Hình Ảnh & Sự Kiện
Trong khối Liên Xô cũ, nước nào có sức mạnh quân sự chỉ sau Nga?
Theo Topwar, hiện nay, Kazakhstan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở khu vực Trung Á và chỉ đứng sau quân đội Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Sức mạnh quá khứ
Trang mạng Topwar (Nga) đăng bài viết cho hay:
Các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Kazakhstan được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Nursultan Nazarbayev vào ngày 07-05-1992, sau khi Liên Xô tan rã.
Hiện nay, Kazakhstan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở khu vực Trung Á và chỉ đứng sau quân đội Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS).
Kazakhstan trước đây thuộc Liên bang Xô Viết nên từng có các binh chủng quân đội rất mạnh của Liên Xô đóng quân.
Trong đó có lực lượng tên lửa chiến lược (với 2 sư đoàn tên lửa triển khai dưới hầm phóng silo) và lực lượng không quân chiến lược (sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng số 79).
Ngoài ra, lãnh thổ Kazakhstan còn từng là nơi triển khai các cuộc thử nghiệm vũ trụ, hạt nhân, cùng nhiều loại vũ khí thông thường.
Khi đó, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, các kho chứa vũ khí ngầm nằm gần các thành phố Semipalatinsk (nay là Semey), Ust-Kamenogorsk và Karaganda sẽ chịu trách nhiệm cung ứng vũ khí, trang bị cho các đơn vị cơ giới, cũng như không quân.
Binh sĩ quân đội Kazakhstan.
Vào năm 1993, Kazakhstan tham gia Hiệp ước không phổ biến
Đến trước năm 1996, các kho vũ khí hạt nhân tại nước này bị phá hủy, một số đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo triển khai từ hầm phóng và các máy bay ném bom Tu-95MS được chuyển giao cho phía Nga.
Tiềm lực quân sự mạnh nhất ở Trung Á
Hiện nay, quân đội Kazakhstan được chia thành 4 quân khu bao gồm:
- Quân khu Astana (sở chỉ huy đặt tại thành phố Karaganda);
- Quân khu miền Đông (sở chỉ huy đặt tại thành phố Semipalatinsk);
- Quân khu miền Tây (sở chỉ huy đặt tại thành phố Atyrau);
- Quân khu miền Nam (sở chỉ huy đặt tại thành phố Taraz);
Xe tăng T-72 KAZ của Kazakhstan.
Lục quân Kazakhstan có 10 lữ đoàn cơ giới, 7 lữ đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn tên lửa, 2 lữ đoàn chống tăng, 3 tiểu đoàn kỹ thuật.
Vũ khí trang bị cho lục quân Kazakhstan phần lớn là các vũ khí của Liên Xô, Mỹ, Ukraine và trong nước sản xuất. Tình trạng kỹ thuật của các loại vũ khí này đều tốt.
Lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Kazakhstan là lực lượng lính dù, nhận mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy tối cao và được huy động để đối phó nhanh chóng với các tình huống khủng hoảng chính trị-quân sự.
Lực lượng lính dù của Kazakhstan có khoảng 6.000 binh sĩ (4 lữ đoàn tiến công đường không và 1 lữ đoàn gìn giữ hòa bình).
Máy bay Su-27 của Không quân Kazakstan.
Lực lượng phòng không Kazakhstan bao gồm lực lượng radar và các đơn vị phòng không, với khoảng 160 hệ thống tên lửa phòng không đa dạng, bao gồm: S-300, 2K12 Kub, 2K11 Krug, S-75, S-125.
Lực lượng không quân có:
- 2 trung đoàn không quân tiêm kích (với khoảng 100 máy bay, phần lớn trong số đó là loại máy bay MiG-29 và MiG-31);
- 1 trung đoàn không quân trinh sát (trang bị máy bay Su-24MR);
- 3 trung đoàn máy bay cường kích (bao gồm khoảng 50 máy bay Su-24, Su-25, Su-27);
- 3 trung đoàn trực thăng (bao gồm: 40 Mi-24, 70 Mi-8, Mi-171 cùng 6 trực thăng Bell-205 do Mỹ chế tạo).
Số giờ bay trung bình hàng năm của mỗi phi công đạt 100 giờ.
Tàu tuần tra đầu tiên do Kazakhstan tự đóng trong nước.
Quân đội Kazakhstan cũng có lực lượng hải quân (căn cứ chính đóng tại cảng Aktau).
Lực lượng này bao gồm: lính thủy đánh bộ, hạm đội biển Caspi, các binh chủng pháo bờ biển và không quân hải quân.
Hạm đội biển Caspi có khoảng 24 tàu chiến, bao gồm các loại tàu tự đóng trong nước cũng như tàu tuần tra cỡ nhỏ mua từ Mỹ, Ukraine, Hàn Quốc.
Một số lực lượng khác trực thuộc các lực lượng vũ trang Kazakstan bao gồm:
- Lực lượng vệ binh quốc gia, với quân số khoảng 2.500 người (chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống và Chính phủ);
- 20.000 lính thuộc Bộ Nội vụ;
- 9.000 lính thuộc Ủy ban An ninh biên giới quốc gia.
Trong thời chiến, quyền chỉ huy các lực lượng thuộc Ủy ban An ninh và Bộ Nội vụ sẽ được chuyển giao cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Kazakhstan.
Kazakhstan có các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của riêng mình. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính tập trung vào vào mảng sửa chữa vũ khí.
Kazakhstan hiện đang tích cực phát triển các hoạt động gìn giữ hòa bình, xem đó như là yếu tố quan trọng của sự ổn định và an ninh.
Từ năm 2001, các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Kazakhstan chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng tham mưu trưởng. Vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng chỉ còn là quản lý công tác xây dựng quân đội.
Học thuyết quân sự của Kazakhstan được thông qua vào năm 2001 chỉ mang tính chất phòng thủ.
Quân đội nước này tập trung đối phó các mối đe dọa từ trong nước, chủ nghĩa cực đoan, ly khai, buôn bán vũ khí.
Kazakhstan không có đối thủ quân sự trực tiếp trong khu vực, có chăng mối đe dọa tiềm năng là từ Uzbekistanm, đặc biệt là các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Hiện nay, Trung Quốc đang quan tâm đến tình hình kiểm soát kinh tế của Kazakhstan, do quốc gia này có dân cư thưa thớt nhưng sở hữu rất nhiều tài nguyên.
Do đó, chính sách đối ngoại hiện nay của Kazakhstan tập trung vào mối quan hệ với Nga. Kể từ năm 1992, Kazakhstan là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Từ năm 1994, Kazakhstan tham gia vào chương trình Đối tác vì hòa bình với khối NATO và tham gia các cuộc tập trận chung.
Từ năm 1995, Kazakhstan tham gia hệ thống phòng không liên hợp của các quốc gia thuộc CIS.
Từ năm 1998, Kazakhstan bắt đầu cuộc tập trận phòng không hàng năm có sự tham gia của các quốc gia như Kyrgyzstan, Belarus và Nga.
Mỹ đã cung cấp thiết bị quân sự cho Kazakhstan và tham gia huấn luyện cho quân đội nước này trong khuôn khổ hợp tác 5 năm giữa Bộ Quốc phòng Kazakhstan và Lầu Năm Góc.
Ngoài ra, Kazakhstan còn tích cực trao đổi quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Slovakia và Israel.
Chính sách quốc phòng của Kazakhstan giúp tạo ra một hệ thống an ninh linh hoạt.
Liên minh quân sự với Nga và là thành viên của CSTO giúp Kazakhstan được bảo vệ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc, Afghanistan và sự bất ổn định trong khu vực.
Kazakhstan nắm giữ thế chủ động trong mối quan hệ với Nga trong lĩnh vực an ninh.
Điều đó cho phép quốc gia này trở thành đối tác bình đẳng với Moscow và có quyền bác bỏ những đề xuất của Nga nếu không phù hợp với lợi ích của Kazakhstan.
*Thông tin về số lượng binh lính thuộc các lực lượng vũ trang Kazakhstan dựa trên những nguồn dữ liệu mở và sự phán đoán của các chuyên gia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Trong khối Liên Xô cũ, nước nào có sức mạnh quân sự chỉ sau Nga?
Theo Topwar, hiện nay, Kazakhstan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở khu vực Trung Á và chỉ đứng sau quân đội Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Sức mạnh quá khứ
Trang mạng Topwar (Nga) đăng bài viết cho hay:
Các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Kazakhstan được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Nursultan Nazarbayev vào ngày 07-05-1992, sau khi Liên Xô tan rã.
Hiện nay, Kazakhstan là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở khu vực Trung Á và chỉ đứng sau quân đội Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS).
Kazakhstan trước đây thuộc Liên bang Xô Viết nên từng có các binh chủng quân đội rất mạnh của Liên Xô đóng quân.
Trong đó có lực lượng tên lửa chiến lược (với 2 sư đoàn tên lửa triển khai dưới hầm phóng silo) và lực lượng không quân chiến lược (sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng số 79).
Ngoài ra, lãnh thổ Kazakhstan còn từng là nơi triển khai các cuộc thử nghiệm vũ trụ, hạt nhân, cùng nhiều loại vũ khí thông thường.
Khi đó, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, các kho chứa vũ khí ngầm nằm gần các thành phố Semipalatinsk (nay là Semey), Ust-Kamenogorsk và Karaganda sẽ chịu trách nhiệm cung ứng vũ khí, trang bị cho các đơn vị cơ giới, cũng như không quân.
Binh sĩ quân đội Kazakhstan.
Vào năm 1993, Kazakhstan tham gia Hiệp ước không phổ biến
Đến trước năm 1996, các kho vũ khí hạt nhân tại nước này bị phá hủy, một số đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo triển khai từ hầm phóng và các máy bay ném bom Tu-95MS được chuyển giao cho phía Nga.
Tiềm lực quân sự mạnh nhất ở Trung Á
Hiện nay, quân đội Kazakhstan được chia thành 4 quân khu bao gồm:
- Quân khu Astana (sở chỉ huy đặt tại thành phố Karaganda);
- Quân khu miền Đông (sở chỉ huy đặt tại thành phố Semipalatinsk);
- Quân khu miền Tây (sở chỉ huy đặt tại thành phố Atyrau);
- Quân khu miền Nam (sở chỉ huy đặt tại thành phố Taraz);
Xe tăng T-72 KAZ của Kazakhstan.
Lục quân Kazakhstan có 10 lữ đoàn cơ giới, 7 lữ đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn tên lửa, 2 lữ đoàn chống tăng, 3 tiểu đoàn kỹ thuật.
Vũ khí trang bị cho lục quân Kazakhstan phần lớn là các vũ khí của Liên Xô, Mỹ, Ukraine và trong nước sản xuất. Tình trạng kỹ thuật của các loại vũ khí này đều tốt.
Lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Kazakhstan là lực lượng lính dù, nhận mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy tối cao và được huy động để đối phó nhanh chóng với các tình huống khủng hoảng chính trị-quân sự.
Lực lượng lính dù của Kazakhstan có khoảng 6.000 binh sĩ (4 lữ đoàn tiến công đường không và 1 lữ đoàn gìn giữ hòa bình).
Máy bay Su-27 của Không quân Kazakstan.
Lực lượng phòng không Kazakhstan bao gồm lực lượng radar và các đơn vị phòng không, với khoảng 160 hệ thống tên lửa phòng không đa dạng, bao gồm: S-300, 2K12 Kub, 2K11 Krug, S-75, S-125.
Lực lượng không quân có:
- 2 trung đoàn không quân tiêm kích (với khoảng 100 máy bay, phần lớn trong số đó là loại máy bay MiG-29 và MiG-31);
- 1 trung đoàn không quân trinh sát (trang bị máy bay Su-24MR);
- 3 trung đoàn máy bay cường kích (bao gồm khoảng 50 máy bay Su-24, Su-25, Su-27);
- 3 trung đoàn trực thăng (bao gồm: 40 Mi-24, 70 Mi-8, Mi-171 cùng 6 trực thăng Bell-205 do Mỹ chế tạo).
Số giờ bay trung bình hàng năm của mỗi phi công đạt 100 giờ.
Tàu tuần tra đầu tiên do Kazakhstan tự đóng trong nước.
Quân đội Kazakhstan cũng có lực lượng hải quân (căn cứ chính đóng tại cảng Aktau).
Lực lượng này bao gồm: lính thủy đánh bộ, hạm đội biển Caspi, các binh chủng pháo bờ biển và không quân hải quân.
Hạm đội biển Caspi có khoảng 24 tàu chiến, bao gồm các loại tàu tự đóng trong nước cũng như tàu tuần tra cỡ nhỏ mua từ Mỹ, Ukraine, Hàn Quốc.
Một số lực lượng khác trực thuộc các lực lượng vũ trang Kazakstan bao gồm:
- Lực lượng vệ binh quốc gia, với quân số khoảng 2.500 người (chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống và Chính phủ);
- 20.000 lính thuộc Bộ Nội vụ;
- 9.000 lính thuộc Ủy ban An ninh biên giới quốc gia.
Trong thời chiến, quyền chỉ huy các lực lượng thuộc Ủy ban An ninh và Bộ Nội vụ sẽ được chuyển giao cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Kazakhstan.
Kazakhstan có các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của riêng mình. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính tập trung vào vào mảng sửa chữa vũ khí.
Kazakhstan hiện đang tích cực phát triển các hoạt động gìn giữ hòa bình, xem đó như là yếu tố quan trọng của sự ổn định và an ninh.
Từ năm 2001, các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Kazakhstan chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng tham mưu trưởng. Vai trò của Bộ trưởng Quốc phòng chỉ còn là quản lý công tác xây dựng quân đội.
Học thuyết quân sự của Kazakhstan được thông qua vào năm 2001 chỉ mang tính chất phòng thủ.
Quân đội nước này tập trung đối phó các mối đe dọa từ trong nước, chủ nghĩa cực đoan, ly khai, buôn bán vũ khí.
Kazakhstan không có đối thủ quân sự trực tiếp trong khu vực, có chăng mối đe dọa tiềm năng là từ Uzbekistanm, đặc biệt là các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Hiện nay, Trung Quốc đang quan tâm đến tình hình kiểm soát kinh tế của Kazakhstan, do quốc gia này có dân cư thưa thớt nhưng sở hữu rất nhiều tài nguyên.
Do đó, chính sách đối ngoại hiện nay của Kazakhstan tập trung vào mối quan hệ với Nga. Kể từ năm 1992, Kazakhstan là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Từ năm 1994, Kazakhstan tham gia vào chương trình Đối tác vì hòa bình với khối NATO và tham gia các cuộc tập trận chung.
Từ năm 1995, Kazakhstan tham gia hệ thống phòng không liên hợp của các quốc gia thuộc CIS.
Từ năm 1998, Kazakhstan bắt đầu cuộc tập trận phòng không hàng năm có sự tham gia của các quốc gia như Kyrgyzstan, Belarus và Nga.
Mỹ đã cung cấp thiết bị quân sự cho Kazakhstan và tham gia huấn luyện cho quân đội nước này trong khuôn khổ hợp tác 5 năm giữa Bộ Quốc phòng Kazakhstan và Lầu Năm Góc.
Ngoài ra, Kazakhstan còn tích cực trao đổi quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Slovakia và Israel.
Chính sách quốc phòng của Kazakhstan giúp tạo ra một hệ thống an ninh linh hoạt.
Liên minh quân sự với Nga và là thành viên của CSTO giúp Kazakhstan được bảo vệ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc, Afghanistan và sự bất ổn định trong khu vực.
Kazakhstan nắm giữ thế chủ động trong mối quan hệ với Nga trong lĩnh vực an ninh.
Điều đó cho phép quốc gia này trở thành đối tác bình đẳng với Moscow và có quyền bác bỏ những đề xuất của Nga nếu không phù hợp với lợi ích của Kazakhstan.
*Thông tin về số lượng binh lính thuộc các lực lượng vũ trang Kazakhstan dựa trên những nguồn dữ liệu mở và sự phán đoán của các chuyên gia.