Tham Khảo
US 2016 MANUFACTURING GROWTH
Nguyễn Thơ Sinh
Nỗi ám ảnh kinh hoàng cách đây không lâu “black hole China” sẽ “suck”
hết công ăn việc làm của cả thế giới là điều rất thực. Gần như đó là thứ
lực hút (theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton), chứng tỏ China có
khả năng lũng đoạn thị trường sản xuất manufacturing thế giới với đội
ngũ nhân công rẻ mạt và một hệ thống những bộ óc có khả năng bắt chước
(copy) hay sáng chế (improvise) rất tài tình những mặt hàng rẻ tiền. Kết
quả là: Các nhà đầu tư nước ngoài ùn ùn đổ vào China. Cả thế giới biến
thành thị trường mua hàng của nước này. Hệ quả: Gần như công nghiệp sản
xuất manufacturing của thế giới đã bó tay, chỉ biết đứng trơ mắt ra nhìn
những cái vòi bạch tuộc khổng lồ của China, biến hóa thần thông những
mặt hàng (thượng vàng hạ cám) một dạo nhiều nước trên thế giới thừa khả
năng sản xuất.
Nếu có dịp bước vào bất cứ hệ thống siêu thị nào ở Mỹ, thống kê chừng năm phút, bạn sẽ giật mình, hầu như những mặt hàng dân dụng (từ rẻ tiền cho đến các mặt hàng phổ biến) đều được sản xuất tại China. Điều này không quá khó hiểu. Tính nhẩm bạn sẽ thấy ngay: China với hơn một tỷ người. Bao nhiêu nhà tù? Bao nhiêu xí nghiệp được chính quyền hỗ trợ (hoặc làm chủ – State-owned enterprises)? Nhất là China từng nổi tiếng với những khả năng tinh xảo chế tác. Họ không có nhiều sản phẩm tự mình nghĩ ra. Nhưng chỉ cần nhìn qua một sản phẩm có trước, China sẽ thực hiện được những mẫu mã tinh xảo bắt mắt hơn nhiều. Đến thăm những China Town của New York hay bất cứ một China Town nào trên thế giới, bạn sẽ ngạc nhiên vì không thể phát hiện ra hàng giả (bootleg goods) sản xuất tại China (bởi) hàng giả của họ trông còn khéo léo hơn hàng thật rất nhiều.
Các thương hiệu tên tuổi trên thế giới đã buộc phải lên tiếng. Mệt mỏi cũng đã nhiều với China về hàng nhái và hàng hóa độc hại. Từ giỏ xách tay. Thuốc tây. Dụng cụ y tế. Xe đạp. Lò vi sóng. Đủ cả. China nghiễm nhiên tấn công vào thị trường thế giới khắp nơi. Ngay cả các hệ thống siêu thị như Costco của Mỹ cũng có hàng giả của China… Còn chuyện sữa trộn melamine để tăng độ đạm. Đồ chơi trẻ em nhiễm chì vượt mức độc tố nguy hiểm không hiếm. Đến độ nhãn hiệu “Made in China” phải trở thành “Made in PRC”, hoặc “Distributed by Wal-Mart”, “assembled in America”, hay thậm chí “label printed in USA”… để đánh lừa người tiêu thụ.
Rất may, đó là chuyện không thể kéo dài mãi. Gã khổng lồ China tưởng như đã chui ra khỏi chiếc đèn cổ sau khi thực hiện ba điều ước của giới chủ đầu tư (vốn quá rẻ) là mọi chuyện đã xong. Hắn sẽ vĩnh viễn tự do, tha hồ tự tung tự tác. Nhưng không phải thế. Gã khổng lồ Genie ấy cuối cùng đã vướng chân vào cái bẫy muôn thuở luôn luôn đúng; đó là: Being too big will never guarantee everlasting success. Bạo phát bạo tàn. Tức: cái gì cũng thế, khi phát triển vượt quá mức bình thường tự nhiên, tự thân nó đã trở thành mối hiểm họa, tạo ra những ảnh hưởng tác động phản ngược lại.
Bản thân chính phủ China đã nhận ra bài học sai lầm của họ. Một dạo họ cứ nghĩ thế giới này là một túi tiền không bao giờ cạn. Hàng hóa của China chỉ sợ không có để bán, làm gì có chuyện hàng China không bán được. Rẻ có. Đẹp có. Còn chuyện bền (hay an toàn) thì từ từ tính sau… Thế là những công trình đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu manufacturing liên tục ùn ùn mọc lên. Nhiều dự án giẫm chân lên nhau. Tín dụng ồ ạt cấp phát vô tội vạ. (Tiếc thay) bài toán kinh tế không thể là một động cơ vĩnh cửu. China đã thất bại vì lầm tưởng thế giới sẽ mãi mãi là một đồ thị đường thẳng y = ax + b, nhưng làm gì có chuyện đó.
Trong khi đó cách đây không lâu tại Mỹ viễn cảnh một ngày manufacturing sẽ quay trở lại (có lúc đã ngỡ) chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng. Người ta ngao ngán: Bị China chiếm hết mất rồi còn đâu. Ngay cả các nước láng giềng tại Châu Á (hoặc tại những nước thuộc các châu lục khác có giá nhân công rẻ) cũng đã từ bỏ mơ ước mở rộng địa hạt phát triển liên quan đến manufacturing. Nhưng không. Một trật tự mới đã bắt đầu nhen nhóm. Gã khổng lồ China bây giờ như con nhện kềnh càng, tám cái chân có thể giúp nó chăng lưới bắt ruồi, nhưng khi tám cái chân ấy bị vướng vào vũng lầy suy thoái kinh tế nghiễm nhiên sẽ rơi vào cảnh: Càng nhiều chân càng chết.
Tháng 02 năm 2016, các chỉ số được công bố cho thấy manufacturing tại Mỹ đã đi vào ổn định. Các đơn đặt hàng mới liên tục tăng. Ngành xây dựng cho thấy có nhiều tín hiệu tốt. Nói chung các chỉ số (công bố hồi tháng 01 năm 2016) lần đầu tiên vẽ lên một bức tranh phát triển khá thuận lợi so với tám năm qua. Xe cộ bán ra tuy vẫn chậm hơn so với dự kiến, nhưng con số xe bán ra chứng minh rõ sức mua của dân chúng đang rất hăng hái (có lẽ do giá xăng rẻ). Còn thị trường chứng khoán châu Á u ám sau những công bố kinh tế China suy thoái thì tại Wall Street giá cổ phiếu vẫn cứ tươi tỉnh.
Để đánh giá tình hình sản xuất manufacturing, người ta căn cứ vào những chỉ số mua sắm, thị trường lao động, năng xuất và sản lượng sản phẩm sản xuất, các đơn đặt hàng đối với nhóm các mặt hàng xài nhiều năm (durable goods) như tủ lạnh, xe hơi, máy giặt, máy sấy, ghế massages, TV… Khá phấn khởi, tại Mỹ những chỉ số đó được cho là rất khả quan đến nỗi nhiều người tin rằng suy thoái kinh tế – recession đã lùi hẳn vào quá khứ. Nhưng với người bi quan thì họ khuyên chưa nên mừng vội. Bởi công thức giải đáp những bài toán kinh tế đã khác hẳn với luật chơi cũ. Thậm chí có vài nhà tiên tri tiên đoán recession sẽ lại xảy ra trong năm 2016 này(!)
Theo lời Steve Blitz, Kinh tế trưởng của Tổ chức ITG Investment Research có trụ sở tại New York cho biết, tuy chưa hẳn là booming, nhưng kinh tế Mỹ đã khẳng định không còn trong tình trạng trượt vào recession nữa. Từ tháng 09 năm 2015 đến nay, lần đầu tiên tháng 02 năm 2016 cho thấy chỉ số ISM (do Cơ quan Institute for Supply Management đưa ra) tăng 1.3%, đạt chỉ số ISM 49.5. (Được biết lý tưởng nhất là chỉ số ISM 50). Vì chỉ số ISM Index thấp hơn 50 cho thấy kinh tế tăng trưởng chậm. Nhưng so với những năm gần đây, tình hình ISM của Mỹ càng ngày càng nhích gần đến vạch kẻ ISM 50.
Quan sát kỹ hơn, ta thấy đồng Mỹ kim đang có giá, tuy nhiên điều này giống như con dao hai lưỡi. Đồng Mỹ kim có giá giúp dân Mỹ mua hàng nước ngoài có lợi thế hơn. Đi du lịch nước ngoài cũng sướng hơn. Tuy nhiên vì đồng Mỹ kim cao hàng hóa của Mỹ cũng khó bán hơn với nước ngoài. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nếu hàng Mỹ làm tại Mỹ, chỉ cần bán tại Mỹ thôi xem ra cũng đủ để hạ thấp thâm thủng mậu dịch của Mỹ với thế giới. Thế mới biết bức tranh kinh tế và giá trị hối đoái của đồng Mỹ kim (lợi hay hại) tùy thuộc vào cách nhìn và góc độ so sánh khác nhau. Tuy nhiên với mức hối đoái hiện tại, dân Mỹ có vẻ hài lòng hơn với đồng Mỹ kim. Nhất là với giá xăng rẻ, giá vé máy bay cũng rẻ, trứng gà cũng đã qua mùa dịch cúm nên rẻ hơn, hạn hán ở California sẽ được El Nino hỗ trợ, rau quả sẽ không quá đắt đỏ nữa… Biết đâu (còn) có chuyện tân tổng thống Mỹ sẽ nghĩ ra những kế hoạch tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân chúng.
Bức tranh có vẻ quá hồng ư? Too rosy? Maybe. Maybe not.
(Tuy nhiên) nói thì nói vậy, khái niệm sản xuất manufacturing tại Mỹ
hay bất cứ nơi đâu trên thế giới nhìn vậy mà không đơn giản vậy. Cũng là
manufacturing thật, nhưng nếu quan sát kỹ ta thấy rõ tầm quan trọng của
ứng dụng kỹ thuật tự động hóa (automation), chẳng hạn như những thế
rô-bốt trong các nhà máy. Vì thế manufacturing có thể phát triển rầm rộ,
nhưng chưa hẳn manufacturing sẽ thuê nhiều nhân công hơn. Tuy vậy
manufacturing phát triển trên đất Mỹ vẫn có những ích lợi cho dân Mỹ
(thay vì manufacturing phát triển tại những nơi khác). Ít nhất những
khoản thuế lợi tức của các doanh nghiệp hoạt động trên đất Mỹ sẽ được
nộp vào ngân khố Hoa Kỳ, góp phần cải thiện các bài toán kinh tế xã hội
hiện nay (được bao nhiêu hay bấy nhiêu).
Hơn nữa dân Mỹ và những nước có hệ thống kinh tế phát triển cân đối (vốn China chưa thể có) đó là nền kinh tế ổn định và cân bằng. Giờ thì China mới nghĩ đến các kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp các dịch vụ, hệ thống bảo hiểm, hệ thống chăm sóc y tế… Nhưng mọi nỗ lực xem ra có phần đã muộn. Dĩ nhiên đó là con đường China (vẫn) phải đi qua, vì nền kinh tế chỉ trông vào sản xuất và xuất khẩu (chứ không có sức mua sắm nội địa) không thể tồn tại được.
Vậy phát triển manufacturing tại Mỹ có phần khá hơn sẽ ảnh hưởng như thế nào với dân Mỹ? Có người nói là không nhiều. Tại sao? Vì phát triển manufacturing của Mỹ chỉ ảnh hưởng một phần đến kinh tế chung của Mỹ. Nói khác đi, Mỹ có nền kinh tế như cái ghế đứng trên năm cái chân, trong đó manufacturing chỉ là một cái chân. Khác với China, nền kinh tế của họ là cái ghế chỉ có hai chân: (1) manufacturing và (2) khai thác tài nguyên. (Cả hai địa hạt này chỉ nhắm đến xuất khẩu). Nên khi thế giới không còn mua hàng Chian ồ ạt nữa, China sẽ gặp phải những rắc rối lớn. Sở dĩ chiếc ghế hai chân China đứng vững được vì chân ghế to. Nhưng nếu gãy một chân, liệu cái ghế đó có còn đứng vững được không.
Một lần nữa, bài học đối với China muốn vượt Mỹ để trở thành siêu cường kinh tế số một xem ra không phải là chuyện dễ. Vì kinh tế China (so sánh một cách dễ hình dung) giống như gốc bầu, chỉ cần lưỡi liềm cắt đứt gốc bầu thì cả giàn bầu sẽ héo rũ ngay. Trong khi đó (nếu) cỗ máy manufacturing khổng lồ của China bị đập vỡ, các nước khác sẽ quay trở lại với manufacturing của họ. (Có thể) họ sẽ quan sát và làm theo cách của Chú Sam: Mỹ sẽ sản xuất hàng tại Mỹ bán cho người Mỹ. Châu Âu cũng thế. Nhật và Úc cũng thế… bắt đầu khởi sự từ những bước đi đầu tiên của manufacturing Mỹ hôm nay.
Nguyễn Thơ Sinh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
US 2016 MANUFACTURING GROWTH
Nguyễn Thơ Sinh
Nỗi ám ảnh kinh hoàng cách đây không lâu “black hole China” sẽ “suck”
hết công ăn việc làm của cả thế giới là điều rất thực. Gần như đó là thứ
lực hút (theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton), chứng tỏ China có
khả năng lũng đoạn thị trường sản xuất manufacturing thế giới với đội
ngũ nhân công rẻ mạt và một hệ thống những bộ óc có khả năng bắt chước
(copy) hay sáng chế (improvise) rất tài tình những mặt hàng rẻ tiền. Kết
quả là: Các nhà đầu tư nước ngoài ùn ùn đổ vào China. Cả thế giới biến
thành thị trường mua hàng của nước này. Hệ quả: Gần như công nghiệp sản
xuất manufacturing của thế giới đã bó tay, chỉ biết đứng trơ mắt ra nhìn
những cái vòi bạch tuộc khổng lồ của China, biến hóa thần thông những
mặt hàng (thượng vàng hạ cám) một dạo nhiều nước trên thế giới thừa khả
năng sản xuất.
Nếu có dịp bước vào bất cứ hệ thống siêu thị nào ở Mỹ, thống kê chừng năm phút, bạn sẽ giật mình, hầu như những mặt hàng dân dụng (từ rẻ tiền cho đến các mặt hàng phổ biến) đều được sản xuất tại China. Điều này không quá khó hiểu. Tính nhẩm bạn sẽ thấy ngay: China với hơn một tỷ người. Bao nhiêu nhà tù? Bao nhiêu xí nghiệp được chính quyền hỗ trợ (hoặc làm chủ – State-owned enterprises)? Nhất là China từng nổi tiếng với những khả năng tinh xảo chế tác. Họ không có nhiều sản phẩm tự mình nghĩ ra. Nhưng chỉ cần nhìn qua một sản phẩm có trước, China sẽ thực hiện được những mẫu mã tinh xảo bắt mắt hơn nhiều. Đến thăm những China Town của New York hay bất cứ một China Town nào trên thế giới, bạn sẽ ngạc nhiên vì không thể phát hiện ra hàng giả (bootleg goods) sản xuất tại China (bởi) hàng giả của họ trông còn khéo léo hơn hàng thật rất nhiều.
Các thương hiệu tên tuổi trên thế giới đã buộc phải lên tiếng. Mệt mỏi cũng đã nhiều với China về hàng nhái và hàng hóa độc hại. Từ giỏ xách tay. Thuốc tây. Dụng cụ y tế. Xe đạp. Lò vi sóng. Đủ cả. China nghiễm nhiên tấn công vào thị trường thế giới khắp nơi. Ngay cả các hệ thống siêu thị như Costco của Mỹ cũng có hàng giả của China… Còn chuyện sữa trộn melamine để tăng độ đạm. Đồ chơi trẻ em nhiễm chì vượt mức độc tố nguy hiểm không hiếm. Đến độ nhãn hiệu “Made in China” phải trở thành “Made in PRC”, hoặc “Distributed by Wal-Mart”, “assembled in America”, hay thậm chí “label printed in USA”… để đánh lừa người tiêu thụ.
Rất may, đó là chuyện không thể kéo dài mãi. Gã khổng lồ China tưởng như đã chui ra khỏi chiếc đèn cổ sau khi thực hiện ba điều ước của giới chủ đầu tư (vốn quá rẻ) là mọi chuyện đã xong. Hắn sẽ vĩnh viễn tự do, tha hồ tự tung tự tác. Nhưng không phải thế. Gã khổng lồ Genie ấy cuối cùng đã vướng chân vào cái bẫy muôn thuở luôn luôn đúng; đó là: Being too big will never guarantee everlasting success. Bạo phát bạo tàn. Tức: cái gì cũng thế, khi phát triển vượt quá mức bình thường tự nhiên, tự thân nó đã trở thành mối hiểm họa, tạo ra những ảnh hưởng tác động phản ngược lại.
Bản thân chính phủ China đã nhận ra bài học sai lầm của họ. Một dạo họ cứ nghĩ thế giới này là một túi tiền không bao giờ cạn. Hàng hóa của China chỉ sợ không có để bán, làm gì có chuyện hàng China không bán được. Rẻ có. Đẹp có. Còn chuyện bền (hay an toàn) thì từ từ tính sau… Thế là những công trình đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu manufacturing liên tục ùn ùn mọc lên. Nhiều dự án giẫm chân lên nhau. Tín dụng ồ ạt cấp phát vô tội vạ. (Tiếc thay) bài toán kinh tế không thể là một động cơ vĩnh cửu. China đã thất bại vì lầm tưởng thế giới sẽ mãi mãi là một đồ thị đường thẳng y = ax + b, nhưng làm gì có chuyện đó.
Trong khi đó cách đây không lâu tại Mỹ viễn cảnh một ngày manufacturing sẽ quay trở lại (có lúc đã ngỡ) chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng. Người ta ngao ngán: Bị China chiếm hết mất rồi còn đâu. Ngay cả các nước láng giềng tại Châu Á (hoặc tại những nước thuộc các châu lục khác có giá nhân công rẻ) cũng đã từ bỏ mơ ước mở rộng địa hạt phát triển liên quan đến manufacturing. Nhưng không. Một trật tự mới đã bắt đầu nhen nhóm. Gã khổng lồ China bây giờ như con nhện kềnh càng, tám cái chân có thể giúp nó chăng lưới bắt ruồi, nhưng khi tám cái chân ấy bị vướng vào vũng lầy suy thoái kinh tế nghiễm nhiên sẽ rơi vào cảnh: Càng nhiều chân càng chết.
Tháng 02 năm 2016, các chỉ số được công bố cho thấy manufacturing tại Mỹ đã đi vào ổn định. Các đơn đặt hàng mới liên tục tăng. Ngành xây dựng cho thấy có nhiều tín hiệu tốt. Nói chung các chỉ số (công bố hồi tháng 01 năm 2016) lần đầu tiên vẽ lên một bức tranh phát triển khá thuận lợi so với tám năm qua. Xe cộ bán ra tuy vẫn chậm hơn so với dự kiến, nhưng con số xe bán ra chứng minh rõ sức mua của dân chúng đang rất hăng hái (có lẽ do giá xăng rẻ). Còn thị trường chứng khoán châu Á u ám sau những công bố kinh tế China suy thoái thì tại Wall Street giá cổ phiếu vẫn cứ tươi tỉnh.
Để đánh giá tình hình sản xuất manufacturing, người ta căn cứ vào những chỉ số mua sắm, thị trường lao động, năng xuất và sản lượng sản phẩm sản xuất, các đơn đặt hàng đối với nhóm các mặt hàng xài nhiều năm (durable goods) như tủ lạnh, xe hơi, máy giặt, máy sấy, ghế massages, TV… Khá phấn khởi, tại Mỹ những chỉ số đó được cho là rất khả quan đến nỗi nhiều người tin rằng suy thoái kinh tế – recession đã lùi hẳn vào quá khứ. Nhưng với người bi quan thì họ khuyên chưa nên mừng vội. Bởi công thức giải đáp những bài toán kinh tế đã khác hẳn với luật chơi cũ. Thậm chí có vài nhà tiên tri tiên đoán recession sẽ lại xảy ra trong năm 2016 này(!)
Theo lời Steve Blitz, Kinh tế trưởng của Tổ chức ITG Investment Research có trụ sở tại New York cho biết, tuy chưa hẳn là booming, nhưng kinh tế Mỹ đã khẳng định không còn trong tình trạng trượt vào recession nữa. Từ tháng 09 năm 2015 đến nay, lần đầu tiên tháng 02 năm 2016 cho thấy chỉ số ISM (do Cơ quan Institute for Supply Management đưa ra) tăng 1.3%, đạt chỉ số ISM 49.5. (Được biết lý tưởng nhất là chỉ số ISM 50). Vì chỉ số ISM Index thấp hơn 50 cho thấy kinh tế tăng trưởng chậm. Nhưng so với những năm gần đây, tình hình ISM của Mỹ càng ngày càng nhích gần đến vạch kẻ ISM 50.
Quan sát kỹ hơn, ta thấy đồng Mỹ kim đang có giá, tuy nhiên điều này giống như con dao hai lưỡi. Đồng Mỹ kim có giá giúp dân Mỹ mua hàng nước ngoài có lợi thế hơn. Đi du lịch nước ngoài cũng sướng hơn. Tuy nhiên vì đồng Mỹ kim cao hàng hóa của Mỹ cũng khó bán hơn với nước ngoài. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nếu hàng Mỹ làm tại Mỹ, chỉ cần bán tại Mỹ thôi xem ra cũng đủ để hạ thấp thâm thủng mậu dịch của Mỹ với thế giới. Thế mới biết bức tranh kinh tế và giá trị hối đoái của đồng Mỹ kim (lợi hay hại) tùy thuộc vào cách nhìn và góc độ so sánh khác nhau. Tuy nhiên với mức hối đoái hiện tại, dân Mỹ có vẻ hài lòng hơn với đồng Mỹ kim. Nhất là với giá xăng rẻ, giá vé máy bay cũng rẻ, trứng gà cũng đã qua mùa dịch cúm nên rẻ hơn, hạn hán ở California sẽ được El Nino hỗ trợ, rau quả sẽ không quá đắt đỏ nữa… Biết đâu (còn) có chuyện tân tổng thống Mỹ sẽ nghĩ ra những kế hoạch tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân chúng.
Bức tranh có vẻ quá hồng ư? Too rosy? Maybe. Maybe not.
(Tuy nhiên) nói thì nói vậy, khái niệm sản xuất manufacturing tại Mỹ
hay bất cứ nơi đâu trên thế giới nhìn vậy mà không đơn giản vậy. Cũng là
manufacturing thật, nhưng nếu quan sát kỹ ta thấy rõ tầm quan trọng của
ứng dụng kỹ thuật tự động hóa (automation), chẳng hạn như những thế
rô-bốt trong các nhà máy. Vì thế manufacturing có thể phát triển rầm rộ,
nhưng chưa hẳn manufacturing sẽ thuê nhiều nhân công hơn. Tuy vậy
manufacturing phát triển trên đất Mỹ vẫn có những ích lợi cho dân Mỹ
(thay vì manufacturing phát triển tại những nơi khác). Ít nhất những
khoản thuế lợi tức của các doanh nghiệp hoạt động trên đất Mỹ sẽ được
nộp vào ngân khố Hoa Kỳ, góp phần cải thiện các bài toán kinh tế xã hội
hiện nay (được bao nhiêu hay bấy nhiêu).
Hơn nữa dân Mỹ và những nước có hệ thống kinh tế phát triển cân đối (vốn China chưa thể có) đó là nền kinh tế ổn định và cân bằng. Giờ thì China mới nghĩ đến các kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp các dịch vụ, hệ thống bảo hiểm, hệ thống chăm sóc y tế… Nhưng mọi nỗ lực xem ra có phần đã muộn. Dĩ nhiên đó là con đường China (vẫn) phải đi qua, vì nền kinh tế chỉ trông vào sản xuất và xuất khẩu (chứ không có sức mua sắm nội địa) không thể tồn tại được.
Vậy phát triển manufacturing tại Mỹ có phần khá hơn sẽ ảnh hưởng như thế nào với dân Mỹ? Có người nói là không nhiều. Tại sao? Vì phát triển manufacturing của Mỹ chỉ ảnh hưởng một phần đến kinh tế chung của Mỹ. Nói khác đi, Mỹ có nền kinh tế như cái ghế đứng trên năm cái chân, trong đó manufacturing chỉ là một cái chân. Khác với China, nền kinh tế của họ là cái ghế chỉ có hai chân: (1) manufacturing và (2) khai thác tài nguyên. (Cả hai địa hạt này chỉ nhắm đến xuất khẩu). Nên khi thế giới không còn mua hàng Chian ồ ạt nữa, China sẽ gặp phải những rắc rối lớn. Sở dĩ chiếc ghế hai chân China đứng vững được vì chân ghế to. Nhưng nếu gãy một chân, liệu cái ghế đó có còn đứng vững được không.
Một lần nữa, bài học đối với China muốn vượt Mỹ để trở thành siêu cường kinh tế số một xem ra không phải là chuyện dễ. Vì kinh tế China (so sánh một cách dễ hình dung) giống như gốc bầu, chỉ cần lưỡi liềm cắt đứt gốc bầu thì cả giàn bầu sẽ héo rũ ngay. Trong khi đó (nếu) cỗ máy manufacturing khổng lồ của China bị đập vỡ, các nước khác sẽ quay trở lại với manufacturing của họ. (Có thể) họ sẽ quan sát và làm theo cách của Chú Sam: Mỹ sẽ sản xuất hàng tại Mỹ bán cho người Mỹ. Châu Âu cũng thế. Nhật và Úc cũng thế… bắt đầu khởi sự từ những bước đi đầu tiên của manufacturing Mỹ hôm nay.
Nguyễn Thơ Sinh