Tham Khảo
Tương Lai - Từ những rối ren trên chính trường thế giới và Việt Nam
Chính trường thế giới bước vào năm 2017 với những biến động dữ dội khiến cho bất cứ ai, kể cả những người ít quan tâm chính trị cũng đều cảm thấy hình như không thể thờ ơ. Vì đây không chỉ là chuyện xa vời với cái niêu cơm nhà k
Chính trường thế giới bước vào năm 2017 với những biến động dữ dội khiến cho bất cứ ai, kể cả những người ít quan tâm chính trị cũng đều cảm thấy hình như không thể thờ ơ. Vì đây không chỉ là chuyện xa vời với cái niêu cơm nhà khó hay cái két sắt của người có tiền. Nó đặt ra những câu hỏi lớn cho những người đang sống trên hành tinh đã trở nên quá chật hẹp này mà một sự kiện xảy ra từ bất cứ một xó xỉnh nào của thế giới cũng có thể lập tức xuất hiện trước mắt của mọi người trong thời đại của nền văn minh kỹ thuật số.
Hình ảnh Tổng thống Pháp François Holland với nét mặt đăm chiêu đứng
cạnh giường người thanh niên Pháp da màu, người vừa bị cảnh sát hành
hung như lửa đổ thêm dầu bùng nổ những cuôc biểu tình tràn ngập đường
phố Paris khiến cho chính trường Pháp càng nóng lên sau những lời tuyên
bố thẳng thừng của Marie Le Pen của Đảng cực hữu mà theo Le Figaro chưa
chừng sẽ dẫn đầu trong vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp sắp tới. Chính bà
ta đã từng phát biểu ngay khi Trump đắc cử: “Hôm nay là nước Mỹ, ngày mai là Pháp”!
Chính trường thế giới bước vào năm 2017 với những biến động dữ dội khiến cho bất cứ ai, kể cả những người ít quan tâm chính trị cũng đều cảm thấy hình như không thể thờ ơ. Vì đây không chỉ là chuyện xa vời với cái niêu cơm nhà khó hay cái két sắt của người có tiền. Nó đặt ra những câu hỏi lớn cho những người đang sống trên hành tinh đã trở nên quá chật hẹp này mà một sự kiện xảy ra từ bất cứ một xó xỉnh nào của thế giới cũng có thể lập tức xuất hiện trước mắt của mọi người trong thời đại của nền văn minh kỹ thuật số.
Gs Tương Lai |
Bên kia bờ Đại Tây Dương thì chính ông Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ lại
đang đối diện với những thách thức với Tòa án California phủ quyết về
lệnh cấm nhập cư đối với công dân của bảy nước Hồi giáo ông ta vừa ký
đang bị xem là vi hiến, bị phản đối quyết liệt cả trong lẫn ngoài nước
Mỹ. Đã có 15 tiểu bang phủ định sắc lệnh tổng thống, nhiều tổ chức xã
hội tiếp tục ủng hộ người nhập cư, hiện đã có 300 giáo sư đại học ngành
Luật ủng hộ thái độ này. Tổng thống không chịu lùi, đòi đưa vấn đề này
lên Tòa án Tối cao. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi Tòa án này đưa ra phán
quyết cuối cùng chống lại quyết định của Tổng thống?
Đấy là chưa nói đến những nghi ngờ trong cách điều hành có khi bất nhất
của Tổng thống mà người ta ngày càng thấy ra cá tính bất bình thường của
người được trao trách nhiệm tối cao. Thậm chí Eugene Robinson nhà báo
quen biết của The Washington Post cho rằng ông Trump bị bệnh “tâm thần
bất định” từ 35 năm nay, và bệnh ngày càng nặng. Còn tờ Huffington Post
ngày 3.2.2017 cho biết Robert Kagan nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc Viện
Brookings lại nói ông Trump bị bệnh tâm thần khá nặng, bệnh narcissism,
có nghĩa là tự tin, kiêu ngạo, tự khoe khoang, ngưỡng mộ, thích thành
công chói sáng, không đồng cảm với người khác. Chuyên gia thần kinh John
D. Gartner chẩn đoán rằng Trump mắc chứng kiêu ngạo ác tính. Bệnh “ái
kỷ” của Trump là một căn bệnh nguy hiểm, tự mình khó nhận ra sự thật,
làm mất tính khách quan. Một chuyên gia tâm lý hàng đầu có những liên
lạc với trường đại học y khoa nổi tiếng Johns Hopskins nói rằng: Bệnh
thần kinh của Trump rất nặng và với tính khí bất thường, Trump không có
khả năng làm tổng thống.
Vậy là, một ông Trump với “dư lực của tinh thần Viễn Tây mà dân Mỹ da trắng vẫn còn vương vấn” nên “họ
xem ông ta như một khẩu súng để mang đến các thùng phiếu và bắn thẳng
ông ta vào nền chính trị Mỹ. Họ nghĩ có thể thổi tung cả hệ thống” như
nhà đạo diễn Michael Moore hài hước bình luận. Liệu có phải chính diều
này châm ngòi cho những rối ren trên chính trường của nhiều quốc gia của
nhiều châu lục trong thời gian qua khi vị Tân Tổng thống Mỹ ngồi vào
Nhà Trắng chưa được 20 ngày,
Vậy thì cái hệ thống nào cần thổi tung đây?
Trước khi đi vào câu hỏi gay cấn này cần phải nói ngay rằng, thật ra,
những biến động dữ dội kể trên, kể cả những nét tính cách khá kỳ quặc
của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Những
bộ óc lớn của nền văn minh nhân loại đã từng có những nghiên cứu công
phu và nghiêm cẩn đưa ra những phân tích mang tính chuẩn mực về những dự
báo khoa học dựa vào những khảo sát thực tiễn và những đúc kết lý luận
của khoa chính trị học có bề dày lịch sử.
Alexis de Tocqueville là một ví dụ.
Rút cuốn sách mà anh Bùi Văn Nam Sơn tặng đang đặt trên giá để dẫn ra
dưới đây lời của ông bạn học giả đáng kính của tôi, và chắc không chỉ
riêng tôi, mong đưa ra những dữ kiện nhằm hiểu thêm câu hỏi vừa đặt ra:
“Linh cảm chính trị và trực giác lý thuyết rằng: tương lai của cựu
lục địa sẽ là những gì đang diễn ra ở bên kia bờ đại dương! …
Tocqueville sớm nhận ra những nguy cơ tiềm tàng của mô hình xã hội mới.
Để khắc phục chúng, nền dân trị, theo ông, cần học tập quá khứ, không
phải để phục hồi nó một cách vô vọng mà để tìm sự cân đối mới cho các
chức năng xã hội và chính trị.
Tocqueville xem quyền lực tuyệt đối của đa số (thoát thai từ chủ
quyền của nhân dân) là vấn đề số một của nền dân trị Mỹ. Nguy cơ của một
sự “chuyên chế của đa số” đối với lợi ích của thiểu số là nguy cơ
thường trực. Trong vấn đề này, ông đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan
niệm tương tự của J. S. Mill. Theo ông, chính quyền dân chủ không yếu
như người ta thường nghĩ mà là “quá mạnh” và, khác với Rousseau, ông xem
quyền lực tuyệt đối của “ý chí chung” (volonté générale) là “cái gì
nguy hiểm và xấu từ bản chất”. Vì thế, người công dân có quyền bất tuân
lệnh một đạo luật bất công nhân danh “chủ quyền của con người” trên cả
“chủ quyền của nhân dân”, dù không hề phản đối rằng đa số có “quyền ra
lệnh”. Không có gì mâu thuẫn khi xem đa số dân chủ là nguồn gốc của mọi
quyền lực, đồng thời phủ nhận rằng nó “có quyền nhân danh chính quyền để
muốn làm gì thì làm”. Người lãnh đạo độc tài và mị dân, các hệ tư tưởng
toàn trị và toàn thống dễ dàng tự cho mình có sứ mệnh và thẩm quyền
mang lại “lối thoát” cho nền dân trị với cái giá mà nhân dân phải trả
trong “thời đại của những cực đoan” ở thế kỷ XX (Eric Hobsbawm) vượt
khỏi cả sức tưởng tượng của Tocqueville!”.
Đây là một đoạn trích từ Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị của
Bùi Văn Nam Sơn trong Lời giới thiệu tác phẩm Về nền dân trị Mỹ (De la
démocratie en Amerique, 1835-1840) của Alexis de Tocqueville, bản tiếng
Việt của Phạm Toàn, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội tháng 1.2007.
Dẫn ra đoạn này để nói rằng, hiện tượng Trump cũng như những biến động
lớn khác ở châu Âu không phải là quá “bí hiểm”. Khi cuộc bầu cử ở Mỹ
đang diễn ra, trong Mênh mông thế sự số 48 về “Sự bẩn thỉu của chính
trị”, người viết đã dẫn ra ý tưởng của Alexis de Tocqueville: “Cần có
một khoa học chính trị mới mẻ cho một thế giới hoàn toàn mới [Il faut
une science politique nouvelle à un monde tout nouveau]”.
Nên nhớ rằng, trong tác phẩm Về nền dân trị Mỹ viết cách nay 177 năm, A.
Tocqueville đã dành hẳn một chương để phân tích Về tính toàn quyền của
phe đa số ở Hoa Kỳ và những tác động của nó [Chương 7] với những chuyên
mục:
Vì sao sự toàn quyền của phe đa số ở Mỹ lại làm gia tăng tính bất ổn
định về lập pháp và hành chính vốn tự nhiên vẫn có trong các nền dân
trị.
Bạo quyền của phe đa số
Những tác động của sự toàn quyền của phe đa số đến tính quyết đoán tùy tiện của các công chức Mỹ
Quyền lực của phe đa số ở Mỹ tác động đến tinh thần và tư tưởng con người
Tác động của bạo quyền của phe đa số đến tính cách dân tộc của người Mỹ; về đầu óc bè phái ở Hoa Kỳ
Nguy cơ lớn nhất cho các nước cộng hòa Mỹ quốc là từ tính toàn quyền của phe đa số
Phân tích ý tưởng của A. Tocqueville, Bùi Văn Nam Sơn nhấn mạnh: “Thắng
lợi của nền dân trị là không có gì có thể ngăn cản được và sớm muộn sẽ
là chung quyết và bất khả vãn hồi. Vấn đề còn lại là phải tìm hiểu, phân
tích, suy tưởng và dự báo về mọi khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của
nó”.
Phải chăng những gì đang diễn ra trên nhiều quốc gia từ Mỹ, Âu, Á và nhiều nơi khác là những dữ liệu sống động để “tìm hiểu, phân tích, suy tưởng và dự báo về mọi khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của nó”.
Chỉ dẫn ra một ví dụ: Tại Hàn Quốc, bà Park Geun-hye cũng đang bị đình
chỉ chức vụ tổng thống sau cuộc hạch tội của Quốc hội Hàn Quốc ngày 9
tháng 12 năm 2016. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đang tạm quyền tổng thống Hàn
Quốc. Sau một thời gian, bà Park Geun-hye vừa mới đệ đơn kháng cáo lên
Tòa án Tối cao vì cho rằng mình vô tội mặc dầu bà tự nguyện chấp hành
phán quyết của Quốc hội để tạo thuận lợi cho các cuộc điều tra.
Cuộc đấu pháp lý đang diễn ra khá gay cấn trên cái nền của những cuộc
xuống đường rầm rộ của các tầng lớp nhân dân đòi công lý phải được thực
hiện. Thêm vào đó, những cuộc điều tra độc lập đã đưa ra nhiều bằng
chứng để buộc tội Tổng thống mà sự kiện gần nhất là vụ “Danh sách đen”
làm tăng thêm khả năng Tòa Bảo hiến Hàn Quốc phê chuẩn việc phế truất
Tổng thống Park Geun-hye, như đề nghị của Quốc hội hồi tháng 12/2016.
Gần 10.000 nghệ sĩ, nhà văn, đạo diễn điện ảnh, họa sĩ đã bị đưa vào
danh sách, vì trực tiếp phê phán Tổng thống Park Geun-hye, ủng hộ đối
lập… hay chỉ đơn giản là nêu lên trách nhiệm của chính phủ trong vụ đắm
tàu Sewol, khiến hơn 300 người chết, cách nay ba năm. Một thủ đoạn quen
thuộc bị vạch trần trong vụ này là các thế lực chính trị bảo thủ ở Hàn
Quốc thường gán cho những người đối lập danh hiệu “thân Bắc Triều Tiên”,
để làm họ mất uy tín rồi tìm cách loại bỏ khỏi các hoạt động văn hóa.
Họ cũng nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chính quyền, như cảnh sát hay
thuế vụ. Trong số họ, có thể kể đến những nhân vật nổi tiếng như Park
Chan-wook, đạo diễn đoạt giải Liên hoan Cannes, với bộ phim Old Boy, nhà
viết tiểu thuyết Han Kang, hay nhà thơ Ko Un.
Những thủ đoạn vừa nêu không xa lạ gì với Việt Nam chúng ta, khác chăng
là chỉ ở chỗ: người dân Hàn Quốc được công khai lên tiếng trước các thủ
đoạn xấu xa của một bộ phận những người cầm quyền mà báo chí Hàn Quốc
gọi là “các thế lực chính trị bảo thủ”! Lên tiếng bằng tự do ngôn luận,
bằng những cuộc xuống đường rầm rộ và bằng mọi hình thức đấu tranh được
Hiến pháp quy định. Công cụ pháp lý là điểm tựa vững chắc trong một thể
chế thượng tôn pháp luật của một Nhà nước pháp quyền gắn liền mật thiết
với xã hội dân sự. Cũng đừng quên rằng, cuộc đấu pháp lý, kể cả với mức
nghiêm trọng nhất là luận tội và phế truất Tổng thống diễn ra trong bối
cảnh căng thẳng của những đe dọa thường trực từ chế độ độc tài Bắc Triều
Tiên với những thách thức hung bạo của Kim Jong-un về tên lửa và hạt
nhân mà chỉ mấy giờ trước đây Jong-un vừa cho phóng tên lửa tầm xa. Phải
chăng, người ta hiểu rằng, để có đủ sức mạnh đối phó với sự đe dọa từ
bên ngoài thì sự gắn kết sức mạnh nội lực, trong đó có mối quan hệ tin
cậy giữa nhà cầm quyền và người dân là có ý nghĩa quyết định. Cái chất
xi măng gắn kết sức mạnh nội lực đó gồm nhiều nhân tố, song tạo ra sự
tin cậy giữa nhà cầm quyền và người dân trao quyền cho họ thì quyết định
nhất vẫn là tinh thần và thể chế thượng tôn pháp luật trong một nhà
nước pháp quyền đích thực.
Môt ví dụ sống động cho điều vừa nói là trong cuộc đấu pháp lý đang diễn
ra ở Mỹ, thẩm phán Robart đã ngăn chặn được sắc lệnh của tổng thống với
lý do hành vi của tổng thống Ronald Trump “vi hiến”. điều này thể hiện
tính độc lập của pháp luật trong một nhà nước pháp trị đặt trên nền tảng
của “luật hiến định”. Đây là “đặc thù” về tính “độc lập” của pháp luật
trong một chế độ pháp trị tức là Nhà nước dựa vào pháp luật để quản trị
đất nước.
Ở đây cũng cần nói rõ thêm là từ “độc lập” của pháp luật không đồng nghĩa với từ “phân lập” trong “tam quyền phân lập” lần
đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc
Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787,
một nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền lực của nhà nước được dân trao cho (ủy
quyền) thực sự thuộc về nhân dân. Chính vì vậy, mọi chế độ độc tài, mọi
thể chế toàn trị phản dân chủ đều quyết liệt phủ nhận nguyên tắc này. Ở
Việt Nam thì người cầm quyền chóp bu từng tuyên bố ráo hoảnh rằng ai
nói đến “tam quyền phân lập” là “thoái hóa, biến chất’ cần phải xử lý!
Nhưng nói như một vị luật sư Việt Nam trong một bài viết gần đây: “Đặc
điểm của tam quyền phân lập không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, dù
là tổng thống, có thể tự tung tự tác, "đứng trên đầu" nhân dân, vi phạm
Hiến pháp, theo giặc bán nước, hay tự ý quyết định những vấn đề mang
tính "con đường" – nếu không được đa số người dân lựa chọn, phương hại
nghiêm trọng đến quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hay nói khác đi,
tam quyền phân lập bảo đảm quyền lực của nhà nước thực sự thuộc về nhân
dân”.
Lưu ý về về tính “độc lập” của pháp luật là để hiểu rõ thêm vì sao ông
Trump đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới về người nhập cư như báo chí vừa
đưa tin. Muốn không tiếp tục bị Tòa án bác bỏ, sắc lệnh mới này phải
thay đổi sao để những nội dung của nó không còn bị quy là “vi hiến” khi
thể hiện sự phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo mà chỉ nhằm bảo vệ an
ninh quốc gia với những bằng chứng xác đáng đã được chứng minh vấn đề
được xem là ưu tiên hàng đầu trong Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Tổng
thống. Điều này không dễ!
Đưa ra những vấn đề nói trên là nhằm nói lên một cảm nhận: Cho dù những
bê bối, rối ren đang phủ một gam màu ảm đạm lên chính trường nước Mỹ và
cũng không chỉ riêng Mỹ, mà là chính trường nhiều quốc gia trên thế giới
đầu thế kỷ XXI này, nhưng trong cái gam màu “ảm đạm” đó lại thấy nổi rõ
lên một vầng sáng vẫy gọi: trong một thể chế dân chủ đối nghịch với thể
chế toàn trị phản dân chủ, thì cho dù bê bối rối ren, người ta vẫn nhìn
rõ được một lối ra: bằng công cụ pháp lý của một nhà nước pháp trị
trong tay, người dân trở thành lực sĩ đủ sức chống lại cường quyền vi
hiến, đủ lực để quyết liệt đòi công lý phải được thực hiện với nhiều
hình thức đấu tranh đã được hiến pháp và pháp luật công nhận.
Cử tri Mỹ bầu lên tổng thống của họ và họ cũng có đủ quyền để truất phế
người họ bầu nếu ông ta phản bội lại ý chí và quyền lợi của họ, phơi bày
sự yếu kém và sai lầm trong hành xử làm mất lòng tin của họ. Cuộc đấu
pháp lý ở Mỹ bên kia và ở Hàn Quốc bên này Thái Bình Dương vừa dẫn ra ở
trên cho thấy cái vầng sáng vẫy gọi ấy.
Nói như Eliot Asher Cohen, đảng viên Cộng Hòa và là học giả hàng đầu về các vấn đề quốc tế: “Không
có gì gọi là vĩ đại về một nước Mỹ mà Trump tin là ông ta đang xây
dựng; song cuối cùng tất cả, chính cái vĩ đại của nước Mỹ sẽ ngăn chặn
ông ta”.
Cái vĩ đại thứ hai mà Cohen nói đến, tức là cái thể chế dân chủ của một
nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ dựa vào pháp luật để trị nước
chứ không dựa vào sự chuyên chính bằng một thể chế toàn trị phản dân chủ
được bôi son trát phấn với những ngôn từ sáo rỗng cũ rich để lừa mị
những người nhẹ dạ cả tin. Cái vĩ đại thứ hai đó là cái vĩ đại chúng ta
hướng tới, là cái chúng ta đang cần để thoát ra khỏi tình trạng bi đát
của đất nước hiện nay.
Oái oăm thay và cũng tuyệt vời thay, người nói lên cùng một nội dung như
chính khách Eliot Asher Cohen, học giả hàng đầu về các vấn đề quốc tế
của Mỹ, lại là người đang phải ngồi tù: Trần Huỳnh Duy Thức. Người sôi
sục lòng yêu nước và cháy bỏng khát vọng tự do đó đã bảy năm trong tù
song kiên quyết không chấp nhận lưu vong ở nước ngoài để có tự do. Trong
một bức thư gửi Nguyễn Phú Trọng, Trần Huỳnh Duy Thức, người yêu nước
tuyệt vời đó đã viết:
“Pháp trị là đặc trưng của Thời đại Kinh tế công nghiệp. Còn pháp
quyền là đặc trưng của Thời đại Kinh tế tri thức. Không thể sử dụng đức
trị để thành công trong Thời đại mới đang hình thành mạnh mẽ này được.
Đức trị không làm xã hội cởi mở mà ngược lại, chìm trong sự phẫn uất và
thù địch. Con người không thể phấn chấn để làm nên những điều tốt đẹp
khi thường xuyên bị sôi sục bởi sự lên án về đạo đức, tham nhũng hoặc
những tư tưởng sai trái. Kết quả là xã hội bị trói chặt vào những tư
tưởng cũ kỹ, thì sao mà phát triển được. Từ thời Duy Tân Minh Trị cho
đến tận bây giờ, các quan chức Nhật Bản vẫn hay bị chỉ trích về lối
sống. Nhưng khó phủ nhận được họ là những người đã kiến tạo nên các nền
tảng phát triển để nhân dân Nhật tạo nên kỳ tích. Chìa khóa của giải
pháp nằm ở quyền chỉ trích. Lịch sử thế giới cho thấy, khi người dân nói
ra được nguyện vọng của mình thì dân tộc tạo ra sức mạnh thần kỳ”.
Cần nhớ cho rằng Thức viết lá thư này khi anh đang bị cô lập với xã hội
bên ngoài, thông tin mà anh có được chỉ từ những gì mà nhà tù cung cấp!
Vậy thì cái cuối cùng mà Cohen tiên đoán cho nước Mỹ nếu thử vận dụng
vào Việt Nam sẽ là gì nhỉ? Người tù tuyệt vời Trần Huỳnh Duy Thức cất
tiếng dõng dạc từ trong chấn song nhà tù đen tối và nghiệt ngã: “Lịch
sử thế giới cho thấy, khi người dân nói ra được nguyện vọng của mình
thì dân tộc tạo ra sức mạnh thần kỳ. … Ý nguyện nhân dân cần phải được
tiếp tục để dân tộc Việt Nam hóa rồng sánh vai cường quốc năm châu. Hơn
lúc nào hết, một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp để nhân dân quyết
định thể chế chính trị của đất nước cần được thực hiện. Ai làm cho nhân
dân nói ra được nguyện vọng của mình thì sẽ làm nên lịch sử”.
Và chính từ đó, “vầng sáng vẫy gọi” trên nền của cái gam màu ảm đạm nói trên đang giục giã trí tuệ và hành động của những người có lương tri.
Ngày 12. 2. 2017
Tương Lai
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
TÂY SA ĐÔNG TRỖI
*
Đặng Xuân Khu Chú Thu giáo dục
Tạ Phong Tần tấn đạo ù ù
Đầu Ngô đít Sở đại du
Chơi xong dông lại Mút Cu tử cấm thành
*
Nông Thị Xuân ba quân quần ngựa Nguyễn Tất Thành rãi dứa bầy tôi
Đi nhai đứng ngậm cười ngồi
Hun Sen Duterte đãi bôi Kim Chấn Thành
Đoàn Thị Hương heo đường cảm tử khủng bố quân tý thử Nguyễn Sinh Cung
*
Tô Lâm tặc giặc cà tô ma hóc
Sầm Đức Xương liềm búa Nguyễn Trường Tô
Thoát ly thối đảng loã lồ
Nam Quan Bản Giốc Hố Hô Trần Quốc Hoàn
*
Thích Chân Quang lăng loàn Võ Thị Sáu Nguyễn Văn Trỗi phối ẩu Tạ Bích Loan
Lò Tôn Nữ Thị Ninh ngoan
Linh đơn thuốc tán Cao Toàn Mỹ Phương Nga
Gạc Ma đảo Mắt Cát Bà Tây Sa bãi cứt Kê Gà Mao Trạch Đông
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Tương Lai - Từ những rối ren trên chính trường thế giới và Việt Nam
Chính trường thế giới bước vào năm 2017 với những biến động dữ dội khiến cho bất cứ ai, kể cả những người ít quan tâm chính trị cũng đều cảm thấy hình như không thể thờ ơ. Vì đây không chỉ là chuyện xa vời với cái niêu cơm nhà k
Chính trường thế giới bước vào năm 2017 với những biến động dữ dội khiến cho bất cứ ai, kể cả những người ít quan tâm chính trị cũng đều cảm thấy hình như không thể thờ ơ. Vì đây không chỉ là chuyện xa vời với cái niêu cơm nhà khó hay cái két sắt của người có tiền. Nó đặt ra những câu hỏi lớn cho những người đang sống trên hành tinh đã trở nên quá chật hẹp này mà một sự kiện xảy ra từ bất cứ một xó xỉnh nào của thế giới cũng có thể lập tức xuất hiện trước mắt của mọi người trong thời đại của nền văn minh kỹ thuật số.
Gs Tương Lai |
Bên kia bờ Đại Tây Dương thì chính ông Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ lại
đang đối diện với những thách thức với Tòa án California phủ quyết về
lệnh cấm nhập cư đối với công dân của bảy nước Hồi giáo ông ta vừa ký
đang bị xem là vi hiến, bị phản đối quyết liệt cả trong lẫn ngoài nước
Mỹ. Đã có 15 tiểu bang phủ định sắc lệnh tổng thống, nhiều tổ chức xã
hội tiếp tục ủng hộ người nhập cư, hiện đã có 300 giáo sư đại học ngành
Luật ủng hộ thái độ này. Tổng thống không chịu lùi, đòi đưa vấn đề này
lên Tòa án Tối cao. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi Tòa án này đưa ra phán
quyết cuối cùng chống lại quyết định của Tổng thống?
Đấy là chưa nói đến những nghi ngờ trong cách điều hành có khi bất nhất
của Tổng thống mà người ta ngày càng thấy ra cá tính bất bình thường của
người được trao trách nhiệm tối cao. Thậm chí Eugene Robinson nhà báo
quen biết của The Washington Post cho rằng ông Trump bị bệnh “tâm thần
bất định” từ 35 năm nay, và bệnh ngày càng nặng. Còn tờ Huffington Post
ngày 3.2.2017 cho biết Robert Kagan nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc Viện
Brookings lại nói ông Trump bị bệnh tâm thần khá nặng, bệnh narcissism,
có nghĩa là tự tin, kiêu ngạo, tự khoe khoang, ngưỡng mộ, thích thành
công chói sáng, không đồng cảm với người khác. Chuyên gia thần kinh John
D. Gartner chẩn đoán rằng Trump mắc chứng kiêu ngạo ác tính. Bệnh “ái
kỷ” của Trump là một căn bệnh nguy hiểm, tự mình khó nhận ra sự thật,
làm mất tính khách quan. Một chuyên gia tâm lý hàng đầu có những liên
lạc với trường đại học y khoa nổi tiếng Johns Hopskins nói rằng: Bệnh
thần kinh của Trump rất nặng và với tính khí bất thường, Trump không có
khả năng làm tổng thống.
Vậy là, một ông Trump với “dư lực của tinh thần Viễn Tây mà dân Mỹ da trắng vẫn còn vương vấn” nên “họ
xem ông ta như một khẩu súng để mang đến các thùng phiếu và bắn thẳng
ông ta vào nền chính trị Mỹ. Họ nghĩ có thể thổi tung cả hệ thống” như
nhà đạo diễn Michael Moore hài hước bình luận. Liệu có phải chính diều
này châm ngòi cho những rối ren trên chính trường của nhiều quốc gia của
nhiều châu lục trong thời gian qua khi vị Tân Tổng thống Mỹ ngồi vào
Nhà Trắng chưa được 20 ngày,
Vậy thì cái hệ thống nào cần thổi tung đây?
Trước khi đi vào câu hỏi gay cấn này cần phải nói ngay rằng, thật ra,
những biến động dữ dội kể trên, kể cả những nét tính cách khá kỳ quặc
của vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ cũng chẳng có gì là bí ẩn cả. Những
bộ óc lớn của nền văn minh nhân loại đã từng có những nghiên cứu công
phu và nghiêm cẩn đưa ra những phân tích mang tính chuẩn mực về những dự
báo khoa học dựa vào những khảo sát thực tiễn và những đúc kết lý luận
của khoa chính trị học có bề dày lịch sử.
Alexis de Tocqueville là một ví dụ.
Rút cuốn sách mà anh Bùi Văn Nam Sơn tặng đang đặt trên giá để dẫn ra
dưới đây lời của ông bạn học giả đáng kính của tôi, và chắc không chỉ
riêng tôi, mong đưa ra những dữ kiện nhằm hiểu thêm câu hỏi vừa đặt ra:
“Linh cảm chính trị và trực giác lý thuyết rằng: tương lai của cựu
lục địa sẽ là những gì đang diễn ra ở bên kia bờ đại dương! …
Tocqueville sớm nhận ra những nguy cơ tiềm tàng của mô hình xã hội mới.
Để khắc phục chúng, nền dân trị, theo ông, cần học tập quá khứ, không
phải để phục hồi nó một cách vô vọng mà để tìm sự cân đối mới cho các
chức năng xã hội và chính trị.
Tocqueville xem quyền lực tuyệt đối của đa số (thoát thai từ chủ
quyền của nhân dân) là vấn đề số một của nền dân trị Mỹ. Nguy cơ của một
sự “chuyên chế của đa số” đối với lợi ích của thiểu số là nguy cơ
thường trực. Trong vấn đề này, ông đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan
niệm tương tự của J. S. Mill. Theo ông, chính quyền dân chủ không yếu
như người ta thường nghĩ mà là “quá mạnh” và, khác với Rousseau, ông xem
quyền lực tuyệt đối của “ý chí chung” (volonté générale) là “cái gì
nguy hiểm và xấu từ bản chất”. Vì thế, người công dân có quyền bất tuân
lệnh một đạo luật bất công nhân danh “chủ quyền của con người” trên cả
“chủ quyền của nhân dân”, dù không hề phản đối rằng đa số có “quyền ra
lệnh”. Không có gì mâu thuẫn khi xem đa số dân chủ là nguồn gốc của mọi
quyền lực, đồng thời phủ nhận rằng nó “có quyền nhân danh chính quyền để
muốn làm gì thì làm”. Người lãnh đạo độc tài và mị dân, các hệ tư tưởng
toàn trị và toàn thống dễ dàng tự cho mình có sứ mệnh và thẩm quyền
mang lại “lối thoát” cho nền dân trị với cái giá mà nhân dân phải trả
trong “thời đại của những cực đoan” ở thế kỷ XX (Eric Hobsbawm) vượt
khỏi cả sức tưởng tượng của Tocqueville!”.
Đây là một đoạn trích từ Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị của
Bùi Văn Nam Sơn trong Lời giới thiệu tác phẩm Về nền dân trị Mỹ (De la
démocratie en Amerique, 1835-1840) của Alexis de Tocqueville, bản tiếng
Việt của Phạm Toàn, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội tháng 1.2007.
Dẫn ra đoạn này để nói rằng, hiện tượng Trump cũng như những biến động
lớn khác ở châu Âu không phải là quá “bí hiểm”. Khi cuộc bầu cử ở Mỹ
đang diễn ra, trong Mênh mông thế sự số 48 về “Sự bẩn thỉu của chính
trị”, người viết đã dẫn ra ý tưởng của Alexis de Tocqueville: “Cần có
một khoa học chính trị mới mẻ cho một thế giới hoàn toàn mới [Il faut
une science politique nouvelle à un monde tout nouveau]”.
Nên nhớ rằng, trong tác phẩm Về nền dân trị Mỹ viết cách nay 177 năm, A.
Tocqueville đã dành hẳn một chương để phân tích Về tính toàn quyền của
phe đa số ở Hoa Kỳ và những tác động của nó [Chương 7] với những chuyên
mục:
Vì sao sự toàn quyền của phe đa số ở Mỹ lại làm gia tăng tính bất ổn
định về lập pháp và hành chính vốn tự nhiên vẫn có trong các nền dân
trị.
Bạo quyền của phe đa số
Những tác động của sự toàn quyền của phe đa số đến tính quyết đoán tùy tiện của các công chức Mỹ
Quyền lực của phe đa số ở Mỹ tác động đến tinh thần và tư tưởng con người
Tác động của bạo quyền của phe đa số đến tính cách dân tộc của người Mỹ; về đầu óc bè phái ở Hoa Kỳ
Nguy cơ lớn nhất cho các nước cộng hòa Mỹ quốc là từ tính toàn quyền của phe đa số
Phân tích ý tưởng của A. Tocqueville, Bùi Văn Nam Sơn nhấn mạnh: “Thắng
lợi của nền dân trị là không có gì có thể ngăn cản được và sớm muộn sẽ
là chung quyết và bất khả vãn hồi. Vấn đề còn lại là phải tìm hiểu, phân
tích, suy tưởng và dự báo về mọi khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của
nó”.
Phải chăng những gì đang diễn ra trên nhiều quốc gia từ Mỹ, Âu, Á và nhiều nơi khác là những dữ liệu sống động để “tìm hiểu, phân tích, suy tưởng và dự báo về mọi khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của nó”.
Chỉ dẫn ra một ví dụ: Tại Hàn Quốc, bà Park Geun-hye cũng đang bị đình
chỉ chức vụ tổng thống sau cuộc hạch tội của Quốc hội Hàn Quốc ngày 9
tháng 12 năm 2016. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đang tạm quyền tổng thống Hàn
Quốc. Sau một thời gian, bà Park Geun-hye vừa mới đệ đơn kháng cáo lên
Tòa án Tối cao vì cho rằng mình vô tội mặc dầu bà tự nguyện chấp hành
phán quyết của Quốc hội để tạo thuận lợi cho các cuộc điều tra.
Cuộc đấu pháp lý đang diễn ra khá gay cấn trên cái nền của những cuộc
xuống đường rầm rộ của các tầng lớp nhân dân đòi công lý phải được thực
hiện. Thêm vào đó, những cuộc điều tra độc lập đã đưa ra nhiều bằng
chứng để buộc tội Tổng thống mà sự kiện gần nhất là vụ “Danh sách đen”
làm tăng thêm khả năng Tòa Bảo hiến Hàn Quốc phê chuẩn việc phế truất
Tổng thống Park Geun-hye, như đề nghị của Quốc hội hồi tháng 12/2016.
Gần 10.000 nghệ sĩ, nhà văn, đạo diễn điện ảnh, họa sĩ đã bị đưa vào
danh sách, vì trực tiếp phê phán Tổng thống Park Geun-hye, ủng hộ đối
lập… hay chỉ đơn giản là nêu lên trách nhiệm của chính phủ trong vụ đắm
tàu Sewol, khiến hơn 300 người chết, cách nay ba năm. Một thủ đoạn quen
thuộc bị vạch trần trong vụ này là các thế lực chính trị bảo thủ ở Hàn
Quốc thường gán cho những người đối lập danh hiệu “thân Bắc Triều Tiên”,
để làm họ mất uy tín rồi tìm cách loại bỏ khỏi các hoạt động văn hóa.
Họ cũng nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chính quyền, như cảnh sát hay
thuế vụ. Trong số họ, có thể kể đến những nhân vật nổi tiếng như Park
Chan-wook, đạo diễn đoạt giải Liên hoan Cannes, với bộ phim Old Boy, nhà
viết tiểu thuyết Han Kang, hay nhà thơ Ko Un.
Những thủ đoạn vừa nêu không xa lạ gì với Việt Nam chúng ta, khác chăng
là chỉ ở chỗ: người dân Hàn Quốc được công khai lên tiếng trước các thủ
đoạn xấu xa của một bộ phận những người cầm quyền mà báo chí Hàn Quốc
gọi là “các thế lực chính trị bảo thủ”! Lên tiếng bằng tự do ngôn luận,
bằng những cuộc xuống đường rầm rộ và bằng mọi hình thức đấu tranh được
Hiến pháp quy định. Công cụ pháp lý là điểm tựa vững chắc trong một thể
chế thượng tôn pháp luật của một Nhà nước pháp quyền gắn liền mật thiết
với xã hội dân sự. Cũng đừng quên rằng, cuộc đấu pháp lý, kể cả với mức
nghiêm trọng nhất là luận tội và phế truất Tổng thống diễn ra trong bối
cảnh căng thẳng của những đe dọa thường trực từ chế độ độc tài Bắc Triều
Tiên với những thách thức hung bạo của Kim Jong-un về tên lửa và hạt
nhân mà chỉ mấy giờ trước đây Jong-un vừa cho phóng tên lửa tầm xa. Phải
chăng, người ta hiểu rằng, để có đủ sức mạnh đối phó với sự đe dọa từ
bên ngoài thì sự gắn kết sức mạnh nội lực, trong đó có mối quan hệ tin
cậy giữa nhà cầm quyền và người dân là có ý nghĩa quyết định. Cái chất
xi măng gắn kết sức mạnh nội lực đó gồm nhiều nhân tố, song tạo ra sự
tin cậy giữa nhà cầm quyền và người dân trao quyền cho họ thì quyết định
nhất vẫn là tinh thần và thể chế thượng tôn pháp luật trong một nhà
nước pháp quyền đích thực.
Môt ví dụ sống động cho điều vừa nói là trong cuộc đấu pháp lý đang diễn
ra ở Mỹ, thẩm phán Robart đã ngăn chặn được sắc lệnh của tổng thống với
lý do hành vi của tổng thống Ronald Trump “vi hiến”. điều này thể hiện
tính độc lập của pháp luật trong một nhà nước pháp trị đặt trên nền tảng
của “luật hiến định”. Đây là “đặc thù” về tính “độc lập” của pháp luật
trong một chế độ pháp trị tức là Nhà nước dựa vào pháp luật để quản trị
đất nước.
Ở đây cũng cần nói rõ thêm là từ “độc lập” của pháp luật không đồng nghĩa với từ “phân lập” trong “tam quyền phân lập” lần
đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc
Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787,
một nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền lực của nhà nước được dân trao cho (ủy
quyền) thực sự thuộc về nhân dân. Chính vì vậy, mọi chế độ độc tài, mọi
thể chế toàn trị phản dân chủ đều quyết liệt phủ nhận nguyên tắc này. Ở
Việt Nam thì người cầm quyền chóp bu từng tuyên bố ráo hoảnh rằng ai
nói đến “tam quyền phân lập” là “thoái hóa, biến chất’ cần phải xử lý!
Nhưng nói như một vị luật sư Việt Nam trong một bài viết gần đây: “Đặc
điểm của tam quyền phân lập không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, dù
là tổng thống, có thể tự tung tự tác, "đứng trên đầu" nhân dân, vi phạm
Hiến pháp, theo giặc bán nước, hay tự ý quyết định những vấn đề mang
tính "con đường" – nếu không được đa số người dân lựa chọn, phương hại
nghiêm trọng đến quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hay nói khác đi,
tam quyền phân lập bảo đảm quyền lực của nhà nước thực sự thuộc về nhân
dân”.
Lưu ý về về tính “độc lập” của pháp luật là để hiểu rõ thêm vì sao ông
Trump đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới về người nhập cư như báo chí vừa
đưa tin. Muốn không tiếp tục bị Tòa án bác bỏ, sắc lệnh mới này phải
thay đổi sao để những nội dung của nó không còn bị quy là “vi hiến” khi
thể hiện sự phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo mà chỉ nhằm bảo vệ an
ninh quốc gia với những bằng chứng xác đáng đã được chứng minh vấn đề
được xem là ưu tiên hàng đầu trong Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Tổng
thống. Điều này không dễ!
Đưa ra những vấn đề nói trên là nhằm nói lên một cảm nhận: Cho dù những
bê bối, rối ren đang phủ một gam màu ảm đạm lên chính trường nước Mỹ và
cũng không chỉ riêng Mỹ, mà là chính trường nhiều quốc gia trên thế giới
đầu thế kỷ XXI này, nhưng trong cái gam màu “ảm đạm” đó lại thấy nổi rõ
lên một vầng sáng vẫy gọi: trong một thể chế dân chủ đối nghịch với thể
chế toàn trị phản dân chủ, thì cho dù bê bối rối ren, người ta vẫn nhìn
rõ được một lối ra: bằng công cụ pháp lý của một nhà nước pháp trị
trong tay, người dân trở thành lực sĩ đủ sức chống lại cường quyền vi
hiến, đủ lực để quyết liệt đòi công lý phải được thực hiện với nhiều
hình thức đấu tranh đã được hiến pháp và pháp luật công nhận.
Cử tri Mỹ bầu lên tổng thống của họ và họ cũng có đủ quyền để truất phế
người họ bầu nếu ông ta phản bội lại ý chí và quyền lợi của họ, phơi bày
sự yếu kém và sai lầm trong hành xử làm mất lòng tin của họ. Cuộc đấu
pháp lý ở Mỹ bên kia và ở Hàn Quốc bên này Thái Bình Dương vừa dẫn ra ở
trên cho thấy cái vầng sáng vẫy gọi ấy.
Nói như Eliot Asher Cohen, đảng viên Cộng Hòa và là học giả hàng đầu về các vấn đề quốc tế: “Không
có gì gọi là vĩ đại về một nước Mỹ mà Trump tin là ông ta đang xây
dựng; song cuối cùng tất cả, chính cái vĩ đại của nước Mỹ sẽ ngăn chặn
ông ta”.
Cái vĩ đại thứ hai mà Cohen nói đến, tức là cái thể chế dân chủ của một
nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ dựa vào pháp luật để trị nước
chứ không dựa vào sự chuyên chính bằng một thể chế toàn trị phản dân chủ
được bôi son trát phấn với những ngôn từ sáo rỗng cũ rich để lừa mị
những người nhẹ dạ cả tin. Cái vĩ đại thứ hai đó là cái vĩ đại chúng ta
hướng tới, là cái chúng ta đang cần để thoát ra khỏi tình trạng bi đát
của đất nước hiện nay.
Oái oăm thay và cũng tuyệt vời thay, người nói lên cùng một nội dung như
chính khách Eliot Asher Cohen, học giả hàng đầu về các vấn đề quốc tế
của Mỹ, lại là người đang phải ngồi tù: Trần Huỳnh Duy Thức. Người sôi
sục lòng yêu nước và cháy bỏng khát vọng tự do đó đã bảy năm trong tù
song kiên quyết không chấp nhận lưu vong ở nước ngoài để có tự do. Trong
một bức thư gửi Nguyễn Phú Trọng, Trần Huỳnh Duy Thức, người yêu nước
tuyệt vời đó đã viết:
“Pháp trị là đặc trưng của Thời đại Kinh tế công nghiệp. Còn pháp
quyền là đặc trưng của Thời đại Kinh tế tri thức. Không thể sử dụng đức
trị để thành công trong Thời đại mới đang hình thành mạnh mẽ này được.
Đức trị không làm xã hội cởi mở mà ngược lại, chìm trong sự phẫn uất và
thù địch. Con người không thể phấn chấn để làm nên những điều tốt đẹp
khi thường xuyên bị sôi sục bởi sự lên án về đạo đức, tham nhũng hoặc
những tư tưởng sai trái. Kết quả là xã hội bị trói chặt vào những tư
tưởng cũ kỹ, thì sao mà phát triển được. Từ thời Duy Tân Minh Trị cho
đến tận bây giờ, các quan chức Nhật Bản vẫn hay bị chỉ trích về lối
sống. Nhưng khó phủ nhận được họ là những người đã kiến tạo nên các nền
tảng phát triển để nhân dân Nhật tạo nên kỳ tích. Chìa khóa của giải
pháp nằm ở quyền chỉ trích. Lịch sử thế giới cho thấy, khi người dân nói
ra được nguyện vọng của mình thì dân tộc tạo ra sức mạnh thần kỳ”.
Cần nhớ cho rằng Thức viết lá thư này khi anh đang bị cô lập với xã hội
bên ngoài, thông tin mà anh có được chỉ từ những gì mà nhà tù cung cấp!
Vậy thì cái cuối cùng mà Cohen tiên đoán cho nước Mỹ nếu thử vận dụng
vào Việt Nam sẽ là gì nhỉ? Người tù tuyệt vời Trần Huỳnh Duy Thức cất
tiếng dõng dạc từ trong chấn song nhà tù đen tối và nghiệt ngã: “Lịch
sử thế giới cho thấy, khi người dân nói ra được nguyện vọng của mình
thì dân tộc tạo ra sức mạnh thần kỳ. … Ý nguyện nhân dân cần phải được
tiếp tục để dân tộc Việt Nam hóa rồng sánh vai cường quốc năm châu. Hơn
lúc nào hết, một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp để nhân dân quyết
định thể chế chính trị của đất nước cần được thực hiện. Ai làm cho nhân
dân nói ra được nguyện vọng của mình thì sẽ làm nên lịch sử”.
Và chính từ đó, “vầng sáng vẫy gọi” trên nền của cái gam màu ảm đạm nói trên đang giục giã trí tuệ và hành động của những người có lương tri.
Ngày 12. 2. 2017
Tương Lai
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)