Thân Hữu Tiếp Tay...
"Từ Bi Hỷ Xả" - by Trần Văn Giang.
*
Từ bi nghĩa là gì?
Theo chữ Hán giải nghĩa thì Từ là ban cho niểm vui, Bi là cứu khổ. Như vậy vừa ban vui vừa cứu khổ là nghĩa gì?
Từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha, còn tình thương hoàn toàn vị kỷ thì gọi là Ái kiến. Từ bi là cái (nguyên) nhân đưa con người tới an vui giải thoát. Ái kiến là nhân trói buộc đưa con người tới trầm luân sanh tử.
Quý
vị có tâm từ bi không? Chắc ai cũng có tình thương hết nhưng trong
tình thương đó mình không biết rõ là vị tha hay vị kỷ. Nhất là đối với
các bà, tình thương thì dồi dào lắm. Khi xem cải lương hay chiếu bóng
thấy người trong phim hoạn nạn thì khóc, rơi lệ. Thương người hoạn nạn
có phải là từ bi không? Dường như đó là từ bi nhưng không phải vậy. Hầu
hết chúng ta ai cũng có tình thương vị kỷ nhiều hơn là vị tha.
Tình
thương vị kỷ là thương người nhưng vì thương mình mà thương. Còn tình
thương vị tha không phải vì mình mà vì người mà thương.
Ví
dụ, một người lớn tuổi đi đường xách một giỏ nặng. Có đứa trẻ cùng đi
trên đường xách dùm cái giỏ giùm về tới nhà không lấy tiền công. Người
lớn đó nói đứa trẻ dễ thương quá! Tại sao nó dễ thương? Vì nó xách giùm
mình cái giỏ nặng mà không đòi tiền công, nên mình thương. Nếu mình
đang xách giỏ nặng mà nó gởi thêm món gì nặng thêm khoảng một ký nữa thì
chắc là… dễ ghét. Như vậy chúng ta thương người vì người làm lợi cho
mình nên mình thương. Có những người rất chân chính ngay thẳng nhưng mà
vì họ không làm lợi cho mình thì mình không thương. Ví dụ khác, quý vị
buôn bán mỗi năm phải đóng thuế năm ngàn. Đến kỳ nộp thuế, thâu đúng năm
ngàn chiếu theo luật định không bớt đồng nào thì nhân viên thuế vụ ấy
không dễ thương. Ngưòi làm đúng luật mà không có lợi cho mình thì mình
không thương. Ngược lại người làm lợi cho mình mà sai luật mình vẫn
thương. Như vậy chúng ta đặt tình thương trên bản ngã ích kỷ của mình.
Tình thương này rất hạn hẹp và trói buộc. Gần nhất là vợ chồng thương
nhau cũng là loại tình thương ích kỷ trói buộc.
Xưa lúc Đức Phật còn tại thế, một hôm có người ngoại đạo tới hỏi:
- Thưa Thầy, Ái là khổ đau hay hạnh phúc?
Đức Phật đáp:
- Ái là gốc của khổ đau.
Người
này nghe Phật đáp vậy lắc đầu không chấp nhận. Câu nói này của Đức Phật
đồn tới tai vua Ba Tư Nặc. Vua gọi vợ là phu nhân Mạt Lỵ đến và nói:
- Đức Thế Tôn nói Ái là gốc của khổ đau. Trẫm không đồng ý. Như trẫm thương khanh, thương con và thương thường dân là khổ sao?
Phu nhân Mạt Lỵ là người hiểu đạo lý Phật giáo. Bà đáp:
- Xin bệ hạ nghĩ, hiện giờ bệ hạ thương thiếp. Giả sử thiếp thương người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?
- Ta sẽ giết ngươi.
Như
vậy, mình thương người mà người không thương, lại thương người khác thì
giết, không phải gốc khổ là gì? Tình thương đó vì mình hay vì ai? Vì
mình mất cái mình thích liền nổi giận. Thương đó không phải là tình
thương vị tha mà là vị kỷ cho nên khổ.
Lại một hôm vua Ba Tư Nặc đến hỏi Đức Phật:
- Nghe Thế Tôn nói Ái là gốc khổ đau, con chưa hiểu điều đó. Xin Thế Tôn giảng dạy.
Đức Phật đáp bằng câu hỏi:
- Ví như dân trong nước có một vùng xảy ra tai nạn chết hết năm mười người. Đại Vương nghe tin có đau khổ lắm không?
- Con thương chớ không khổ đau lắm.
Đức Phật hỏi tiếp:
- Bây giờ giả sử Công chúa con Đại Vương chết; Đại Vương thấy thế nào?
- Con rất đau khổ.
- Tại sao dân chết năm mười người mà Đại Vương không khổ, chỉ một Công chúa chết mà Đại Vương lại khổ?
Nhà Vua trả lời không được.
Thường
dân chết năm mười người nhà vua chỉ thương chút thôi mà không khổ. Vì
đối với dân nhà vua không có ái nên không khổ, còn đối với công chúa nhà
vua có ái nên có khổ. Đến đây quí vị đã thấy ái là gốc của khổ đau
chưa?
Từ bi là vì người khổ mà thương, thương không có điều kiện. Ví dụ thấy người mù, người bịnh phong cùi nghèo đói đi xin ăn, quý vị thương người tật nguyền giúp họ năm ba trăm cho đỡ khổ. Về sau nghe họ chết, tuy có cảm thương nhưng không khổ. Vì đó là lòng từ bi vị tha không trói buộc. Còn nếu có con cháu trong nhà chết, quý vị than khóc xỉu lên xỉu xuống; còn có người muốn chết theo nữa là đàng khác. Vì tình thương này là ái, có trói buộc. Ái càng nặng thì khổ càng nhiều.
Lại có trường hợp ái người ta mà không được như ý thì trở thành sân hận, thù hằn. Chẳng hạn trong tình thương vợ chồng, nếu chồng hay vợ thay đổi tình cảm họ có thể giết nhau. Như vậy thương mà giết hại thì có thật thương không? Nếu thật thương thì đâu nỡ hại, mà hại thì đâu thật thương! Đây là tình thương của ích kỷ. Vì thương ích kỷ cho nên mới có chuyện hại nhau.
Do đó người ta thường nói thương hại là vậy.
Nếu
thương vị tha không trói buộc thì không hại ai. Thấy người nghèo khổ
thương, giúp là giúp, không bắt họ làm cái gì cho mình hết. Nếu họ
không cần nữa là thôi không giúp. Họ đến với mình cũng được, họ đến với
ai cũng tốt. Vì đây là lòng thương của từ bi vừa rộng rãi bao la, vừa
làm cho người bớt khổ. Thương mà hết khổ, còn ái thì xiết chặt, nên ái
nhiều là khổ nhiều.
Lại có những viêc làm thoáng thấy như từ bi, nhưng lại là vị kỷ. Ví dụ, thấy người đói rét hoạn nạn thương giúp đỡ họ, nhưng lại nghĩ mình giúp họ mai kia họ sẽ đền ơn lại. Trường hợp này không phải là từ bi. Lại có nhiều người có tâm tốt thấy người tật nguyền ăn xin, sẵn sàng đem tiền giúp đỡ, nghĩ là giúp đỡ cho có phước sau này mình hưởng. Trường hợp này chưa thật là từ bi. Vì cho mà có hậu ý trông mong lợi cho mình về sau.
Từ bi là thương giúp người mà không chút trông mong người đền trả; không mong lợi cho mình mai sau. Tâm từ bi như thế mới rộng lớn thênh thang.
Vài lời thô thiển.
Trần Văn Giang (ghi lại)
"Từ Bi Hỷ Xả" - by Trần Văn Giang.
*
Từ bi nghĩa là gì?
Theo chữ Hán giải nghĩa thì Từ là ban cho niểm vui, Bi là cứu khổ. Như vậy vừa ban vui vừa cứu khổ là nghĩa gì?
Từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha, còn tình thương hoàn toàn vị kỷ thì gọi là Ái kiến. Từ bi là cái (nguyên) nhân đưa con người tới an vui giải thoát. Ái kiến là nhân trói buộc đưa con người tới trầm luân sanh tử.
Quý
vị có tâm từ bi không? Chắc ai cũng có tình thương hết nhưng trong
tình thương đó mình không biết rõ là vị tha hay vị kỷ. Nhất là đối với
các bà, tình thương thì dồi dào lắm. Khi xem cải lương hay chiếu bóng
thấy người trong phim hoạn nạn thì khóc, rơi lệ. Thương người hoạn nạn
có phải là từ bi không? Dường như đó là từ bi nhưng không phải vậy. Hầu
hết chúng ta ai cũng có tình thương vị kỷ nhiều hơn là vị tha.
Tình
thương vị kỷ là thương người nhưng vì thương mình mà thương. Còn tình
thương vị tha không phải vì mình mà vì người mà thương.
Ví
dụ, một người lớn tuổi đi đường xách một giỏ nặng. Có đứa trẻ cùng đi
trên đường xách dùm cái giỏ giùm về tới nhà không lấy tiền công. Người
lớn đó nói đứa trẻ dễ thương quá! Tại sao nó dễ thương? Vì nó xách giùm
mình cái giỏ nặng mà không đòi tiền công, nên mình thương. Nếu mình
đang xách giỏ nặng mà nó gởi thêm món gì nặng thêm khoảng một ký nữa thì
chắc là… dễ ghét. Như vậy chúng ta thương người vì người làm lợi cho
mình nên mình thương. Có những người rất chân chính ngay thẳng nhưng mà
vì họ không làm lợi cho mình thì mình không thương. Ví dụ khác, quý vị
buôn bán mỗi năm phải đóng thuế năm ngàn. Đến kỳ nộp thuế, thâu đúng năm
ngàn chiếu theo luật định không bớt đồng nào thì nhân viên thuế vụ ấy
không dễ thương. Ngưòi làm đúng luật mà không có lợi cho mình thì mình
không thương. Ngược lại người làm lợi cho mình mà sai luật mình vẫn
thương. Như vậy chúng ta đặt tình thương trên bản ngã ích kỷ của mình.
Tình thương này rất hạn hẹp và trói buộc. Gần nhất là vợ chồng thương
nhau cũng là loại tình thương ích kỷ trói buộc.
Xưa lúc Đức Phật còn tại thế, một hôm có người ngoại đạo tới hỏi:
- Thưa Thầy, Ái là khổ đau hay hạnh phúc?
Đức Phật đáp:
- Ái là gốc của khổ đau.
Người
này nghe Phật đáp vậy lắc đầu không chấp nhận. Câu nói này của Đức Phật
đồn tới tai vua Ba Tư Nặc. Vua gọi vợ là phu nhân Mạt Lỵ đến và nói:
- Đức Thế Tôn nói Ái là gốc của khổ đau. Trẫm không đồng ý. Như trẫm thương khanh, thương con và thương thường dân là khổ sao?
Phu nhân Mạt Lỵ là người hiểu đạo lý Phật giáo. Bà đáp:
- Xin bệ hạ nghĩ, hiện giờ bệ hạ thương thiếp. Giả sử thiếp thương người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?
- Ta sẽ giết ngươi.
Như
vậy, mình thương người mà người không thương, lại thương người khác thì
giết, không phải gốc khổ là gì? Tình thương đó vì mình hay vì ai? Vì
mình mất cái mình thích liền nổi giận. Thương đó không phải là tình
thương vị tha mà là vị kỷ cho nên khổ.
Lại một hôm vua Ba Tư Nặc đến hỏi Đức Phật:
- Nghe Thế Tôn nói Ái là gốc khổ đau, con chưa hiểu điều đó. Xin Thế Tôn giảng dạy.
Đức Phật đáp bằng câu hỏi:
- Ví như dân trong nước có một vùng xảy ra tai nạn chết hết năm mười người. Đại Vương nghe tin có đau khổ lắm không?
- Con thương chớ không khổ đau lắm.
Đức Phật hỏi tiếp:
- Bây giờ giả sử Công chúa con Đại Vương chết; Đại Vương thấy thế nào?
- Con rất đau khổ.
- Tại sao dân chết năm mười người mà Đại Vương không khổ, chỉ một Công chúa chết mà Đại Vương lại khổ?
Nhà Vua trả lời không được.
Thường
dân chết năm mười người nhà vua chỉ thương chút thôi mà không khổ. Vì
đối với dân nhà vua không có ái nên không khổ, còn đối với công chúa nhà
vua có ái nên có khổ. Đến đây quí vị đã thấy ái là gốc của khổ đau
chưa?
Từ bi là vì người khổ mà thương, thương không có điều kiện. Ví dụ thấy người mù, người bịnh phong cùi nghèo đói đi xin ăn, quý vị thương người tật nguyền giúp họ năm ba trăm cho đỡ khổ. Về sau nghe họ chết, tuy có cảm thương nhưng không khổ. Vì đó là lòng từ bi vị tha không trói buộc. Còn nếu có con cháu trong nhà chết, quý vị than khóc xỉu lên xỉu xuống; còn có người muốn chết theo nữa là đàng khác. Vì tình thương này là ái, có trói buộc. Ái càng nặng thì khổ càng nhiều.
Lại có trường hợp ái người ta mà không được như ý thì trở thành sân hận, thù hằn. Chẳng hạn trong tình thương vợ chồng, nếu chồng hay vợ thay đổi tình cảm họ có thể giết nhau. Như vậy thương mà giết hại thì có thật thương không? Nếu thật thương thì đâu nỡ hại, mà hại thì đâu thật thương! Đây là tình thương của ích kỷ. Vì thương ích kỷ cho nên mới có chuyện hại nhau.
Do đó người ta thường nói thương hại là vậy.
Nếu
thương vị tha không trói buộc thì không hại ai. Thấy người nghèo khổ
thương, giúp là giúp, không bắt họ làm cái gì cho mình hết. Nếu họ
không cần nữa là thôi không giúp. Họ đến với mình cũng được, họ đến với
ai cũng tốt. Vì đây là lòng thương của từ bi vừa rộng rãi bao la, vừa
làm cho người bớt khổ. Thương mà hết khổ, còn ái thì xiết chặt, nên ái
nhiều là khổ nhiều.
Lại có những viêc làm thoáng thấy như từ bi, nhưng lại là vị kỷ. Ví dụ, thấy người đói rét hoạn nạn thương giúp đỡ họ, nhưng lại nghĩ mình giúp họ mai kia họ sẽ đền ơn lại. Trường hợp này không phải là từ bi. Lại có nhiều người có tâm tốt thấy người tật nguyền ăn xin, sẵn sàng đem tiền giúp đỡ, nghĩ là giúp đỡ cho có phước sau này mình hưởng. Trường hợp này chưa thật là từ bi. Vì cho mà có hậu ý trông mong lợi cho mình về sau.
Từ bi là thương giúp người mà không chút trông mong người đền trả; không mong lợi cho mình mai sau. Tâm từ bi như thế mới rộng lớn thênh thang.
Vài lời thô thiển.
Trần Văn Giang (ghi lại)