Đoạn Đường Chiến Binh
Trí Voi
saigonline.com/sqhq-k17/unic/k17-tv.htm
Trận hải chiến Hòang Sa giữa HQ/VNCH và HQ/TC xảy ra ngày 19/1/1974. Lực lượng HQ/VNCH trực tiếp tham chiến gồn có:
- Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4
- Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5
- Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10
- Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16
Hải Quân Ðại Úy Nguyễn Thành Trí, hạm phó HQ 10, bị trọng thương đứt một chân. Một số thủy thủ đã đưa anh xuống bè cấp cứu, vì bị mất máu quá nhiều, anh đã hy sinh. Một lễ thủy táng đơn sơ đã đưa anh vào lòng biển mẹ.
Ðể tưởng nhớ một người bạn đã anh dũng chiến đấu bảo vệ non sông, trân trọng giới thiệu bài viết kỷ niệm về "TRÍ VOI"
Trí Voi (K17/SQHQ/NT)
Hơn ba mươi năm trước tôi được biết bạn giữa lúc đất nước đang trong thới khói lửa chiến
Nhưng một sự ngẫu nhiên nào đó - có lẽ vì thời cuộc, vì đất nước loạn ly, vì cùng ôm mộng hải hồ - tôi và bạn cũng như hơn một trăm bạn bè khác tụ họp nhau lại bên bờ cát trắng Nha Trang. Ðó là khóa 17 SQHQ , đàn Ðệ Nhị Hải Sư (2) của chúng ta. Những ngày đầu dưới mái quân trường, những bước đầu chập chững mang kiếp hải hồ đã ghi sâu những kỷ niệm cho những chàng trai từ giã thư sinh, khoác lên mình bộ quân phục màu trắng của quân chủng. Chúng ta đã chọn Trùng Dương làm mẹ, lấy nước
Hai mươi sáu tháng quân trường đầy gian khổ và thử thách đã trui rèn cho chúng ta trở thành những người con của biển cả, đồng thời cũng tạo trong chúng ta tình bạn đằm thắm, mà giờ đây ngồi viết mấy giòng này, tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt thuở đó, từng cái tên do các bạn đặt cho. Riêng bạn, Nguyễn Thành Trí là tên do cha mẹ đặt, nhưng anh em cùng khóa gọi bạn là TRÍ VOI, vì tấm thân cao lớn của bạn và cũng là để phân biệt với Ðường Minh Trí (Trí Dẹo - cũng đã hy sinh vì tổ quốc).
Trong quân trường bị gò bó vì kỷ luật, chúng ta mong đến ngày ra trường nhưng khi ra trường rồi lại thấy nuối tiếc những ngày tháng bên nhau. Nhớ những lúc đi bờ dạo phố Nha Trang, hoặc những buổi chiều thả dài trên bờ cát trắng nghe gió vút qua ngọn phi lao hòa cùng tiếng sóng rì rào từ Ðại Dương xanh biếc. Nhớ Tháp Bà, Hòn Chồng, Xóm Bóng ... và nhớ cả cái đêm trăng lên hoa nở! Nhưng kiếp hải hồ là vậy, ra trường mỗi đứa đi một ngã. Từ Cửa Tùng dọc theo duyên hải, tới Cà Mau, Côn Sơn, Phú Quốc chỗ nào mà chẳng có gót chân của các bạn khóa 17. Những kinh rạch chằng chịt của miền Nam, rồi Tiền Giang, Hậu Giang với chín miệng rồng tuôn nước, đâu đâu cũng có bóng dáng những đứa con trong đàn Ðệ Nhị Hải Sư. Nhưng cũng từ đó một số bạn đã phải lìa đàn. Máu của các bạn đã hòa cùng với giòng nước phù sa thấm vào đất mẹ, tưới bón cho lúa xanh thêm tươi tốt, cho quê hương yên bình. Các bạn đã lìa đàn vì chống kẻ thù muốn nhuộm đỏ cả đất nước.
Trí Voi! Riêng bạn đã lìa đàn vì tiếng sóng Bạch Ðằng dồn dập trong tim, ngọn lửa Nhật Tảo trên sông Vàm Cỏ nung nấu tâm hồn những ngừơi trai mang nghiệp hải hồ, bạn cùng con tàu vượt trùng dương ra đi để chống quân ngoại xâm.
HQ10
Bọn giặc phương Bắc toa rập với kẻ nội thù ngang nhiên chiếm cứ lãnh thổ và hải phận mà tổ tiên chúng ta đã dầy công xây đắp. Máu Hoàng Thao đã một lần làm hoen ố nước sông Bặch Ðằng, và cũng tại đây ba thế kỷ sau là mồ chôn hàng vạn quân Thát Ðát. Nhưng thế kỷ này, thế kỷ của bạn, vì phải đương đầu với nội loạn và ngoại xâm, thù trong toa rập với giặc ngoài bán đứng vùng biển Ðông. Hoàng Sa nổi sóng, lửa đỏ ngút lên từ mặt nước xanh, tầu giặc chìm , bốc khói và đâm vào bãi san hô. Nhưng thương thay Bạn cùng với Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và hàng chục thủy thủ đoàn trên Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã đi vào lòng biển ngày 20/1/1974. Thân xác bạn được Biển mẹ ôm ấp ngàn đời, máu của bạn hòa với sóng Trùng Dương cho màu nước thêm xanh. Bạn đã lìa đàn Ðệ Nhị Hải Sư trên vùng biển Hoàng Sa.
Trong cuộc chiến vừa qua, chúng ta đã phải chống hai kẻ tham tàn cùng một lúc - kẻ nội thù cõng rắn cắn gà nhà, kẻ ngoại xâm ngang nhiên chiếm cứ lãnh thổ. Trong cuộc chiến đó chúng ta đã được nghe những bài hát nói về chiến tranh: Cô Gái Ðếm Bom, Cô Gái Vót Chông, Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây... Lại còn cả những bài ca phản chiến như "Tôi có người yêu chết trận Pleime...", nhưng có lời nào cho những người chống quân ngoại xâm, đã đi vào lòng biển để bảo vệ Hoàng Sa không nhỉ? Hình như không!
Cũng may cho bạn (nếu có thể còn được gọi là may), thân xác bạn đã được thủy táng theo truyền thống Hải Quân, nếu thân xác bạn được đưa về an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội, thì chắc rằng kẻ nội thù đã đào xới và gán cho linh hồn bạn danh từ "Hải Quân Ngụy". Thật là mỉa mai và cũng thật chua xót, người xả thân bảo vệ tổ quốc thì bị gọi là "ngụy", những kẻ bán đứng quê hương lại được tôn xưng là anh hùng! Những nấm mồ các chiến hữu của bạn trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa đã bị trả thù bằng cách san bằng, nếu nơi yên nghỉ của bạn ở đó chắc chắn cũng chịu chung số phận.
Bạn đã năm yên trong lòng Mẹ Ðại Dương suốt hơn hai mươi năm qua, liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương: Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ 10, Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí , tức Trí Voi.
*****
(1) Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, cựu Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, dạy môn Hóa Học Ðại Cương. Ông có lệ bắt đóng cửa giảng đường sau khi ông vào lớp, không cho sinh viên vào trễ vì bất cứ lý do gì. Ông bảo sinh viên vào sau thày là hỗn.
(2) Các quân trường khác, khi mãn khóa thường lấy tên các vị anh hùng dân tộc để đặt tên. Riêng trường Sĩ Quan Hải Quân lấy tên các chòm sao trong vòng Zodiac đặt tên cho khóa. Khóa 17 SQHQ là Ðệ Nhị Hải Sư, khóa 5 SQHQ là Ðệ Nhất Hải Sư (17-12=5)
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Trí Voi
saigonline.com/sqhq-k17/unic/k17-tv.htm
Trận hải chiến Hòang Sa giữa HQ/VNCH và HQ/TC xảy ra ngày 19/1/1974. Lực lượng HQ/VNCH trực tiếp tham chiến gồn có:
- Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4
- Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5
- Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10
- Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16
Hải Quân Ðại Úy Nguyễn Thành Trí, hạm phó HQ 10, bị trọng thương đứt một chân. Một số thủy thủ đã đưa anh xuống bè cấp cứu, vì bị mất máu quá nhiều, anh đã hy sinh. Một lễ thủy táng đơn sơ đã đưa anh vào lòng biển mẹ.
Ðể tưởng nhớ một người bạn đã anh dũng chiến đấu bảo vệ non sông, trân trọng giới thiệu bài viết kỷ niệm về "TRÍ VOI"
Trí Voi (K17/SQHQ/NT)
Hơn ba mươi năm trước tôi được biết bạn giữa lúc đất nước đang trong thới khói lửa chiến
Nhưng một sự ngẫu nhiên nào đó - có lẽ vì thời cuộc, vì đất nước loạn ly, vì cùng ôm mộng hải hồ - tôi và bạn cũng như hơn một trăm bạn bè khác tụ họp nhau lại bên bờ cát trắng Nha Trang. Ðó là khóa 17 SQHQ , đàn Ðệ Nhị Hải Sư (2) của chúng ta. Những ngày đầu dưới mái quân trường, những bước đầu chập chững mang kiếp hải hồ đã ghi sâu những kỷ niệm cho những chàng trai từ giã thư sinh, khoác lên mình bộ quân phục màu trắng của quân chủng. Chúng ta đã chọn Trùng Dương làm mẹ, lấy nước
Hai mươi sáu tháng quân trường đầy gian khổ và thử thách đã trui rèn cho chúng ta trở thành những người con của biển cả, đồng thời cũng tạo trong chúng ta tình bạn đằm thắm, mà giờ đây ngồi viết mấy giòng này, tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt thuở đó, từng cái tên do các bạn đặt cho. Riêng bạn, Nguyễn Thành Trí là tên do cha mẹ đặt, nhưng anh em cùng khóa gọi bạn là TRÍ VOI, vì tấm thân cao lớn của bạn và cũng là để phân biệt với Ðường Minh Trí (Trí Dẹo - cũng đã hy sinh vì tổ quốc).
Trong quân trường bị gò bó vì kỷ luật, chúng ta mong đến ngày ra trường nhưng khi ra trường rồi lại thấy nuối tiếc những ngày tháng bên nhau. Nhớ những lúc đi bờ dạo phố Nha Trang, hoặc những buổi chiều thả dài trên bờ cát trắng nghe gió vút qua ngọn phi lao hòa cùng tiếng sóng rì rào từ Ðại Dương xanh biếc. Nhớ Tháp Bà, Hòn Chồng, Xóm Bóng ... và nhớ cả cái đêm trăng lên hoa nở! Nhưng kiếp hải hồ là vậy, ra trường mỗi đứa đi một ngã. Từ Cửa Tùng dọc theo duyên hải, tới Cà Mau, Côn Sơn, Phú Quốc chỗ nào mà chẳng có gót chân của các bạn khóa 17. Những kinh rạch chằng chịt của miền Nam, rồi Tiền Giang, Hậu Giang với chín miệng rồng tuôn nước, đâu đâu cũng có bóng dáng những đứa con trong đàn Ðệ Nhị Hải Sư. Nhưng cũng từ đó một số bạn đã phải lìa đàn. Máu của các bạn đã hòa cùng với giòng nước phù sa thấm vào đất mẹ, tưới bón cho lúa xanh thêm tươi tốt, cho quê hương yên bình. Các bạn đã lìa đàn vì chống kẻ thù muốn nhuộm đỏ cả đất nước.
Trí Voi! Riêng bạn đã lìa đàn vì tiếng sóng Bạch Ðằng dồn dập trong tim, ngọn lửa Nhật Tảo trên sông Vàm Cỏ nung nấu tâm hồn những ngừơi trai mang nghiệp hải hồ, bạn cùng con tàu vượt trùng dương ra đi để chống quân ngoại xâm.
HQ10
Bọn giặc phương Bắc toa rập với kẻ nội thù ngang nhiên chiếm cứ lãnh thổ và hải phận mà tổ tiên chúng ta đã dầy công xây đắp. Máu Hoàng Thao đã một lần làm hoen ố nước sông Bặch Ðằng, và cũng tại đây ba thế kỷ sau là mồ chôn hàng vạn quân Thát Ðát. Nhưng thế kỷ này, thế kỷ của bạn, vì phải đương đầu với nội loạn và ngoại xâm, thù trong toa rập với giặc ngoài bán đứng vùng biển Ðông. Hoàng Sa nổi sóng, lửa đỏ ngút lên từ mặt nước xanh, tầu giặc chìm , bốc khói và đâm vào bãi san hô. Nhưng thương thay Bạn cùng với Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và hàng chục thủy thủ đoàn trên Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã đi vào lòng biển ngày 20/1/1974. Thân xác bạn được Biển mẹ ôm ấp ngàn đời, máu của bạn hòa với sóng Trùng Dương cho màu nước thêm xanh. Bạn đã lìa đàn Ðệ Nhị Hải Sư trên vùng biển Hoàng Sa.
Trong cuộc chiến vừa qua, chúng ta đã phải chống hai kẻ tham tàn cùng một lúc - kẻ nội thù cõng rắn cắn gà nhà, kẻ ngoại xâm ngang nhiên chiếm cứ lãnh thổ. Trong cuộc chiến đó chúng ta đã được nghe những bài hát nói về chiến tranh: Cô Gái Ðếm Bom, Cô Gái Vót Chông, Trường Sơn Ðông Trường Sơn Tây... Lại còn cả những bài ca phản chiến như "Tôi có người yêu chết trận Pleime...", nhưng có lời nào cho những người chống quân ngoại xâm, đã đi vào lòng biển để bảo vệ Hoàng Sa không nhỉ? Hình như không!
Cũng may cho bạn (nếu có thể còn được gọi là may), thân xác bạn đã được thủy táng theo truyền thống Hải Quân, nếu thân xác bạn được đưa về an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội, thì chắc rằng kẻ nội thù đã đào xới và gán cho linh hồn bạn danh từ "Hải Quân Ngụy". Thật là mỉa mai và cũng thật chua xót, người xả thân bảo vệ tổ quốc thì bị gọi là "ngụy", những kẻ bán đứng quê hương lại được tôn xưng là anh hùng! Những nấm mồ các chiến hữu của bạn trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa đã bị trả thù bằng cách san bằng, nếu nơi yên nghỉ của bạn ở đó chắc chắn cũng chịu chung số phận.
Bạn đã năm yên trong lòng Mẹ Ðại Dương suốt hơn hai mươi năm qua, liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương: Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ 10, Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí , tức Trí Voi.
*****
(1) Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, cựu Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, dạy môn Hóa Học Ðại Cương. Ông có lệ bắt đóng cửa giảng đường sau khi ông vào lớp, không cho sinh viên vào trễ vì bất cứ lý do gì. Ông bảo sinh viên vào sau thày là hỗn.
(2) Các quân trường khác, khi mãn khóa thường lấy tên các vị anh hùng dân tộc để đặt tên. Riêng trường Sĩ Quan Hải Quân lấy tên các chòm sao trong vòng Zodiac đặt tên cho khóa. Khóa 17 SQHQ là Ðệ Nhị Hải Sư, khóa 5 SQHQ là Ðệ Nhất Hải Sư (17-12=5)
Tân Sơn Hòa chuyển