Di Sản Hồ Chí Minh
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh & QĐ 3 ở Bình Long
Trong loạt bài viết về trận chiến Bình Long vào mùa Hè 1972, VB đã lược trình về các trận tấn công của CSBV vào thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long. Trong 6 tuần lễ kịch chiến với 3 sư đoàn chủ lực CSBV, các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Liên đoàn 3 Biệt động quân, Pháo binh, Địa phương quân, Cảnh sát Quốc gia... đã nỗ lực chận đứng các đợt tấn công cường tập của đối phương, giữ vững được An Lộc. Cùng lúc với các cuộc tấn công biển người vào thị xã tỉnh lỵ Bình Long, Cộng quân đã tung quân đánh chiếm một số vị trí trên Quốc lộ 13, tổ chức các cụm điểm chốt chận để bao vây An Lộc từ xa.
Để giải tỏa hoàn toàn áp lực Cộng quân tại An Lộc, cần phải “dọn sạch” các cụm điểm kháng cự trên trục lộ huyết mạch từ Chơn Thành về An Lộc: Đó cũng là bài toán chiến lược và chiến thuật đặt ra cho trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. Trung tướng Minh nhận chức tư lệnh Quân đoàn 3 vào tháng 2/1971 khi còn mang cấp thiếu tướng, ông được Tổng thống VNCH cử thay thế trung tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng trên chiến trường Cam Bốt. Trước đó, từ tháng 2/năm 1965 đến tháng 2/1971, ông đã lần lượt giữ các chức vụ sau đây: tham mưu trưởng Quân đoàn 4 với cấp bậc đại tá; tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh từ giữa năm 1965 đến tháng 6/1968 qua các cấp bậc: đại tá, chuẩn tướng, thiếu tướng; tư lệnh Biệt khu Thủ Đô (từ tháng 6/1968 đến tháng 2/1971).
Trở lại với tình hình chiến trường Bình Long, vào hai ngày đầu của tháng 4/1972, khi Cộng quân tấn công cường tập căn cứ hỏa lực Lạc Long gần biên giới Căm Bốt, cách thị xã Tây Ninh 35 km về hướng Tây Bắc do 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 49/Sư đoàn 25 Bộ binh phòng ngự, trung tướng Nguyễn Văn Minh đã có nhận định tiên khởi là Cộng quân chọn Tây Ninh làm mục tiêu chính để mở cuộc tấn công quy mô trên lãnh thổ Quân khu 3. Sự thất thủ nhanh chóng của căn cứ Lạc Long đã buộc bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 cho triệt thoái tất cả các tiền đồn biên phòng dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt để lập tuyến phòng thủ chiều sâu trong nội địa của Quân khu 3 (Miền Đông Nam phần). Nỗ lực của Quân đoàn 3 trong những ngày đầu tháng 4/1972 đã tập trung cho Tây Ninh. Chỉ sau khi trận tấn công của Cộng quân vào Lộc Ninh khởi động vào ngày 4 tháng 4/1972, trung tướng Nguyễn Văn Minh mới tin chắc rằng An Lộc là mục tiêu trọng điểm của cuộc tấn công Hè 72 của Cộng quân vào miền Đông.
Sau đây là diễn tiến cuộc hành quân tiếp ứng chiến trường An Lộc, phần này được biên soạn dựa theo các bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số cựu sĩ quan cao cấp viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trần Phan Anh, và tài liệu riêng của VB.
* Trung tướng Nguyễn Văn Minh và cuộc hành quân tiếp ứng An Lộc.
Ngày 15 tháng 4/1972, trong khi lực lượng trú phòng An Lộc đang nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công của Cộng quân ở trung tâm và vòng đai tỉnh lỵ, thì tại Lai Khê, bản doanh của bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 3, trung tướng Nguyễn Văn Minh đã cho thành lập lực lượng đặc nhiệm gồm 20 ngàn quân sĩ thuộc các đơn vị sau đây:lực lượng Sư đoàn 21 Bộ binh (BB) từ Quân đoàn 4 lên tăng viện cho Quân đoàn 3, Liên đoàn 5 Biệt động quân, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, (Gần 1 tháng sau có thêm Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 Nhảy Dù và Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù vừa được tái tổ chức). Sư đoàn 21 Bộ binh do thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Sư đoàn, chỉ huy. Sư đoàn này đã từ miền Tây Nam phần đến Lai Khê vào ngày 12 tháng 4/1974. Để điều động các cánh quân, tướng Nghi đã cho thiết lập bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 21 BB kế cận bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3.
Theo kế hoạch, nhiệm vụ trước mắt của Sư đoàn 21 BB là bảo vệ trục lộ giao thông từ Lai Khê đến Chơn Thành, một quận lỵ cách An Lộc 30 km về hướng Nam. Trong cuộc chuyển quân từ Hậu Giang lên miền Đông, binh đoàn tiền phương của Sư đoàn 21 BB là Trung đoàn 32, và các thành phần Công binh, Truyền tin đã được vận chuyển bằng quân xa đến Chơn Thành một ngày trước. Ngày 22 tháng 4/1972, Cộng quân đã điều động trung đoàn 101 tràn chiếm tổ chức chốt chận một đoạn đường trên Quốc lộ 13 cách Lai Khê khoảng 15 km về phía Bắc. Khi thành phần tiền phương của Sư đoàn 21 BB tiến về hướng Bắc để đến Chơn Thành, lực lượng này đã bị các chốt cố thủ của Cộng quân chận đánh. Trận chiến trên đoạn đường máu đến Chơn Thành đã diễn ra quyết liệt. Từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 4/1972, các đơn vị của Sư đoàn 21 BB đã kịch chiến với Cộng quân trong thế trận “gọng kềm” bằng hai mũi tấn công chính để giải tỏa áp lực địch.
* Những trận đánh đẫm máu trên Quốc lộ 13 giữa Sư đoàn 21 BB và CSBV
Theo kế hoạch điều quân của tư lệnh Quân đoàn 3, bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB đã tung Trung đoàn 32 trực thăng vận xuống hướng Bắc để từ đó tiến ngược về hướng Nam tấn công Cộng quân, cùng lúc đó, Trung đoàn 33 từ hướng Nam tiến về hướng Bắc để “kẹp” đối phương. Với thế trận và tinh thần tử chiến của binh sĩ 2 trung đoàn Bộ binh nói trên, trung đoàn 101 CSBV đã bị thiệt hại nặng, ngày 21/4/1972, 2/3 lực lượng của trung đoàn này buộc phải rút về hướng Tây, chỉ để lại 1 tiểu đoàn tổ chức cụm chốt kháng cự bọc hậu. Hai ngày sau đó, lực lượng Sư đoàn 21 BB tung đợt tổng tấn công, buộc tiểu đoàn Cộng quân còn lại phải rút khỏi các cụm chốt cố thủ.
Ngày 29 tháng 4/1972, sau khi đã dọn sạch các cụm chốt Cộng quân, lực lượng Bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh khởi động cuộc hành quân tiếp ứng để giải tỏa áp lực của Cộng quân ở vòng đai An Lộc. Trung đoàn 31 được trực thăng vận xuống khu vực cách Chơn Thành 6 km về hướng Bắc. Tại đây, trung đoàn này đã gặp sự chống trả mạnh của trung đoàn 165/Công trường 7 CSBV. Trong nỗ lực giải tỏa áp lực đối phương, Trung đoàn 31 đã tung nhiều cuộc tấn công để đẩy địch ra khỏi trận địa, giao tranh đẫm máu đã diễn ra suốt hai tuần lễ. Tại nhiều vị trí, địch quân và chiến binh VNCH chỉ cách nhau không quá 10 mét. Trong thời gian trận chiến diễn ra, các đơn vị của trung đoàn 165 Cộng quân vừa phải chống trả các đợt tấn công bộ chiến của Trung đoàn 31, vừa phải hứng chịu các trận oanh kích của Không quân Việt-Mỹ và các đợt dội bom của phi cơ chiến lược B 52. Đến thượng tuần tháng 5/1972, trung đoàn CSBV này được tăng cường thêm trung đoàn 209 thuộc Công trường 7 CSBV. Ngày 13 tháng 5/1972, Trung đoàn 31 tung đợt tấn công quyết định, tràn chiếm các vị trí phòng ngự của Cộng quân, nới rộng chiều dài giải tỏa đến 8 km về hướng Bắc Chơn Thành.
Sau khi đã mở rộng vùng hoạt động, Sư đoàn 21 Bộ binh tái phối trí lực lượng và tổ chức các mũi tiến quân về hướng Bắc. Trung đoàn 32 được lệnh tiến xa thêm 5km lên Suối Tàu Ô. Tại khu vực này, trận chiến trở nên cam go hơn với những trận đánh đẫm máu giữa trung đoàn 209 thuộc Công trường 7 CSBV và Trung đoàn 32 Sư đoàn 21 BB. Quanh trận địa này, Cộng quân đã tổ chức các cụm chốt liên hoàn kiên cố, phòng thủ chiều sâu để chận bước tiến quân của lực lượng Sư đoàn 21 BB. Theo ghi nhận của các phân tích gia chiến trường, chưa có nơi nào trên miền Nam mà Cộng quân đã tạo được thế trận chốt chận vững chắc để cố thủ như tại Suối Tàu Ô. Các điểm chốt thường là hầm đào sâu dưới đất theo lối hầm ếch, thiết trí theo hình hình móng ngựa với nhiều lối liên thông, và do từng tổ phụ trách. Cứ ba đến bốn chốt tạo thành một cụm chốt gọi là Kiềng để tạo sự hỗ tương tác chiến và bảo vệ lẫn nhau. Toàn hệ thống chốt chận này được phối trí dọc theo đường và dưới đường hỏa xa, song song với Quốc lộ 13. Về lực lượng án ngữ, các trung đội phụ trách cụm chốt tiền tiêu được luân phiên thay đổi theo chu kỳ ba ngày một lần, do đó các toán quân có một thời gian nghỉ ngơi sau khi hết phiên trực chiến ở các cụm chốt.
Bộ chỉ huy của trung đoàn 209 CSBV đặt trong vùng đầm lầy của Suối Tàu Ô. Toàn bộ hệ thống cụm tuyến chốt chận được nối liền với một đồn điền cao su về hướng Tây theo một đường mương thoát nước dùng làm trục giao liên. Về vũ khí, các binh lính Cộng quân tại các chốt chận được trang bị B40, B41 (còn gọi là hỏa tiển cá nhân), được yểm trợ bởi các khẩu đội pháo 82 ly cận phòng. Với sự bố phòng kiên cố, Cộng quân đã chận đứng các cuộc tiến quân và đột kích của lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh trong suốt 38 ngày liên tục. Trong suốt thời gian này, mặc dù được sự yểm trợ mạnh mẽ của các phi tuần B52 và các phi đội oanh tạc cơ, Pháo binh, nhưng do hỏa lực kháng cự của đối phương quá mạnh, nên các đơn vị của Trung đoàn 32 không “dọn sạch” được hết các cụm chốt chận. Cuộc tiến quân của trung đoàn này đã phải bị ngưng trệ theo dự liệu cho đến ngày trung đoàn 209 CSBV rút khỏi cụm tuyến Suối Tàu Ô để tăng viện cho lực lượng Cộng quân tại An Lộc.
Mặc dù bị tổn thất trong nhiệm vụ “triệt chốt” tại khu vực Suối Tàu Ô, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 BB đã thành công khi cầm chân tối thiểu 2 trung đoàn CSBV, buộc các đơn vị Cộng quân này đã phải rút về thế thụ động phòng ngự, không tăng viện được cho các cánh quân đang tấn công An Lộc. Nhờ thế, áp lực của Cộng quân tại An Lộc đã bị giảm thiểu do lực lượng ngoại vi bị Sư đoàn 21 BB khống chế. Trong cuộc hành quân tiếp ứng cho chiến trường An Lộc, để tăng cường hỏa lực yểm trợ cho các cánh quân tại Suối Tàu Ô và quân trú phòng tại An Lộc, trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3, đã cho thành lập khẩn cấp cứ điểm yểm trợ hỏa lực Pháo binh tại Tân Khai trên Quốc lộ 13, cách An Lộc 10 km về phía Nam, cách Suối Tàu Ô 4km về hướng Bắc. Từ căn cứ này, các pháo đội Pháo binh đã kịp thời tác xạ tập trung yểm trợ các cuộc phản công của lực lượng VNCH, cũng như kiềm chế trận địa pháo của đối phương.
Việt Báo
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh & QĐ 3 ở Bình Long
Trong loạt bài viết về trận chiến Bình Long vào mùa Hè 1972, VB đã lược trình về các trận tấn công của CSBV vào thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long. Trong 6 tuần lễ kịch chiến với 3 sư đoàn chủ lực CSBV, các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, Liên đoàn 3 Biệt động quân, Pháo binh, Địa phương quân, Cảnh sát Quốc gia... đã nỗ lực chận đứng các đợt tấn công cường tập của đối phương, giữ vững được An Lộc. Cùng lúc với các cuộc tấn công biển người vào thị xã tỉnh lỵ Bình Long, Cộng quân đã tung quân đánh chiếm một số vị trí trên Quốc lộ 13, tổ chức các cụm điểm chốt chận để bao vây An Lộc từ xa.
Để giải tỏa hoàn toàn áp lực Cộng quân tại An Lộc, cần phải “dọn sạch” các cụm điểm kháng cự trên trục lộ huyết mạch từ Chơn Thành về An Lộc: Đó cũng là bài toán chiến lược và chiến thuật đặt ra cho trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. Trung tướng Minh nhận chức tư lệnh Quân đoàn 3 vào tháng 2/1971 khi còn mang cấp thiếu tướng, ông được Tổng thống VNCH cử thay thế trung tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng trên chiến trường Cam Bốt. Trước đó, từ tháng 2/năm 1965 đến tháng 2/1971, ông đã lần lượt giữ các chức vụ sau đây: tham mưu trưởng Quân đoàn 4 với cấp bậc đại tá; tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh từ giữa năm 1965 đến tháng 6/1968 qua các cấp bậc: đại tá, chuẩn tướng, thiếu tướng; tư lệnh Biệt khu Thủ Đô (từ tháng 6/1968 đến tháng 2/1971).
Trở lại với tình hình chiến trường Bình Long, vào hai ngày đầu của tháng 4/1972, khi Cộng quân tấn công cường tập căn cứ hỏa lực Lạc Long gần biên giới Căm Bốt, cách thị xã Tây Ninh 35 km về hướng Tây Bắc do 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 49/Sư đoàn 25 Bộ binh phòng ngự, trung tướng Nguyễn Văn Minh đã có nhận định tiên khởi là Cộng quân chọn Tây Ninh làm mục tiêu chính để mở cuộc tấn công quy mô trên lãnh thổ Quân khu 3. Sự thất thủ nhanh chóng của căn cứ Lạc Long đã buộc bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 cho triệt thoái tất cả các tiền đồn biên phòng dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt để lập tuyến phòng thủ chiều sâu trong nội địa của Quân khu 3 (Miền Đông Nam phần). Nỗ lực của Quân đoàn 3 trong những ngày đầu tháng 4/1972 đã tập trung cho Tây Ninh. Chỉ sau khi trận tấn công của Cộng quân vào Lộc Ninh khởi động vào ngày 4 tháng 4/1972, trung tướng Nguyễn Văn Minh mới tin chắc rằng An Lộc là mục tiêu trọng điểm của cuộc tấn công Hè 72 của Cộng quân vào miền Đông.
Sau đây là diễn tiến cuộc hành quân tiếp ứng chiến trường An Lộc, phần này được biên soạn dựa theo các bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số cựu sĩ quan cao cấp viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trần Phan Anh, và tài liệu riêng của VB.
* Trung tướng Nguyễn Văn Minh và cuộc hành quân tiếp ứng An Lộc.
Ngày 15 tháng 4/1972, trong khi lực lượng trú phòng An Lộc đang nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công của Cộng quân ở trung tâm và vòng đai tỉnh lỵ, thì tại Lai Khê, bản doanh của bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 3, trung tướng Nguyễn Văn Minh đã cho thành lập lực lượng đặc nhiệm gồm 20 ngàn quân sĩ thuộc các đơn vị sau đây:lực lượng Sư đoàn 21 Bộ binh (BB) từ Quân đoàn 4 lên tăng viện cho Quân đoàn 3, Liên đoàn 5 Biệt động quân, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, (Gần 1 tháng sau có thêm Trung đoàn 15/Sư đoàn 9 Nhảy Dù và Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù vừa được tái tổ chức). Sư đoàn 21 Bộ binh do thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Sư đoàn, chỉ huy. Sư đoàn này đã từ miền Tây Nam phần đến Lai Khê vào ngày 12 tháng 4/1974. Để điều động các cánh quân, tướng Nghi đã cho thiết lập bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 21 BB kế cận bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3.
Theo kế hoạch, nhiệm vụ trước mắt của Sư đoàn 21 BB là bảo vệ trục lộ giao thông từ Lai Khê đến Chơn Thành, một quận lỵ cách An Lộc 30 km về hướng Nam. Trong cuộc chuyển quân từ Hậu Giang lên miền Đông, binh đoàn tiền phương của Sư đoàn 21 BB là Trung đoàn 32, và các thành phần Công binh, Truyền tin đã được vận chuyển bằng quân xa đến Chơn Thành một ngày trước. Ngày 22 tháng 4/1972, Cộng quân đã điều động trung đoàn 101 tràn chiếm tổ chức chốt chận một đoạn đường trên Quốc lộ 13 cách Lai Khê khoảng 15 km về phía Bắc. Khi thành phần tiền phương của Sư đoàn 21 BB tiến về hướng Bắc để đến Chơn Thành, lực lượng này đã bị các chốt cố thủ của Cộng quân chận đánh. Trận chiến trên đoạn đường máu đến Chơn Thành đã diễn ra quyết liệt. Từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 4/1972, các đơn vị của Sư đoàn 21 BB đã kịch chiến với Cộng quân trong thế trận “gọng kềm” bằng hai mũi tấn công chính để giải tỏa áp lực địch.
* Những trận đánh đẫm máu trên Quốc lộ 13 giữa Sư đoàn 21 BB và CSBV
Theo kế hoạch điều quân của tư lệnh Quân đoàn 3, bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB đã tung Trung đoàn 32 trực thăng vận xuống hướng Bắc để từ đó tiến ngược về hướng Nam tấn công Cộng quân, cùng lúc đó, Trung đoàn 33 từ hướng Nam tiến về hướng Bắc để “kẹp” đối phương. Với thế trận và tinh thần tử chiến của binh sĩ 2 trung đoàn Bộ binh nói trên, trung đoàn 101 CSBV đã bị thiệt hại nặng, ngày 21/4/1972, 2/3 lực lượng của trung đoàn này buộc phải rút về hướng Tây, chỉ để lại 1 tiểu đoàn tổ chức cụm chốt kháng cự bọc hậu. Hai ngày sau đó, lực lượng Sư đoàn 21 BB tung đợt tổng tấn công, buộc tiểu đoàn Cộng quân còn lại phải rút khỏi các cụm chốt cố thủ.
Ngày 29 tháng 4/1972, sau khi đã dọn sạch các cụm chốt Cộng quân, lực lượng Bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh khởi động cuộc hành quân tiếp ứng để giải tỏa áp lực của Cộng quân ở vòng đai An Lộc. Trung đoàn 31 được trực thăng vận xuống khu vực cách Chơn Thành 6 km về hướng Bắc. Tại đây, trung đoàn này đã gặp sự chống trả mạnh của trung đoàn 165/Công trường 7 CSBV. Trong nỗ lực giải tỏa áp lực đối phương, Trung đoàn 31 đã tung nhiều cuộc tấn công để đẩy địch ra khỏi trận địa, giao tranh đẫm máu đã diễn ra suốt hai tuần lễ. Tại nhiều vị trí, địch quân và chiến binh VNCH chỉ cách nhau không quá 10 mét. Trong thời gian trận chiến diễn ra, các đơn vị của trung đoàn 165 Cộng quân vừa phải chống trả các đợt tấn công bộ chiến của Trung đoàn 31, vừa phải hứng chịu các trận oanh kích của Không quân Việt-Mỹ và các đợt dội bom của phi cơ chiến lược B 52. Đến thượng tuần tháng 5/1972, trung đoàn CSBV này được tăng cường thêm trung đoàn 209 thuộc Công trường 7 CSBV. Ngày 13 tháng 5/1972, Trung đoàn 31 tung đợt tấn công quyết định, tràn chiếm các vị trí phòng ngự của Cộng quân, nới rộng chiều dài giải tỏa đến 8 km về hướng Bắc Chơn Thành.
Sau khi đã mở rộng vùng hoạt động, Sư đoàn 21 Bộ binh tái phối trí lực lượng và tổ chức các mũi tiến quân về hướng Bắc. Trung đoàn 32 được lệnh tiến xa thêm 5km lên Suối Tàu Ô. Tại khu vực này, trận chiến trở nên cam go hơn với những trận đánh đẫm máu giữa trung đoàn 209 thuộc Công trường 7 CSBV và Trung đoàn 32 Sư đoàn 21 BB. Quanh trận địa này, Cộng quân đã tổ chức các cụm chốt liên hoàn kiên cố, phòng thủ chiều sâu để chận bước tiến quân của lực lượng Sư đoàn 21 BB. Theo ghi nhận của các phân tích gia chiến trường, chưa có nơi nào trên miền Nam mà Cộng quân đã tạo được thế trận chốt chận vững chắc để cố thủ như tại Suối Tàu Ô. Các điểm chốt thường là hầm đào sâu dưới đất theo lối hầm ếch, thiết trí theo hình hình móng ngựa với nhiều lối liên thông, và do từng tổ phụ trách. Cứ ba đến bốn chốt tạo thành một cụm chốt gọi là Kiềng để tạo sự hỗ tương tác chiến và bảo vệ lẫn nhau. Toàn hệ thống chốt chận này được phối trí dọc theo đường và dưới đường hỏa xa, song song với Quốc lộ 13. Về lực lượng án ngữ, các trung đội phụ trách cụm chốt tiền tiêu được luân phiên thay đổi theo chu kỳ ba ngày một lần, do đó các toán quân có một thời gian nghỉ ngơi sau khi hết phiên trực chiến ở các cụm chốt.
Bộ chỉ huy của trung đoàn 209 CSBV đặt trong vùng đầm lầy của Suối Tàu Ô. Toàn bộ hệ thống cụm tuyến chốt chận được nối liền với một đồn điền cao su về hướng Tây theo một đường mương thoát nước dùng làm trục giao liên. Về vũ khí, các binh lính Cộng quân tại các chốt chận được trang bị B40, B41 (còn gọi là hỏa tiển cá nhân), được yểm trợ bởi các khẩu đội pháo 82 ly cận phòng. Với sự bố phòng kiên cố, Cộng quân đã chận đứng các cuộc tiến quân và đột kích của lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh trong suốt 38 ngày liên tục. Trong suốt thời gian này, mặc dù được sự yểm trợ mạnh mẽ của các phi tuần B52 và các phi đội oanh tạc cơ, Pháo binh, nhưng do hỏa lực kháng cự của đối phương quá mạnh, nên các đơn vị của Trung đoàn 32 không “dọn sạch” được hết các cụm chốt chận. Cuộc tiến quân của trung đoàn này đã phải bị ngưng trệ theo dự liệu cho đến ngày trung đoàn 209 CSBV rút khỏi cụm tuyến Suối Tàu Ô để tăng viện cho lực lượng Cộng quân tại An Lộc.
Mặc dù bị tổn thất trong nhiệm vụ “triệt chốt” tại khu vực Suối Tàu Ô, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 BB đã thành công khi cầm chân tối thiểu 2 trung đoàn CSBV, buộc các đơn vị Cộng quân này đã phải rút về thế thụ động phòng ngự, không tăng viện được cho các cánh quân đang tấn công An Lộc. Nhờ thế, áp lực của Cộng quân tại An Lộc đã bị giảm thiểu do lực lượng ngoại vi bị Sư đoàn 21 BB khống chế. Trong cuộc hành quân tiếp ứng cho chiến trường An Lộc, để tăng cường hỏa lực yểm trợ cho các cánh quân tại Suối Tàu Ô và quân trú phòng tại An Lộc, trung tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân đoàn 3, đã cho thành lập khẩn cấp cứ điểm yểm trợ hỏa lực Pháo binh tại Tân Khai trên Quốc lộ 13, cách An Lộc 10 km về phía Nam, cách Suối Tàu Ô 4km về hướng Bắc. Từ căn cứ này, các pháo đội Pháo binh đã kịp thời tác xạ tập trung yểm trợ các cuộc phản công của lực lượng VNCH, cũng như kiềm chế trận địa pháo của đối phương.
Việt Báo
Tân Sơn Hòa chuyển