Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

"Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


TrangTrinh*
 

  

Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, cách đây khoảng 500 năm, trên thế giới xuất hiện hai nhà tiên tri lừng danh là Trạng Trình bên Việt Nam và  Nostradamus bên Pháp. Thời đại này Tây phương nổi lên phong trào Tin Lành, bên Tầu nẩy ra tân Nho thuyết của Vương Dương Minh, bên ta phát sinh Thánh mẫu Liễu Hạnh, bắt đầu thực sự Nam Tiến mở đầu khúc rẽ lịch sử văn hóa trọng đại nhất kể từ ngày lập quốc. 

  

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật lịch sử độc nhất trong sử Việt làm cố vấn một lúc cho ba bốn phe đối nghịch nhau: Mạc, Lê, Nguyễn, Trịnh. Ông vượt lên như một Tiên ông trên non cao mây trắng nhìn xuống bàn cờ người, thương tình chỉ cho nhân thế đua chen vài nước cờ tiến thoái sinh tồn tạm thời, mặc dù trong đôi mắt tiên tri ông đã nhìn thấy rất xa lẽ được thua “ngũ bách niên tiền, ngũ bách niên hậu.” 

  

Ông sinh năm 1491, cách đây 507 năm. Ông sinh sau Nguyễn Trãi 111 năm, trước Nguyễn Du 274 năm, kém Mạc Đăng Dung 8 tuổi và cùng quê với ông vua xuất thân đánh cá này. Tại Cổ Am, Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) từ lúc sinh ra tới năm 13 tuổi (1481-1504), Nguyễn Bỉnh Khiêm được sống yên ổn dưới triều thịnh trị Hồng Đức và Lê Hiến Tông. Từ lúc lớn lên trong 23 năm liên tiếp (1504-1527), nhà Lê mạt vận thay đổi tới 6 ông vua, toàn là “vua Quỷ” giết bà nội (chính cung vua Lê Thánh Tông); giết cận thần, như Lê Uy Mục; vua Heo như Lê Tương Dực, hoang dâm bạo ngược, đến nỗi sứ thần nhà Minh phải gọi là Quỷ Vương và Trư Vương, lại còn than hộ nước Việt là “thiên ý như hà giáng quỷ vương!” (ý trời sao lại giáng vua quỷ!). 

  

Tương truyền ông thông minh từ nhỏ, lên một tuổi đã biết nói, lên bốn
đã thuộc thơ và kinh sử do bà mẹ hay chữ và giỏi tướng số chỉ dạy. Bà
mẹ đặc biệt này là con gái Thượng Thư Bộ Hộ Tiến sĩ Nhữ Văn Lạn,
kén chồng mãi tới năm 30 tuổi gặp ông Văn Định thấy có tướng sinh
đại quý tử nên mới chịu kết duyên vợ chồng. Có thuyết nói rằng bà gặp anh đánh cá Mạc Đăng Dung ở bến đò và tiếc rẻ là không có duyên với con người có tướng cách đế vương này! Bà lấy chồng với hy vọng sau đẻ con đạt ngôi cửu trùng, ngay từ đêm tân hôn bà đã dặn trước chồng là khi nào trăng lên đến đầu ngọn tre mới được động phòng, nào ngờ ông Văn Định động phòng hơi sớm nên bà thụ thai không đúng giờ tốt, vì thế tuy sinh quý tử nhưng không đạt được tột đỉnh thiên tử?! 

  

Cũng có truyện kể lại rằng thuở nhỏ Bỉnh Khiêm trông rất khôi ngô tuấn tú, khi đang tắm với lũ trẻ ở sông Hàn, một người thầy tướng Tầu đi thuyền qua nói rằng “cậu này đáng lẽ tướng làm vua, nhưng vì nước da hơi thô nên chỉ làm tới Trạng nguyên Tể tướng!” 

  

Lúc còn bế ẵm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã biết thốt lời “mặt trời mọc ở phương
Đông
” khiến mọi người đều kinh ngạc. Có lần Từ Thục phu nhân đi

vắng, ông Văn Định chơi đùa với con, đọc: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung,” Nguyễn Bỉnh Khiêm liền đọc tiếp: “Vén tay tiên, hốt hốt rung.”  Khi trở về nghe chồng kể chuyện, Từ Thục phu nhân không vui, trách rằng: “mặt trăng là khí tượng bầy tôi, sao ông lại dậy con như thế!  Rất có thể với biệt tài tướng số, biết trước vận số nhà Lê 40 năm sau đời Lê Thánh Tôn sẽ suy tàn, phương Đông (Hải Dương) có khí tượng đế vương, nên bà đã cố tạo ra một ông vua theo giờ giấc sinh đẻ chăng ? 

  

Người mẹ có giấc mơ làm Mẫu hậu mất sớm, người con tên Khiêm,
tự là Hanh Phủ, theo quẻ Dịch: “Khiêm tốn thì hanh thông,” sau này tuy không làm vua nhưng làm thầy mấy ông vua và là chiến lược gia chỉ đạo cho dân tộc: Bắc hòa, Nam tiến. 

  

  

Thuở Thiếu Thời 

  

Thuở nhỏ học ở quê nhà, cha từng sung chức Thái học sinh, mẹ lầu thông kinh sử, lý số, chắc hẳn ông đã đã được rèn luyện kỹ lưỡng. Khi
lớn lên, ông vào Thanh Hóa (cách Cổ Am độ 150 cây số học Bảng
nhãn Lương Đắc Bằng, nguyên Lại Bộ Thượng Thư. Trước khi chết
ông thầy họ Lương truyền lại cho người môn sinh đầy năng khiếu lý
số cuốn Thái Ất Thần Kinh là một cuốn sách lý giải Kinh Dịch của
Dương Hùng đời Hán, cuốn sách hiếm này khi đi sứ Tầu, Lương Đắc
Bằng đã tìm được. 

  

Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy học giỏi nổi tiếng trong giới nho lâm nhưng
ông đã bỏ không dự khoa thi 1523 và 1526 vì vào thời hỗn loạn cuối
triều Lê, bỏ khoa đầu tiên của nhà Mạc vì thiên hạ còn chưa phục tùng, mãi tới năm 1534-35, đời vua Mạc Đăng Doanh thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới dự thi và đậu Trạng Nguyên. Năm ấy ông đã 44 tuổi.

  

Thời Xuất Chính (Không phải 8 năm mà là 30 năm!) 

  

Đỗ đầu thi hương, thi hội, thi đình, Tam nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
được bổ nhiệm Đông Các hiệu thư (sửa chữa văn thư , sau thăng Tả
Thị Lang Bộ Hình, Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học Sĩ - Tam phẩm).
Trong 8 năm tại triều (1535-1542) ông từng dâng sớ xin chém 18 lộng thần. Năm 51 tuổi đời vua Mạc Phúc Hải, ông cáo quan về quê. Ít năm sau triều đình lại vời ông ra làm Thượng Thư Bộ Lại, Thái Phó, phò giúp vua nhỏ Mạc Phúc Nguyên (1546-61), cùng với Mạc Kính Điển là chú vua và là cột trụ chống đỡ nhà Mạc. 

  

Trong khoảng 55 tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn
kinh đô Thăng Long, nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc
bàn quốc sự, lúc đi đánh giặc, nhà Mạc tôn kính ông như quân sư, phong ông làm Trình Tuyền Hầu (vì thế dân gian mới gọi là Trạng Trình). Mãi tới ngoài 70 tuổi ông mới hoàn toàn quy ẩn nơi quê nhà.

  

Thời Quy Ân và Triết Lý Sáng tạo “Trung Tân” 

  

Ông về quê năm 1563, sống đời tiên thoát tục trong Am Bạch Vân, bắc cầu Trường Xuân, Nghênh Phong, làm nơi nhàn tản nhìn trăng hóng mát. Ông lại khuyên dân làng trồng cây bờ đê để lấy bóng dâm, mở chợ làm nơi buôn bán, tu sửa đình chùa... Ông cùng học trò dựng quán Trung Tân nơi bến Tuyết giang, cho khắc văn khuyến Thiện trên bia đá, bài bia này nói lên triết lý tư tưởng cao siêu của Trạng Trình: 

  

“... Toàn kỳ thiện giả vi trung, bất toàn kỳ thiện giả tắc phi trung dã... Tân giả tân dã, tri sở chỉ vi yếu tân, bất tri sở chỉ tắc mê tân dã... Trung chi sở tại, tức chí thiện chi sở tại...”  

  

nghĩa là: 

  

“…vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung... Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê ... Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện...” 

  

Có lẽ trong nghìn năm Nho học mới thấy một nhà Nho giải nghĩa chữ
Trung Dung một cách giản dị, đầy đủ và sáng tạo như vậy. Cốt tủy của Trung phải là Thiện, không có lòng Thiện thì biết đâu là chỗ Trung, chỗ đúng tiết, chỗ “chính ngay ở giữa” mà dừng lại! Tâm bất chính thì lạc vào bến mê, tâm giác ngộ thì biết bờ bến để neo thuyền, tư tưởng này phảng phất tư tưởng “Đáo bỉ ngạn” tức tới được bến của nhà Phật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nối Nho vào Phật Lão, mang lại cho nhà Mạc cái vinh dự tiếp tục tư tưởng Tam Giáo Đồng Tôn mà nhà Lê độc tôn Tống Nho đã đánh mất, và đánh mất nặng nề truyền thống dân bản khai phóng của Lạc Việt. 

  

Ở tuổi “thất thập cổ lai hy,” Trạng Trình có phong thái của một Lã Vọng
Khương Tử Nha ngồi câu bên bờ sông Vỵ, một Gia Cát Lượng nằm ngâm thơ chân núi Ngọa Long: 

  

Ngư ông bất ngộ Đào nguyên khách
khởi thức hưng vong thế cổ kim!
 

  

Tương truyền cụ Trạng thường cùng các nhà sư già đi thăm các nơi
danh lam thắng cảnh, nay Yên Tử, Đồ Sơn, mai Ngọa Vân, Kim Hải... học trò trước sau đông tới ba nghìn người. Cụ có ba phu nhân, 7 trai và 5 gái. 

  

Năm 1585 tuổi già lâm bệnh, biết mình khó qua, cụ Trạng 95 tuổi
còn dâng sớ xin vua: 

  

“... thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa long.”   

  

Nhà Mạc cử cột trụ Triều đình là hoàng thân Khiêm Vương Mạc Kính Điển cùng các quan về tế lễ, sai lập đền thờ, cấp ruộng tự điền trăm mẫu, vua Mạc Mậu Hợp lại đích thân viết chữ đề lên đền thờ: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ.”  Bảy năm sau khi Trạng Trình mất, 1592, nhà Mạc cũng mất theo, tuy còn giữ đất Cao Bằng thêm được 4 đời nữa. 

  

Xem thế Trạng Trình đã dốc lòng phò Mạc và nhà Mạc cũng hết mực
cung kính cây cổ thụ che chở triều đại suốt 60 năm. 

  

Một trăm năm sáu năm sau, 1741, Tiến sĩ Vũ Khâm Lân nhân đi đánh
giặc và đắp đê tới thăm đền thờ Trạng Trình, viết tựa cho tập gia phả
của họ Nguyễn Bỉnh vào đời thứ tám (ngã bát thế chi hậu, binh qua
khởi trùng trùng!) đã xúc động mô tả kiểu đất “Nghiễn trì thủy ảnh,” tức mặt hồ nghiêng, ánh nước long lanh, là đất phát sinh bậc đại nhân, đầm nước sâu hơn một trượng, bốn năm vụng đất trên khoảng vài trăm mẫu, chỗ thắt chỗ phình, khi lặng bóng, khi nắng vàng tỏa ánh. 

  

  

Đạo Học Của Bậc Quân sư (Môn phái bạch vân am với quyết sách tam phân thiên hạ) 

  

Từ cổ xưa, trước khi rơi vào cái học Tống Nho khoa cử độc tôn, tầm
chương trích cú, người trí thức theo Đạo học, học để hành, hành tàng
theo đạo. Đạo học là Đại học, quan để quán, bao quát mà vẫn qui về
một mối (Uni-versity). Trạng Trình và các môn đệ của ông như Trạng Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ (tác giả “Truyền Kỳ Mạn Lục”), Nguyễn Quyện (danh tướng nhà Mạc), Trương Thời Cử, Trạng Giáp Hải, Lương Hữu Khánh... tập hợp thành một môn phái Đạo học, Đại học chi đạo, tiếp nối truyền thống Lý, Trần, học cả Nho lẫn Phật, Lão, cả Tứ Thư Ngũ Kinh lẫn các môn lý học, huyền học, binh thư, phong thủy địa lý... Trạng Trình phân phối môn đệ thân hữu đi mọi hướng đất nước: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh... vào với nhà Lê trung hưng ở Thanh Hóa, Nguyễn Đình Thân, người cùng quê Hải Dương, đi với Nguyễn Hoàng vào Hoành Sơn, Trạng Giáp Hải, Nguyễn Quyện và chính mình phò Mạc tại quốc đô Thăng Long cho tới gần hết thế kỷ XVI. 

  

Sở học của Trạng Trình có lẽ được chính bà mẹ nuôi dưỡng uốn nắn
từ nhỏ: học để làm vua, không làm vua thì cũng làm thầy vua, đấy là
truyền thống “đế vương chi học” cao siêu của của bậc đại nhân: 

  

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
du nhàn ngã thị địa trung tiên.
 

  

mà muốn vậy thì trên phải thông thiên văn, dưới phải rành địa lý, mưa gió nắng bão phải biết trước như Gia Cát, Trương Lương, chiến lược chiến thuật đều tinh thông nên có thể xếp đặt thiên hạ như bàn cờ, nhà Mạc một phần, Lê Trịnh một miếng, họ Nguyễn một phương... thế Tam quốc này chính Trạng Trình và môn đệ phân định thi hành, mặc dầu Trạng Trình cũng như Gia Cát, biết là mình đang cố lấy nhân lực để cưỡng mệnh trời, thế loạn mà muốn trị cũng giống như “con ngao to đội núi đỡ trời cao.”  Cho nên dù có than: 

  

Cổ lai nhân nghĩa tri vô địch
hà tất khu khu sự chiến tranh.
 

  

dịch: 

  

Nhân nghĩa xưa nay là vô địch
sao vẫn khư khư việc chiến tranh.
 

  

vẫn phải cáng đáng thiên mệnh, tận kỳ tính, lo toan chuyện dân chuyện nước. 

  

Từ Bạch Vân Am Trạng Trình dùng cái nhìn chiến lược và phong thủy để mở ra mặt trận Nam phương cho Nguyễn Hoàng: vừa thực hiện việc mở rộng bờ cõi, vừa lấy thế hiểm mà dung thân, ông thôi thúc Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hóa với nhà Lê vì sau này, 1598, chính họ Phùng đi sứ sang Tầu đã dàn xếp chấp nhận để yên cho họ Mạc ở đất Cao Bằng. Chính Trạng Bùng là người theo chí thầy viết tập Sấm Văn và tập Chu Dịch Quốc Âm Ca Quyết, việc ông hai lần gặp Liễu Hạnh Thánh Mẫu hiển linh, lần đầu ở Lạng Sơn, lần sau ở Tây Hồ, là một khúc mắc lớn. Có thể chính hai thầy trò, đều tinh thông lý số, đều viết Sấm, đã nhân chuyện linh thiêng mà dựng nên một tín ngưỡng bình dân, lấy hình ảnh một bà Mẹ dân tộc làm mái che bên cạnh Phật, Lão, đang bị Nho đè xuống? 

  

Dù sao, không thể phủ nhận khả năng thần toán của Trạng Trình mà
sứ nhà Thanh Chu Xán sau này phải nhận là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền.”  Rõ ràng nhất là bài văn tế của Tiến sĩ Đinh Thời Trung khóc thầy và xác định tài lý số của thầy: 

  

Một kinh Thái Ất thuộc lòng
Đốt lửa soi gan Dương Tử
... Một mình lý học tinh thông
Hai nước anh hùng không đối thủ...
Đạo thống Thánh nhân tự tiên sinh mà truyền ra
Bờ cõi Thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo
....Đuốc ngọc chưa tàn ba ngọn
Văn viết đã xong...
 

  

Như vậy quả có Thái Ất, Thái Huyền của Dương Hùng làm luận giải
cho Kinh Dịch và quả có chuyện thầy trò từng ngồi đoán số gieo quẻ
với nhau. Bên cạnh những lời cố vấn như “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung than” cho Nguyễn Hoàng, “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” và “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, nên tìm giống cũ mà gieo mạ,” cho Trịnh Kiểm tiếp tục phò Lê, hay dặn dò “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế (đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng ở được mấy đời )” cho con cháu nhà Mạc, thơ văn Trạng Trình cũng xác nhận lý số sấm ký là một khía cạnh trong Đạo học của Trạng: 

  

Thái cực nhất chu đàm luận liễu
Tri ngô thấu đắc Dịch chi thâm.
 

  

Dịch: 

  

Thái cực một vòng đàm luận suốt
Biết tôi Dịch lý thấu thâm sâu.
 

  

Quẻ Phục “Thiên địa chi tâm” trong kinh Dịch được nhắc tới nhiều
lần: 

  

Bác vãng tĩnh quan tri tất Phục
Nhất dương dĩ nghiệm Địa Lôi trung.
 

  

Dịch: 

  

Quẻ Bác qua, lặng yên xem Phục đến
Một Dương nghiệm thấy giữa Địa Lôi.
 

  

(Quẻ Phục sau quẻ Bác, gồm Khôn trên và Chấn dưới, năm hào Âm
đè ở trên, một hào Dương bắt đầu mọc ở dưới để Phục lên, vạn vật suy mãi cũng phải nẩy ra thịnh, đen mãi cũng có hồi đỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm, đó là tâm của trời đất không nỡ để cái gì suy mãi). 

  

Hay câu: 

  

Tĩnh quan vạn vật sinh sinh ý
Ưng kiến vô cùng thiên hạ tâm.
 

  

Dịch: 

  

Lặng xem vạn vật sinh thông
Thấy lòng trời đất mênh mông vô cùng.
 

Khi ra làm quan, ông đã biết trước: 

  

Quý thế khí tài tuy tạm xuất
Hưng vương lương tá dĩ tiền tri.
 

  

Dịch: 

  

Thế cuối tài hèn tuy tạm xuất
Vua lên tôi giỏi biết trước ra.
 

  

Nhất là hai câu thơ sau đây: 

  

Từ thuở hai dê sinh đặt ra
Than ôi tuổi tác kẻ ban già.
 

  

nói về năm Ất Mùi (Ất là can thứ hai, dê là năm Mùi) đậu Trạng Nguyên khi đã 44 tuổi (1535 đời minh quân Mạc Đăng Doanh), rất giống ngôn từ dùng trong Sấm ký. Mãi tới cuối thế kỷ XVIII, đời Tây Sơn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp (1723-1804) còn lặn lội ra thăm đền thờ Trạng Trình và viết trong Thi Cảo là cụ Trạng đã “Phiến ngụ toàn tam tính” tức khuyên lời ngụ ý bóng gió để ba họ được an toàn. 

  

Một vài chuyện sau đây có thể xác tín vì đã được ghi lại trong trong
gia phả, trong Công Dư Tiệp Ký, hoặc truyền khẩu từ xưa: 

  

Quẻ “Thiết Đoản Mộc Trường” (Sắt ngắn gỗ dài )  

  

Một ngày cuối năm ba mươi Tết, cụ Trạng và một người học trò từ xa
đến lễ thầy, hai thầy trò đang ngồi đàm luận thì có người gõ cổng xin vào. Cụ sai gia nhân ra nói hãy chờ một chút, trong lúc đó cụ và người học trò cùng bấm quẻ xem người gõ cổng đêm ba mươi Tết có chuyện gì. 

  

Hai thầy trò cùng bấm được quẻ “Thiết đoản mộc trường,” tức ứng
vào vật sắt ngắn gỗ dài, cụ hỏi: 

  

- Anh đoán xem là người gõ cổng có việc gì ? 

  

Người học trò trả lời: 

  

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài thì chỉ có cái mai, chắc có người vào
mượn cái mai đào đất. 

  

Cụ nói: 

  

- Tôi đoán khác anh một chút, người gõ cổng đến mượn búa chứ
không phải mượn mai. 

  

Khi mở cổng cho người hàng xóm vào thì đúng là vào mượn búa chứ
không phải mượn mai mượn xẻng. 

  

Cụ giải thích cho trò: 

  

- Anh bấm quẻ đã đúng nhưng luận chưa cao. Đêm ba mươi Tết đến
mượn búa để bổ củi nấu bánh chưng chứ giờ này ai còn đến mượn
mai đào đất ! 

  

Vớt xác được phú quí  

  

Bùi Sinh là người học trò nghèo trong làng, Trạng Trình đoán sau này
sẽ được phú quí. Mãi tới tuổi 70 Bùi sinh vẫn không giầu không sang,
bèn đến hỏi lại thầy mình. Cụ Trạng cười không nói gì, rồi bỗng
nhiên một hôm cụ gọi Bùi Sinh lại bảo rằng: 

  

“Hãy mang thuyền đánh cá ra cửa bể Vạn Ninh, tới giờ ấy... hễ thấy gì trôi trên nước cũng vớt lên, sẽ được trọng thưởng.” 

  

Bùi sinh nghe lời ra bến Hồng Đàm ngồi đợi, quả nhiên một hồi giông bão nổi lên rồi thấy một xác người dạt vào, nhìn kỹ là xác một người đàn bà ăn mặc quần áo Tầu gấm vóc sang trọng. Bùi sinh vớt lên, sau này mới biết là xác mẹ Tổng Đốc Quảng Đông đi chơi ngoài biển bị bão bạt sang phương Nam. Viên Tổng Đốc Quảng Đông cho người tìm về hướng biển Nam, khi tìm thấy liền trọng thưởng Bùi sinh rất hậu, rồi Bùi sinh lại được nhà Mạc phong quan tước vì hành vi ngoại giao tốt đẹp ! 

(Có chỗ thuật hơi khác là bà mẹ Tổng Đốc hãy còn sống, Bùi sinh cứu lên và nuôi dưỡng cho tới khi người Tầu sang đón về, có chỗ lại nói là vớt lên xác một công chúa Tầu... ) 

  

Những giai thoại khác như “Minh Mệnh Thập Tứ, Thằng Trứ phá
đền
”  hoặc  “Cha con thằng Khả đánh ngã bia tao,”  hoặc lấy số Tử Vi

cho cái quạt... có thể do người sau thêu dệt, không có có giá trị tiên tri
sấm ký.

  

Khuyết Danh

Trần Văn Giang (ghi lại)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


TrangTrinh*
 

  

Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, cách đây khoảng 500 năm, trên thế giới xuất hiện hai nhà tiên tri lừng danh là Trạng Trình bên Việt Nam và  Nostradamus bên Pháp. Thời đại này Tây phương nổi lên phong trào Tin Lành, bên Tầu nẩy ra tân Nho thuyết của Vương Dương Minh, bên ta phát sinh Thánh mẫu Liễu Hạnh, bắt đầu thực sự Nam Tiến mở đầu khúc rẽ lịch sử văn hóa trọng đại nhất kể từ ngày lập quốc. 

  

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật lịch sử độc nhất trong sử Việt làm cố vấn một lúc cho ba bốn phe đối nghịch nhau: Mạc, Lê, Nguyễn, Trịnh. Ông vượt lên như một Tiên ông trên non cao mây trắng nhìn xuống bàn cờ người, thương tình chỉ cho nhân thế đua chen vài nước cờ tiến thoái sinh tồn tạm thời, mặc dù trong đôi mắt tiên tri ông đã nhìn thấy rất xa lẽ được thua “ngũ bách niên tiền, ngũ bách niên hậu.” 

  

Ông sinh năm 1491, cách đây 507 năm. Ông sinh sau Nguyễn Trãi 111 năm, trước Nguyễn Du 274 năm, kém Mạc Đăng Dung 8 tuổi và cùng quê với ông vua xuất thân đánh cá này. Tại Cổ Am, Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) từ lúc sinh ra tới năm 13 tuổi (1481-1504), Nguyễn Bỉnh Khiêm được sống yên ổn dưới triều thịnh trị Hồng Đức và Lê Hiến Tông. Từ lúc lớn lên trong 23 năm liên tiếp (1504-1527), nhà Lê mạt vận thay đổi tới 6 ông vua, toàn là “vua Quỷ” giết bà nội (chính cung vua Lê Thánh Tông); giết cận thần, như Lê Uy Mục; vua Heo như Lê Tương Dực, hoang dâm bạo ngược, đến nỗi sứ thần nhà Minh phải gọi là Quỷ Vương và Trư Vương, lại còn than hộ nước Việt là “thiên ý như hà giáng quỷ vương!” (ý trời sao lại giáng vua quỷ!). 

  

Tương truyền ông thông minh từ nhỏ, lên một tuổi đã biết nói, lên bốn
đã thuộc thơ và kinh sử do bà mẹ hay chữ và giỏi tướng số chỉ dạy. Bà
mẹ đặc biệt này là con gái Thượng Thư Bộ Hộ Tiến sĩ Nhữ Văn Lạn,
kén chồng mãi tới năm 30 tuổi gặp ông Văn Định thấy có tướng sinh
đại quý tử nên mới chịu kết duyên vợ chồng. Có thuyết nói rằng bà gặp anh đánh cá Mạc Đăng Dung ở bến đò và tiếc rẻ là không có duyên với con người có tướng cách đế vương này! Bà lấy chồng với hy vọng sau đẻ con đạt ngôi cửu trùng, ngay từ đêm tân hôn bà đã dặn trước chồng là khi nào trăng lên đến đầu ngọn tre mới được động phòng, nào ngờ ông Văn Định động phòng hơi sớm nên bà thụ thai không đúng giờ tốt, vì thế tuy sinh quý tử nhưng không đạt được tột đỉnh thiên tử?! 

  

Cũng có truyện kể lại rằng thuở nhỏ Bỉnh Khiêm trông rất khôi ngô tuấn tú, khi đang tắm với lũ trẻ ở sông Hàn, một người thầy tướng Tầu đi thuyền qua nói rằng “cậu này đáng lẽ tướng làm vua, nhưng vì nước da hơi thô nên chỉ làm tới Trạng nguyên Tể tướng!” 

  

Lúc còn bế ẵm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã biết thốt lời “mặt trời mọc ở phương
Đông
” khiến mọi người đều kinh ngạc. Có lần Từ Thục phu nhân đi

vắng, ông Văn Định chơi đùa với con, đọc: “Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung,” Nguyễn Bỉnh Khiêm liền đọc tiếp: “Vén tay tiên, hốt hốt rung.”  Khi trở về nghe chồng kể chuyện, Từ Thục phu nhân không vui, trách rằng: “mặt trăng là khí tượng bầy tôi, sao ông lại dậy con như thế!  Rất có thể với biệt tài tướng số, biết trước vận số nhà Lê 40 năm sau đời Lê Thánh Tôn sẽ suy tàn, phương Đông (Hải Dương) có khí tượng đế vương, nên bà đã cố tạo ra một ông vua theo giờ giấc sinh đẻ chăng ? 

  

Người mẹ có giấc mơ làm Mẫu hậu mất sớm, người con tên Khiêm,
tự là Hanh Phủ, theo quẻ Dịch: “Khiêm tốn thì hanh thông,” sau này tuy không làm vua nhưng làm thầy mấy ông vua và là chiến lược gia chỉ đạo cho dân tộc: Bắc hòa, Nam tiến. 

  

  

Thuở Thiếu Thời 

  

Thuở nhỏ học ở quê nhà, cha từng sung chức Thái học sinh, mẹ lầu thông kinh sử, lý số, chắc hẳn ông đã đã được rèn luyện kỹ lưỡng. Khi
lớn lên, ông vào Thanh Hóa (cách Cổ Am độ 150 cây số học Bảng
nhãn Lương Đắc Bằng, nguyên Lại Bộ Thượng Thư. Trước khi chết
ông thầy họ Lương truyền lại cho người môn sinh đầy năng khiếu lý
số cuốn Thái Ất Thần Kinh là một cuốn sách lý giải Kinh Dịch của
Dương Hùng đời Hán, cuốn sách hiếm này khi đi sứ Tầu, Lương Đắc
Bằng đã tìm được. 

  

Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy học giỏi nổi tiếng trong giới nho lâm nhưng
ông đã bỏ không dự khoa thi 1523 và 1526 vì vào thời hỗn loạn cuối
triều Lê, bỏ khoa đầu tiên của nhà Mạc vì thiên hạ còn chưa phục tùng, mãi tới năm 1534-35, đời vua Mạc Đăng Doanh thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới dự thi và đậu Trạng Nguyên. Năm ấy ông đã 44 tuổi.

  

Thời Xuất Chính (Không phải 8 năm mà là 30 năm!) 

  

Đỗ đầu thi hương, thi hội, thi đình, Tam nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
được bổ nhiệm Đông Các hiệu thư (sửa chữa văn thư , sau thăng Tả
Thị Lang Bộ Hình, Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học Sĩ - Tam phẩm).
Trong 8 năm tại triều (1535-1542) ông từng dâng sớ xin chém 18 lộng thần. Năm 51 tuổi đời vua Mạc Phúc Hải, ông cáo quan về quê. Ít năm sau triều đình lại vời ông ra làm Thượng Thư Bộ Lại, Thái Phó, phò giúp vua nhỏ Mạc Phúc Nguyên (1546-61), cùng với Mạc Kính Điển là chú vua và là cột trụ chống đỡ nhà Mạc. 

  

Trong khoảng 55 tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn
kinh đô Thăng Long, nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc
bàn quốc sự, lúc đi đánh giặc, nhà Mạc tôn kính ông như quân sư, phong ông làm Trình Tuyền Hầu (vì thế dân gian mới gọi là Trạng Trình). Mãi tới ngoài 70 tuổi ông mới hoàn toàn quy ẩn nơi quê nhà.

  

Thời Quy Ân và Triết Lý Sáng tạo “Trung Tân” 

  

Ông về quê năm 1563, sống đời tiên thoát tục trong Am Bạch Vân, bắc cầu Trường Xuân, Nghênh Phong, làm nơi nhàn tản nhìn trăng hóng mát. Ông lại khuyên dân làng trồng cây bờ đê để lấy bóng dâm, mở chợ làm nơi buôn bán, tu sửa đình chùa... Ông cùng học trò dựng quán Trung Tân nơi bến Tuyết giang, cho khắc văn khuyến Thiện trên bia đá, bài bia này nói lên triết lý tư tưởng cao siêu của Trạng Trình: 

  

“... Toàn kỳ thiện giả vi trung, bất toàn kỳ thiện giả tắc phi trung dã... Tân giả tân dã, tri sở chỉ vi yếu tân, bất tri sở chỉ tắc mê tân dã... Trung chi sở tại, tức chí thiện chi sở tại...”  

  

nghĩa là: 

  

“…vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung... Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê ... Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện...” 

  

Có lẽ trong nghìn năm Nho học mới thấy một nhà Nho giải nghĩa chữ
Trung Dung một cách giản dị, đầy đủ và sáng tạo như vậy. Cốt tủy của Trung phải là Thiện, không có lòng Thiện thì biết đâu là chỗ Trung, chỗ đúng tiết, chỗ “chính ngay ở giữa” mà dừng lại! Tâm bất chính thì lạc vào bến mê, tâm giác ngộ thì biết bờ bến để neo thuyền, tư tưởng này phảng phất tư tưởng “Đáo bỉ ngạn” tức tới được bến của nhà Phật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nối Nho vào Phật Lão, mang lại cho nhà Mạc cái vinh dự tiếp tục tư tưởng Tam Giáo Đồng Tôn mà nhà Lê độc tôn Tống Nho đã đánh mất, và đánh mất nặng nề truyền thống dân bản khai phóng của Lạc Việt. 

  

Ở tuổi “thất thập cổ lai hy,” Trạng Trình có phong thái của một Lã Vọng
Khương Tử Nha ngồi câu bên bờ sông Vỵ, một Gia Cát Lượng nằm ngâm thơ chân núi Ngọa Long: 

  

Ngư ông bất ngộ Đào nguyên khách
khởi thức hưng vong thế cổ kim!
 

  

Tương truyền cụ Trạng thường cùng các nhà sư già đi thăm các nơi
danh lam thắng cảnh, nay Yên Tử, Đồ Sơn, mai Ngọa Vân, Kim Hải... học trò trước sau đông tới ba nghìn người. Cụ có ba phu nhân, 7 trai và 5 gái. 

  

Năm 1585 tuổi già lâm bệnh, biết mình khó qua, cụ Trạng 95 tuổi
còn dâng sớ xin vua: 

  

“... thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa long.”   

  

Nhà Mạc cử cột trụ Triều đình là hoàng thân Khiêm Vương Mạc Kính Điển cùng các quan về tế lễ, sai lập đền thờ, cấp ruộng tự điền trăm mẫu, vua Mạc Mậu Hợp lại đích thân viết chữ đề lên đền thờ: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ.”  Bảy năm sau khi Trạng Trình mất, 1592, nhà Mạc cũng mất theo, tuy còn giữ đất Cao Bằng thêm được 4 đời nữa. 

  

Xem thế Trạng Trình đã dốc lòng phò Mạc và nhà Mạc cũng hết mực
cung kính cây cổ thụ che chở triều đại suốt 60 năm. 

  

Một trăm năm sáu năm sau, 1741, Tiến sĩ Vũ Khâm Lân nhân đi đánh
giặc và đắp đê tới thăm đền thờ Trạng Trình, viết tựa cho tập gia phả
của họ Nguyễn Bỉnh vào đời thứ tám (ngã bát thế chi hậu, binh qua
khởi trùng trùng!) đã xúc động mô tả kiểu đất “Nghiễn trì thủy ảnh,” tức mặt hồ nghiêng, ánh nước long lanh, là đất phát sinh bậc đại nhân, đầm nước sâu hơn một trượng, bốn năm vụng đất trên khoảng vài trăm mẫu, chỗ thắt chỗ phình, khi lặng bóng, khi nắng vàng tỏa ánh. 

  

  

Đạo Học Của Bậc Quân sư (Môn phái bạch vân am với quyết sách tam phân thiên hạ) 

  

Từ cổ xưa, trước khi rơi vào cái học Tống Nho khoa cử độc tôn, tầm
chương trích cú, người trí thức theo Đạo học, học để hành, hành tàng
theo đạo. Đạo học là Đại học, quan để quán, bao quát mà vẫn qui về
một mối (Uni-versity). Trạng Trình và các môn đệ của ông như Trạng Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ (tác giả “Truyền Kỳ Mạn Lục”), Nguyễn Quyện (danh tướng nhà Mạc), Trương Thời Cử, Trạng Giáp Hải, Lương Hữu Khánh... tập hợp thành một môn phái Đạo học, Đại học chi đạo, tiếp nối truyền thống Lý, Trần, học cả Nho lẫn Phật, Lão, cả Tứ Thư Ngũ Kinh lẫn các môn lý học, huyền học, binh thư, phong thủy địa lý... Trạng Trình phân phối môn đệ thân hữu đi mọi hướng đất nước: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh... vào với nhà Lê trung hưng ở Thanh Hóa, Nguyễn Đình Thân, người cùng quê Hải Dương, đi với Nguyễn Hoàng vào Hoành Sơn, Trạng Giáp Hải, Nguyễn Quyện và chính mình phò Mạc tại quốc đô Thăng Long cho tới gần hết thế kỷ XVI. 

  

Sở học của Trạng Trình có lẽ được chính bà mẹ nuôi dưỡng uốn nắn
từ nhỏ: học để làm vua, không làm vua thì cũng làm thầy vua, đấy là
truyền thống “đế vương chi học” cao siêu của của bậc đại nhân: 

  

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
du nhàn ngã thị địa trung tiên.
 

  

mà muốn vậy thì trên phải thông thiên văn, dưới phải rành địa lý, mưa gió nắng bão phải biết trước như Gia Cát, Trương Lương, chiến lược chiến thuật đều tinh thông nên có thể xếp đặt thiên hạ như bàn cờ, nhà Mạc một phần, Lê Trịnh một miếng, họ Nguyễn một phương... thế Tam quốc này chính Trạng Trình và môn đệ phân định thi hành, mặc dầu Trạng Trình cũng như Gia Cát, biết là mình đang cố lấy nhân lực để cưỡng mệnh trời, thế loạn mà muốn trị cũng giống như “con ngao to đội núi đỡ trời cao.”  Cho nên dù có than: 

  

Cổ lai nhân nghĩa tri vô địch
hà tất khu khu sự chiến tranh.
 

  

dịch: 

  

Nhân nghĩa xưa nay là vô địch
sao vẫn khư khư việc chiến tranh.
 

  

vẫn phải cáng đáng thiên mệnh, tận kỳ tính, lo toan chuyện dân chuyện nước. 

  

Từ Bạch Vân Am Trạng Trình dùng cái nhìn chiến lược và phong thủy để mở ra mặt trận Nam phương cho Nguyễn Hoàng: vừa thực hiện việc mở rộng bờ cõi, vừa lấy thế hiểm mà dung thân, ông thôi thúc Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hóa với nhà Lê vì sau này, 1598, chính họ Phùng đi sứ sang Tầu đã dàn xếp chấp nhận để yên cho họ Mạc ở đất Cao Bằng. Chính Trạng Bùng là người theo chí thầy viết tập Sấm Văn và tập Chu Dịch Quốc Âm Ca Quyết, việc ông hai lần gặp Liễu Hạnh Thánh Mẫu hiển linh, lần đầu ở Lạng Sơn, lần sau ở Tây Hồ, là một khúc mắc lớn. Có thể chính hai thầy trò, đều tinh thông lý số, đều viết Sấm, đã nhân chuyện linh thiêng mà dựng nên một tín ngưỡng bình dân, lấy hình ảnh một bà Mẹ dân tộc làm mái che bên cạnh Phật, Lão, đang bị Nho đè xuống? 

  

Dù sao, không thể phủ nhận khả năng thần toán của Trạng Trình mà
sứ nhà Thanh Chu Xán sau này phải nhận là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền.”  Rõ ràng nhất là bài văn tế của Tiến sĩ Đinh Thời Trung khóc thầy và xác định tài lý số của thầy: 

  

Một kinh Thái Ất thuộc lòng
Đốt lửa soi gan Dương Tử
... Một mình lý học tinh thông
Hai nước anh hùng không đối thủ...
Đạo thống Thánh nhân tự tiên sinh mà truyền ra
Bờ cõi Thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo
....Đuốc ngọc chưa tàn ba ngọn
Văn viết đã xong...
 

  

Như vậy quả có Thái Ất, Thái Huyền của Dương Hùng làm luận giải
cho Kinh Dịch và quả có chuyện thầy trò từng ngồi đoán số gieo quẻ
với nhau. Bên cạnh những lời cố vấn như “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung than” cho Nguyễn Hoàng, “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” và “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, nên tìm giống cũ mà gieo mạ,” cho Trịnh Kiểm tiếp tục phò Lê, hay dặn dò “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế (đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng ở được mấy đời )” cho con cháu nhà Mạc, thơ văn Trạng Trình cũng xác nhận lý số sấm ký là một khía cạnh trong Đạo học của Trạng: 

  

Thái cực nhất chu đàm luận liễu
Tri ngô thấu đắc Dịch chi thâm.
 

  

Dịch: 

  

Thái cực một vòng đàm luận suốt
Biết tôi Dịch lý thấu thâm sâu.
 

  

Quẻ Phục “Thiên địa chi tâm” trong kinh Dịch được nhắc tới nhiều
lần: 

  

Bác vãng tĩnh quan tri tất Phục
Nhất dương dĩ nghiệm Địa Lôi trung.
 

  

Dịch: 

  

Quẻ Bác qua, lặng yên xem Phục đến
Một Dương nghiệm thấy giữa Địa Lôi.
 

  

(Quẻ Phục sau quẻ Bác, gồm Khôn trên và Chấn dưới, năm hào Âm
đè ở trên, một hào Dương bắt đầu mọc ở dưới để Phục lên, vạn vật suy mãi cũng phải nẩy ra thịnh, đen mãi cũng có hồi đỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm, đó là tâm của trời đất không nỡ để cái gì suy mãi). 

  

Hay câu: 

  

Tĩnh quan vạn vật sinh sinh ý
Ưng kiến vô cùng thiên hạ tâm.
 

  

Dịch: 

  

Lặng xem vạn vật sinh thông
Thấy lòng trời đất mênh mông vô cùng.
 

Khi ra làm quan, ông đã biết trước: 

  

Quý thế khí tài tuy tạm xuất
Hưng vương lương tá dĩ tiền tri.
 

  

Dịch: 

  

Thế cuối tài hèn tuy tạm xuất
Vua lên tôi giỏi biết trước ra.
 

  

Nhất là hai câu thơ sau đây: 

  

Từ thuở hai dê sinh đặt ra
Than ôi tuổi tác kẻ ban già.
 

  

nói về năm Ất Mùi (Ất là can thứ hai, dê là năm Mùi) đậu Trạng Nguyên khi đã 44 tuổi (1535 đời minh quân Mạc Đăng Doanh), rất giống ngôn từ dùng trong Sấm ký. Mãi tới cuối thế kỷ XVIII, đời Tây Sơn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp (1723-1804) còn lặn lội ra thăm đền thờ Trạng Trình và viết trong Thi Cảo là cụ Trạng đã “Phiến ngụ toàn tam tính” tức khuyên lời ngụ ý bóng gió để ba họ được an toàn. 

  

Một vài chuyện sau đây có thể xác tín vì đã được ghi lại trong trong
gia phả, trong Công Dư Tiệp Ký, hoặc truyền khẩu từ xưa: 

  

Quẻ “Thiết Đoản Mộc Trường” (Sắt ngắn gỗ dài )  

  

Một ngày cuối năm ba mươi Tết, cụ Trạng và một người học trò từ xa
đến lễ thầy, hai thầy trò đang ngồi đàm luận thì có người gõ cổng xin vào. Cụ sai gia nhân ra nói hãy chờ một chút, trong lúc đó cụ và người học trò cùng bấm quẻ xem người gõ cổng đêm ba mươi Tết có chuyện gì. 

  

Hai thầy trò cùng bấm được quẻ “Thiết đoản mộc trường,” tức ứng
vào vật sắt ngắn gỗ dài, cụ hỏi: 

  

- Anh đoán xem là người gõ cổng có việc gì ? 

  

Người học trò trả lời: 

  

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài thì chỉ có cái mai, chắc có người vào
mượn cái mai đào đất. 

  

Cụ nói: 

  

- Tôi đoán khác anh một chút, người gõ cổng đến mượn búa chứ
không phải mượn mai. 

  

Khi mở cổng cho người hàng xóm vào thì đúng là vào mượn búa chứ
không phải mượn mai mượn xẻng. 

  

Cụ giải thích cho trò: 

  

- Anh bấm quẻ đã đúng nhưng luận chưa cao. Đêm ba mươi Tết đến
mượn búa để bổ củi nấu bánh chưng chứ giờ này ai còn đến mượn
mai đào đất ! 

  

Vớt xác được phú quí  

  

Bùi Sinh là người học trò nghèo trong làng, Trạng Trình đoán sau này
sẽ được phú quí. Mãi tới tuổi 70 Bùi sinh vẫn không giầu không sang,
bèn đến hỏi lại thầy mình. Cụ Trạng cười không nói gì, rồi bỗng
nhiên một hôm cụ gọi Bùi Sinh lại bảo rằng: 

  

“Hãy mang thuyền đánh cá ra cửa bể Vạn Ninh, tới giờ ấy... hễ thấy gì trôi trên nước cũng vớt lên, sẽ được trọng thưởng.” 

  

Bùi sinh nghe lời ra bến Hồng Đàm ngồi đợi, quả nhiên một hồi giông bão nổi lên rồi thấy một xác người dạt vào, nhìn kỹ là xác một người đàn bà ăn mặc quần áo Tầu gấm vóc sang trọng. Bùi sinh vớt lên, sau này mới biết là xác mẹ Tổng Đốc Quảng Đông đi chơi ngoài biển bị bão bạt sang phương Nam. Viên Tổng Đốc Quảng Đông cho người tìm về hướng biển Nam, khi tìm thấy liền trọng thưởng Bùi sinh rất hậu, rồi Bùi sinh lại được nhà Mạc phong quan tước vì hành vi ngoại giao tốt đẹp ! 

(Có chỗ thuật hơi khác là bà mẹ Tổng Đốc hãy còn sống, Bùi sinh cứu lên và nuôi dưỡng cho tới khi người Tầu sang đón về, có chỗ lại nói là vớt lên xác một công chúa Tầu... ) 

  

Những giai thoại khác như “Minh Mệnh Thập Tứ, Thằng Trứ phá
đền
”  hoặc  “Cha con thằng Khả đánh ngã bia tao,”  hoặc lấy số Tử Vi

cho cái quạt... có thể do người sau thêu dệt, không có có giá trị tiên tri
sấm ký.

  

Khuyết Danh

Trần Văn Giang (ghi lại)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm