Cà Kê Dê Ngỗng
Truyền hình Trung Quốc tung “tin vịt” với ý đồ gì?
Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel
Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này.
Sự việc trên của CCTV khiến dư luận đặt câu hỏi, truyền thông nhà nước Trung Quốc tung “tin vịt tầm cỡ quốc tế” này với ý đồ chính trị gì?
Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.
Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.
Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.
Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?
Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.
Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.
Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.
Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?
Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.
http://laodong.com.vn/the-gioi/truyen-hinh-trung-quoc-tung-tin-vit-voi-y-do-gi/107574.bld
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Truyền hình Trung Quốc tung “tin vịt” với ý đồ gì?
Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel
Chiều 25.3 - chỉ ít giờ sau khi Đài Truyền hình TƯ Trung Quốc (CCTV) phát tin Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua của Nga 24 máy bay tiêm kích chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ thông tin này.
Sự việc trên của CCTV khiến dư luận đặt câu hỏi, truyền thông nhà nước Trung Quốc tung “tin vịt tầm cỡ quốc tế” này với ý đồ chính trị gì?
Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.
Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.
Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.
Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?
Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Dẫn tin từ Cơ quan Hợp tác quân sự - kỹ thuật LB Nga, Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS khẳng định, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên không ký bất kỳ hiệp định nào liên quan đến việc Nga cung cấp cho Trung Quốc vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm chạy diesel lớp Lada. Thậm chí, hai bên không hề đề cập đến các vấn đề mua bán vũ khí, hoặc hợp tác sản xuất vũ khí giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ ngày 22-24.3 vừa qua.
Bàn luận về vụ “tin vịt” này, báo chí Nga cho biết, trên thực tế việc ký kết biên bản ghi nhớ về giao dịch vũ khí là có và đã được truyền thông Nga đưa tin cuối năm ngoái. Vào thời điểm đó, một số tờ báo Nga đã công bố một số chi tiết của giao dịch, mà mới đây xuất hiện trong phóng sự của Đài CCTV. Tuy nhiên, việc gắn kết này với chuyến thăm cấp cao vừa qua là sai lầm rõ rệt. Bởi lẽ trên thực tế, trong mối quan hệ Nga-Trung, những dự án cụ thể trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật hầu như không bao giờ được các nguyên thủ quốc gia của hai nước đưa ra thảo luận. Các nhà lãnh đạo chỉ đề ra những phương pháp tiếp cận chung cho các vấn đề hợp tác.
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hay nói cách khác là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo hai nước lớn có vai trò lớn trong việc chi phối, cân bằng các vấn đề của thế giới, đặc biệt là vấn đề an ninh; do vậy mỗi động thái, mỗi thỏa thuận hợp tác hai bên Trung - Nga đều được dư luận rất chú ý.
Mặt khác, trong bối cảnh chạy đua vũ trang đang tăng cao ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng; cho nên việc tung tin về “gói mua sắm vũ khí khủng” của Nga- theo nhận xét của nhiều nhà quan sát- đây là cách để Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, với ý đồ “hù dọa” đối phương – trò này Trung Quốc đã “diễn” nhiều trong thời gian qua.
Hơn nữa, việc tung tin này còn có ý đồ chính trị rất rõ, đó là gây nghi kỵ, chia rẽ đối với các bạn hàng mua sắm vũ khí của Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc muốn nói rằng, Nga đã ngầm ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thông qua hợp đồng cung cấp vũ khí với các chiến đấu cơ và tàu ngầm hiện đại như vậy?
Không ai nghĩ việc tung tin sai lệch của CCTV là sơ suất, là vô tình! Với việc làm này, dư luận một lần nữa thực sự thất vọng về truyền thông nhà nước Trung Quốc.
http://laodong.com.vn/the-gioi/truyen-hinh-trung-quoc-tung-tin-vit-voi-y-do-gi/107574.bld