Truyện Ngắn & Phóng Sự

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 8 - Topa

( HNPĐ ) Chín giờ bốn mươi tám phút sáng ngày 30 tháng tư năm 1991, Chị Mỹ và tôi có mặt tại số 3C đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng). Người tiếp chị Mỹ và tôi là Phạm Cang. Tôi nhận thấy rất rõ là Phạm Cang lộ vẻ sửng sốt



( HNPĐ ) Chín giờ bốn mươi tám phút sáng ngày 30 tháng tư năm 1991, Chị Mỹ và tôi có mặt tại số 3C đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng). Người tiếp chị Mỹ và tôi là Phạm Cang. Tôi nhận thấy rất rõ là Phạm Cang lộ vẻ sửng sốt khi gặp chị Mỹ đi với tôi. Không đợi Phạm Cang hỏi, chị Mỹ lên tiếng trước và đồng thời chỉ tay qua tôi: “Chúng tôi đến lấy passport của anh này.” Nói xong chị đưa cho Phạm Cang xem tờ “Quyết định đình chỉ điều tra bị can.” Rõ ràng Phạm Cang nể và sợ chị Mỹ ra mặt. Phạm Cang tiếp nhận tờ quyết định bằng cả hai tay. Khi Phạm Cang đi vào trong để lấy giấy tờ của tôi, chị nói: “Ông Phạm Cang này từng điều tra tôi khi anh Tảng bỏ đi, nên hắn biết rõ về tôi. Anh mà gặp tôi trước thì mấy tên ở Phòng điều tra này không dám kéo dài để làm tiền anh. Hầu như tuần nào tôi cũng đi ăn với Giám đốc công an thành phố.”
Đúng mười giờ mười tám phút, Phạm Cang cầm passport và một tờ giấy đến yêu cầu tôi ký tên nhận giấy tờ. Nhìn thấy quyển sổ passport mà lòng tôi mừng quá đỗi. Tội nghiệp cái passport quá, vì tôi mà nó đã bị giữ ở đây đến hôm nay mới được tự do để theo tôi về nhà. Phạm Cang hết nhìn lén chị Mỹ rồi nhìn tôi như muốn nói điều gì với tôi.
Ngay lúc đó tên phỉ Mai Quốc Anh bỗng xuất hiện từ lối đi vào phòng giam. Có lẽ hắn mới hỏi cung người tù xong và đưa trả về phòng giam. Tôi nghĩ đến những người bị tạm giam trong mấy phòng trong với thời tiết của buổi trưa cuối tháng tư nóng như thiêu như đốt mà tội nghiệp cho họ. Một chút nữa thôi là tôi sẽ rời khỏi nơi đây, nhưng những người đó thì vẫn phải ở lại. Họ đã phạm những tội gì? Ăn cướp hay hiếp dâm hay giết người? Có người nào can tội phục quốc không? Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày Quốc Hận. Ngày 30 tháng tư năm 1991. Ngày này mười sáu năm trước tôi đã cùng đồng bào miền Nam không may mắn phải chứng kiến biết bao kinh hoàng biết bao đau thương và biết bao uất hận tang tóc. Trong hằng triệu triệu đồng bào miền Nam đau khổ thì, chắc chắn tôi không phải là người đau khổ nhất. Tôi đã cố gắng sống cho đúng là con người trong một thể chế chỉ biết hận thù để cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi tình thương và sự che chở.
Mai Quốc Anh kéo tôi trở về với thực tại khi hắn nói: “Anh vào trong này một phút vì lãnh đạo muốn gặp anh.” Phạm Cang tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn Mai Quốc Anh. Tôi nhìn chị Mỹ như hỏi ý nhưng thấy chị không có phản ứng gì nên tôi đi theo Mai Quốc Anh. Vào trong một phòng trống – phòng hỏi cung – Mai Quốc Anh nói: “Lãnh đạo biết anh hôm nay đến nhận giấy tờ nên… anh bồi dưỡng cho chúng tôi ba cây. Tối nay khoảng bảy giờ tôi ngồi đợi anh ở quán café cũ… nhé.” Tôi biết thằng ranh con này nói xạo. Nó muốn làm tiền tôi thì tôi sẽ nhờ chị Mỹ cho nó được… sáng mắt sáng lòng. Tôi quyết định như vậy nên khẽ gật đầu rồi lặng lẽ đi trở ra với chị Mỹ. Mai Quốc Anh cố nhắc lại: “Bảy giờ tối nay, anh nhớ nhé.”
Tôi bắt tay cám ơn và từ giã chị Mỹ ngay khi ra khỏi cổng cơ quan điều tra. Nều đang là ở bên Hòa Lan thì tôi sẽ ôm hôn chị. Tôi biết tôi sẽ xa chị nhưng tôi không nói, mặc dù chị nói chị sẽ phôn lại khách sạn để hẹn tôi nói chuyện. Tôi đón xe đi thẳng đến văn phòng đại diện của hãng hàng không đặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Trước đây mấy tháng hãng hàng không này đặt văn phòng trong khách sạn nổi năm sao của Úc tại bến Bạch Đằng.
Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy hai cái lá phổi. Buổi chiều cuối tháng tư năm 1991, phi trường Tân Sơn Nhứt vắng hoe, mọi vật cũ rích và dơ dáy nên nhìn có vẻ buồn… Hay tại tôi đang buồn. Tôi muốn thoát khỏi nơi đây cũng giống như đồng bào miền Nam cố thoát khỏi nơi đây vào ngày này năm xưa. Ngày xưa đó tôi không có mặt ở đây nên không biết đồng bào đến đây đông như thế nào. Tôi không hiểu sao khuôn mặt sợ hãi của người phụ nữ đăng trên các báo trong những ngày sau cùng khi người phụ nữ đó có mặt tại Tòa Đại sứ Mỹ cứ hiển ra mỗi khi tôi nhớ lại những hình ảnh kinh hoàng của ngày tháng đó.
Văn phòng đại diện hãng hàng không trang trí như ở bên Tây và có máy lạnh làm tôi có cảm tưởng mình đang ở xứ Tự Do, chứ không phải người đang tìm đường thoát. Tôi đưa tất cả giấy tờ cho cô nhân viên để cô vào trình lại với viên đại diện. Tôi không biết chuyến bay còn chỗ trống không. Và, nếu như không được chấp thuận thì tôi mua vé, miễn là còn chỗ. Và, nếu như phải chờ đợi đôi ba ngày thì cũng không có gì làm tôi phải lo lắng. Tôi hoàn toàn tin chị Mỹ có thế lực mạnh đứng phía sau chị. Tôi sẽ nói cho chị biết về sự đòi hỏi quá đáng của “thằng ranh con” Mai Quốc Anh. Mai Quốc Anh không biết chị Mỹ là ai nên muốn làm tiền tôi lần cuối. “Thằng ranh con” Mai Quốc Anh rồi sẽ bị lãnh đạo của nó thanh trừng.
Bỗng cánh cửa phòng mở ra và viên đại diện hãng hàng không xuất hiện đứng nhìn tôi và gật đầu chào. Ông đã thông cảm nên chấp thuận cấp cho tôi một chỗ trong chuyến bay vào khuya nay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc mười giờ tối và sẽ quá cảnh ở Bangkok. Trong khi cô thư ký đang làm thủ tục thì có người điện thoại đến. Tôi nghe cô nói: “Xin lỗi anh, hãng của chúng tôi không được phép tiết lộ tên của khách hàng.” Trả lời xong, cô lại tiếp tục làm việc. Thấy vậy tôi hỏi: “Có phải họ tìm tôi không?” Cô không nhìn tôi nhưng gật đầu xác nhận. Tôi liền nghĩ ngay đến “thằng ranh con” Mai Quốc Anh đã cho người theo tôi. Hắn cho người theo xem tôi đi những đâu và gặp nhữngn ai chứ hắn và lãnh đạo ở 3C Tôn Đức Thắng không có quyền ngăn cản tôi xuất cảnh.
Hai mươi hai giờ hai mươi tám phút tối ngày 30 tháng tư năm1991 chiếc phi cơ của hãng hàng không Lufthansa của Đức quốc rời khỏi phi đạo đưa tôi xa khỏi Saigon, thoát khỏi nước Việt Nam thân yêu. Rời khỏi quê hương lần thứ hai này không biết ngày nào tôi mới quay trở lại. Nhìn xuống thành phố Saigon thân yêu còn quá nghèo và cũng không có nhiều ánh sáng làm lòng tôi tê tái. Saigon là nơi tôi được sinh ra nhưng lại sống ở đây không lâu. Saigon là nơi tôi đã làm việc nhưng cũng không lâu. Những con đường Saigon mà tôi biết và đã đi qua thì, con đường mang tên Phan Đình Phùng là nơi tôi sống qua những tháng ngày phải tranh đấu bằng trí óc để sống còn; cũng như đã có những ngày thật hạnh phúc dưới mái nhà của một người đàn bà hoàn toàn xa lạ nhưng đầy lòng nhân ái. Chợ Vườn Chuối tuy gần nhà nhưng tôi chỉ có một lần phải vô đó đi chợ mà kỷ niệm thì cũng khó quên. Một hôm Mẹ Hai bị bệnh nên nhờ tôi đi chợ mua một con cá lóc nặng khoảng ba bốn trăm gram. Mẹ Hai dặn đi dặn lại ít ra là ba lần: “Nhớ nói với người bán cá để cái ruột lại nghe con.” Tôi nghĩ, ruột cá thì… chắc Mẹ Hai không ăn nhưng, để ruột lại làm gì thì tôi không hỏi. Tuy nhiên tôi cũng dặn bà bán cá khi bà đang làm con cá cho tôi, để cái ruột lại bà nhé. Bà dạ dạ luôn miệng nên tôi yên tâm… quay đầu nhìn khắp khu chợ xem người bán bán những gì. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đi chợ Vườn Chuối. Mẹ Hai tôi nhìn con cá rồi cười. “Mẹ biết con sẽ bị người ta lấy mất cái ruột mà.” Vậy mà đến những năm 2000 – 2001, lần đầu tiên trong đời tôi mới được ăn ruột cá lóc nên mới biết nó ngon… hết sẩy. Hèn chi Mẹ Hai cứ dặn đi dặn lại đến ba lần mà tôi thì chẳng hiểu gì cả.
Saigon mà tôi có mặt để bắt đầu cuộc sống là Saigon yêu kiều, diễm lệ với ánh đèn đủ màu sắc về đêm; người và xe cộ dập dìu qua lại trên đường phố đông đúc cho đến tận khuya. Trai thanh gái lịch chiều chiều tản bộ qua các phố phường rất sung túc và luôn tươi cười vui vẻ… mặc dù đất nước đang bị bọn cộng phỉ gây chiến tranh và khủng bố… Nhưng không được bao lâu thì tôi phải chứng kiến thủ đô Saigon tăm tối và u ám vì không có điện. Nhà nhà tối tăm và người người bị đói vì tên Tổng bí thư ngu xuẩn và hận thù người miền Nam tên Lê Duẫn ra lệnh ngăn sông cấm chợ. Saigon yêu kiều và diễm lệ bỗng một ngày trở nên nhếch nhác dơ dáy và hôi hám vì bọn cộng phỉ nuôi heo, gà và vịt trong những căn biệt thự chúng chiếm được. Đúng là bọn rừng rú đi “giải phóng” người văn minh. Bọn cộng phỉ chủ trương phải chiếm nhà mặt tiền và các căn biệt thự để chia chác cho nhau nên người dân đã ca cho nhau nghe dựa theo bài ca của bọn phỉ: “Tiến về Saigon ta chiếm nhà mặt tiền…”
Làm sao tôi quên được con đường Bà Huyện Thanh Quan có sạp bán báo mà mỗi sáng sớm tôi ghé mua, và rồi đi tiếp đến đường Hồng Thập Tự để đến nhà thờ Đức Bà dự lễ nhất vào lúc năm giờ… Tất cả nay đang ở xa phía dưới kia mà tôi nghĩ đây là lần cuối cùng tôi thấy lại thủ đô của miền Nam Việt Nam.
Tôi cố nhắm mắt để ngủ nhưng gương mặt của Phạm Cang lúc sáng cứ hiển hiện ra trước mặt tôi. Có lẽ Phạm Cang không ngờ tôi đã gặp chị Mỹ nên hắn tỏ vẻ mặt lo lắng. Nhớ lại một hôm trong lúc hỏi cung tôi Phạm Cang đã nói: “Chúng tôi bắt anh là đúng luật. Mặc dù anh có quốc tịch Hà Lan nhưng anh cũng có quốc tịch Việt Nam”. Không hiểu sao lúc đó tôi không một chút sợ hãi nên tôi đã nói: “Tôi không có một thứ giấy tờ nào của chế độ này cấp cho tôi. Tôi phải bỏ nơi đây ra đi vì tôi bị đủ thứ người khủng bố tinh thần. Nếu nói tôi có quốc tịch Việt Nam thì tôi có căn cước của chế độ cũ, tức là tôi có quốc tịch của Việt Nam Cộng Hòa thôi.”
Bốn gương mặt thân thương của những người biết chuyện và đã hết lòng giúp đỡ tôi cứ hiển hiện ra trước mặt. Vào giờ phút chia tay tôi đã không gặp mặt cả bốn người để có một lời nào gọi là cảm ơn. Ôi! buồn làm sao. Buồn tràn đầy con tim làm cho mắt tôi cay sè. Anh Chị Khương thường ngày vẫn ở nhà, thế mà hôm nay cả anh và chị lại đi Lái Thiêu nên khi tôi trở về lấy va-ly thì không gặp được anh chị. Cũng may là tôi luôn gởi tiền trước rồi trừ lại sau nên tiền phòng tiền ăn cũng còn dư chút ít chứ không bị thiếu. Chị Đào Hoàng Mỹ và Anh Huỳnh Sơn Phước, tôi sẽ viết thư cho mỗi người khi tôi về đến nhà.
Vĩnh biệt bốn người mà tôi chỉ gặp trong thời gian ngắn nhưng đã để lại trong tim tôi biết bao hình ảnh đẹp và những điều khó quên.
………………….
………………….
………………….
18/3/1999

Tôi đang ngồi làm việc trong phòng thì chuông điện thoại vang lên. Tôi nhìn đồng hồ thì thấy thiếu mười hai phút là sáu giờ chiều. Thường thì vào giờ này và vào ngày này anh bạn ToPa phôn đến để hẹn trước cho chiều ngày mai sẽ gặp nhau ở đâu cho hết buổi tối thứ sáu. Anh ToPa là người mà năm xưa tôi đã gặp ở chợ trời và đã bán cho anh một cái quần với giá tượng trưng. Vì anh là người tôn trọng chữ Tín và dễ thông cảm nên sau đó tôi cũng đã giúp anh thoát khỏi bọn cộng phỉ và đã được chiếc tàu Smitlloyd 104 của Hòa Lan vớt đúng lúc vào sáng sớm ngày 20/8/1980 sau bốn ngày trên biển khi mà chẳng còn bao lâu nữa thì cơn bão lớn sẽ ập đến.
Nếu anh ToPa không phôn trước thì thường ngày thứ bảy tôi ít khi ra khỏi nhà vì ngày Chúa Nhật tôi phải đi xem lễ sớm. Tôi cầm phôn lên. “Alô…” Tôi chỉ mới alô thì từ đầu giây bên kia một giọng nói tiếng Việt của người miền Bắc khẽ  hỏi: “Xin lỗi cho tôi gặp anh Tắc-Kè?” Tôi hơi ngập ngừng vì từ lâu lắm rồi không còn ai gọi tên tôi mà thêm chữ Kè vô nữa. Tuy nhiên tôi cũng trả lời: “Tôi đây, xin lỗi tôi đang nói chuyện với ai?” – “Thưa anh tôi tên Trường, là nhân viên Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan. Tôi phôn đến anh để mời anh cuối tuần này hay cuối tuần sau ghé qua Tòa Đại sứ uống ly rượu nhân dịp ông Đại sứ mới đến đây nhận nhiệm vụ.” Lúc đó tôi nghĩ đây là trò chọc ghẹo của mấy người bạn vì ai cũng biết tôi ghét và thù bọn cộng phỉ thì đời nào lại có chuyện… kinh dị như vậy xảy ra với tôi. Bạn của tôi thuộc đủ mọi thành phần, nhưng hầu như tất cả đều thích nói vui để chọc ghẹo nhau và không bao giờ giận nhau; tuy đôi lúc cũng bực mình nhau. Có lẽ người ở đầu giây bên kia thấy tôi im lặng lâu nên alô alô hai tiếng vì vậy tôi phải trả lời như đó là lời mời thật, đồng thời tôi cũng chuẩn bị sẵn câu để nếu đây là trò đùa thì tôi sẽ không bị quê: “Trước hết tôi cám ơn lời mời của sứ quán. Xin anh vui lòng cho tôi biết anh mời tôi là… cá nhân anh hay anh đại diện ai?” – “Dạ, nhân dịp ông Đại sứ mới đến đây làm việc và ông muốn mời anh đấy ạ.”
Khoảng hai ba tháng trước tôi đã nghe anh ToPa cho biết sẽ có một người đại diện cho nhà cầm quyền Việt Nam đến nhận chức Đại sứ… lần đầu sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Sao biết? Anh nói chủ của anh cho anh biết. (Chủ của anh là người Hòa Lan có gặp tôi và muốn cùng tôi mở công ty hợp doanh. Ông kinh doanh các loại máy computer, còn tôi thì quần áo trẻ em.) Tôi nghe vậy nhưng không quan tâm người đến người đi là ai. Bây giờ thì… tôi thắc mắc sao ông này mới đến và đã biết tôi như thế nào mà mời.
Thật ra thì tôi chẳng có một chút tiếng tăm gì cả. Cơ sở cũng mới mở còn chờ chủ của anh Topa gia nhập thì mới khai trương; thì làm sao ông ta biết tôi. Dù sao thì tôi cũng cần biết đây là lời mời thật hay là trò đùa của ai đó. Tôi trả lời anh Trường: “ Xin anh Trường nói lại với ông Đại sứ là, tôi muốn mời ông Đại sứ cuối tuần tới đến một nơi nào đó để gặp nhau trước. Rồi tuần sau nữa… hay ngày nào đó tôi sẽ ghé sứ quán thăm ông Đại sứ sau.” – “Xin anh Tắc-Kè chờ tôi một tí nhé.” Tôi nghĩ anh Trường đang chuyển lời của tôi đến ông Đại sứ, nếu như vừa rồi là những lời đối đáp nghiêm chỉnh. Tôi vẫn hoài nghi ai đó muốn chọc phá tôi thôi. Một lúc sau anh Trường hỏi: “Anh Tắc-Kè ơi, nếu gặp nhau thì gặp ở đâu, và khi nào… anh?” – “Anh cho tôi khoảng… mười phút. Tôi sẽ phôn lại anh, anh Trường nhé.”  Nói dứt câu là tôi cúp máy ngay. Tôi không ngờ lại có chuyện lạ đến như vậy, nếu đây là chuyện thật. Về địa điểm thì không đâu hay bằng những thành phố lớn và có nhiều du khách, vì vừa vui lại đẹp nữa. Tôi đang nghĩ đến nhà hàng Tàu ở gần khu đèn đỏ Amsterdam thì bỗng đâu hình ảnh của một doanh nhân người Việt gốc Tàu nổi tiếng tại Hòa Lan hiện ra trong đầu tôi. Vị doanh nhân này đang bị nhà cầm quyền thổ phỉ Việt Nam làm đủ trò hề để mong cướp đoạt tài sản. Anh bị xử tù mười ba năm nhưng tôi không biết anh bị giam ở đâu. Doanh nhân gốc Tàu này có người em ruột thường giao hàng cho một nhà hàng Nhật trong thành phố có nhiều du khách và sòng bài có tiếng. Nhà hàng này nổi tiếng với món ăn Nhật và sang trọng.Tôi quyết định chọn nhà hàng này cho buổi gặp gỡ lần đầu tiên.
Không khó khăn gì để tìm ra số phôn của sứ quán Việt Nam và địa chỉ nhà hàng Nhật. Tôi phôn lại sứ quán: “Tôi là Tắc đây. Xin cho gặp anh Trường.” Từ đầu giây bên kia tiếng anh Trường thật vui: “Dạ, tôi đây anh.” – “Nhờ anh Trường nói lại với ông Đại sứ là cuối tuần sau, thứ bảy ngày 27 khoảng sáu giờ chiều tại nhà hàng Sakura. Địa chỉ Gever Deynootplein số 155 thành phố Scheveningen.”
Như vậy đúng là ông Đại sứ muốn mời gặp riêng tôi vì trước đó Trường có nói: “Mời anh cuối tuần này hay cuối tuần tới ghé qua…” Tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa vì trong đầu đang có những câu hỏi cứ xuất hiện liên tục. Một người “vô danh tiểu tốt” như tôi thì một tên Đại sứ lại tìm đến để làm gì? Ai đã giới thiệu tôi với hắn? Hắn gặp tôi với mục đích gì?
Vừa suy nghĩ tôi vừa nhìn quanh văn phòng. Tòa nhà này có hai tầng. Tầng trên là văn phòng và có phòng ngủ riêng, lớn và rộng rãi. Cũng có nhà bếp rộng và phòng ăn cùng nhà tắm... đầy đủ tiện nghi. Tôi chưa từng tiếp người nào tại đây - ngoại trừ anh bạn ToPa và người chủ của anh. Tôi chỉ tiếp khách ở tầng dưới là phòng trưng bày sản phẩm quần áo trẻ em từ ba tuổi đến mười lăm tuổi. Tôi định hôm nào khai trương tôi sẽ mời một số khách đặc biệt lên đây và, ai mệt thì cứ… tự nhiên.
Bên ngoài trời đầy tuyết làm trắng xóa cả một vùng rộng lớn. Những căn nhà chung quanh - là những văn phòng và những công ty của người bản xứ - hầu hết mọi người đã ra về vì tôi không nhìn thấy một chiếc xe nào còn ở đây. Tôi thấy chỉ còn mỗi chiếc xe của tôi ở đây thôi.
Tôi không thê hiểu vì lý do nào mà tôi lại “hân hạnh” được sứ quán Việt Nam gọi phôn mời đến uống ly rượu mừng nhân dịp người đại diện của một quốc gia mà tôi luôn xem những người cầm quyền là bọn phỉ. Tôi đã quá quen rồi với những trò hèn hạ của bọn cộng phỉ thì đây phải là cố ý có chủ đích, hoặc đã có sự lầm lẫn qua giới thiệu nên một người không tên tuổi như tôi mới được chiếu cố từ một người đại diện của một quốc gia bị khinh rẻ nhất trên trái đất này.
Tôi nhớ lại khi tôi rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 30 tháng tư năm 1991 trong nỗi uất nghẹn chất ngất nên, ngày 11/8/1991 tôi đã gởi thư bảo đảm cho nhà cầm quyền Việt Nam ở Ba Đình, và một thư riêng, cũng bảo đảm, cho Phan Anh Minh. Mục đích viết thư chỉ là để cho bọn người ở Ba Đình biết Phòng điều tra thành phố Sàigòn đã lấy tiền của tôi nhưng chưa chắc đã xung vào công quỷ mà đã chia nhau ăn xài hết rồi. Tôi ghi rõ người nhận tiền là Phạm Cang, Đội trưởng đội xét hỏi. Và, Mai Quốc Anh, cán bộ xét hỏi đã vòi tôi tổng cộng là bao nhiêu để chung cho Phan Anh Minh. Tôi muốn tên Mai Quốc Anh phải bị thanh trừng ra khỏi ngành an ninh vì đã qua mặt lãnh đạo để ăn tiền riêng. Tôi có thể thu lại tất cả những gì tôi bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng đã lấy. Nhưng, tôi muốn bọn chúng xâu xé nhau vì ăn chia không đồng đều. Và, như vậy là nhà cầm quyền Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam ở Hà Nội đều đã biết về tôi.
Sự việc một người trong ngành ngoại giao đại diện cho bọn lãnh đạo trong nước lại muốn mời gặp riêng tôi thì… Tôi không hiểu tại sao nên việc phải cảnh giác là chuyện đương nhiên. Tôi hoàn toàn không vui mừng và hãnh diện mà trái lại đã làm cho tôi phải đề phòng nhiều hơn. Tôi không bao giờ quên câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi quyết định rủ anh bạn ToPa đi theo để anh có ý kiến và cũng để nhận xét giúp tôi về ông Đại sứ.

(Tôi là ToPa, là người được Anh Tắc trao lại quyển nhật ký khi Anh lâm trọng bệnh. Tôi muốn phổ biến bức thư mà Anh đã nhận từ Bà Đào Hoàng Mỹ, sau đó Anh mới gởi thư cho bọn người ở Ba Đình để quý độc giả hiểu tại sao Anh nói Anh có thể thu lại tất cả những gì đã bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng lấy, nhưng anh đã không làm.
Khi Anh còn đương thời, tôi có hỏi Anh: “Số ba cây vàng Anh đưa cho bà Mỹ mà anh nói  không nghĩ là quá rẻ như vậy. Nhưng, tại sao khi viết thư cho bà Mỹ anh lại nói bà “chém hơi nặng”.”  Anh nói: Bà Mỹ có trước sau hai người chồng đều là phỉ cả. Cộng với việc bản thân bà sống lâu năm và làm việc với nhà cầm quyền cộng phỉ thì ít nhiều gì bà cũng phải bị nhiễm chút ít tính phỉ trong người. Tôi luôn quý trọng và kính nể bà. Nhưng, tôi cũng muốn bà phải trả lời thư tôi và tỏ thật những cảm nghĩ của con người từng được sinh sống yên lành và được ăn học đến nơi đến chốn dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa.
Người tên Minh trong thư là em nuôi của tôi.) 
                                                           
 

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 8 - Topa

( HNPĐ ) Chín giờ bốn mươi tám phút sáng ngày 30 tháng tư năm 1991, Chị Mỹ và tôi có mặt tại số 3C đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng). Người tiếp chị Mỹ và tôi là Phạm Cang. Tôi nhận thấy rất rõ là Phạm Cang lộ vẻ sửng sốt



( HNPĐ ) Chín giờ bốn mươi tám phút sáng ngày 30 tháng tư năm 1991, Chị Mỹ và tôi có mặt tại số 3C đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng). Người tiếp chị Mỹ và tôi là Phạm Cang. Tôi nhận thấy rất rõ là Phạm Cang lộ vẻ sửng sốt khi gặp chị Mỹ đi với tôi. Không đợi Phạm Cang hỏi, chị Mỹ lên tiếng trước và đồng thời chỉ tay qua tôi: “Chúng tôi đến lấy passport của anh này.” Nói xong chị đưa cho Phạm Cang xem tờ “Quyết định đình chỉ điều tra bị can.” Rõ ràng Phạm Cang nể và sợ chị Mỹ ra mặt. Phạm Cang tiếp nhận tờ quyết định bằng cả hai tay. Khi Phạm Cang đi vào trong để lấy giấy tờ của tôi, chị nói: “Ông Phạm Cang này từng điều tra tôi khi anh Tảng bỏ đi, nên hắn biết rõ về tôi. Anh mà gặp tôi trước thì mấy tên ở Phòng điều tra này không dám kéo dài để làm tiền anh. Hầu như tuần nào tôi cũng đi ăn với Giám đốc công an thành phố.”
Đúng mười giờ mười tám phút, Phạm Cang cầm passport và một tờ giấy đến yêu cầu tôi ký tên nhận giấy tờ. Nhìn thấy quyển sổ passport mà lòng tôi mừng quá đỗi. Tội nghiệp cái passport quá, vì tôi mà nó đã bị giữ ở đây đến hôm nay mới được tự do để theo tôi về nhà. Phạm Cang hết nhìn lén chị Mỹ rồi nhìn tôi như muốn nói điều gì với tôi.
Ngay lúc đó tên phỉ Mai Quốc Anh bỗng xuất hiện từ lối đi vào phòng giam. Có lẽ hắn mới hỏi cung người tù xong và đưa trả về phòng giam. Tôi nghĩ đến những người bị tạm giam trong mấy phòng trong với thời tiết của buổi trưa cuối tháng tư nóng như thiêu như đốt mà tội nghiệp cho họ. Một chút nữa thôi là tôi sẽ rời khỏi nơi đây, nhưng những người đó thì vẫn phải ở lại. Họ đã phạm những tội gì? Ăn cướp hay hiếp dâm hay giết người? Có người nào can tội phục quốc không? Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày Quốc Hận. Ngày 30 tháng tư năm 1991. Ngày này mười sáu năm trước tôi đã cùng đồng bào miền Nam không may mắn phải chứng kiến biết bao kinh hoàng biết bao đau thương và biết bao uất hận tang tóc. Trong hằng triệu triệu đồng bào miền Nam đau khổ thì, chắc chắn tôi không phải là người đau khổ nhất. Tôi đã cố gắng sống cho đúng là con người trong một thể chế chỉ biết hận thù để cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi tình thương và sự che chở.
Mai Quốc Anh kéo tôi trở về với thực tại khi hắn nói: “Anh vào trong này một phút vì lãnh đạo muốn gặp anh.” Phạm Cang tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn Mai Quốc Anh. Tôi nhìn chị Mỹ như hỏi ý nhưng thấy chị không có phản ứng gì nên tôi đi theo Mai Quốc Anh. Vào trong một phòng trống – phòng hỏi cung – Mai Quốc Anh nói: “Lãnh đạo biết anh hôm nay đến nhận giấy tờ nên… anh bồi dưỡng cho chúng tôi ba cây. Tối nay khoảng bảy giờ tôi ngồi đợi anh ở quán café cũ… nhé.” Tôi biết thằng ranh con này nói xạo. Nó muốn làm tiền tôi thì tôi sẽ nhờ chị Mỹ cho nó được… sáng mắt sáng lòng. Tôi quyết định như vậy nên khẽ gật đầu rồi lặng lẽ đi trở ra với chị Mỹ. Mai Quốc Anh cố nhắc lại: “Bảy giờ tối nay, anh nhớ nhé.”
Tôi bắt tay cám ơn và từ giã chị Mỹ ngay khi ra khỏi cổng cơ quan điều tra. Nều đang là ở bên Hòa Lan thì tôi sẽ ôm hôn chị. Tôi biết tôi sẽ xa chị nhưng tôi không nói, mặc dù chị nói chị sẽ phôn lại khách sạn để hẹn tôi nói chuyện. Tôi đón xe đi thẳng đến văn phòng đại diện của hãng hàng không đặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Trước đây mấy tháng hãng hàng không này đặt văn phòng trong khách sạn nổi năm sao của Úc tại bến Bạch Đằng.
Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy hai cái lá phổi. Buổi chiều cuối tháng tư năm 1991, phi trường Tân Sơn Nhứt vắng hoe, mọi vật cũ rích và dơ dáy nên nhìn có vẻ buồn… Hay tại tôi đang buồn. Tôi muốn thoát khỏi nơi đây cũng giống như đồng bào miền Nam cố thoát khỏi nơi đây vào ngày này năm xưa. Ngày xưa đó tôi không có mặt ở đây nên không biết đồng bào đến đây đông như thế nào. Tôi không hiểu sao khuôn mặt sợ hãi của người phụ nữ đăng trên các báo trong những ngày sau cùng khi người phụ nữ đó có mặt tại Tòa Đại sứ Mỹ cứ hiển ra mỗi khi tôi nhớ lại những hình ảnh kinh hoàng của ngày tháng đó.
Văn phòng đại diện hãng hàng không trang trí như ở bên Tây và có máy lạnh làm tôi có cảm tưởng mình đang ở xứ Tự Do, chứ không phải người đang tìm đường thoát. Tôi đưa tất cả giấy tờ cho cô nhân viên để cô vào trình lại với viên đại diện. Tôi không biết chuyến bay còn chỗ trống không. Và, nếu như không được chấp thuận thì tôi mua vé, miễn là còn chỗ. Và, nếu như phải chờ đợi đôi ba ngày thì cũng không có gì làm tôi phải lo lắng. Tôi hoàn toàn tin chị Mỹ có thế lực mạnh đứng phía sau chị. Tôi sẽ nói cho chị biết về sự đòi hỏi quá đáng của “thằng ranh con” Mai Quốc Anh. Mai Quốc Anh không biết chị Mỹ là ai nên muốn làm tiền tôi lần cuối. “Thằng ranh con” Mai Quốc Anh rồi sẽ bị lãnh đạo của nó thanh trừng.
Bỗng cánh cửa phòng mở ra và viên đại diện hãng hàng không xuất hiện đứng nhìn tôi và gật đầu chào. Ông đã thông cảm nên chấp thuận cấp cho tôi một chỗ trong chuyến bay vào khuya nay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc mười giờ tối và sẽ quá cảnh ở Bangkok. Trong khi cô thư ký đang làm thủ tục thì có người điện thoại đến. Tôi nghe cô nói: “Xin lỗi anh, hãng của chúng tôi không được phép tiết lộ tên của khách hàng.” Trả lời xong, cô lại tiếp tục làm việc. Thấy vậy tôi hỏi: “Có phải họ tìm tôi không?” Cô không nhìn tôi nhưng gật đầu xác nhận. Tôi liền nghĩ ngay đến “thằng ranh con” Mai Quốc Anh đã cho người theo tôi. Hắn cho người theo xem tôi đi những đâu và gặp nhữngn ai chứ hắn và lãnh đạo ở 3C Tôn Đức Thắng không có quyền ngăn cản tôi xuất cảnh.
Hai mươi hai giờ hai mươi tám phút tối ngày 30 tháng tư năm1991 chiếc phi cơ của hãng hàng không Lufthansa của Đức quốc rời khỏi phi đạo đưa tôi xa khỏi Saigon, thoát khỏi nước Việt Nam thân yêu. Rời khỏi quê hương lần thứ hai này không biết ngày nào tôi mới quay trở lại. Nhìn xuống thành phố Saigon thân yêu còn quá nghèo và cũng không có nhiều ánh sáng làm lòng tôi tê tái. Saigon là nơi tôi được sinh ra nhưng lại sống ở đây không lâu. Saigon là nơi tôi đã làm việc nhưng cũng không lâu. Những con đường Saigon mà tôi biết và đã đi qua thì, con đường mang tên Phan Đình Phùng là nơi tôi sống qua những tháng ngày phải tranh đấu bằng trí óc để sống còn; cũng như đã có những ngày thật hạnh phúc dưới mái nhà của một người đàn bà hoàn toàn xa lạ nhưng đầy lòng nhân ái. Chợ Vườn Chuối tuy gần nhà nhưng tôi chỉ có một lần phải vô đó đi chợ mà kỷ niệm thì cũng khó quên. Một hôm Mẹ Hai bị bệnh nên nhờ tôi đi chợ mua một con cá lóc nặng khoảng ba bốn trăm gram. Mẹ Hai dặn đi dặn lại ít ra là ba lần: “Nhớ nói với người bán cá để cái ruột lại nghe con.” Tôi nghĩ, ruột cá thì… chắc Mẹ Hai không ăn nhưng, để ruột lại làm gì thì tôi không hỏi. Tuy nhiên tôi cũng dặn bà bán cá khi bà đang làm con cá cho tôi, để cái ruột lại bà nhé. Bà dạ dạ luôn miệng nên tôi yên tâm… quay đầu nhìn khắp khu chợ xem người bán bán những gì. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đi chợ Vườn Chuối. Mẹ Hai tôi nhìn con cá rồi cười. “Mẹ biết con sẽ bị người ta lấy mất cái ruột mà.” Vậy mà đến những năm 2000 – 2001, lần đầu tiên trong đời tôi mới được ăn ruột cá lóc nên mới biết nó ngon… hết sẩy. Hèn chi Mẹ Hai cứ dặn đi dặn lại đến ba lần mà tôi thì chẳng hiểu gì cả.
Saigon mà tôi có mặt để bắt đầu cuộc sống là Saigon yêu kiều, diễm lệ với ánh đèn đủ màu sắc về đêm; người và xe cộ dập dìu qua lại trên đường phố đông đúc cho đến tận khuya. Trai thanh gái lịch chiều chiều tản bộ qua các phố phường rất sung túc và luôn tươi cười vui vẻ… mặc dù đất nước đang bị bọn cộng phỉ gây chiến tranh và khủng bố… Nhưng không được bao lâu thì tôi phải chứng kiến thủ đô Saigon tăm tối và u ám vì không có điện. Nhà nhà tối tăm và người người bị đói vì tên Tổng bí thư ngu xuẩn và hận thù người miền Nam tên Lê Duẫn ra lệnh ngăn sông cấm chợ. Saigon yêu kiều và diễm lệ bỗng một ngày trở nên nhếch nhác dơ dáy và hôi hám vì bọn cộng phỉ nuôi heo, gà và vịt trong những căn biệt thự chúng chiếm được. Đúng là bọn rừng rú đi “giải phóng” người văn minh. Bọn cộng phỉ chủ trương phải chiếm nhà mặt tiền và các căn biệt thự để chia chác cho nhau nên người dân đã ca cho nhau nghe dựa theo bài ca của bọn phỉ: “Tiến về Saigon ta chiếm nhà mặt tiền…”
Làm sao tôi quên được con đường Bà Huyện Thanh Quan có sạp bán báo mà mỗi sáng sớm tôi ghé mua, và rồi đi tiếp đến đường Hồng Thập Tự để đến nhà thờ Đức Bà dự lễ nhất vào lúc năm giờ… Tất cả nay đang ở xa phía dưới kia mà tôi nghĩ đây là lần cuối cùng tôi thấy lại thủ đô của miền Nam Việt Nam.
Tôi cố nhắm mắt để ngủ nhưng gương mặt của Phạm Cang lúc sáng cứ hiển hiện ra trước mặt tôi. Có lẽ Phạm Cang không ngờ tôi đã gặp chị Mỹ nên hắn tỏ vẻ mặt lo lắng. Nhớ lại một hôm trong lúc hỏi cung tôi Phạm Cang đã nói: “Chúng tôi bắt anh là đúng luật. Mặc dù anh có quốc tịch Hà Lan nhưng anh cũng có quốc tịch Việt Nam”. Không hiểu sao lúc đó tôi không một chút sợ hãi nên tôi đã nói: “Tôi không có một thứ giấy tờ nào của chế độ này cấp cho tôi. Tôi phải bỏ nơi đây ra đi vì tôi bị đủ thứ người khủng bố tinh thần. Nếu nói tôi có quốc tịch Việt Nam thì tôi có căn cước của chế độ cũ, tức là tôi có quốc tịch của Việt Nam Cộng Hòa thôi.”
Bốn gương mặt thân thương của những người biết chuyện và đã hết lòng giúp đỡ tôi cứ hiển hiện ra trước mặt. Vào giờ phút chia tay tôi đã không gặp mặt cả bốn người để có một lời nào gọi là cảm ơn. Ôi! buồn làm sao. Buồn tràn đầy con tim làm cho mắt tôi cay sè. Anh Chị Khương thường ngày vẫn ở nhà, thế mà hôm nay cả anh và chị lại đi Lái Thiêu nên khi tôi trở về lấy va-ly thì không gặp được anh chị. Cũng may là tôi luôn gởi tiền trước rồi trừ lại sau nên tiền phòng tiền ăn cũng còn dư chút ít chứ không bị thiếu. Chị Đào Hoàng Mỹ và Anh Huỳnh Sơn Phước, tôi sẽ viết thư cho mỗi người khi tôi về đến nhà.
Vĩnh biệt bốn người mà tôi chỉ gặp trong thời gian ngắn nhưng đã để lại trong tim tôi biết bao hình ảnh đẹp và những điều khó quên.
………………….
………………….
………………….
18/3/1999

Tôi đang ngồi làm việc trong phòng thì chuông điện thoại vang lên. Tôi nhìn đồng hồ thì thấy thiếu mười hai phút là sáu giờ chiều. Thường thì vào giờ này và vào ngày này anh bạn ToPa phôn đến để hẹn trước cho chiều ngày mai sẽ gặp nhau ở đâu cho hết buổi tối thứ sáu. Anh ToPa là người mà năm xưa tôi đã gặp ở chợ trời và đã bán cho anh một cái quần với giá tượng trưng. Vì anh là người tôn trọng chữ Tín và dễ thông cảm nên sau đó tôi cũng đã giúp anh thoát khỏi bọn cộng phỉ và đã được chiếc tàu Smitlloyd 104 của Hòa Lan vớt đúng lúc vào sáng sớm ngày 20/8/1980 sau bốn ngày trên biển khi mà chẳng còn bao lâu nữa thì cơn bão lớn sẽ ập đến.
Nếu anh ToPa không phôn trước thì thường ngày thứ bảy tôi ít khi ra khỏi nhà vì ngày Chúa Nhật tôi phải đi xem lễ sớm. Tôi cầm phôn lên. “Alô…” Tôi chỉ mới alô thì từ đầu giây bên kia một giọng nói tiếng Việt của người miền Bắc khẽ  hỏi: “Xin lỗi cho tôi gặp anh Tắc-Kè?” Tôi hơi ngập ngừng vì từ lâu lắm rồi không còn ai gọi tên tôi mà thêm chữ Kè vô nữa. Tuy nhiên tôi cũng trả lời: “Tôi đây, xin lỗi tôi đang nói chuyện với ai?” – “Thưa anh tôi tên Trường, là nhân viên Tòa Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan. Tôi phôn đến anh để mời anh cuối tuần này hay cuối tuần sau ghé qua Tòa Đại sứ uống ly rượu nhân dịp ông Đại sứ mới đến đây nhận nhiệm vụ.” Lúc đó tôi nghĩ đây là trò chọc ghẹo của mấy người bạn vì ai cũng biết tôi ghét và thù bọn cộng phỉ thì đời nào lại có chuyện… kinh dị như vậy xảy ra với tôi. Bạn của tôi thuộc đủ mọi thành phần, nhưng hầu như tất cả đều thích nói vui để chọc ghẹo nhau và không bao giờ giận nhau; tuy đôi lúc cũng bực mình nhau. Có lẽ người ở đầu giây bên kia thấy tôi im lặng lâu nên alô alô hai tiếng vì vậy tôi phải trả lời như đó là lời mời thật, đồng thời tôi cũng chuẩn bị sẵn câu để nếu đây là trò đùa thì tôi sẽ không bị quê: “Trước hết tôi cám ơn lời mời của sứ quán. Xin anh vui lòng cho tôi biết anh mời tôi là… cá nhân anh hay anh đại diện ai?” – “Dạ, nhân dịp ông Đại sứ mới đến đây làm việc và ông muốn mời anh đấy ạ.”
Khoảng hai ba tháng trước tôi đã nghe anh ToPa cho biết sẽ có một người đại diện cho nhà cầm quyền Việt Nam đến nhận chức Đại sứ… lần đầu sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Sao biết? Anh nói chủ của anh cho anh biết. (Chủ của anh là người Hòa Lan có gặp tôi và muốn cùng tôi mở công ty hợp doanh. Ông kinh doanh các loại máy computer, còn tôi thì quần áo trẻ em.) Tôi nghe vậy nhưng không quan tâm người đến người đi là ai. Bây giờ thì… tôi thắc mắc sao ông này mới đến và đã biết tôi như thế nào mà mời.
Thật ra thì tôi chẳng có một chút tiếng tăm gì cả. Cơ sở cũng mới mở còn chờ chủ của anh Topa gia nhập thì mới khai trương; thì làm sao ông ta biết tôi. Dù sao thì tôi cũng cần biết đây là lời mời thật hay là trò đùa của ai đó. Tôi trả lời anh Trường: “ Xin anh Trường nói lại với ông Đại sứ là, tôi muốn mời ông Đại sứ cuối tuần tới đến một nơi nào đó để gặp nhau trước. Rồi tuần sau nữa… hay ngày nào đó tôi sẽ ghé sứ quán thăm ông Đại sứ sau.” – “Xin anh Tắc-Kè chờ tôi một tí nhé.” Tôi nghĩ anh Trường đang chuyển lời của tôi đến ông Đại sứ, nếu như vừa rồi là những lời đối đáp nghiêm chỉnh. Tôi vẫn hoài nghi ai đó muốn chọc phá tôi thôi. Một lúc sau anh Trường hỏi: “Anh Tắc-Kè ơi, nếu gặp nhau thì gặp ở đâu, và khi nào… anh?” – “Anh cho tôi khoảng… mười phút. Tôi sẽ phôn lại anh, anh Trường nhé.”  Nói dứt câu là tôi cúp máy ngay. Tôi không ngờ lại có chuyện lạ đến như vậy, nếu đây là chuyện thật. Về địa điểm thì không đâu hay bằng những thành phố lớn và có nhiều du khách, vì vừa vui lại đẹp nữa. Tôi đang nghĩ đến nhà hàng Tàu ở gần khu đèn đỏ Amsterdam thì bỗng đâu hình ảnh của một doanh nhân người Việt gốc Tàu nổi tiếng tại Hòa Lan hiện ra trong đầu tôi. Vị doanh nhân này đang bị nhà cầm quyền thổ phỉ Việt Nam làm đủ trò hề để mong cướp đoạt tài sản. Anh bị xử tù mười ba năm nhưng tôi không biết anh bị giam ở đâu. Doanh nhân gốc Tàu này có người em ruột thường giao hàng cho một nhà hàng Nhật trong thành phố có nhiều du khách và sòng bài có tiếng. Nhà hàng này nổi tiếng với món ăn Nhật và sang trọng.Tôi quyết định chọn nhà hàng này cho buổi gặp gỡ lần đầu tiên.
Không khó khăn gì để tìm ra số phôn của sứ quán Việt Nam và địa chỉ nhà hàng Nhật. Tôi phôn lại sứ quán: “Tôi là Tắc đây. Xin cho gặp anh Trường.” Từ đầu giây bên kia tiếng anh Trường thật vui: “Dạ, tôi đây anh.” – “Nhờ anh Trường nói lại với ông Đại sứ là cuối tuần sau, thứ bảy ngày 27 khoảng sáu giờ chiều tại nhà hàng Sakura. Địa chỉ Gever Deynootplein số 155 thành phố Scheveningen.”
Như vậy đúng là ông Đại sứ muốn mời gặp riêng tôi vì trước đó Trường có nói: “Mời anh cuối tuần này hay cuối tuần tới ghé qua…” Tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa vì trong đầu đang có những câu hỏi cứ xuất hiện liên tục. Một người “vô danh tiểu tốt” như tôi thì một tên Đại sứ lại tìm đến để làm gì? Ai đã giới thiệu tôi với hắn? Hắn gặp tôi với mục đích gì?
Vừa suy nghĩ tôi vừa nhìn quanh văn phòng. Tòa nhà này có hai tầng. Tầng trên là văn phòng và có phòng ngủ riêng, lớn và rộng rãi. Cũng có nhà bếp rộng và phòng ăn cùng nhà tắm... đầy đủ tiện nghi. Tôi chưa từng tiếp người nào tại đây - ngoại trừ anh bạn ToPa và người chủ của anh. Tôi chỉ tiếp khách ở tầng dưới là phòng trưng bày sản phẩm quần áo trẻ em từ ba tuổi đến mười lăm tuổi. Tôi định hôm nào khai trương tôi sẽ mời một số khách đặc biệt lên đây và, ai mệt thì cứ… tự nhiên.
Bên ngoài trời đầy tuyết làm trắng xóa cả một vùng rộng lớn. Những căn nhà chung quanh - là những văn phòng và những công ty của người bản xứ - hầu hết mọi người đã ra về vì tôi không nhìn thấy một chiếc xe nào còn ở đây. Tôi thấy chỉ còn mỗi chiếc xe của tôi ở đây thôi.
Tôi không thê hiểu vì lý do nào mà tôi lại “hân hạnh” được sứ quán Việt Nam gọi phôn mời đến uống ly rượu mừng nhân dịp người đại diện của một quốc gia mà tôi luôn xem những người cầm quyền là bọn phỉ. Tôi đã quá quen rồi với những trò hèn hạ của bọn cộng phỉ thì đây phải là cố ý có chủ đích, hoặc đã có sự lầm lẫn qua giới thiệu nên một người không tên tuổi như tôi mới được chiếu cố từ một người đại diện của một quốc gia bị khinh rẻ nhất trên trái đất này.
Tôi nhớ lại khi tôi rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 30 tháng tư năm 1991 trong nỗi uất nghẹn chất ngất nên, ngày 11/8/1991 tôi đã gởi thư bảo đảm cho nhà cầm quyền Việt Nam ở Ba Đình, và một thư riêng, cũng bảo đảm, cho Phan Anh Minh. Mục đích viết thư chỉ là để cho bọn người ở Ba Đình biết Phòng điều tra thành phố Sàigòn đã lấy tiền của tôi nhưng chưa chắc đã xung vào công quỷ mà đã chia nhau ăn xài hết rồi. Tôi ghi rõ người nhận tiền là Phạm Cang, Đội trưởng đội xét hỏi. Và, Mai Quốc Anh, cán bộ xét hỏi đã vòi tôi tổng cộng là bao nhiêu để chung cho Phan Anh Minh. Tôi muốn tên Mai Quốc Anh phải bị thanh trừng ra khỏi ngành an ninh vì đã qua mặt lãnh đạo để ăn tiền riêng. Tôi có thể thu lại tất cả những gì tôi bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng đã lấy. Nhưng, tôi muốn bọn chúng xâu xé nhau vì ăn chia không đồng đều. Và, như vậy là nhà cầm quyền Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam ở Hà Nội đều đã biết về tôi.
Sự việc một người trong ngành ngoại giao đại diện cho bọn lãnh đạo trong nước lại muốn mời gặp riêng tôi thì… Tôi không hiểu tại sao nên việc phải cảnh giác là chuyện đương nhiên. Tôi hoàn toàn không vui mừng và hãnh diện mà trái lại đã làm cho tôi phải đề phòng nhiều hơn. Tôi không bao giờ quên câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi quyết định rủ anh bạn ToPa đi theo để anh có ý kiến và cũng để nhận xét giúp tôi về ông Đại sứ.

(Tôi là ToPa, là người được Anh Tắc trao lại quyển nhật ký khi Anh lâm trọng bệnh. Tôi muốn phổ biến bức thư mà Anh đã nhận từ Bà Đào Hoàng Mỹ, sau đó Anh mới gởi thư cho bọn người ở Ba Đình để quý độc giả hiểu tại sao Anh nói Anh có thể thu lại tất cả những gì đã bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng lấy, nhưng anh đã không làm.
Khi Anh còn đương thời, tôi có hỏi Anh: “Số ba cây vàng Anh đưa cho bà Mỹ mà anh nói  không nghĩ là quá rẻ như vậy. Nhưng, tại sao khi viết thư cho bà Mỹ anh lại nói bà “chém hơi nặng”.”  Anh nói: Bà Mỹ có trước sau hai người chồng đều là phỉ cả. Cộng với việc bản thân bà sống lâu năm và làm việc với nhà cầm quyền cộng phỉ thì ít nhiều gì bà cũng phải bị nhiễm chút ít tính phỉ trong người. Tôi luôn quý trọng và kính nể bà. Nhưng, tôi cũng muốn bà phải trả lời thư tôi và tỏ thật những cảm nghĩ của con người từng được sinh sống yên lành và được ăn học đến nơi đến chốn dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa.
Người tên Minh trong thư là em nuôi của tôi.) 
                                                           
 

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm