Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc sắp triển khai hỏa tiễn trên 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa
Ông nói với các phóng viên, “Trung Quốc tiếp tục các xây dựng bình thường trên phần đất của mình, kể cả việc triển khai các cơ sở phòng thủ thích ứng với quyền hạn được luật pháp quốc tế cho phép.”
Hình chụp từ một máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ cho thấy những cơ sở Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo Vành Khăn. (Hình: US Navy) |
Trung Quốc gần hoàn thành hơn 20 cơ sở trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa
có thể bố trí những giàn hỏa tiễn địa đối không tầm xa, hãng tin
Reuters, dẫn nguồn tin từ hai giới chức tình báo Mỹ, cho biết.
Ðảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trên các bãi đá Subi, Mischief (Vành
Khăn) và Fierry Cross (Chữ Thập) hiện có các phi đạo đủ khả năng sử dụng
cho máy bay quân sự.
Ðây là một thử thách mới với chính quyền Donald Trump và chưa ai hiểu phản ứng của Mỹ sẽ ra sao.
Một phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài nói rằng Mỹ tiếp tục chủ trương “không
quân sự hóa Biển Ðông” và kêu gọi các bên có tranh chấp trong khu vực
hành động phù hợp với công pháp quốc tế.
Phát ngôn viên Canh Sảng (Geng Shuang) của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm
Thứ Tư tuyên bố đã biết tin này của Reuters, nhưng không nói Trung Quốc
có dự định triển khai các hỏa tiễn hay không.
Ông nói với các phóng viên, “Trung Quốc tiếp tục các xây dựng bình
thường trên phần đất của mình, kể cả việc triển khai các cơ sở phòng thủ
thích ứng với quyền hạn được luật pháp quốc tế cho phép.”
Ông Greg Polling, một chuyên gia về Biển Ðông của Trung Tâm Nghiên Cứu
Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington, DC, cho biết theo một báo cáo hồi
Tháng Mười Hai năm ngoái, Trung Quốc đưa vũ khí đến các đảo nhân tạo.
Theo ông, việc triển khai hỏa tiễn phòng không là nhằm tạo ra chiếc dù
phòng thủ trên vùng trời, nhưng ông không rõ bao giờ Trung Quốc sẽ thực
hiện việc ấy.
Hành động của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị hơn là một mối đe dọa quân sự cho Mỹ.
Ðiều trần trước Thượng Viện hồi Tháng Giêng, ông Rex Tillerson, lúc đó
là người được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ, cho là việc Trung Quốc xây dựng
các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đưa vũ khí tới “giống như Nga chiếm bán
đảo Crimea của Ukraine.”
Sau đó, ông dịu giọng hơn, nói rằng trong trường hợp xảy ra chuyện gì
bất ngờ, Mỹ và đồng minh “cần phải có đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc
dùng những nơi ấy tạo ra sự đe dọa.”
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc sắp triển khai hỏa tiễn trên 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa
Ông nói với các phóng viên, “Trung Quốc tiếp tục các xây dựng bình thường trên phần đất của mình, kể cả việc triển khai các cơ sở phòng thủ thích ứng với quyền hạn được luật pháp quốc tế cho phép.”
Hình chụp từ một máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ cho thấy những cơ sở Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo Vành Khăn. (Hình: US Navy) |
Trung Quốc gần hoàn thành hơn 20 cơ sở trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa
có thể bố trí những giàn hỏa tiễn địa đối không tầm xa, hãng tin
Reuters, dẫn nguồn tin từ hai giới chức tình báo Mỹ, cho biết.
Ðảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trên các bãi đá Subi, Mischief (Vành
Khăn) và Fierry Cross (Chữ Thập) hiện có các phi đạo đủ khả năng sử dụng
cho máy bay quân sự.
Ðây là một thử thách mới với chính quyền Donald Trump và chưa ai hiểu phản ứng của Mỹ sẽ ra sao.
Một phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài nói rằng Mỹ tiếp tục chủ trương “không
quân sự hóa Biển Ðông” và kêu gọi các bên có tranh chấp trong khu vực
hành động phù hợp với công pháp quốc tế.
Phát ngôn viên Canh Sảng (Geng Shuang) của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm
Thứ Tư tuyên bố đã biết tin này của Reuters, nhưng không nói Trung Quốc
có dự định triển khai các hỏa tiễn hay không.
Ông nói với các phóng viên, “Trung Quốc tiếp tục các xây dựng bình
thường trên phần đất của mình, kể cả việc triển khai các cơ sở phòng thủ
thích ứng với quyền hạn được luật pháp quốc tế cho phép.”
Ông Greg Polling, một chuyên gia về Biển Ðông của Trung Tâm Nghiên Cứu
Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington, DC, cho biết theo một báo cáo hồi
Tháng Mười Hai năm ngoái, Trung Quốc đưa vũ khí đến các đảo nhân tạo.
Theo ông, việc triển khai hỏa tiễn phòng không là nhằm tạo ra chiếc dù
phòng thủ trên vùng trời, nhưng ông không rõ bao giờ Trung Quốc sẽ thực
hiện việc ấy.
Hành động của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị hơn là một mối đe dọa quân sự cho Mỹ.
Ðiều trần trước Thượng Viện hồi Tháng Giêng, ông Rex Tillerson, lúc đó
là người được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ, cho là việc Trung Quốc xây dựng
các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đưa vũ khí tới “giống như Nga chiếm bán
đảo Crimea của Ukraine.”
Sau đó, ông dịu giọng hơn, nói rằng trong trường hợp xảy ra chuyện gì
bất ngờ, Mỹ và đồng minh “cần phải có đủ khả năng ngăn chặn Trung Quốc
dùng những nơi ấy tạo ra sự đe dọa.”
(Người Việt)