Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc xây đập đe dọa an ninh các quốc gia phía Nam Á

Nguồn nước đang là vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để khống chế châu Á. Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan…
Nguồn nước đang là vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để khống chế châu Á. Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan… là các nước đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước do số lượng lớn đập thuỷ điện mà nước này xây dựng.

Dòng sông Mekong đang chết dần vì các con đập xây dựng tràn lan của Trung Quốc. Theo các chuyên gia phân tích CIA, đến năm 2040, 47% dân số thế giới sẽ sống tại các khu vực thiếu nước, còn theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển LHQ thì thời điểm trên sẽ là năm 2030. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, các cơ quan chức năng Liên Hợp Quốc đã thống kê: “Đã có hơn 500 cuộc xung đột vì nguồn nước, trong đó 27 cuộc đã trở thành xung đột vũ trang“.

Trung Quốc đã xây năm đập lớn trên sông Mekong và tám con đập khác cũng đang được hoàn thành mà không cần tham khảo cũng như thông báo cho các nước ở hạ lưu.

Điều này theo các chuyên gia, có thể làm thay đổi hệ sinh thái ở hạ lưu, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Một số nước ở hạ lưu đã bắt đầu phải tính đến việc xây dựng các hồ chứa nhân tạo để trữ nước đề phòng trường hợp cần thiết, một công việc có chi phí ước tính có thể lên tới hàng tỷ USD. Các con sông và các con đập thủy điện vì thế đang trở thành biểu tượng quyền lực để Trung Quốc thị uy với các nước láng giềng.

Giáo sư lịch sử Charlton Lewis thuộc trường Brooklyn College, bình luận rằng, Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc “cách mạng” đập thủy điện với quy mô chưa từng có trong lịch sử loài người.

“Những con đập này đang được chào mời cho các dự án sản xuất điện khí thải thấp, nhưng thực tế nó đang tàn phá hệ thống sông trên toàn Trung Quốc và Đông Nam Á”, ông Charlton Lewis nhấn mạnh .



Hạn hán ngậm mặn do nước sông MeKong bị chặn ở đầu nguồn

Theo thống kê, kể từ những năm 1950, Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng 22.000 đập nước cao hơn 15m, chiếm khoảng một nửa tổng số con đập hiện nay của thế giới.

Từ năm 1997 chính phủ Trung Quốc đã giảm tần suất ký Công ước Liên Hợp Quốc về chia sẻ nguồn và tiếp tục xây dựng các con đập không tham vấn các nước láng giềng ở hạ lưu.

Trên sông Mekong, đập thủy điện của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến nông nghiệp và thủy sản. Tại Lào và Thái Lan, các vụ mùa hầu như không còn được tiếp cận với nguồn phù sa của sông Mekong do các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn ngăn lại. Tại Myanmar và Thái Lan, các nhóm môi trường đã lên tiếng về các mối đe dọa đến động vật hoang dã và các quần thể từ các đập của Trung Quốc mang lại.

Fan Xiao, một nhà địa chất ở Trung Quốc cho rằng: “Các con đập của Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong là nỗi đau vĩnh viễn, là thảm hoạ đối với thế hệ tương lai”.

Không chỉ có ở sông Mekong, Trung Quốc còn dùng nguồn nước đe doạ đến kế sinh nhai của người dân Ấn Độ và Bangladesh khi xây dựng đập chắn trên dòng sông Brahmaputra – một trong những con sông lớn nhất châu Á chảy qua Ấn Độ và Bangladesh.


Trung Quốc xây đập trên sông Brahmaputra.

Đập thuỷ điện đầu tiên Trung Quốc xây dựng ở sông Brahmaputra là Zangmu, tiếp đến là Dagu, Jiacha và Jiexu. Theo thiết kế, nhà máy thủy điện Zangmu có 6 tổ máy phát điện với tổng công suất 540MW, sản xuất ra lượng điện bình quân khoảng 2.5 tỷ kWh điện mỗi năm.

Các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra sẽ tác động nghiêm trọng tới nguồn nước, giao thông cũng như cuộc sống và di sản của người dân vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Trong đó, các dự án thủy điện của Trung Quốc khi hoàn thành sẽ khiến Ấn Độ mất 64% lượng nước từ sông Brahmaputra trong mùa mưa và 85% lượng nước trong khoảng thời gian còn lại, đồng thời có thể bị lũ lụt nghiêm trọng nếu các đập thủy điện ở thượng nguồn xả nước tùy tiện vào mùa lũ.

Trong bối cảnh đó, để đối phó với những tác hại từ đập của Trung Quốc, Ấn Độ cũng phải xây các đập chắc trên sông Hằng để tích nước. Tuy nhiên, từ đây là nảy sinh ra những xung đột mới liên quan đến Bangladesh, xoáy sâu thêm vào những bất ổn ở khu vực Nam Á.

Bangladesh là đất nước nơi cả sông Hằng của Ấn Độ lẫn sông Brahmaputra chảy ra biển. Việc Ấn Độ xây đập chắn trên sông Hằng đã làm giảm lượng nước chảy vào Bangladesh khiến cho diện tích đất bị ngập mặn tăng lên chóng mặt, khiến cho hàng triệu người nước này phải di cư và chủ yếu là đến miền Đông Bắc Ấn Độ gây ra những xung đột sắc tộc nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc xây thêm đập chắn trên sông Brahmaputra có thể khiến nền nông nghiệp và kinh tế của Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể kích hoạt một cuộc chiến giữa các nước ở Nam Á.

Theo bình luận của báo The Diplomat, Trung Quốc vì thế đang có dấu hiệu dần trở thành một nước đang gieo rắc nguy cơ chiến tranh trong khu vực bằng việc sử dụng nguồn nước như một thứ vũ khí lợi hại.
Theo Báo mới
http://tinhhoa.net/trung-quoc-xay-dap-de-doa-an-ninh-cac-quoc-gia-phia-nam-a.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc xây đập đe dọa an ninh các quốc gia phía Nam Á

Nguồn nước đang là vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để khống chế châu Á. Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan…
Nguồn nước đang là vũ khí mà Trung Quốc sử dụng để khống chế châu Á. Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan… là các nước đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước do số lượng lớn đập thuỷ điện mà nước này xây dựng.

Dòng sông Mekong đang chết dần vì các con đập xây dựng tràn lan của Trung Quốc. Theo các chuyên gia phân tích CIA, đến năm 2040, 47% dân số thế giới sẽ sống tại các khu vực thiếu nước, còn theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển LHQ thì thời điểm trên sẽ là năm 2030. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, các cơ quan chức năng Liên Hợp Quốc đã thống kê: “Đã có hơn 500 cuộc xung đột vì nguồn nước, trong đó 27 cuộc đã trở thành xung đột vũ trang“.

Trung Quốc đã xây năm đập lớn trên sông Mekong và tám con đập khác cũng đang được hoàn thành mà không cần tham khảo cũng như thông báo cho các nước ở hạ lưu.

Điều này theo các chuyên gia, có thể làm thay đổi hệ sinh thái ở hạ lưu, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Một số nước ở hạ lưu đã bắt đầu phải tính đến việc xây dựng các hồ chứa nhân tạo để trữ nước đề phòng trường hợp cần thiết, một công việc có chi phí ước tính có thể lên tới hàng tỷ USD. Các con sông và các con đập thủy điện vì thế đang trở thành biểu tượng quyền lực để Trung Quốc thị uy với các nước láng giềng.

Giáo sư lịch sử Charlton Lewis thuộc trường Brooklyn College, bình luận rằng, Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc “cách mạng” đập thủy điện với quy mô chưa từng có trong lịch sử loài người.

“Những con đập này đang được chào mời cho các dự án sản xuất điện khí thải thấp, nhưng thực tế nó đang tàn phá hệ thống sông trên toàn Trung Quốc và Đông Nam Á”, ông Charlton Lewis nhấn mạnh .



Hạn hán ngậm mặn do nước sông MeKong bị chặn ở đầu nguồn

Theo thống kê, kể từ những năm 1950, Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng 22.000 đập nước cao hơn 15m, chiếm khoảng một nửa tổng số con đập hiện nay của thế giới.

Từ năm 1997 chính phủ Trung Quốc đã giảm tần suất ký Công ước Liên Hợp Quốc về chia sẻ nguồn và tiếp tục xây dựng các con đập không tham vấn các nước láng giềng ở hạ lưu.

Trên sông Mekong, đập thủy điện của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến nông nghiệp và thủy sản. Tại Lào và Thái Lan, các vụ mùa hầu như không còn được tiếp cận với nguồn phù sa của sông Mekong do các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn ngăn lại. Tại Myanmar và Thái Lan, các nhóm môi trường đã lên tiếng về các mối đe dọa đến động vật hoang dã và các quần thể từ các đập của Trung Quốc mang lại.

Fan Xiao, một nhà địa chất ở Trung Quốc cho rằng: “Các con đập của Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong là nỗi đau vĩnh viễn, là thảm hoạ đối với thế hệ tương lai”.

Không chỉ có ở sông Mekong, Trung Quốc còn dùng nguồn nước đe doạ đến kế sinh nhai của người dân Ấn Độ và Bangladesh khi xây dựng đập chắn trên dòng sông Brahmaputra – một trong những con sông lớn nhất châu Á chảy qua Ấn Độ và Bangladesh.


Trung Quốc xây đập trên sông Brahmaputra.

Đập thuỷ điện đầu tiên Trung Quốc xây dựng ở sông Brahmaputra là Zangmu, tiếp đến là Dagu, Jiacha và Jiexu. Theo thiết kế, nhà máy thủy điện Zangmu có 6 tổ máy phát điện với tổng công suất 540MW, sản xuất ra lượng điện bình quân khoảng 2.5 tỷ kWh điện mỗi năm.

Các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra sẽ tác động nghiêm trọng tới nguồn nước, giao thông cũng như cuộc sống và di sản của người dân vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Trong đó, các dự án thủy điện của Trung Quốc khi hoàn thành sẽ khiến Ấn Độ mất 64% lượng nước từ sông Brahmaputra trong mùa mưa và 85% lượng nước trong khoảng thời gian còn lại, đồng thời có thể bị lũ lụt nghiêm trọng nếu các đập thủy điện ở thượng nguồn xả nước tùy tiện vào mùa lũ.

Trong bối cảnh đó, để đối phó với những tác hại từ đập của Trung Quốc, Ấn Độ cũng phải xây các đập chắc trên sông Hằng để tích nước. Tuy nhiên, từ đây là nảy sinh ra những xung đột mới liên quan đến Bangladesh, xoáy sâu thêm vào những bất ổn ở khu vực Nam Á.

Bangladesh là đất nước nơi cả sông Hằng của Ấn Độ lẫn sông Brahmaputra chảy ra biển. Việc Ấn Độ xây đập chắn trên sông Hằng đã làm giảm lượng nước chảy vào Bangladesh khiến cho diện tích đất bị ngập mặn tăng lên chóng mặt, khiến cho hàng triệu người nước này phải di cư và chủ yếu là đến miền Đông Bắc Ấn Độ gây ra những xung đột sắc tộc nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc xây thêm đập chắn trên sông Brahmaputra có thể khiến nền nông nghiệp và kinh tế của Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có thể kích hoạt một cuộc chiến giữa các nước ở Nam Á.

Theo bình luận của báo The Diplomat, Trung Quốc vì thế đang có dấu hiệu dần trở thành một nước đang gieo rắc nguy cơ chiến tranh trong khu vực bằng việc sử dụng nguồn nước như một thứ vũ khí lợi hại.
Theo Báo mới
http://tinhhoa.net/trung-quoc-xay-dap-de-doa-an-ninh-cac-quoc-gia-phia-nam-a.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm