Truyện Ngắn & Phóng Sự
VIẾT CHO MỘT NGƯỜI LÍNH *
Ông đã từng là một người lính VNCH, ông ở trong một đơn vị chiến đấu thầm lặng cho tự do, hạnh phúc của người dân Miền Nam. Hơn 18 năm trong tù, ông vẫn âm thầm chiến đấu với chính bản thân để không chịu khuất phục trước đòn thù, thủ đoạn của cộng sản. Hơn 18 năm ấy, ông cũng vẫn là một người lính chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản độc tài. Sau khi đến được bến bờ tự do, ông vẫn là một người chiến sĩ chống cộng. Ông là ai ? Ông là tác giả của thiên hồi ký ngục tù “Thép Đen”…
Chuyện người lính chiến đấu chống cộng sản, phải chịu tù đầy, phải vượt bao hiểm nguy, tiếp tục chiến đấu nơi quê hương thứ hai là chuyện bình thường của không ít người lính VNCH. Nhưng ông có chút đặc biệt, bởi ông chiến đấu trong ngành tình báo, rất thầm lặng và chịu nhiều thiệt thòi. Ông cũng đặc biệt bởi ông đã khắc họa lại được một cách chân thật cuộc đời tù qua tác phẩm nổi tiếng “Thép Đen”, ông là Đặng Chí Bình.
Ông cũng là một người đặc biệt đối với tôi, bởi vì xúc động trước hồi ký của ông. Cảm khái trước quãng đời chiến đấu của ông, mà người viết đã lấy tên mình để ghép với tên ông bằng tấm lòng kính mến, ngưỡng mộ. Suốt một quãng đường dài từ khi ở Việt Nam, ở tù Thái Lan và cho đến bây giờ, tên ông đã là một phần cái tên của tôi. Ông là một người lính và vẫn là tấm gương soi sáng cho cá nhân người viết và cả những người đang dấn thân cho quê hương dân tộc Việt Nam…
Cả một đời của ông, ông vẫn chưa bao giờ là quên mình là người lính cả. Dù ông có thể chiến đấu thật sự, hoặc đương đầu với thử thách trong tù, đương đầu với những con sóng dữ ở Biển Đông, hoặc đối mặt với bao thử thách khi mới đặt chân lên đất khách quê người thì ông vẫn là người một người lính. Đã có lúc ông nói với tôi qua phone “ Tao hơn 83 tuổi mà vẫn còn làm việc , còn chiến đấu cho quê hương Việt Nam, còn khỏe mạnh nói chuyện với mày đây là nhờ Thiên Chúa, nhờ Mẹ tao đã cho tao sức lực từ thuở thiếu thời, nhờ tao luyện võ và cả ý chí của một người lính…”. Tôi hiểu những gì ông nói là hết sức chân tình và sự thật bởi vì nếu không có những nghị lực ấy, ông chẳng thể nào vượt qua được tất cả khó khăn của 18 năm tù, của một ông lão hơn 83 tuổi để tiếp tục con đường mà ông đang theo đuổi cả cuộc đời – con đường đấu tranh dân chủ và tự do cho Việt Nam.
Tôi còn nhớ, trong cuốn “Thép Đen” mà tôi đã đọc ngấu nghiến, không biết chán 4 lần, hình ảnh đọng lại tôi mãi đó là hình ảnh khi ông Đặng Chí Bình trở về từ nhà tù nhỏ, ông gặp mẹ ông nhưng mắt cụ đã nhòa vì những năm tháng ngóng tin ông trong những trại tù ở Miền Bắc. Ông ôm mẹ ông và khóc…Lúc đó, tôi cũng khóc và bây giờ, khi đang viết những dòng này, tôi cũng vẫn rớm lệ.
Ông nói với tôi, ông sẽ sang thăm tôi và bàn với tôi đã dịch cuốn Thép Đen sang tiếng Anh. Tôi muốn mời ông qua Canada, ông cũng muốn thăm tôi, tiện dịp ngày 23/07 sẽ có một buổi gây quỹ của đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi tại Toronto. Rất nhiều người khi biết tin này đã mừng vui vì sẽ được gặp tác giả của cuốn Thép Đen làm say đắm lòng người. Nhưng…hôm qua, Thím đã gọi cho tôi, ông cả tháng nay liên tục phải cấp cứu, hôm qua ông lại phải vào viện cấp cứu. Trong khi Thím nói chuyện với tôi, thì Chú cố gắng nói vọng vào xin lỗi không qua được, giọng ông không còn sang sảng như mọi khi mà nói không được rõ. Ông vẫn cố gắng lo cho tôi, thương tôi như một người cha đối với con dù ông đang nằm trên giường bệnh…
Hôm nay, viết những dòng này bởi vì ngày 19/06 đã sắp đến. Ngày đó là ngày sinh của một quân đội đã bị bức tử bởi những toan tính chính trị của đồng minh, cũng như số phận hẩm hiu của dân tộc, cộng với sự ác độc của bạo quyền cộng sản. Những người lính ngày đó, trong đó có ông Đặng Chí Bình ngày hôm nay đã già. Có người đã về với tổ tiên, có người đã rơi vào bệnh tật, có người đã bước vào tuổi xế chiều. Nhưng tôi muốn vinh danh họ mãi mãi bởi những người lính VNCH đó vẫn ngày đêm chiến đấu bằng đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện để trả nghĩa đối với quê hương, dân tộc Việt Nam. Họ là những anh hùng !
Quân lực VNCH không chỉ có Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Đình Bảo, Ngụy Văn Thà hi sinh anh dũng vv… mà còn có những Nguyễn Hữu Cầu, Đặng Chí Bình, Lê Minh Đảo vv…chiến đấu anh hùng trong cuộc đời tù ngục của mình. Họ đáng được vinh danh, đáng được tôn kính.
Người điệp viên bất khuất Đặng Chí Bình gửi cho tôi tấm hình ông ngồi bên bờ biển, ngắm nhìn về xa xăm. Bên kia bờ đại dương ấy đang có quê hương Việt Nam của ông vẫn đang ngày càng rên xiết trong ngục tù cộng sản. Ông nói với tôi rằng ông hi vọng rằng sẽ được nhìn quê hương Việt Nam thay đổi khi ông còn sống. Tôi chỉ biết thầm ghi nhớ và làm tất cả những gì cho quê hương Việt Nam trong khả năng có thể để góp phần thắp lại giấc mơ của Ông…
Cầu mong cho Ông mau khỏe, cầu mong cho ước mơ được thấy quê hương Viêt Nam thoát cộng sản của Ông thành hiện thực.
Đặng Chí Hùng
09/06/2016
Tân Sơn Hòa chuyển
VIẾT CHO MỘT NGƯỜI LÍNH *
Ông đã từng là một người lính VNCH, ông ở trong một đơn vị chiến đấu thầm lặng cho tự do, hạnh phúc của người dân Miền Nam. Hơn 18 năm trong tù, ông vẫn âm thầm chiến đấu với chính bản thân để không chịu khuất phục trước đòn thù, thủ đoạn của cộng sản. Hơn 18 năm ấy, ông cũng vẫn là một người lính chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản độc tài. Sau khi đến được bến bờ tự do, ông vẫn là một người chiến sĩ chống cộng. Ông là ai ? Ông là tác giả của thiên hồi ký ngục tù “Thép Đen”…
Chuyện người lính chiến đấu chống cộng sản, phải chịu tù đầy, phải vượt bao hiểm nguy, tiếp tục chiến đấu nơi quê hương thứ hai là chuyện bình thường của không ít người lính VNCH. Nhưng ông có chút đặc biệt, bởi ông chiến đấu trong ngành tình báo, rất thầm lặng và chịu nhiều thiệt thòi. Ông cũng đặc biệt bởi ông đã khắc họa lại được một cách chân thật cuộc đời tù qua tác phẩm nổi tiếng “Thép Đen”, ông là Đặng Chí Bình.
Ông cũng là một người đặc biệt đối với tôi, bởi vì xúc động trước hồi ký của ông. Cảm khái trước quãng đời chiến đấu của ông, mà người viết đã lấy tên mình để ghép với tên ông bằng tấm lòng kính mến, ngưỡng mộ. Suốt một quãng đường dài từ khi ở Việt Nam, ở tù Thái Lan và cho đến bây giờ, tên ông đã là một phần cái tên của tôi. Ông là một người lính và vẫn là tấm gương soi sáng cho cá nhân người viết và cả những người đang dấn thân cho quê hương dân tộc Việt Nam…
Cả một đời của ông, ông vẫn chưa bao giờ là quên mình là người lính cả. Dù ông có thể chiến đấu thật sự, hoặc đương đầu với thử thách trong tù, đương đầu với những con sóng dữ ở Biển Đông, hoặc đối mặt với bao thử thách khi mới đặt chân lên đất khách quê người thì ông vẫn là người một người lính. Đã có lúc ông nói với tôi qua phone “ Tao hơn 83 tuổi mà vẫn còn làm việc , còn chiến đấu cho quê hương Việt Nam, còn khỏe mạnh nói chuyện với mày đây là nhờ Thiên Chúa, nhờ Mẹ tao đã cho tao sức lực từ thuở thiếu thời, nhờ tao luyện võ và cả ý chí của một người lính…”. Tôi hiểu những gì ông nói là hết sức chân tình và sự thật bởi vì nếu không có những nghị lực ấy, ông chẳng thể nào vượt qua được tất cả khó khăn của 18 năm tù, của một ông lão hơn 83 tuổi để tiếp tục con đường mà ông đang theo đuổi cả cuộc đời – con đường đấu tranh dân chủ và tự do cho Việt Nam.
Tôi còn nhớ, trong cuốn “Thép Đen” mà tôi đã đọc ngấu nghiến, không biết chán 4 lần, hình ảnh đọng lại tôi mãi đó là hình ảnh khi ông Đặng Chí Bình trở về từ nhà tù nhỏ, ông gặp mẹ ông nhưng mắt cụ đã nhòa vì những năm tháng ngóng tin ông trong những trại tù ở Miền Bắc. Ông ôm mẹ ông và khóc…Lúc đó, tôi cũng khóc và bây giờ, khi đang viết những dòng này, tôi cũng vẫn rớm lệ.
Ông nói với tôi, ông sẽ sang thăm tôi và bàn với tôi đã dịch cuốn Thép Đen sang tiếng Anh. Tôi muốn mời ông qua Canada, ông cũng muốn thăm tôi, tiện dịp ngày 23/07 sẽ có một buổi gây quỹ của đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi tại Toronto. Rất nhiều người khi biết tin này đã mừng vui vì sẽ được gặp tác giả của cuốn Thép Đen làm say đắm lòng người. Nhưng…hôm qua, Thím đã gọi cho tôi, ông cả tháng nay liên tục phải cấp cứu, hôm qua ông lại phải vào viện cấp cứu. Trong khi Thím nói chuyện với tôi, thì Chú cố gắng nói vọng vào xin lỗi không qua được, giọng ông không còn sang sảng như mọi khi mà nói không được rõ. Ông vẫn cố gắng lo cho tôi, thương tôi như một người cha đối với con dù ông đang nằm trên giường bệnh…
Hôm nay, viết những dòng này bởi vì ngày 19/06 đã sắp đến. Ngày đó là ngày sinh của một quân đội đã bị bức tử bởi những toan tính chính trị của đồng minh, cũng như số phận hẩm hiu của dân tộc, cộng với sự ác độc của bạo quyền cộng sản. Những người lính ngày đó, trong đó có ông Đặng Chí Bình ngày hôm nay đã già. Có người đã về với tổ tiên, có người đã rơi vào bệnh tật, có người đã bước vào tuổi xế chiều. Nhưng tôi muốn vinh danh họ mãi mãi bởi những người lính VNCH đó vẫn ngày đêm chiến đấu bằng đủ mọi cách, đủ mọi phương tiện để trả nghĩa đối với quê hương, dân tộc Việt Nam. Họ là những anh hùng !
Quân lực VNCH không chỉ có Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Đình Bảo, Ngụy Văn Thà hi sinh anh dũng vv… mà còn có những Nguyễn Hữu Cầu, Đặng Chí Bình, Lê Minh Đảo vv…chiến đấu anh hùng trong cuộc đời tù ngục của mình. Họ đáng được vinh danh, đáng được tôn kính.
Người điệp viên bất khuất Đặng Chí Bình gửi cho tôi tấm hình ông ngồi bên bờ biển, ngắm nhìn về xa xăm. Bên kia bờ đại dương ấy đang có quê hương Việt Nam của ông vẫn đang ngày càng rên xiết trong ngục tù cộng sản. Ông nói với tôi rằng ông hi vọng rằng sẽ được nhìn quê hương Việt Nam thay đổi khi ông còn sống. Tôi chỉ biết thầm ghi nhớ và làm tất cả những gì cho quê hương Việt Nam trong khả năng có thể để góp phần thắp lại giấc mơ của Ông…
Cầu mong cho Ông mau khỏe, cầu mong cho ước mơ được thấy quê hương Viêt Nam thoát cộng sản của Ông thành hiện thực.
Đặng Chí Hùng
09/06/2016
Tân Sơn Hòa chuyển