nã đạn vào chúng tôi. Lúc bấy giờ một số binh sĩ có phần nao núng, một Trung sĩ1 dẫn đầu toán 11 người mang vũ khí cá nhân và chiếc máy truyền tin của hậu cứ Long khánh vượt bờ rào phía sau bỏ trại ra ngoài, các binh sĩ ở phòng tuyến gọi mãi không trở lại mà còn quay súng bắn vào anh em nên bị bắn hạ tại bờ rào. Mười người đi theo đã quay về tiếp tục chiến đấu. Sự việc này làm cho Trung tá Chỉ huy trưởng rất đau lòng.
Cuộc chiến cho đến quá trưa thì tình hình trở nên hết sức căng thẳng, thêm mấy binh sĩ nữa tử thương, một số bị thương vì pháo địch, bộ đội Cọng sản bao vây chặt chúng tôi, nhìn khắp chung quanh chỗ nào cũng có chiến binh Cọng sản. Chúng tôi liên lạc trực tiếp với Đại tá Tỉnh trưởng hiện đang ở Vũng tàu xin cho tiếp viện và được trả lời: “phải hoàn toàn tự lập, bộ binh, pháo binh, không quân đều không còn lực lượng nào để yểm trợ, tiếp cứu,” và Đại tá cho phép “Tùy nghi quyết định.” (Đây là lệnh cho phép rút quân). Trung tá Chỉ huy trưởng nói với tôi: “Đêm qua chúng ta đã cùng nhau thề quyết sống chết gì cũng ở lại giữ trại, nhưng bây giờ tất cả các đơn vị thuộc tiểu khu Phước tuy đã không còn nữa, Đại tá tỉnh trưởng bay xuống Vũng tàu rồi, dù chúng ta có ở lại cũng không ích lợi gì, vậy chúng ta hãy chuẩn bị rút về Vũng tàu.”

Lệnh được ban ra, tất cả các binh sĩ chuyển lần về khu vực Bộ chỉ huy, mỗi người mang theo súng M16, hai cấp số đạn, ít nhất hai trái lựu đạn và một súng M72. Phải bình tĩnh, im lặng và trật tự. Khi sắp ra đi tôi nhìn thoáng qua coi quân số đã đủ chưa thì không thấy Trung úy Quí, Sĩ quan thủ quỹ Địa phương quân, sợ anh không biết tin rút lui bị kẹt lại nên cho người tìm kiếm mãi không thấy, thì ra anh đã rời trại từ trước. Sau khi bàn thảo, mặt trước không thể đi ra bằng cổng chính, sẽ bị lộ. Mặt hông phía sân vận động dày đặc Cọng sản từ nhà máy nước trở ra. Mặt sau Việt Cộng đã đặt chốt chặn ở lô cốt sập ngã ba Xóm cát, chỉ còn hướng mặt hông, đi qua Trung Tâm Thẩm Vấn, vượt qua một đám ruộng trống tương đối không lớn lắm và đi vào đường mương hai bên trồng chuối sau trại gia binh là có thể được. Tuy nhiên cũng rất gay go vì phải đi qua khu vực Trung đội Cơ giới Tiểu khu, tin cho biết hiện có một T54 đang án ngự nơi này và khi đến khu vực sau bệnh viện tỉnh là vùng Cọng sản đã xâm nhập. Cuối cùng thì cũng phải đi về hướng này vì đây là sinh lộ duy nhất, có hy vọng sẽ thoát ra ngoài được. Đến việc phá bờ rào dẹp đường ra ngoài, ai cũng ngán vì sợ khi mới ra tới bờ rào thì một loạt AK gần đâu đó đã không cho mình cơ hội ra khỏi trại nữa. Cuối cùng rồi một quãng bờ rào cũng phải sập xuống, bắc được mấy tấm ván để bước đi qua. Anh em nhanh nhẹn rút ra ngoài, Trung tá Chỉ huy trưởng yếu quá không đi được phải nhờ hai người dìu hai bên và khó khăn lắm mới ra ngoài được. Tôi giữ tấm ván cho mọi người đi và ra sau cùng. Ra khỏi trại, tôi đi lên trước dẫn đầu toán quân di tản. Khi vượt qua quãng ruộng trống tiến vào trại gia binh, thật là nguy hiểm! Việt cọng từ chốt lô cốt sập bắn ra xối xả. May không ai chết hay bị thương. Vào đến ẩn đạo, chúng tôi theo hướng bệnh viện tỉnh tiến tới. Đến gần chỗ Trung đội Cơ giới Tiểu khu thì chẳng thấy chiếc cơ giới nào của ta mà như tin đã nhận được, chỉ có một T54 tại đây mà thôi. Tôi tiến lên để bắn chiếc T54 này nhưng Trung tá cản lại bảo: “Thôi mình tránh nó đi, sợ lên bắn nó, chưa đến gần để bắn được, nó đã thấy và hạ mình trước! Mà dù có hạ được nó thì bộ binh Cọng sản đang tràn ngập vùng này sẽ quay vào bao vây và chúng ta sẽ không chống nổi.” Lúc này Việt cọng từ chốt lô cốt sập lại bắn về phía chúng tôi liên tục, tôi bò lần theo bờ chuối tiến gần đến chốt này hơn, khi nó đã lọt vào tầm đạn, hai trái M72 liên tục được nhả ra. Đạn chính xác, hai tiếng nổ vang lên và từ đây tiếng súng ở chốt này im bặt. Chúng tôi vượt qua bệnh viện tỉnh, vùng này nhà cửa bị sập đổ tan tành vì pháo binh Cọng sản. Đến con đường Thành Thái, nhìn về phiá rạp Thành Thái, có hai chiếc M113 của lực lượng Dù đang trấn giữ tại đây. Tiếp tục đi nữa, chúng tôi đến phía sau chợ mới Phước Tuy. Nhiều anh em nghĩ, đến đây chắc đã an toàn có thể thong thả vượt qua con đường nhựa mà vào chợ. Tôi cản lại, vì trong hoàn cảnh này không biết chỗ nào là an toàn, chỗ nào là không, phải cẩn thận đề phòng tối đa. Để Trung tá cùng nửa số anh em nằm lại yểm trợ, tôi dẫn một nửa băng qua đường trước. Khi vừa nằm xuống ở mép đường bên kia, hàng loạt AK chói chang từ trong chợ bắn thẳng vào chúng tôi. Lập tức chúng bị phản công dữ dội, các loại súng thi nhau nhả đạn, những khẩu M72 và M69 tỏ ra rất hữu hiệu. Tiếng súng địch đã im bặt, nhìn ra khoảng trống từ chợ đến con đường dọc bờ sông, khoảng ba, bốn chục bộ đội Cọng sản đang vội vàng tháo chạy. Mặc cho bao nhiêu khẩu M16 bắn xối xả, chúng đã thoát khỏi tầm đạn chúng tôi, về nấp ở bên phía bờ sông. Vừa đẩy lui được Việt cọng thì tai họa khác lại đến với chúng tôi. Hai chiếc M113 trước rạp Thành Thái nghe tiếng súng bắn nhau của chúng tôi và Việt Cọng, chạy đến vòng vòng quanh trong chợ, bắn đại liên tới tấp, chúng tôi lợi dụng gầm các sạp hàng trong chợ để ẩn đạn. Khá lâu, hai chiếc M113 này vẫn đứng đó và bắn tứ tung. Lo sợ bị phát hiện lầm là địch và bị tấn công, Trung tá chỉ huy trưởng ra lệnh dùng M72 bắn hạ hai chiếc M113 này. Nhìn mỗi chiếc xe có hàng chục lính Dù đứng trên đó, nếu bắn thì các binh sĩ này sẽ chết hoặc bị thương hết, tôi đề nghị cứ để vậy, khi họ không thấy gì là sẽ rút lui, bằng không thì cuối cùng hãy bắn. Trung tá chỉ huy trưởng đồng ý và chúng tôi tiếp tục ẩn nấp. Ít lâu sau, hai chiếc M113 chạy trở lại rạp Thành Thái. Chờ thêm mấy phút xem động tĩnh thế nào, thấy yên chúng tôi tiếp tục lên đường, băng qua quãng trống trước chợ, vượt qua con đường nhựa, đi xuống đám ruộng bên lề đường. Một cảnh tượng ghê rợn hiện ra trước mắt. Dọc theo mép đường về hướng Vũng Tàu, hố chiến đấu cá nhân của bộ đội Cọng sản dày đặc, hố nào cũng có một xác chết bê bết máu, có xác không toàn thây, xác nằm gục dưới hầm, xác chỏng cọng trên miệng hố không biết bao nhiêu mà kể. Nhìn lên giữa đường, ôi chao! Bạc đâu mà nhiều thế, toàn là bạc 500 xanh đang nguyên cục, mỗi cục như thế theo cách gói bạc của ngân hàng là 500 ngàn. Có đến khoảng gần 20 cục, thứ rách đổ trải đầy đường không kể. Các anh em binh sĩ ai cũng thèm thuồng muốn chạy lên kiếm một vài cục nhưng không ai dám vì bên kia đường, từ bờ sông, Việt cọng đang rải rác bắn lên, và chính trong anh em mình, nếu có gói bạc trong người, liệu có giữ được tính mạng an toàn hay không? Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự từ hướng Long điền chạy đi Vũng tàu, trên chật ních người, già trẻ lớn bé đủ loại. Vì Trung tá Chỉ huy trưởng quá yếu không thể đi được nên tôi đón chiếc xe lại, những người ngồi trên xe có vẻ hoảng hốt nhưng tôi ôn tồn bảo người lái xe: “Không có chuyện gì đâu, tôi chỉ xin ông cho gởi một người về Vũng Tàu.” Ông ấy hỏi ai? Tôi vẫy tay, hai người dìu Trung tá lại, thì ra ông này là Trưởng ty Điền địa tỉnh Phước Tuy, với Trung tá là chỗ quen thân nên ông lập tức xếp chỗ cho Trung tá lên. Ngồi trên xe rồi, Trung tá chỉ tôi và nói với ông Trưởng Ty: “Đây là Đại úy Báu ở đơn vị tôi, xin ông cho ông ấy đi theo với.” Ông Trưởng Ty liền kêu mọi người cố ngồi chen chúc lại để dành cho tôi một chỗ và Trung tá nắm tay tôi kéo lên xe. Tôi có ý chần chờ không chịu bước lên, Trung tá bảo: “Anh hãy bước lên và chúng ta đi thôi, tình hình cho thấy không còn gì nữa đâu, đất nước này rồi cũng sẽ không còn nữa!” Câu nói của Trung tá làm tôi quá đau lòng và tôi đã khóc lớn. Cho đến bây giờ viết đến đây tôi cũng lại khóc. Những người ngồi trên xe nhìn tôi, có mấy người cũng khóc theo! Tôi cố lấy lại bình tĩnh và trả lời: “ Trung tá đau yếu hãy đi trước, còn tôi, tôi phải ở lại đi với anh em, tôi sẽ dẫn anh em về Vũng tàu gặp Trung tá sau.” Khi toán quân chúng tôi vẫn giữ đội ngũ hành quân một cách trật tự về tới cầu Rạch hào thì bị chặn lại. Toán kiểm soát yêu cầu chúng tôi giao nạp vũ khí. Tôi không bằng lòng và nói với họ: “Đơn vị tôi, Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Phước Tuy có kỷ luật và định về tiếp tay với các đơn vị bạn, yêu cầu cho chúng tôi giữ vũ khí và đi qua cầu.” Họ không chịu và nói: “Lệnh cấp trên, các binh sĩ bất cứ ai, cấp bậc gì muốn xuống Vũng tàu đều phải giao nạp vũ khí tại đây. Xuống Vũng tàu rồi gặp các cấp chỉ huy và muốn tiếp tục chiến đấu sẽ được tái trang bị.” Tôi bắt buộc phải cho anh em binh sĩ giao nạp vũ khí và nói với họ: “Kể từ đây chúng ta không còn vũ khí thì cũng không còn trách nhiệm, mọi người ai nấy tự lo cho mình. Nếu có cơ hội, chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Vũng tàu.” Khi giao nạp vũ khí xong thì toán kiểm soát thay đổi thái độ, không cho bất cứ người nào được qua cầu. Trong khi đó pháo địch tiếp tục rót đạn dày đặc vào chúng tôi. Cùng quá tôi chạy xuống “sác” nấp. Một phi cơ trực thăng ở Vũng tàu lên lại theo bắn truy sát chúng tôi, có lẽ tưởng nhầm là bộ đội Cọng sản chăng? Đến khi tôi thoát được ra bờ sông thì mặt mày, mình mẩy lấm đầy bùn vì những lằn đạn từ trực thăng bắn xuống, may mắn không trúng người nhưng phải hứng chịu những đám bùn dày đặc văng lên kín hết thân mình. Sau đó tôi lột bỏ nón sắt, áo giáp và giày ra để bơi qua sông. Vì lúc này đã thấm mệt, yếu đi nhiều, phần thì bơi lội không được giỏi, nước sông lại chảy xiết nên tôi suýt chết đuối. Trong lúc nguy khốn, tôi nhớ đến lời hứa với vợ con: “Bất cứ việc gì xảy ra cũng về đến Vũng tàu gặp gia đình.” Như có gì khích lệ, sức mạnh tự nhiên tăng lên và phải cố gắng lắm mới qua được bờ bên kia. Lên khỏi bờ sông, tôi nghỉ một lát cho đỡ mệt rồi tiếp tục chạy lên đường quan lộ để về Vũng tàu. Pháo binh Cọng sản vẫn bắn truy đuổi sau lưng. Chạy được một quãng chưa xa, một tốp lính “rằn ri” chặn tôi lại lục soát vì thấy tôi trên áo có thêu lon và huy hiệu Hành Chành Tài Chánh, có lẽ họ nghĩ tôi có tiền. Sau khi lục soát không có gì, họ để tôi đi. Được một quãng đường nữa lại gặp đám “rằn ri” thứ hai và lục soát rồi, họ cũng để tôi đi, đến lần thứ ba, sau khi họ cho đi, tôi thấy mặc cái áo này chỉ gây thêm phiền phức và nguy hiểm cho mình nên cởi vứt nó đi. Về đến Cát Lở, tôi hầu như kiệt sức không chạy nổi nữa, may mắn gặp được anh xe ôm, anh đi đón người nhà nhưng không gặp và đồng ý chở tôi về Vũng tàu với giá 5 ngàn đồng. Khi về đến nhà trong sân bay Vũng tàu thì vợ tôi, một bà Soeur em tôi và các con đang đứng nháo nhác trước nhà, nhìn về hướng Phước tuy tràn đầy khói lửa, trông mong tôi. Thấy tôi về được, tất cả chạy lại ôm chầm lấy, mầng rỡ và khóc òa lên om sòm. Tôi cảm động và cũng khóc theo. Nhớ đến trước đây, khi tôi đề nghị gia đình xuống Vũng tàu ở, vợ tôi nhất định không đi và nói: “Tình hình gay go, nếu Việt cọng tấn công, gia đình đi hết, sẽ không có người giúp anh.” Tôi bảo gia đình hãy cứ đi trước, một mình ở lại đây khi xảy chuyện sẽ nhẹ gánh lo và tự bảo vệ cho mình dễ hơn, bà ấy vẫn do dự không chịu đi, đến khi tôi hứa với bà: “Nếu có xảy sự, bất luận thế nào tôi cũng sẽ về được với gia đình.” Khi nghe tôi nói thế bà ấy mới chịu đi. Tôi nói câu này để cho bà ấy yên tâm đem gia đình xuống Vũng tàu mà cũng do lòng tự tin mạnh mẽ của một Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa. Hôm nay tôi đã giữ được lời hứa ấy.

Tôi còn nhớ hôm tôi về là chiều tối Chủ Nhật 28 tháng 4, thấy ở trong phi trường rất nguy hiểm, sợ bị pháo kích, tôi đem gia đình về bãi Sau tạm trú tại một chỗ quen. Ngày hôm sau Việt cọng lại pháo kích vào khu bãi Sau làm gia đình hết sức lo sợ. Ngày 30 tháng 4 tôi đem gia đình về bãi Trước tạm trú ngoài hiên khu vực dòng Thánh Giuse và được chứng kiến một người quen, ông Đại úy Cẩn, phó ty An ninh Quân đội Phước tuy chết thảm. Số là ông Cẩn và ông Trung úy Đang cũng là bạn tôi, hai người kêu tôi hùn nhau cùng thuê bao một chiếc thuyền đưa gia đình ra tàu chiến Mỹ ngoài khơi Vũng tàu. Tôi không đi và nói với hai ông: “Ngày 27 tháng 4 tòa Lãnh sự Mỹ ở Phước tuy cho tôi và gia đình theo trực thăng ra tàu Mỹ, tôi đã không đi vì tôi không có gì bảo đảm khi sang đến Mỹ sẽ được đối xử thế nào và tôi thấy người Mỹ đã mấy lần không tốt với người Việt nam như khi tổ chức giết anh em Tổng Thống Diệm, rồi bây giờ lại bỏ Việt nam chúng ta mặc cho Cọng sản mà không chút tiếc thương! Vậy hai anh đi đi, tôi quyết ở lại, sống được thì sống, bằng có chết thì xác cũng được nằm trên đất nước tổ quốc thân yêu của mình.” Khi thấy Việt cọng pháo vào Vũng tàu, ông Cẩn cho thuyền ra xa ngoài khơi bãi Trước, tưởng là an toàn, nào ai học được chữ ngờ, một trái đạn pháo bay lạc ra trúng ngay giữa thuyền và ông Cẩn đã chết.

Ngày 1 tháng 5 khi Việt cọng đã chiếm được Vũng tàu cũng như toàn miền Nam Việt nam, các Sĩ quan quân đội miền Nam phải ra trình diện, điều ngạc nhiên gây ngỡ ngàng cho tôi là những người ngồi ở ghế quân quản Việt cọng để anh em Sĩ quan quân đội miền Nam trình diện và được cấp giấy xác nhận đa số trước đây là các Hạ Sĩ Quan thuộc Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận và các phòng ban bên Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước tuy. Khá quen thuộc! Khi xếp hàng để trình diện, tôi và người em đi với tôi là một Trung úy đứng nửa hàng đầu nhưng khi đến lượt mình thì họ loại tôi và người em ra khỏi hàng và bảo đứng chờ. Tôi rất sốt ruột khi thấy những người khác được trình diện và đem đi, còn mình cứ phải chờ mãi. Lâu lắm, một anh trong nhóm quân quản quen thuộc đó đi ra bảo nhỏ tôi: “Anh cứ chờ đi, tụi em sẽ lo cho anh.” Nói xong, anh ta trở lại phòng tiếp tục công tác. Khi hàng dài những người trình diện đã hết, họ đã được đem đi đâu tôi không rõ, cuối cùng đến hai anh em chúng tôi, một người trong nhóm làm việc, trước đây là Thượng sĩ1 thuộc phòng 1 Tiểu khu Phước tuy hỏi tôi: “Người đi sau anh là ai?” Tôi bảo: “Đây là người em út của tôi, Trung úy Lê Minh Ngọc, làm việc ở Tiểu khu Bình tuy.” Một lát sau chúng tôi nhận được hai giấy xác nhận đã trình diện và cho về quê quán sinh sống. Thật là một điều mừng bất ngờ. Tối hôm đó chúng tôi theo một chiếc ghe trở về Bình Tuy.

Về đến nhà rồi, tôi và gia đình chuẩn bị tinh thần đón nhận một cuộc sống hoàn toàn thay đổi; đầy cam go dưới chế độ Cọng sản. Ngày 7 tháng 5 tôi đi một vòng Sài gòn, Biên hòa, và Phước tuy, có ý định tìm kiếm anh em đi lập chiến khu chống lại Cọng sản. Công việc không thành nên tôi trở về lại Bình tuy và sẳn sàng đón nhận những gì sẽ đến.

Costa Mesa, California, 27/4/2011
Lê Ngọc Báu
Cựu Đại Úy Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Phước Tuy

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm