Truyện Ngắn & Phóng Sự

Trường xưa (Phần 1, 2 ) Truyện ngắn của LẠI VĂN LONG

Ngôi trường thơ mộng giữa thị xã Đà Lạt mát lạnh cây xanh và rực rỡ sắc hoa. Những con phố Đà Lạt sang trọng, êm đềm, chiều chiều thơ thẩn bước chân lữ khách;

Trường xưa (Phần 1, 2)
Truyện ngắn của LẠI VĂN LONG


Ngôi trường thơ mộng giữa thị xã Đà Lạt mát lạnh cây xanh và rực rỡ sắc hoa. Những con phố Đà Lạt sang trọng, êm đềm, chiều chiều thơ thẩn bước chân lữ khách; những dinh thự kiêu hãnh, tiếng vó ngựa thôi thúc bên hồ Xuân Hương phủ sương mai buốt giá… tôi mang theo hoài niệm ấu thơ trên chuyến xe tải ngả nghiêng những khuôn mặt hoang mang trên đường xuôi Nam về vùng kinh tế mới. Xe chậm chạp xuống đèo Prenn, rừng thông hoảng hốt chia tay “đoàn quân vô sản” đi khai hoang đất đai, tôi mười hai tuổi thấy lòng âm u đến lạ.

Đó là sáng cuối năm 1976, Đà Lạt được giải phóng hơn bốn trăm ngày…

Đi vài chục cây số theo quốc lộ 20, đoàn xe rẽ trái vào đường rừng. Đây là con đường khai thác gỗ, hai dấu mòn của xe be chở gỗ lầm lũi kéo dài mãi vào rừng sâu thành con đường gập ghềnh với đầy rẫy gốc cây, đá tảng và những ổ voi làm xe nghiêng muốn lật. Thỉnh thoảng bên đường lại xuất hiện buôn làng hiu hắt của đồng bào thiểu số với nhà sàn, cũ kỹ, đàn heo ủn ỉn, bộ cối chày giã gạo và những đứa trẻ trần truồng lem luốc. Nương rẫy xen kẽ với rừng, lúa nương, bắp, đậu, khoai sắn xanh um. Trên xe bỗng vui lên, người ta chỉ vào nương rẫy, đố nhau “cây gì?”… Đám dân nghèo thành thị và các gia đình sĩ quan, binh lính, công chức của một chế độ vừa thành quá khứ cố tìm niềm vui trên đường đi Kinh tế mới. Chỉ vài tháng sau, những khắc nghiệt từ cuộc sống hoang dã sẽ làm những nụ cười già đi rất nhanh cùng mồ hôi, nước mắt, bệnh tật…

Gần trưa, đoàn xe dừng lại ở một bãi rộng vừa phát hoang bên cạnh doanh trại của hàng trăm nam nữ tiểu tư sản một thời, giờ là “Paven của vùng kinh tế mới”. Họ đội nón tai bèo, mang dép râu cùng mặc cảm “tàn dư chế độ cũ”. Họ đang phấn đấu để gột rửa lý lịch, để được tự hào với bộ đồng phục xanh cùng danh hiệu “thanh niên xung phong”. Họ vui vẻ túa đến giúp đỡ cho đoàn di dân ngơ ngác còn nguyên mùi thành thị. Sau khi bốc thăm, mỗi gia đình được tạm chia ba trăm mét vuông đất còn lởm chởm gốc cây, rễ tranh để cất nhà. Những tấm tôn mới từ xe tải được bốc xuống để chia cho dân. Cùng với tôn, là gạo được cấp cho mỗi gia đình để vỡ hoang, trồng trọt. Chiều hôm đó, những căn nhà hai mái như chuồng cu, một mái suôn đuột như nhà kho, đã lấp lánh màu tôn sáng chói theo trục đường mới mở. Một làng Kinh tế mới vừa hình thành. Đoàn xe tải quay về Đà Lạt chở đầy lực lượng thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ. Họ hát vang trời bài ca cách mạng rồi thanh thản ra đi, khu làng mới chìm trong hoàng hôn ảm đạm.

*
*    *

Những đứa trẻ thành phố chúng tôi bắt đầu cuộc đời mới với biết bao thú vị. Không còn phải đến trường, ngày ngày chúng tôi tha hồ đi câu cá, bắt tổ chim, bẫy chồn, thỏ và phụ gia đình phá rừng đào rễ cây, cuốc đất trồng khoai, tỉa bắp, đậu… Trước mỗi ngôi nhà mới dần dần xanh giàn bí bầu mướp cùng bầy gà tục tác rất dễ thương. Cuộc sống mới mẻ, êm đềm trôi qua rất nhanh. Sáu tháng hưởng trợ cấp lương thực chấm dứt, mấy trăm con người đứng trước nguy cơ đói khi mớ khoai bắp ít ỏi thu được từ vụ mùa đầu tiên chỉ đủ cầm cự không quá một tháng. Cả làng kéo nhau vào những cánh rừng xa hơn để chặt củi, đốt than rồi lẽo đẽo gánh bộ hai mươi cây số ra chợ huyện bán. Đây là màn mở đầu cho mười năm tận khổ ở vùng kinh tế mới.

*
*    *

Mùa hè dài nhất (hơn một năm kể từ khi tôi đến vùng kinh tế mới) rồi cũng chấm dứt. Chúng tôi có trường mới, cách làng hơn một cây số. Trường nằm giữa một khu rừng bị tàn phá nham nhở, bên cạnh là khu nhà mồ của đồng bào thiểu số với những bức tượng gỗ sinh động đến sởn gai ốc. Một dãy nhà cấp bốn gồm năm phòng học quét vôi trắng dành cho cấp hai. Dãy thứ hai cất bằng cây rừng tranh tre là khối cấp một. Giữa hai dãy nhà có con suối róc rách, nước trong thấy cả mấy con cá bé tẹo. Khu tập thể giáo viên cách các lớp học hơn trăm bước chân – một dãy nhà gỗ xẻ lợp tôn. Tôi bước vào lớp sáu với những đứa bạn lớn tồng ngồng, có đứa khai ít lại bốn năm tuổi do bỏ học đã lâu. Ở lớp tám lớp chín có anh chị trông còn già hơn thầy cô. Đám bạn lớn này là con em các gia đình chế độ cũ đưa vào đây theo diện di dân lập ấp từ những năm trước 30.4.1975, vào sớm không có trường nên phải chờ lịch sử sang trang. Còn dân Kinh tế mới chúng tôi là sản phẩm của chế độ mới. Hai lứa tuổi bầm giập chuyện học hành vì chiến tranh thời cuộc cùng ngơ ngác giữa sân trường ngập nước ngày khai giảng.

Vào năm học mới, từ lớp bốn đến lớp chín học buổi sáng, buổi chiều phải lao động. Những bạn nhà xa phải mang theo cơm độn khoai, bắp để ăn trưa và cuốc xẻng để chiều lao động. Bước vào mỗi lớp học đều có câu khẩu hiệu lao động là vinh quang và cuốc xẻng dựng thành đống bên cạnh bảng đen. Suốt mấy năm dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở vùng kinh tế mới này, học trò từ nam đến nữ lớn đến nhỏ tay chân đều chai sần vì lao động và đi chân đất. Đều cùng một màu đồng phục của loại vải mà năm đó hợp tác xã mang về phân phối. Có khi cả sân trường nâu sồng như tu viện Phật giáo, có lúc xanh như doanh trại quân đội hoặc sặc sỡ như sân khấu hát bội.

Giờ lao động học sinh đào đất đắp sân, trồng khoai sắn bắp, đào giếng lấy nước sinh hoạt và làm vườn rau xanh cho thầy cô. Lớp chúng tôi còn vinh dự được giao đi đốn tre cắt tranh về làm nhà bếp và đào hố rác hố xí cho khu tập thể giáo viên. Đất rất cứng, nhát cuốc bổ xuống lại nảy lên đau rát bàn tay. Nhiều hôm cả lớp quần quật đến tối mịt mới được về. Vất vả thế nên được thầy cô thương, học dốt một tí cũng có điểm trung bình để lên lớp. Một tuần chỉ đến lớp một hai ngày cũng được thông cảm.

*
*    *

Mỗi khi chào cờ hay lễ lạt, thầy hiệu trưởng tên Bình Nam thường đăng đàn dạy chúng tôi phải căm thù Mỹ ngụy rồi gọi miền Nam là phồn vinh giả tạo, bãi rác của chế độ thực dân mới… Thầy nói rằng chúng tôi đã may mắn được giải phóng, nếu không khi lớn lên con gái sẽ thành đĩ điếm, con trai làm lưu manh, cướp giật hay tay sai đế quốc. Thầy kể về quê hương Hà Lam Linh (Hà Nam Ninh) của thầy như thiên đường, trai gái nô nức thi đua lập thành tích. Thầy khuyên chúng tôi nên học tập Hà Lam Linh để sớm trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Thầy rất hùng biện, nói một lát nóng người thì mở dây kéo cái áo pilot đang mặc trên người. Tôi nhớ sau ngày giải phóng, lúc còn ở Đà Lạt, ba tôi cũng có một cái áo pilot trang bị cho phi công Mỹ ngụy như thầy. Khi nhà hết gạo, ba đành cởi ra để mẹ mang ra chợ trời bán được mấy đồng “tiền mới”, mua được vài ký gạo cho cả nhà chống đói. Có thể cái áo thầy đang mặc diễn thuyết là của ba tôi ngày đó. Ba tôi dân nghèo thành thị, mặc áo Mỹ phế thải cho đỡ lạnh. Còn thầy, diễn giả xuất sắc của học thuyết đấu tranh giai cấp, nhà khai chính (khai hóa chính trị) cho đám tàn dư chế độ cũ, mặc cùng với nón cối, dép râu để tạo ra hình ảnh đặc sắc buổi giao thời. Ngoài cái áo giặc lái, thầy còn có chiếc Honda dame có lẽ cũng mua giá rẻ từ chợ trời sau đại thắng mùa xuân. Thầy cưỡi con ngựa sắt chiến lợi phẩm đi công tác ngoài huyện, đi xuống các thôn “khai chính” với vẻ mặt rất quan trọng. Có lần thầy Bình Nam đang hùng hổ với bài chính trị quen thuộc thì cô Ánh dạy văn ngã lăn  ra bất tỉnh. Cô được các cô giáo khác đưa vào phòng Ban giám hiệu chăm sóc với khuôn mặt xanh lè, ói lênh láng. Cô Ánh là con một sĩ quan cấp tá với một nữ ca sĩ chế độ cũ. Sau giải phóng ba cô đi học tập cải tạo, nhà bị tịch thu, mẹ đưa mấy con về tá túc nhà ngoại rồi ra lăn lộn buôn bán chợ trời nuôi gia đình. Cô đang học năm ba Văn Khoa được chuyển sang học ba tháng sư phạm cấp tốc rồi được điều về vùng đất mới này. Cùng diện tàn dư chế độ cũ như cô Ánh còn có thầy Hoàng dạy Anh văn, thầy Sinh dạy Toán, thầy Tuấn dạy Sử - Địa; cô Quy dạy Hóa, cô Hồng dạy Vật lý… Họ thường ngồi thành nhóm giữa sân trường nắng chói chang cùng hơn năm trăm học sinh cúi đầu nghe khai chính. Ngày khai trường - cô Ánh, cô Quy, cô Hồng… còn mặc áo dài, đi guốc cao gót. Thầy Hoàng, thầy Sinh, thầy Tuấn… còn bỏ áo trong quần ống loe, thắt cravat, mang giầy lên lớp. Giữa sân trường hàng ngũ đông đúc, lặng lẽ, thầy hiệu trưởng đã trợn mắt quát ầm ầm, gọi các thầy cô này là… tiểu tư sản đỏng đảnh, gọi cách ăn mặc như thể là… học đòi bọn bóc lột. Từ ngày đó, các thầy cô “tàn dư” không còn dám trưng diện. Họ chuyển sang trang phục thời thượng là dép cao su hoặc dép nhựa Tiền phong; quần ống túm mông rộng, nam thì sơ mi bỏ ngoài quần, nữ thì cổ áo hình lá sen… như những thầy cô tăng cường ngoài Bắc vào. Đứng trên bục giảng, các thầy cô tàn dư dù kiến thức vượt trội cũng khép nép, ý tứ, nhìn trước ngó sau chứ không tự tin, thoải mái như các đồng nghiệp tăng cường. Khi tranh luận học thuật hay chuyện vu vơ giải trí, phe “tàn dư” luôn khép nép thưa với phe “tăng cường”: Dạ, xin tiếp thu ạ…

*
*    *

Năm lớp bảy, một chiều tôi đang gánh củi nặng trịch từ rừng về nhà thì gặp một chú bộ đội đeo ba lô, nói giọng Bắc hỏi đường vào trường học của xã. Tôi chưa kịp trả lời, chú bảo:

- Đưa chú gánh hộ cho.

 Nói xong chú giằng luôn gánh củi đặt lên vai đi thoăn thoắt. Bây giờ tôi nhìn kỹ mới thấy chú cụt bàn tay trái, mặt có vết sẹo dài từ mi mắt xuống cằm. Chú gánh củi cho tôi vào tận sân, xin ly nước uống rồi tiếp tục đi vào xã. Mấy hôm sau tôi mới biết chú thương binh tốt bụng đó là thầy Đức Mậu dạy Văn kiêm phó hiệu trưởng phụ trách khối cấp hai. Thầy bị thương ở mặt trận Quảng Trị năm 1972, trở về Hà Nội học cao đẳng Sư phạm, đi dạy và bây giờ vào tăng cường cho ngôi trường này. Năm lớp sáu lớp tôi học văn với cô Ánh, học kỳ một lớp bảy học với thầy Bình Nam hiệu trưởng, và bây giờ học văn với thầy Đức Mậu. Cô Ánh đẹp nhất trường, giọng Sài Gòn dễ thương, hay khóc, hờn dỗi. Cô dạy văn cứ như mẹ hát ru, êm đềm và nhiều hình tượng lãng mạn. Thầy Bình Nam dạy văn mà đanh thép như dạy chính trị. Học với thầy xong nhìn đâu cũng thấy hận thù giai cấp, lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ của chúng ta… Thầy Đức Mậu lại khác hoàn toàn. Thầy phân tích rõ ràng, mạch lạc các bài thơ bài văn, từ đó học trò hiểu thêm về lịch sử, xã hội để tác phẩm ra đời. Phần lớn thầy cô miền Bắc đều không biết ngoại ngữ, nhưng thầy Mậu đọc được sách tiếng Pháp và biết cả tiếng Nga nên không chỉ học sinh mà cả giáo viên tàn dư cũng nể. Thầy trong Ban giám hiệu, nhưng không trịch thượng như thầy Bình Nam mà cởi mở, sốt sắng, ngay thẳng. Có lần thầy Bình Nam thấy cô Ánh sau giờ lao động rửa tay trước cửa nhà tập thể giáo viên rất kỹ bằng xà phòng thơm phức mang từ Sài Gòn lên, đã nhăn mặt lắc đầu, cất giọng mỉa mai với mấy giáo viên đồng hương đứng gần:

- Đúng là con nhà tư bản, đúng là tàn dư Mỹ ngụy.

Thầy Đức Mậu chỉnh thầy Nam:

- Chuyện riêng tư của phụ nữ anh quan tâm làm gì.

Thầy Bình Nam đỏ mặt, quát lại:

- Cậu muốn tập thể giáo viên này bị tha hóa thành tiểu tư sản hết à? Cậu là đảng viên mà lập trường như thế ư?

Thầy Đức Mậu nhìn thầy Bình Nam chằm chằm rồi nghiêm mặt nhắc nhở lại:

- Chúng ta chiến đấu hy sinh là để mang lại tự do cho người dân miền Nam chứ không phải Bắc hóa họ. Chúng ta tăng cường hỗ trợ chứ không phải cai trị họ. Tôi thấy anh cứ mở mồm là miệt thị các đồng nghiệp miền Nam. Họ có định được cửa sinh cho mình đâu, họ cũng là nạn nhân của chiến tranh như chúng ta kia mà.

Giọng thầy Đức Mậu sang sảng, chúng tôi cuốc đất làm vườn rau giáo viên gần đó nghe rõ từng lời. Sau này tôi mới biết thầy Mậu đang là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, được tổng động viên vào mặt trận Quảng Trị. 

2.

Năm tôi học lớp tám, thầy Bình Nam sang làm bí thư xã, thầy Đức Mậu làm hiệu trưởng và cưới cô Ánh. Lớp chúng tôi cùng các bạn lớp chín thương thầy thương cô Ánh nên tự nguyện góp sức xẻ gỗ làm tặng thầy cô một căn nhà riêng ở cách trường không xa. Có bạn kể: Lẽ ra thầy làm bí thư, nhưng cưới cô Ánh là con ngụy, thầy không phát triển được.

Một sáng mưa phùn, thầy Đức Mậu đang giảng bài cho lớp tôi thì cả trường xôn xao, túa ra sân. Mấy chục năm sau tôi chưa quên được hình ảnh sáng hôm đó. Thầy Tuấn người Huế dạy Sử - Địa đầu bị cạo trọc, hai tay bị còng ra sau lưng, trước ngực đeo tấm bảng “Kẻ phản bội tổ quốc” đang bị công an huyện và du kích xã áp giải về ủy ban, đi ngang trường. Thầy Tuấn ốm nhom, xanh mét cúi đầu không dám nhìn ai. Học sinh túa ra đông, có đứa khóc nức nở gọi “thầy Tuấn ơi! Thầy Tuấn ơi!”. Thầy hiệu trưởng cũ, bây giờ là ông bí thư Bình Nam mặc áo pilot, đội nón cối chạy đến quát:

- Nó là thằng phản bội Tổ quốc, không được gọi nó là thầy. 

Thầy Đức Mậu bước đến hỏi ông Bình Nam:

- Anh ấy gây ra tội gì?

Ông Bình Nam bảo:

- Vượt biên. Tôi đề nghị đưa về đây để răn đe bọn phản động và khai thác xem nó có đồng bọn không.

Thầy Đức Mậu lắc đầu chán chường:

- Lẽ ra anh phải bảo lãnh cho anh ấy về trường lại rồi chúng ta sẽ kiểm điểm sau. Anh đã làm tổn thương mấy chục giáo viên với hơn năm trăm học trò trường này.

Ông Bình Nam giận dữ rút khẩu súng ngắn đang đeo xệ xệ bên hông dí vào đầu thầy Tuấn: 

- Đã phản bội tổ quốc chỉ có bắn bỏ.

Quay sang thầy Đức Mậu, ông gầm gừ đe dọa:

- Anh đừng ỉ thế thương binh dũng sĩ diệt Mỹ can thiệp linh tinh, bênh vực cho bọn phản động.


Minh họa của Đặng Hồng Quân
Thầy Đức Mậu cũng sừng sộ lại:

- Làm gì cũng phải có tình, cũng phải chừa đường sống cho người ta chứ. Cách mạng là khoan hồng, là hướng thiện, là bao dung chứ không phải đàn áp bằng súng đạn.

*
*     *

Tôi học cấp ba ở trường huyện và trọ học ngoài thị trấn. Một chiều cuối tuần năm lớp mười hai, vừa đạp xe về đến nhà đã nghe cả xóm xôn xao. Sáng chủ nhật tôi cùng bà con kéo nhau lên xã thật sớm. Sân trường cũ được căng một mái dù cao, rộng để làm nơi cho tòa án tỉnh về lập phiên tòa xét xử lưu động. Giữa cả ngàn người chen chúc, tôi bàng hoàng nhìn thấy ông Bình Nam, nguyên bí thư xã, hiệu trưởng đầu tiên của trường này. Ông không còn mặc áo pilot, cưỡi xe Honda dame, đội nón cối, đi dép râu, đeo khẩu súng ngắn xệ xệ bên hông. Khuôn mặt kiêu căng tự mãn bây giờ xọm lại, xanh mét, thất thần như mặt của thầy giáo Tuấn bị ông dí súng vào đầu bốn năm trước. Ông bị còng tay, mặc bộ đồ sọc của tù nhân, được dẫn từ trên xe thùng chở tù đến tòa, rồi được áp giải lên vành móng ngựa. Viện kiểm sát đọc cáo trạng, theo đó ông Bình Nam tên thật là Dương Sơn, là giáo viên cấp I học lớp trung cấp chính trị rồi vào Tây Nguyên làm hiệu trưởng. Trong lý lịch của ông chẳng có một ngày trực tiếp đánh giặc, nhưng chiến tranh vừa kết thúc, ông nhanh chân vào Nam ve vẩy súng thị uy với “tàn dư chế độ cũ”. Ông ra rả dạy người lớn trẻ nhỏ phải quyết liệt chuyên chính, phải bài trừ tàn dư Mỹ ngụy, phải phấn đấu làm con người mới xã hội chủ nghĩa… Ông bị khai trừ Đảng, khởi tố, bắt giam rồi trở thành bị cáo trong phiên tòa này với các tội danh: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, hiếp dâm nhiều người… Nạn nhân của tội danh thứ hai là những cô những chị làm việc dưới quyền ông, những phụ nữ có chồng đi học tập cải tạo hoặc bị bắt lên xã vì bị ông quy là gian thương, phản động. Hồi đó cứ buôn bán lớn nhỏ đều có tội, đều bị gọi là gian thương. Nhà có người vượt biên hay nghi vượt biên là phản động. Tất cả những phụ nữ bất hạnh đó đều bị ông cưỡng bức. Từng nạn nhân cũng là nhân chứng lên trước tòa, kể tội ác của ông. Ông có thể ép họ ngay trong phòng làm việc ở trụ sở xã, ở nhà riêng của họ hay ngoài đồi hoang, ruộng vắng. Họ vừa kể vừa khóc thảm thiết, còn ông thì đứng như tượng gỗ nhà mồ, khuôn mặt xanh bì trơ ra lì lợm. Có mấy cô giáo cũ của tôi cũng dự phiên tòa, những cô giáo người Nam lẫn người Bắc. Các cô nhìn bị cáo với ánh mắt căm thù. Tôi muốn nghĩ đến một chuyện không hay, nhưng rồi tình thương và lòng kính trọng các cô đã giúp tôi dừng lại. Tôi thấy thầy Đức Mậu đưa cánh tay áo không còn bàn tay lên lau nước mắt. Có lẽ thầy xúc động vì lời kể của các nạn nhân. Tôi nghĩ ngôi trường này đã may mắn khi thầy Đức Mậu kịp về, kịp lên tiếng trước một kẻ độc tài, sa đọa nhân danh hiệu trưởng…

Trong đám đông còn có con Hằng, gọi ông Bình Nam là chú ruột, đang thút thít khóc. Khi ông Bình Nam lên bí thư xã, ba nó cũng được ông đưa từ Bắc vào làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp. Mẹ nó làm chủ tịch hội phụ nữ xã, anh nó làm trưởng công an xã, bác nó làm trưởng thôn… Nó học dốt vẫn được làm lớp trưởng, rất hống hách, thường bắt chước chú nó gọi các thầy cô miền Nam là tàn dư Mỹ ngụy. Bây giờ cả gia đình vênh váo chức tước của nó lớn nhỏ già trẻ cùng khóc. Ông Bình Nam bị tuyên án mười tám năm tù, bị áp giải ra xe bít bùng chở về tỉnh.

*
*     *

Hơn hai mươi năm sau phiên tòa đáng nhớ đó, tôi là phóng viên được tòa soạn cử đi điều tra về một băng nhóm giang hồ hoạt động ở khu vực cảng Lotus, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi giả là đại diện một công ty có mấy chiếc xe hơi nhập từ Nhật Bản về qua cảng này. Ngoài các thủ tục pháp quy với các cơ quan nhà nước, hàng qua cảng còn phải làm luật với đám xã hội đen bảo kê ở đây. Nếu không, những chiếc xe mới toanh vừa xuất cảng lập tức sẽ bị bọn côn đồ ném đá cho tơi tả, móp méo, bể kính. Tôi được gã cò chơi xì ke mặt xanh bủng, xăm vằn vện trên hai cánh tay dắt đi gặp đại ca của nó. Tôi chở nó trên xe máy, vừa đi nó vừa khoe:

- Đại ca Tư râu cai quản cảng này và các khách sạn, nhà hàng, karaoke, massage… quanh cảng. Ông có cả trăm đàn em dao búa, lại thân thế dữ lắm nên chẳng ai dám đụng. Công ty của anh muốn làm ăn lâu dài phải gặp ổng thôi.

Tên cò đưa tôi đến một quán cà phê sang trọng, vào phòng riêng màn che kín mít, máy lạnh rì rì. Ở đó có bộ sofa vằn vện cùng một gã đàn ông đã già, để râu quai nón, đeo kiếng đen đang được hai cô chân dài váy bó sát cũn cỡn đấm bóp. Tên cò dẫn tôi đến trước mặt gã rồi cung kính thưa:

- Dạ anh này có chuyện nhờ vả anh Tư.

Khi hai cô gái ra khỏi phòng, tôi ngờ ngợ nhìn Tư râu, thấy quen lắm mà không nhớ đã gặp ở đâu. Tư râu nhướng người lên, cất giọng Bắc cố giả tiếng miền Nam trọ trẹ:

- Cần gì cứ nói.

Tôi trình bày về lô xe đang trên tàu sắp về đến cảng. Tư râu gật gù rồi búng tay:

- Mỗi xe một “vé” (100 USD).

Tôi vờ năn nỉ:

- Lúc này công ty em khó khăn, anh Tư bớt chút đỉnh…

Tư râu tháo kiếng đen nheo mắt nhìn tôi cười gằn:

- Vậy thì tìm chỗ khác mà nhờ vả.

Tôi giật mình với nụ cười hống hách đó. Đúng là “cố nhân” rồi. Sau phút bàng hoàng, suy nghĩ rất nhanh, tôi hỏi thẳng:

- Anh là… hiệu trưởng Bình Nam?

Tư râu biến sắc dưới ánh đèn, lật đật đeo lại kiếng rồi chồm tới hỏi:

- Mày là thằng nào?

- Tôi cũng ở vùng kinh tế mới đó những năm sau giải phóng.

- Ra thế… Lẽ ra mày phải gọi tao bằng thầy… mà sao mày xuống đây?

- Tôi đi làm mướn.

Im lặng một lúc, Tư râu bỗng hạ giọng:

- Mày có hay về trên đó không, có nghe ai nhắc đến tao không?

Tôi không trả lời mà hỏi lại:

- Anh ra tù lâu chưa?

- Tao được đặc xá, về đây cũng được sáu năm. Thằng Đức Mậu bây giờ làm gì, mày có gặp nó không?

- Lâu rồi tôi không gặp thầy Mậu.

- Khi nào gặp nó nói tao vẫn… sống. Bị nó tố tao mới ra nông nỗi này. 

Uống với Tư râu ly cà phê đá xong, tôi bần thần ra về. Tư râu đưa tôi ra cửa, ánh mặt trời làm tôi thấy ông ta già đi rất nhanh, mặt nhăn nheo, tóc hai bên thái dương bạc trắng. Tôi biết mình không thể viết bài điều tra về đại ca bến cảng này. Dù gì tôi cũng từng gọi Tư râu là thầy.

*
*     *

Tranh thủ chuyến nghỉ Tết về quê, tôi ghé thăm thầy Đức Mậu. Tổ ấm bằng gỗ xẻ lợp tranh mà đám học trò chúng tôi làm cho thầy và cô Ánh hơn ba mươi năm trước bây giờ là ngôi nhà xây rộng, khang trang với khu vườn nhỏ có đá cảnh, những cây mai Nam bộ, cây đào miền Bắc đang ra hoa đón xuân. Thầy Mậu trong bộ bà ba nâu sồng đón tôi với một ống tay áo phủ xuống che bàn tay bị cụt. Tóc thầy bạc trắng, vết thẹo chiến tranh trên má làm thầy lúc nào cũng có vẻ buồn buồn, kể cả lúc cười vui. Tôi biết thầy đã rời chức phó giám đốc sở Giáo dục để về hưu vài năm nay. Hai con của thầy với cô Ánh đã trưởng thành, đều công tác và có gia đình riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cô Ánh đang ở dưới đó để phụ chăm cháu ngoại mới sinh, nhưng thầy không ở nhà một mình. Tôi bất ngờ gặp trên bộ sofa gỗ ở phòng khách nhà thầy một ông đầu hói, da dẻ hồng hào, mặc pijama màu xanh nhạt. Thầy Mậu rót trà, từ tốn hỏi tôi:

- Em có nhớ ai đây không?

Tôi lắc đầu.

- Thầy Tuấn dạy Sử - Địa đầu tiên của trường mình đấy.

Thầy Tuấn cười hiền hậu, khoe cái răng khểnh của ngày xưa. Tôi mừng quíu lên chạy qua ôm vai thầy. Thầy Tuấn xúc động lau nước mắt. Thầy Mậu kể:

- Ảnh phải vượt biên sáu lần mới tới được Mỹ, giờ về đầu tư mở xưởng chế biến nông sản xuất khẩu ở xã mình. Nhờ chương trình này mà mấy trăm hộ nông dân ở đây thoát nghèo. Ảnh còn giúp nhiều học sinh vượt khó, vào đại học.

Tôi nhìn thầy Tuấn thấy thương thầy đến lạ. Tôi bóp bóp bàn tay nổi đồi mồi, nhăn nheo vì tuổi tác của thầy. Thầy ân cần hỏi thăm gia đình tôi, hỏi tôi bây giờ làm gì? Tôi kể chuyện gặp ông Bình Nam, hai thầy thở dài. Thầy Mậu lấy ra chai rượu thuốc, hỏi tôi:

- Em còn nhớ hồi xưa sau lưng nhà thầy có một cây cổ thụ không?

- Dạ, em nhớ.

- Sau này cây đó chết, thầy để nhiều năm sau mới đào gốc nó lên và gặp một củ sâm rừng nặng đến ba ký. Thầy ngâm củ sâm đó rất lâu mới chiết một ít ra dùng. Nay vui quá, mỗi người mình thưởng thức một ly.

Tôi nhấp chén rượu thơm nồng mùi sâm, rượu chảy đến đâu máu huyết rùng rùng sảng khoái đến đó. Thầy Tuấn nhìn xa xăm ra cửa, mơ màng:

- Phải chi hồi đó anh Đức Mậu về sớm, học trò trong trường đã tránh được cảnh thấy thầy giáo vượt biên bị còng tay.

Thầy Mậu an ủi:

- Số phận cả, bây giờ thế là tốt rồi. Hôm nào tôi với anh sắp xếp đi Sài Gòn thăm Bình Nam. Ngoại bang tàn ác thâm độc ta còn hòa giải được, anh em sao lại không. Các vị không biết chứ, quê tôi chỉ cách làng của Bình Nam một con sông và theo gia phả, chúng tôi còn có họ hàng với nhau đấy.

MM chuyển

t.Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trường xưa (Phần 1, 2 ) Truyện ngắn của LẠI VĂN LONG

Ngôi trường thơ mộng giữa thị xã Đà Lạt mát lạnh cây xanh và rực rỡ sắc hoa. Những con phố Đà Lạt sang trọng, êm đềm, chiều chiều thơ thẩn bước chân lữ khách;

Trường xưa (Phần 1, 2)
Truyện ngắn của LẠI VĂN LONG


Ngôi trường thơ mộng giữa thị xã Đà Lạt mát lạnh cây xanh và rực rỡ sắc hoa. Những con phố Đà Lạt sang trọng, êm đềm, chiều chiều thơ thẩn bước chân lữ khách; những dinh thự kiêu hãnh, tiếng vó ngựa thôi thúc bên hồ Xuân Hương phủ sương mai buốt giá… tôi mang theo hoài niệm ấu thơ trên chuyến xe tải ngả nghiêng những khuôn mặt hoang mang trên đường xuôi Nam về vùng kinh tế mới. Xe chậm chạp xuống đèo Prenn, rừng thông hoảng hốt chia tay “đoàn quân vô sản” đi khai hoang đất đai, tôi mười hai tuổi thấy lòng âm u đến lạ.

Đó là sáng cuối năm 1976, Đà Lạt được giải phóng hơn bốn trăm ngày…

Đi vài chục cây số theo quốc lộ 20, đoàn xe rẽ trái vào đường rừng. Đây là con đường khai thác gỗ, hai dấu mòn của xe be chở gỗ lầm lũi kéo dài mãi vào rừng sâu thành con đường gập ghềnh với đầy rẫy gốc cây, đá tảng và những ổ voi làm xe nghiêng muốn lật. Thỉnh thoảng bên đường lại xuất hiện buôn làng hiu hắt của đồng bào thiểu số với nhà sàn, cũ kỹ, đàn heo ủn ỉn, bộ cối chày giã gạo và những đứa trẻ trần truồng lem luốc. Nương rẫy xen kẽ với rừng, lúa nương, bắp, đậu, khoai sắn xanh um. Trên xe bỗng vui lên, người ta chỉ vào nương rẫy, đố nhau “cây gì?”… Đám dân nghèo thành thị và các gia đình sĩ quan, binh lính, công chức của một chế độ vừa thành quá khứ cố tìm niềm vui trên đường đi Kinh tế mới. Chỉ vài tháng sau, những khắc nghiệt từ cuộc sống hoang dã sẽ làm những nụ cười già đi rất nhanh cùng mồ hôi, nước mắt, bệnh tật…

Gần trưa, đoàn xe dừng lại ở một bãi rộng vừa phát hoang bên cạnh doanh trại của hàng trăm nam nữ tiểu tư sản một thời, giờ là “Paven của vùng kinh tế mới”. Họ đội nón tai bèo, mang dép râu cùng mặc cảm “tàn dư chế độ cũ”. Họ đang phấn đấu để gột rửa lý lịch, để được tự hào với bộ đồng phục xanh cùng danh hiệu “thanh niên xung phong”. Họ vui vẻ túa đến giúp đỡ cho đoàn di dân ngơ ngác còn nguyên mùi thành thị. Sau khi bốc thăm, mỗi gia đình được tạm chia ba trăm mét vuông đất còn lởm chởm gốc cây, rễ tranh để cất nhà. Những tấm tôn mới từ xe tải được bốc xuống để chia cho dân. Cùng với tôn, là gạo được cấp cho mỗi gia đình để vỡ hoang, trồng trọt. Chiều hôm đó, những căn nhà hai mái như chuồng cu, một mái suôn đuột như nhà kho, đã lấp lánh màu tôn sáng chói theo trục đường mới mở. Một làng Kinh tế mới vừa hình thành. Đoàn xe tải quay về Đà Lạt chở đầy lực lượng thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ. Họ hát vang trời bài ca cách mạng rồi thanh thản ra đi, khu làng mới chìm trong hoàng hôn ảm đạm.

*
*    *

Những đứa trẻ thành phố chúng tôi bắt đầu cuộc đời mới với biết bao thú vị. Không còn phải đến trường, ngày ngày chúng tôi tha hồ đi câu cá, bắt tổ chim, bẫy chồn, thỏ và phụ gia đình phá rừng đào rễ cây, cuốc đất trồng khoai, tỉa bắp, đậu… Trước mỗi ngôi nhà mới dần dần xanh giàn bí bầu mướp cùng bầy gà tục tác rất dễ thương. Cuộc sống mới mẻ, êm đềm trôi qua rất nhanh. Sáu tháng hưởng trợ cấp lương thực chấm dứt, mấy trăm con người đứng trước nguy cơ đói khi mớ khoai bắp ít ỏi thu được từ vụ mùa đầu tiên chỉ đủ cầm cự không quá một tháng. Cả làng kéo nhau vào những cánh rừng xa hơn để chặt củi, đốt than rồi lẽo đẽo gánh bộ hai mươi cây số ra chợ huyện bán. Đây là màn mở đầu cho mười năm tận khổ ở vùng kinh tế mới.

*
*    *

Mùa hè dài nhất (hơn một năm kể từ khi tôi đến vùng kinh tế mới) rồi cũng chấm dứt. Chúng tôi có trường mới, cách làng hơn một cây số. Trường nằm giữa một khu rừng bị tàn phá nham nhở, bên cạnh là khu nhà mồ của đồng bào thiểu số với những bức tượng gỗ sinh động đến sởn gai ốc. Một dãy nhà cấp bốn gồm năm phòng học quét vôi trắng dành cho cấp hai. Dãy thứ hai cất bằng cây rừng tranh tre là khối cấp một. Giữa hai dãy nhà có con suối róc rách, nước trong thấy cả mấy con cá bé tẹo. Khu tập thể giáo viên cách các lớp học hơn trăm bước chân – một dãy nhà gỗ xẻ lợp tôn. Tôi bước vào lớp sáu với những đứa bạn lớn tồng ngồng, có đứa khai ít lại bốn năm tuổi do bỏ học đã lâu. Ở lớp tám lớp chín có anh chị trông còn già hơn thầy cô. Đám bạn lớn này là con em các gia đình chế độ cũ đưa vào đây theo diện di dân lập ấp từ những năm trước 30.4.1975, vào sớm không có trường nên phải chờ lịch sử sang trang. Còn dân Kinh tế mới chúng tôi là sản phẩm của chế độ mới. Hai lứa tuổi bầm giập chuyện học hành vì chiến tranh thời cuộc cùng ngơ ngác giữa sân trường ngập nước ngày khai giảng.

Vào năm học mới, từ lớp bốn đến lớp chín học buổi sáng, buổi chiều phải lao động. Những bạn nhà xa phải mang theo cơm độn khoai, bắp để ăn trưa và cuốc xẻng để chiều lao động. Bước vào mỗi lớp học đều có câu khẩu hiệu lao động là vinh quang và cuốc xẻng dựng thành đống bên cạnh bảng đen. Suốt mấy năm dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở vùng kinh tế mới này, học trò từ nam đến nữ lớn đến nhỏ tay chân đều chai sần vì lao động và đi chân đất. Đều cùng một màu đồng phục của loại vải mà năm đó hợp tác xã mang về phân phối. Có khi cả sân trường nâu sồng như tu viện Phật giáo, có lúc xanh như doanh trại quân đội hoặc sặc sỡ như sân khấu hát bội.

Giờ lao động học sinh đào đất đắp sân, trồng khoai sắn bắp, đào giếng lấy nước sinh hoạt và làm vườn rau xanh cho thầy cô. Lớp chúng tôi còn vinh dự được giao đi đốn tre cắt tranh về làm nhà bếp và đào hố rác hố xí cho khu tập thể giáo viên. Đất rất cứng, nhát cuốc bổ xuống lại nảy lên đau rát bàn tay. Nhiều hôm cả lớp quần quật đến tối mịt mới được về. Vất vả thế nên được thầy cô thương, học dốt một tí cũng có điểm trung bình để lên lớp. Một tuần chỉ đến lớp một hai ngày cũng được thông cảm.

*
*    *

Mỗi khi chào cờ hay lễ lạt, thầy hiệu trưởng tên Bình Nam thường đăng đàn dạy chúng tôi phải căm thù Mỹ ngụy rồi gọi miền Nam là phồn vinh giả tạo, bãi rác của chế độ thực dân mới… Thầy nói rằng chúng tôi đã may mắn được giải phóng, nếu không khi lớn lên con gái sẽ thành đĩ điếm, con trai làm lưu manh, cướp giật hay tay sai đế quốc. Thầy kể về quê hương Hà Lam Linh (Hà Nam Ninh) của thầy như thiên đường, trai gái nô nức thi đua lập thành tích. Thầy khuyên chúng tôi nên học tập Hà Lam Linh để sớm trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Thầy rất hùng biện, nói một lát nóng người thì mở dây kéo cái áo pilot đang mặc trên người. Tôi nhớ sau ngày giải phóng, lúc còn ở Đà Lạt, ba tôi cũng có một cái áo pilot trang bị cho phi công Mỹ ngụy như thầy. Khi nhà hết gạo, ba đành cởi ra để mẹ mang ra chợ trời bán được mấy đồng “tiền mới”, mua được vài ký gạo cho cả nhà chống đói. Có thể cái áo thầy đang mặc diễn thuyết là của ba tôi ngày đó. Ba tôi dân nghèo thành thị, mặc áo Mỹ phế thải cho đỡ lạnh. Còn thầy, diễn giả xuất sắc của học thuyết đấu tranh giai cấp, nhà khai chính (khai hóa chính trị) cho đám tàn dư chế độ cũ, mặc cùng với nón cối, dép râu để tạo ra hình ảnh đặc sắc buổi giao thời. Ngoài cái áo giặc lái, thầy còn có chiếc Honda dame có lẽ cũng mua giá rẻ từ chợ trời sau đại thắng mùa xuân. Thầy cưỡi con ngựa sắt chiến lợi phẩm đi công tác ngoài huyện, đi xuống các thôn “khai chính” với vẻ mặt rất quan trọng. Có lần thầy Bình Nam đang hùng hổ với bài chính trị quen thuộc thì cô Ánh dạy văn ngã lăn  ra bất tỉnh. Cô được các cô giáo khác đưa vào phòng Ban giám hiệu chăm sóc với khuôn mặt xanh lè, ói lênh láng. Cô Ánh là con một sĩ quan cấp tá với một nữ ca sĩ chế độ cũ. Sau giải phóng ba cô đi học tập cải tạo, nhà bị tịch thu, mẹ đưa mấy con về tá túc nhà ngoại rồi ra lăn lộn buôn bán chợ trời nuôi gia đình. Cô đang học năm ba Văn Khoa được chuyển sang học ba tháng sư phạm cấp tốc rồi được điều về vùng đất mới này. Cùng diện tàn dư chế độ cũ như cô Ánh còn có thầy Hoàng dạy Anh văn, thầy Sinh dạy Toán, thầy Tuấn dạy Sử - Địa; cô Quy dạy Hóa, cô Hồng dạy Vật lý… Họ thường ngồi thành nhóm giữa sân trường nắng chói chang cùng hơn năm trăm học sinh cúi đầu nghe khai chính. Ngày khai trường - cô Ánh, cô Quy, cô Hồng… còn mặc áo dài, đi guốc cao gót. Thầy Hoàng, thầy Sinh, thầy Tuấn… còn bỏ áo trong quần ống loe, thắt cravat, mang giầy lên lớp. Giữa sân trường hàng ngũ đông đúc, lặng lẽ, thầy hiệu trưởng đã trợn mắt quát ầm ầm, gọi các thầy cô này là… tiểu tư sản đỏng đảnh, gọi cách ăn mặc như thể là… học đòi bọn bóc lột. Từ ngày đó, các thầy cô “tàn dư” không còn dám trưng diện. Họ chuyển sang trang phục thời thượng là dép cao su hoặc dép nhựa Tiền phong; quần ống túm mông rộng, nam thì sơ mi bỏ ngoài quần, nữ thì cổ áo hình lá sen… như những thầy cô tăng cường ngoài Bắc vào. Đứng trên bục giảng, các thầy cô tàn dư dù kiến thức vượt trội cũng khép nép, ý tứ, nhìn trước ngó sau chứ không tự tin, thoải mái như các đồng nghiệp tăng cường. Khi tranh luận học thuật hay chuyện vu vơ giải trí, phe “tàn dư” luôn khép nép thưa với phe “tăng cường”: Dạ, xin tiếp thu ạ…

*
*    *

Năm lớp bảy, một chiều tôi đang gánh củi nặng trịch từ rừng về nhà thì gặp một chú bộ đội đeo ba lô, nói giọng Bắc hỏi đường vào trường học của xã. Tôi chưa kịp trả lời, chú bảo:

- Đưa chú gánh hộ cho.

 Nói xong chú giằng luôn gánh củi đặt lên vai đi thoăn thoắt. Bây giờ tôi nhìn kỹ mới thấy chú cụt bàn tay trái, mặt có vết sẹo dài từ mi mắt xuống cằm. Chú gánh củi cho tôi vào tận sân, xin ly nước uống rồi tiếp tục đi vào xã. Mấy hôm sau tôi mới biết chú thương binh tốt bụng đó là thầy Đức Mậu dạy Văn kiêm phó hiệu trưởng phụ trách khối cấp hai. Thầy bị thương ở mặt trận Quảng Trị năm 1972, trở về Hà Nội học cao đẳng Sư phạm, đi dạy và bây giờ vào tăng cường cho ngôi trường này. Năm lớp sáu lớp tôi học văn với cô Ánh, học kỳ một lớp bảy học với thầy Bình Nam hiệu trưởng, và bây giờ học văn với thầy Đức Mậu. Cô Ánh đẹp nhất trường, giọng Sài Gòn dễ thương, hay khóc, hờn dỗi. Cô dạy văn cứ như mẹ hát ru, êm đềm và nhiều hình tượng lãng mạn. Thầy Bình Nam dạy văn mà đanh thép như dạy chính trị. Học với thầy xong nhìn đâu cũng thấy hận thù giai cấp, lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ của chúng ta… Thầy Đức Mậu lại khác hoàn toàn. Thầy phân tích rõ ràng, mạch lạc các bài thơ bài văn, từ đó học trò hiểu thêm về lịch sử, xã hội để tác phẩm ra đời. Phần lớn thầy cô miền Bắc đều không biết ngoại ngữ, nhưng thầy Mậu đọc được sách tiếng Pháp và biết cả tiếng Nga nên không chỉ học sinh mà cả giáo viên tàn dư cũng nể. Thầy trong Ban giám hiệu, nhưng không trịch thượng như thầy Bình Nam mà cởi mở, sốt sắng, ngay thẳng. Có lần thầy Bình Nam thấy cô Ánh sau giờ lao động rửa tay trước cửa nhà tập thể giáo viên rất kỹ bằng xà phòng thơm phức mang từ Sài Gòn lên, đã nhăn mặt lắc đầu, cất giọng mỉa mai với mấy giáo viên đồng hương đứng gần:

- Đúng là con nhà tư bản, đúng là tàn dư Mỹ ngụy.

Thầy Đức Mậu chỉnh thầy Nam:

- Chuyện riêng tư của phụ nữ anh quan tâm làm gì.

Thầy Bình Nam đỏ mặt, quát lại:

- Cậu muốn tập thể giáo viên này bị tha hóa thành tiểu tư sản hết à? Cậu là đảng viên mà lập trường như thế ư?

Thầy Đức Mậu nhìn thầy Bình Nam chằm chằm rồi nghiêm mặt nhắc nhở lại:

- Chúng ta chiến đấu hy sinh là để mang lại tự do cho người dân miền Nam chứ không phải Bắc hóa họ. Chúng ta tăng cường hỗ trợ chứ không phải cai trị họ. Tôi thấy anh cứ mở mồm là miệt thị các đồng nghiệp miền Nam. Họ có định được cửa sinh cho mình đâu, họ cũng là nạn nhân của chiến tranh như chúng ta kia mà.

Giọng thầy Đức Mậu sang sảng, chúng tôi cuốc đất làm vườn rau giáo viên gần đó nghe rõ từng lời. Sau này tôi mới biết thầy Mậu đang là sinh viên khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, được tổng động viên vào mặt trận Quảng Trị. 

2.

Năm tôi học lớp tám, thầy Bình Nam sang làm bí thư xã, thầy Đức Mậu làm hiệu trưởng và cưới cô Ánh. Lớp chúng tôi cùng các bạn lớp chín thương thầy thương cô Ánh nên tự nguyện góp sức xẻ gỗ làm tặng thầy cô một căn nhà riêng ở cách trường không xa. Có bạn kể: Lẽ ra thầy làm bí thư, nhưng cưới cô Ánh là con ngụy, thầy không phát triển được.

Một sáng mưa phùn, thầy Đức Mậu đang giảng bài cho lớp tôi thì cả trường xôn xao, túa ra sân. Mấy chục năm sau tôi chưa quên được hình ảnh sáng hôm đó. Thầy Tuấn người Huế dạy Sử - Địa đầu bị cạo trọc, hai tay bị còng ra sau lưng, trước ngực đeo tấm bảng “Kẻ phản bội tổ quốc” đang bị công an huyện và du kích xã áp giải về ủy ban, đi ngang trường. Thầy Tuấn ốm nhom, xanh mét cúi đầu không dám nhìn ai. Học sinh túa ra đông, có đứa khóc nức nở gọi “thầy Tuấn ơi! Thầy Tuấn ơi!”. Thầy hiệu trưởng cũ, bây giờ là ông bí thư Bình Nam mặc áo pilot, đội nón cối chạy đến quát:

- Nó là thằng phản bội Tổ quốc, không được gọi nó là thầy. 

Thầy Đức Mậu bước đến hỏi ông Bình Nam:

- Anh ấy gây ra tội gì?

Ông Bình Nam bảo:

- Vượt biên. Tôi đề nghị đưa về đây để răn đe bọn phản động và khai thác xem nó có đồng bọn không.

Thầy Đức Mậu lắc đầu chán chường:

- Lẽ ra anh phải bảo lãnh cho anh ấy về trường lại rồi chúng ta sẽ kiểm điểm sau. Anh đã làm tổn thương mấy chục giáo viên với hơn năm trăm học trò trường này.

Ông Bình Nam giận dữ rút khẩu súng ngắn đang đeo xệ xệ bên hông dí vào đầu thầy Tuấn: 

- Đã phản bội tổ quốc chỉ có bắn bỏ.

Quay sang thầy Đức Mậu, ông gầm gừ đe dọa:

- Anh đừng ỉ thế thương binh dũng sĩ diệt Mỹ can thiệp linh tinh, bênh vực cho bọn phản động.


Minh họa của Đặng Hồng Quân
Thầy Đức Mậu cũng sừng sộ lại:

- Làm gì cũng phải có tình, cũng phải chừa đường sống cho người ta chứ. Cách mạng là khoan hồng, là hướng thiện, là bao dung chứ không phải đàn áp bằng súng đạn.

*
*     *

Tôi học cấp ba ở trường huyện và trọ học ngoài thị trấn. Một chiều cuối tuần năm lớp mười hai, vừa đạp xe về đến nhà đã nghe cả xóm xôn xao. Sáng chủ nhật tôi cùng bà con kéo nhau lên xã thật sớm. Sân trường cũ được căng một mái dù cao, rộng để làm nơi cho tòa án tỉnh về lập phiên tòa xét xử lưu động. Giữa cả ngàn người chen chúc, tôi bàng hoàng nhìn thấy ông Bình Nam, nguyên bí thư xã, hiệu trưởng đầu tiên của trường này. Ông không còn mặc áo pilot, cưỡi xe Honda dame, đội nón cối, đi dép râu, đeo khẩu súng ngắn xệ xệ bên hông. Khuôn mặt kiêu căng tự mãn bây giờ xọm lại, xanh mét, thất thần như mặt của thầy giáo Tuấn bị ông dí súng vào đầu bốn năm trước. Ông bị còng tay, mặc bộ đồ sọc của tù nhân, được dẫn từ trên xe thùng chở tù đến tòa, rồi được áp giải lên vành móng ngựa. Viện kiểm sát đọc cáo trạng, theo đó ông Bình Nam tên thật là Dương Sơn, là giáo viên cấp I học lớp trung cấp chính trị rồi vào Tây Nguyên làm hiệu trưởng. Trong lý lịch của ông chẳng có một ngày trực tiếp đánh giặc, nhưng chiến tranh vừa kết thúc, ông nhanh chân vào Nam ve vẩy súng thị uy với “tàn dư chế độ cũ”. Ông ra rả dạy người lớn trẻ nhỏ phải quyết liệt chuyên chính, phải bài trừ tàn dư Mỹ ngụy, phải phấn đấu làm con người mới xã hội chủ nghĩa… Ông bị khai trừ Đảng, khởi tố, bắt giam rồi trở thành bị cáo trong phiên tòa này với các tội danh: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, hiếp dâm nhiều người… Nạn nhân của tội danh thứ hai là những cô những chị làm việc dưới quyền ông, những phụ nữ có chồng đi học tập cải tạo hoặc bị bắt lên xã vì bị ông quy là gian thương, phản động. Hồi đó cứ buôn bán lớn nhỏ đều có tội, đều bị gọi là gian thương. Nhà có người vượt biên hay nghi vượt biên là phản động. Tất cả những phụ nữ bất hạnh đó đều bị ông cưỡng bức. Từng nạn nhân cũng là nhân chứng lên trước tòa, kể tội ác của ông. Ông có thể ép họ ngay trong phòng làm việc ở trụ sở xã, ở nhà riêng của họ hay ngoài đồi hoang, ruộng vắng. Họ vừa kể vừa khóc thảm thiết, còn ông thì đứng như tượng gỗ nhà mồ, khuôn mặt xanh bì trơ ra lì lợm. Có mấy cô giáo cũ của tôi cũng dự phiên tòa, những cô giáo người Nam lẫn người Bắc. Các cô nhìn bị cáo với ánh mắt căm thù. Tôi muốn nghĩ đến một chuyện không hay, nhưng rồi tình thương và lòng kính trọng các cô đã giúp tôi dừng lại. Tôi thấy thầy Đức Mậu đưa cánh tay áo không còn bàn tay lên lau nước mắt. Có lẽ thầy xúc động vì lời kể của các nạn nhân. Tôi nghĩ ngôi trường này đã may mắn khi thầy Đức Mậu kịp về, kịp lên tiếng trước một kẻ độc tài, sa đọa nhân danh hiệu trưởng…

Trong đám đông còn có con Hằng, gọi ông Bình Nam là chú ruột, đang thút thít khóc. Khi ông Bình Nam lên bí thư xã, ba nó cũng được ông đưa từ Bắc vào làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp. Mẹ nó làm chủ tịch hội phụ nữ xã, anh nó làm trưởng công an xã, bác nó làm trưởng thôn… Nó học dốt vẫn được làm lớp trưởng, rất hống hách, thường bắt chước chú nó gọi các thầy cô miền Nam là tàn dư Mỹ ngụy. Bây giờ cả gia đình vênh váo chức tước của nó lớn nhỏ già trẻ cùng khóc. Ông Bình Nam bị tuyên án mười tám năm tù, bị áp giải ra xe bít bùng chở về tỉnh.

*
*     *

Hơn hai mươi năm sau phiên tòa đáng nhớ đó, tôi là phóng viên được tòa soạn cử đi điều tra về một băng nhóm giang hồ hoạt động ở khu vực cảng Lotus, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi giả là đại diện một công ty có mấy chiếc xe hơi nhập từ Nhật Bản về qua cảng này. Ngoài các thủ tục pháp quy với các cơ quan nhà nước, hàng qua cảng còn phải làm luật với đám xã hội đen bảo kê ở đây. Nếu không, những chiếc xe mới toanh vừa xuất cảng lập tức sẽ bị bọn côn đồ ném đá cho tơi tả, móp méo, bể kính. Tôi được gã cò chơi xì ke mặt xanh bủng, xăm vằn vện trên hai cánh tay dắt đi gặp đại ca của nó. Tôi chở nó trên xe máy, vừa đi nó vừa khoe:

- Đại ca Tư râu cai quản cảng này và các khách sạn, nhà hàng, karaoke, massage… quanh cảng. Ông có cả trăm đàn em dao búa, lại thân thế dữ lắm nên chẳng ai dám đụng. Công ty của anh muốn làm ăn lâu dài phải gặp ổng thôi.

Tên cò đưa tôi đến một quán cà phê sang trọng, vào phòng riêng màn che kín mít, máy lạnh rì rì. Ở đó có bộ sofa vằn vện cùng một gã đàn ông đã già, để râu quai nón, đeo kiếng đen đang được hai cô chân dài váy bó sát cũn cỡn đấm bóp. Tên cò dẫn tôi đến trước mặt gã rồi cung kính thưa:

- Dạ anh này có chuyện nhờ vả anh Tư.

Khi hai cô gái ra khỏi phòng, tôi ngờ ngợ nhìn Tư râu, thấy quen lắm mà không nhớ đã gặp ở đâu. Tư râu nhướng người lên, cất giọng Bắc cố giả tiếng miền Nam trọ trẹ:

- Cần gì cứ nói.

Tôi trình bày về lô xe đang trên tàu sắp về đến cảng. Tư râu gật gù rồi búng tay:

- Mỗi xe một “vé” (100 USD).

Tôi vờ năn nỉ:

- Lúc này công ty em khó khăn, anh Tư bớt chút đỉnh…

Tư râu tháo kiếng đen nheo mắt nhìn tôi cười gằn:

- Vậy thì tìm chỗ khác mà nhờ vả.

Tôi giật mình với nụ cười hống hách đó. Đúng là “cố nhân” rồi. Sau phút bàng hoàng, suy nghĩ rất nhanh, tôi hỏi thẳng:

- Anh là… hiệu trưởng Bình Nam?

Tư râu biến sắc dưới ánh đèn, lật đật đeo lại kiếng rồi chồm tới hỏi:

- Mày là thằng nào?

- Tôi cũng ở vùng kinh tế mới đó những năm sau giải phóng.

- Ra thế… Lẽ ra mày phải gọi tao bằng thầy… mà sao mày xuống đây?

- Tôi đi làm mướn.

Im lặng một lúc, Tư râu bỗng hạ giọng:

- Mày có hay về trên đó không, có nghe ai nhắc đến tao không?

Tôi không trả lời mà hỏi lại:

- Anh ra tù lâu chưa?

- Tao được đặc xá, về đây cũng được sáu năm. Thằng Đức Mậu bây giờ làm gì, mày có gặp nó không?

- Lâu rồi tôi không gặp thầy Mậu.

- Khi nào gặp nó nói tao vẫn… sống. Bị nó tố tao mới ra nông nỗi này. 

Uống với Tư râu ly cà phê đá xong, tôi bần thần ra về. Tư râu đưa tôi ra cửa, ánh mặt trời làm tôi thấy ông ta già đi rất nhanh, mặt nhăn nheo, tóc hai bên thái dương bạc trắng. Tôi biết mình không thể viết bài điều tra về đại ca bến cảng này. Dù gì tôi cũng từng gọi Tư râu là thầy.

*
*     *

Tranh thủ chuyến nghỉ Tết về quê, tôi ghé thăm thầy Đức Mậu. Tổ ấm bằng gỗ xẻ lợp tranh mà đám học trò chúng tôi làm cho thầy và cô Ánh hơn ba mươi năm trước bây giờ là ngôi nhà xây rộng, khang trang với khu vườn nhỏ có đá cảnh, những cây mai Nam bộ, cây đào miền Bắc đang ra hoa đón xuân. Thầy Mậu trong bộ bà ba nâu sồng đón tôi với một ống tay áo phủ xuống che bàn tay bị cụt. Tóc thầy bạc trắng, vết thẹo chiến tranh trên má làm thầy lúc nào cũng có vẻ buồn buồn, kể cả lúc cười vui. Tôi biết thầy đã rời chức phó giám đốc sở Giáo dục để về hưu vài năm nay. Hai con của thầy với cô Ánh đã trưởng thành, đều công tác và có gia đình riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. Cô Ánh đang ở dưới đó để phụ chăm cháu ngoại mới sinh, nhưng thầy không ở nhà một mình. Tôi bất ngờ gặp trên bộ sofa gỗ ở phòng khách nhà thầy một ông đầu hói, da dẻ hồng hào, mặc pijama màu xanh nhạt. Thầy Mậu rót trà, từ tốn hỏi tôi:

- Em có nhớ ai đây không?

Tôi lắc đầu.

- Thầy Tuấn dạy Sử - Địa đầu tiên của trường mình đấy.

Thầy Tuấn cười hiền hậu, khoe cái răng khểnh của ngày xưa. Tôi mừng quíu lên chạy qua ôm vai thầy. Thầy Tuấn xúc động lau nước mắt. Thầy Mậu kể:

- Ảnh phải vượt biên sáu lần mới tới được Mỹ, giờ về đầu tư mở xưởng chế biến nông sản xuất khẩu ở xã mình. Nhờ chương trình này mà mấy trăm hộ nông dân ở đây thoát nghèo. Ảnh còn giúp nhiều học sinh vượt khó, vào đại học.

Tôi nhìn thầy Tuấn thấy thương thầy đến lạ. Tôi bóp bóp bàn tay nổi đồi mồi, nhăn nheo vì tuổi tác của thầy. Thầy ân cần hỏi thăm gia đình tôi, hỏi tôi bây giờ làm gì? Tôi kể chuyện gặp ông Bình Nam, hai thầy thở dài. Thầy Mậu lấy ra chai rượu thuốc, hỏi tôi:

- Em còn nhớ hồi xưa sau lưng nhà thầy có một cây cổ thụ không?

- Dạ, em nhớ.

- Sau này cây đó chết, thầy để nhiều năm sau mới đào gốc nó lên và gặp một củ sâm rừng nặng đến ba ký. Thầy ngâm củ sâm đó rất lâu mới chiết một ít ra dùng. Nay vui quá, mỗi người mình thưởng thức một ly.

Tôi nhấp chén rượu thơm nồng mùi sâm, rượu chảy đến đâu máu huyết rùng rùng sảng khoái đến đó. Thầy Tuấn nhìn xa xăm ra cửa, mơ màng:

- Phải chi hồi đó anh Đức Mậu về sớm, học trò trong trường đã tránh được cảnh thấy thầy giáo vượt biên bị còng tay.

Thầy Mậu an ủi:

- Số phận cả, bây giờ thế là tốt rồi. Hôm nào tôi với anh sắp xếp đi Sài Gòn thăm Bình Nam. Ngoại bang tàn ác thâm độc ta còn hòa giải được, anh em sao lại không. Các vị không biết chứ, quê tôi chỉ cách làng của Bình Nam một con sông và theo gia phả, chúng tôi còn có họ hàng với nhau đấy.

MM chuyển

t.Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm