Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
VIỆT SỬ VÀ NHỮNG MÙA XUÂN DÂN TỘC
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới
Đến tận hôm nay, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân, và các tòa án nhân dân vẫn tiếp tục là công cụ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng để bịt miệng, trói tay, giam thân những ai muốn đòi công lý và sự thật. Cho nên việc chúng ta nhìn lại cuộc Cải cách Ruộng đất là một kiểu ôn cố tri tân trên tinh thần mọi người dân Việt cần phải biết sử Việt để có thể làm lại lịch sử cho dân tộc.
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu, mặc dù mùa đông ở Việt Nam không quá lạnh giá và khắc nghiệt như ở một số nước ở hai đầu địa cực nhưng mùa đông cũng được xem là mùa sự kết thúc, của u buồn bởi sự sống của muôn vật dường như ngưng trệ trong chu kỳ này của thời gian. Chính vì vậy mà người Việt chúng ta tổ chức lễ đón mừng năm mới vào Tiết Nguyên Đán, mà dần dà bị biến âm thành Tết Nguyên Đán hay Tết, là lễ chào đón tân niên và bắt đầu cho một mùa lễ hội mới: Mùa Xuân.
Cũng bởi tâm thức này mà ngay khi vừa giành được độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách thống trị của Nhà Lương là Lương Vũ Đế vào tháng 2 năm 544, Lý Bí đã xưng là Lý Nam Đế và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước vọng đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi.
Tất nhiên sự trường tồn của đất nước, của dân tộc không chỉ là ước vọng riêng của vị Hoàng Đế khai sáng nhà tiền Lý, mà đó cũng là ước vọng của toàn dân Việt. Cũng bởi ước vọng đó về một đất nước Vạn Xuân, mà bao thế hệ cha ông chúng ta đã không tiếc máu xương, đã ngã xuống, vì nền độc lập, vì sự trường tồn của nòi giống.
Lịch sử Việt tộc đã gắn liền với nhiều mùa xuân với những chiến công oanh liệt hào hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong tinh thần ôn cố, tri tân, vào dịp xuân về này, chúng ta hãy điểm lại những mùa xuân cả hào hùng cả bi thương của dân tộc, để chúng ta, những người Việt xa xứ và cả các thế hệ cháu con của chúng ta nữa sẽ không quên được bởi ai, do đâu và tại sao chúng ta phải có mặt ở nơi này. Để chúng ta có thể đoán định về một tương lai cho mình, cho đất nước, cho dân tộc. Để chúng ta có thể hy vọng cho một mùa xuân hào hùng mới nữa của lịch sử dân tộc, đang đến, sẽ đến, để chúng ta, những người Việt xa xứ, sẽ không còn phải sống đời lưu vong rồi phải gửi lại nắm xương tàn nơi xứ lạ, và đồng bào của chúng ta ở quốc nội cũng sẽ không còn sống đời lầm than, đói nghèo, tủi nhục và nhược hèn dưới ách thống trị của bạo quyền cộng sản.
Trước tiên là những mùa xuân hào hùng của dân tộc:
Có lẽ mùa xuân hào hùng đầu tiên của Việt Tộc là mùa xuân năm Đinh Tỵ 1077 với chiến thắng trên sông Như Nguyệt, Bắc Ninh khi Lý Thường Kiệt đánh bại đại quân xâm lược của nhà Tống là Tống Chiêu Ninh do Chiêu Thảo Sứ Quách Quỳ và Triệu Tiết thống lĩnh, diễn ra từ ngày 18 tháng 1 đến đầu tháng 2 năm1077. Với chiến thắng này, quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến phạt Tống, Bình Chiêm lần thứ II từ 1075 đến1077.
Mùa xuân năm Mậu Ngọ1258 diễn ra cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ I, trong đó nhân dân làng Xối Đông xã Trung Đông, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà đã tổ chức ba đồn binh cùng với một cánh quân của Nhà Trần đã đánh tan một đạo quân của Ô Mã Nhi ở cầu Vô Tình, khi chúng sang sông cướp phá, rồi tiếp theo là cuộc phản công bằng trận Đông Bộ Đầu ngày 29 tháng 1 năm 1258, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên-Mông.
Mùa xuân năm Ất Dậu 1285 diễn ra trận phòng ngự ở Vạn Kiếp vào tháng 2 năm 1285 do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh thắng quân Nguyên-Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ II.
Mùa xuân năm Mậu Tý 1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng Thái Thương Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 4 vạn quân Nguyên-Mông do Thoát Hoan, Toa Đô và Ô Mã Nhi thống lĩnh, trên đường rút chạy. Quân Đại Việt đã bắt sống nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng Hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, Quân dân Đại Việt cũng đã tịch thu được hơn 400 chiến thuyền Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần III từ 1287 đến1288.
Mùa xuân năm Ất Tỵ 1785 với chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút vào ngày 20 tháng 1 năm 1785 người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cùng quân dân Tây Sơn đã đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm La, mở đầu cho các chiến dịch bình định nước nhà, kết thúc cuộc chiến Nam-Bắc phân tranh của Trịnh Nguyễn kéo dài ngót 100 năm, đã gây ra muôn vàn đau thương mất mác cho nhân dân cả đàng trong lẫn đàng ngoài.
Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng mười vạn binh và 100 voi trận đã đánh tan tành 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi, thống nhất nước nhà sau hơn 100 năm loạn lạc chia cắt do sự phân tranh của Trịnh - Nguyễn.
Và những mùa xuân bi thương trong lịch sự của dân tộc…
Từ mùa xuân Canh Ngọ 1930 lịch sử Việt tộc bắt đầu đi vào những trang đen tối, dân Việt lại trở về kiếp đói rách, lầm than của đêm trường nô lệ sau khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 03 tháng 02 năm 1930 mà bắt đầu là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử của dân tộc vào mùa xuân năm Ất Dậu 1945 với hơn 2 triệu đồng bào đã chết đói... Họ chết, chết dần chết mòn kéo dài tận tháng 3 năm đó, trên khắp các tỉnh thành của miền Bắc. Hai triệu người chết đói trong một mùa xuân của dân tộc báo hiệu cho một thời kỳ bi thương, tối tăm và chết chóc dường như vô tận, báo hiệu cho một nguy cơ bị đồng hóa, bị diệt vong của giống nòi, báo hiệu cho một đại họa mất nước… Nếu người dân Việt cứ tiếp tục nhu nhược úy kỵ, cứ tiếp tục khom lưng cúi đầu cho những bọn cộng sản cưỡi cổ, đè đầu, tiếp tục cho đảng cộng sản nắm quyền cai trị đất nước. Bởi sau mùa xuân Canh Ngọ 1930, sau mùa xuân Ất Dậu 1945 với hơn 2 triệu người đã chết đói đó, thì đảng và nhà nước cộng sản Việt nam còn ghi thêm vào sử Việt thêm nhiều mùa xuân đau thương và tang tóc nữa. Mà khởi điểm có thể là từ mùa xuân năm 1949 khi đảng và và nước cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất kéo dài suốt 7 năm cho đến cuối năm 1956, trải qua 5 giai đoạn, đánh dấu bằng những sắc lệnh, ban đầu nhẹ nhàng và mị dân, tiến dần đến sắt máu và triệt để với Sắc luật về Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh ban hành ngày 14 tháng 6 năm 1955, cho phép nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản của những “tên Thực dân, địa chủ gian ác, cường hào ác bá, Việt gian phản động”, truất hữu đất đai của các tôn giáo, gọi là để phân chia lại cho nông dân không đất, gia đình thương binh, chiến sĩ, liệt sĩ. Thành tích lớn lao của công cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố địa chủ được báo cáo chính thức cho chính phủ Hồ Chí Minh là tổng cộng chiến dịch cải cách ruộng đất, đảng và nhà nước đã tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc, 810.000 hecta ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà với 172.008 nông dân bị quy là địa chủ và 15.000 người trong số đó đã bị hành quyết tại chổ, số còn lại bị đưa đi cải tạo và hãm cho chết đói dần dần… Thế nhưng chính việc quy định thành phần xã hội, phân chia tài sản một cách bất công và với thâm ý tước đoạt quyền tư hữu đất đai đã gây nên bao cảnh giết chóc cùng đổ vỡ. Và rồi những kẻ được phân chia ruộng đất sau đó phải trả lại tất cả cho nhà nước qua Hợp Tác Xã.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy: Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn Việt Nam một cách toàn diện từ kinh tế, văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp vô cùng tàn nhẫn và phi nhân. Vì đó là cuộc tàn sát trực tiếp lẫn gián tiếp xấp xỉ nửa triệu nông dân chỉ trong thời gian ngắn mà không cần phải sử dụng đạn bom hay bất cứ một loại vũ khi chiến tranh nào. Kết quả mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đạt được từ mùa xuân Kỷ Sửu 1949 này là sự suy sụp nông nghiệp, tan hoang làng xóm, đổ vỡ tình người, băng hoại đạo đức, một ách nô lệ mới được khoác lên toàn thể nhân dân miền Bắc: Nô lệ cộng sản.
Đến tận hôm nay, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân, và các tòa án nhân dân vẫn tiếp tục là công cụ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng để bịt miệng, trói tay, giam thân những ai muốn đòi công lý và sự thật. Cho nên việc chúng ta nhìn lại cuộc Cải cách Ruộng đất là một kiểu ôn cố tri tân trên tinh thần mọi người dân Việt cần phải biết sử Việt để có thể làm lại lịch sử cho dân tộc.
Mùa xuân bi thương tiếp theo mà đảng cộng sản mang lại cho đồng bào Việt Nam là mùa Xuân Mậu Thân 1968. Ngay vào thời điểm Giao Thừa, tức là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, khi toàn dân đang hân hoan tiễn đưa năm cũ và đón mừng năm mới, tức là vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968, cộng quân Bắc Việt đã đồng loạt nổ súng tấn công vào tất cả các đô thị miền Nam, mang đau thương, chết chóc cho hàng trăm ngàn dân lành và binh lính của cả hai miền Nam Bắc ngay giữa những ngày đầu xuân tưởng như thanh bình và an lạc với hiệp ước hưu chiến cho nhân dân hai miền Nam-Bắc được vui xuân đón tết. Thương đau hơn cả là 7.000 dân lành ở Cố Đô Huế bị giết chết một cách vô cùng oan nghiệt bằng hình thức đập đầu và chôn sống.
Tội ác lại kéo theo tội ác, khi những nấm mồ của những nạn nhân cộng sản bắc Việt ở Huế trong vụ thảm sát vào Xuân Mậu Thân 1968 vừa được cải táng chưa xanh cỏ, thì đảng và nhà nước cộng sản bắc Việt lại tiếp tục mang đến cho đồng bào vùng tuyến đầu lửa đạn thêm một mùa xuân đau thương nữa, đó là mùa xuân năm Nhâm Tý 1972, cộng quân bắc Việt đã vi phạm Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 đối với “Vùng Phi Quân Sự”: Cộng quân bắc Việt đã xua quân tràn qua sông Bến Hải, tấn công, cưỡng chiếm thị xã Đông Hà, rồi tiếp tục tấn công chiếm cổ thành Quảng Trị với một chiến dịch quân sự kéo dài từ 30 tháng 3 năm 1972 cho đến31 tháng 01 năm 1973 gây đổ nát hoàn toàn tỉnh Quảng Trị mà sau khi tiếng súng tạm yên thì công việc thu lượm xác chết phải kéo dài 7 tháng trời mới kết thúc. Xin mọi người hãy dừng lại trong phút chốc để tưởng niệm các đồng bào ruột thịt cùng các chiến sỹ của QLVNCH vì bảo vệ tự do cho miền Nam mà đã đền nợ nước trong mùa xuânbi thương năm Nhâm tý 1972 đó, và xin quý vị hãy tưởng tưởng xem bao nhiêu chục ngàn đồng bào của chúng ta đã ngã xuống, để rồi công việc thu gom xác chết, do Báo Sóng Thần đảm nhiệm, đã phải mất hơn nữa năm trời mới hoàn tất. Đây cũng là công việc để nhắc nhớ chúng ta về tội ác mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã mang đến cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam vốn đã quá đau thương tang tóc vì chiến cuộc này.
Nhưng đã hết đâu! Chỉ sau đó đúng hai mùa xuân, thì cộng quân Bắc Việt với bom mìn với xe tăng với đại pháo của Nga Sô và Trung cộng, đã ồ ạt tiến quân đánh chiếm miền Nam vào mùa xuân Ất Mão 1975, bức tử một chính phủ hợp hiến, hợp pháp có lãnh thổ từ Vĩ Tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, xóa bỏ một chính thể Cộng Hòa đã tồn tại 20 năm trên trường quốc tế và đã mang đến cảnh chết chóc tang thương cho hàng triệu đồng bào miền Nam cùng những chiến sỹ là con em của dân Nam đang cầm súng chiến đấu vì nền tự do của Nam Việt. Đây là mùa xuân cuối cùng của người dân Nam, bởi sau những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975 đó, ở miền Nam đã có hơn 1.350.000 người thuộc diện phải ra trình diện và đi cải tạo. Tính đến năm 1980 thì Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam công nhận là chỉ còn 26.000 người đang còn bị giam giữ trong các trại tù lao cải. Tuy nhiên, một số quan sát viên ngoại quốc ước tính phải còn khoảng 300.000 đến 450.000 người vẫn đang bị giam cầm. Chính Phủ Hoa Kỳ thì công bố rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam giữ trong các trại cải tạo do đói khát, ốm đau và do bị tra tấn.
Đành rằng không có cuộc chiến nào mà không có mất mác hy sinh, đành rằng không có cuộc chiến tranh nào mà không có nạn nhân của chiến cuộc. Nhưng cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vì muốn áp đặt nền cai trị cộng sản chủ nghĩa lên toàn đất nước, để áp đặt ách nô lệ cộng sản lên toàn dân thì tàn quả là quá tàn ác! Hình ảnh của những đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ giữa vùng chiến sự đang ác liệt nổ ra, hay hình ảnh những em bé đang ôm bú bầu vú người mẹ đã chết lạnh nhiều ngày vẫn thấy khắp nơi trên đường đi lánh nạn cộng sản suốt dọc quốc lộ số 1… Hình ảnh những người cha, người mẹ thân đầy thương tích đang thẫn thờ bên xác của những đứa con vừa tan tành vì đạn pháo của cộng quân cũng dọc đường quốc lộ… là những hình ảnh quá thương đau mà chúng ta sẽ không bao giờ quên được… Hình ảnh của những người tù cải tạo khô gầy như xác ve, thều thào với các bạn tù là mong ước được một lần ăn no trước khi lìa đời… Và hình ảnh của hàng chục ngàn nấm mồ hoang lạnh, đầy cỏ dại chung quanh các trại tù có cho phép chúng ta quên được tội ác của cộng sản Việt Nam không… Hình ảnh những con thuyền bé nhỏ của từng đoàn dân Việt đi tìm tự do đang chòng chành giữa đại dương trong cơn bão tố với những xác người đã chết bên cạnh những người còn sống trong tuyệt vọng, vô hồn bởi đã nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, không nước uống không cơm ăn và lưỡi hái của thần chết đang chực chờ bên cổ họ từng phút từng giây… có cho phép chúng ta quên đi cảnh thương đau của chính chúng ta cũng như của cả dân tộc Việt Nam, bởi tội ác của những kẻ đã du nhập chủ nghĩa cộng sản về để truy diệt giống nòi và tàn hại đất nước hay không? Khát vọng của Lý Nam Đế về đất nước Vạn Xuân, về một đất nước trường tồn nay có còn nữa không?
Theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ, theo chu kỳ của Đất Trời, một mùa xuân nữa lại về, nhưng đã 38 lần trong đời người Việt quốc nội không hề có mùa xuân, bởi từ dạo 30 tháng 4 năm ấy, xuân là tang thương, là mất mác, là chia ly. Xuân về tết đến, không phải chỉ người dân xứ Huế hiệp kỵ cho những người thân của họ đã bị thảm sát cũng vào một mùa xuân gần 50 năm về trước mà hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam cũng đều đớn đau, thương tưởng đến những người thân yêu của họ đã chết một cách oan nghiệt trong những ngày xuân bi thương của năm 1975, hay đã chết một cách mòn mõi thương đau trong các trại lao cải… Còn chúng ta? Chúng ta đã có bao giờ nhẫm tính là đã có bao nhiêu mùa xuân tha hương đã đến và đã đi trong đời của chúng ta rồi? Và có bao giờ chúng ta nhắc nhở cho con cháu mình bởi đâu, do ai và tại sao chúng ta lại có mặt ở nơi này để trở thành những người Mỹ da vàng hay những người Âu, người Úc tóc đen mũi tẹt hay không. Hãy làm việc này, ít nhất là một lần vào mỗi độ xuân về, cũng trong tinh thần ôn cố tri tân, để chúng ta mãi mãi không quên rằng chúng ta là người Việt đang phải sống đời lưu vong vì những chuổi mùa xuân bi thương mà đảng và nhà nước cộng sản đã mang lại cho dân tộc, và rằng đất nước của chúng ta đã có một thời là đất nước VẠN XUÂN để liệu chúng ta sẽ có thể làm được gì hầu khôi phục lại mùa xuân yêu thương và trường tồn cho dân tộc mình hay không?
Mong sẽ không quên bao giờ…
Nguyễn Thu Trâm, 8406
( Tác giả gửi HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
VIỆT SỬ VÀ NHỮNG MÙA XUÂN DÂN TỘC
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu, mặc dù mùa đông ở Việt Nam không quá lạnh giá và khắc nghiệt như ở một số nước ở hai đầu địa cực nhưng mùa đông cũng được xem là mùa sự kết thúc, của u buồn bởi sự sống của muôn vật dường như ngưng trệ trong chu kỳ này của thời gian. Chính vì vậy mà người Việt chúng ta tổ chức lễ đón mừng năm mới vào Tiết Nguyên Đán, mà dần dà bị biến âm thành Tết Nguyên Đán hay Tết, là lễ chào đón tân niên và bắt đầu cho một mùa lễ hội mới: Mùa Xuân.
Cũng bởi tâm thức này mà ngay khi vừa giành được độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách thống trị của Nhà Lương là Lương Vũ Đế vào tháng 2 năm 544, Lý Bí đã xưng là Lý Nam Đế và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước vọng đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi.
Tất nhiên sự trường tồn của đất nước, của dân tộc không chỉ là ước vọng riêng của vị Hoàng Đế khai sáng nhà tiền Lý, mà đó cũng là ước vọng của toàn dân Việt. Cũng bởi ước vọng đó về một đất nước Vạn Xuân, mà bao thế hệ cha ông chúng ta đã không tiếc máu xương, đã ngã xuống, vì nền độc lập, vì sự trường tồn của nòi giống.
Lịch sử Việt tộc đã gắn liền với nhiều mùa xuân với những chiến công oanh liệt hào hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong tinh thần ôn cố, tri tân, vào dịp xuân về này, chúng ta hãy điểm lại những mùa xuân cả hào hùng cả bi thương của dân tộc, để chúng ta, những người Việt xa xứ và cả các thế hệ cháu con của chúng ta nữa sẽ không quên được bởi ai, do đâu và tại sao chúng ta phải có mặt ở nơi này. Để chúng ta có thể đoán định về một tương lai cho mình, cho đất nước, cho dân tộc. Để chúng ta có thể hy vọng cho một mùa xuân hào hùng mới nữa của lịch sử dân tộc, đang đến, sẽ đến, để chúng ta, những người Việt xa xứ, sẽ không còn phải sống đời lưu vong rồi phải gửi lại nắm xương tàn nơi xứ lạ, và đồng bào của chúng ta ở quốc nội cũng sẽ không còn sống đời lầm than, đói nghèo, tủi nhục và nhược hèn dưới ách thống trị của bạo quyền cộng sản.
Trước tiên là những mùa xuân hào hùng của dân tộc:
Có lẽ mùa xuân hào hùng đầu tiên của Việt Tộc là mùa xuân năm Đinh Tỵ 1077 với chiến thắng trên sông Như Nguyệt, Bắc Ninh khi Lý Thường Kiệt đánh bại đại quân xâm lược của nhà Tống là Tống Chiêu Ninh do Chiêu Thảo Sứ Quách Quỳ và Triệu Tiết thống lĩnh, diễn ra từ ngày 18 tháng 1 đến đầu tháng 2 năm1077. Với chiến thắng này, quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến phạt Tống, Bình Chiêm lần thứ II từ 1075 đến1077.
Mùa xuân năm Mậu Ngọ1258 diễn ra cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ I, trong đó nhân dân làng Xối Đông xã Trung Đông, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà đã tổ chức ba đồn binh cùng với một cánh quân của Nhà Trần đã đánh tan một đạo quân của Ô Mã Nhi ở cầu Vô Tình, khi chúng sang sông cướp phá, rồi tiếp theo là cuộc phản công bằng trận Đông Bộ Đầu ngày 29 tháng 1 năm 1258, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên-Mông.
Mùa xuân năm Ất Dậu 1285 diễn ra trận phòng ngự ở Vạn Kiếp vào tháng 2 năm 1285 do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh thắng quân Nguyên-Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ II.
Mùa xuân năm Mậu Tý 1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng Thái Thương Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 4 vạn quân Nguyên-Mông do Thoát Hoan, Toa Đô và Ô Mã Nhi thống lĩnh, trên đường rút chạy. Quân Đại Việt đã bắt sống nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng Hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, Quân dân Đại Việt cũng đã tịch thu được hơn 400 chiến thuyền Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 2 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần III từ 1287 đến1288.
Mùa xuân năm Ất Tỵ 1785 với chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút vào ngày 20 tháng 1 năm 1785 người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cùng quân dân Tây Sơn đã đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm La, mở đầu cho các chiến dịch bình định nước nhà, kết thúc cuộc chiến Nam-Bắc phân tranh của Trịnh Nguyễn kéo dài ngót 100 năm, đã gây ra muôn vàn đau thương mất mác cho nhân dân cả đàng trong lẫn đàng ngoài.
Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng mười vạn binh và 100 voi trận đã đánh tan tành 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi, thống nhất nước nhà sau hơn 100 năm loạn lạc chia cắt do sự phân tranh của Trịnh - Nguyễn.
Và những mùa xuân bi thương trong lịch sự của dân tộc…
Từ mùa xuân Canh Ngọ 1930 lịch sử Việt tộc bắt đầu đi vào những trang đen tối, dân Việt lại trở về kiếp đói rách, lầm than của đêm trường nô lệ sau khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 03 tháng 02 năm 1930 mà bắt đầu là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử của dân tộc vào mùa xuân năm Ất Dậu 1945 với hơn 2 triệu đồng bào đã chết đói... Họ chết, chết dần chết mòn kéo dài tận tháng 3 năm đó, trên khắp các tỉnh thành của miền Bắc. Hai triệu người chết đói trong một mùa xuân của dân tộc báo hiệu cho một thời kỳ bi thương, tối tăm và chết chóc dường như vô tận, báo hiệu cho một nguy cơ bị đồng hóa, bị diệt vong của giống nòi, báo hiệu cho một đại họa mất nước… Nếu người dân Việt cứ tiếp tục nhu nhược úy kỵ, cứ tiếp tục khom lưng cúi đầu cho những bọn cộng sản cưỡi cổ, đè đầu, tiếp tục cho đảng cộng sản nắm quyền cai trị đất nước. Bởi sau mùa xuân Canh Ngọ 1930, sau mùa xuân Ất Dậu 1945 với hơn 2 triệu người đã chết đói đó, thì đảng và nhà nước cộng sản Việt nam còn ghi thêm vào sử Việt thêm nhiều mùa xuân đau thương và tang tóc nữa. Mà khởi điểm có thể là từ mùa xuân năm 1949 khi đảng và và nước cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất kéo dài suốt 7 năm cho đến cuối năm 1956, trải qua 5 giai đoạn, đánh dấu bằng những sắc lệnh, ban đầu nhẹ nhàng và mị dân, tiến dần đến sắt máu và triệt để với Sắc luật về Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh ban hành ngày 14 tháng 6 năm 1955, cho phép nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản của những “tên Thực dân, địa chủ gian ác, cường hào ác bá, Việt gian phản động”, truất hữu đất đai của các tôn giáo, gọi là để phân chia lại cho nông dân không đất, gia đình thương binh, chiến sĩ, liệt sĩ. Thành tích lớn lao của công cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố địa chủ được báo cáo chính thức cho chính phủ Hồ Chí Minh là tổng cộng chiến dịch cải cách ruộng đất, đảng và nhà nước đã tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc, 810.000 hecta ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà với 172.008 nông dân bị quy là địa chủ và 15.000 người trong số đó đã bị hành quyết tại chổ, số còn lại bị đưa đi cải tạo và hãm cho chết đói dần dần… Thế nhưng chính việc quy định thành phần xã hội, phân chia tài sản một cách bất công và với thâm ý tước đoạt quyền tư hữu đất đai đã gây nên bao cảnh giết chóc cùng đổ vỡ. Và rồi những kẻ được phân chia ruộng đất sau đó phải trả lại tất cả cho nhà nước qua Hợp Tác Xã.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy: Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn Việt Nam một cách toàn diện từ kinh tế, văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp vô cùng tàn nhẫn và phi nhân. Vì đó là cuộc tàn sát trực tiếp lẫn gián tiếp xấp xỉ nửa triệu nông dân chỉ trong thời gian ngắn mà không cần phải sử dụng đạn bom hay bất cứ một loại vũ khi chiến tranh nào. Kết quả mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đạt được từ mùa xuân Kỷ Sửu 1949 này là sự suy sụp nông nghiệp, tan hoang làng xóm, đổ vỡ tình người, băng hoại đạo đức, một ách nô lệ mới được khoác lên toàn thể nhân dân miền Bắc: Nô lệ cộng sản.
Đến tận hôm nay, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục tước đoạt quyền tư hữu đất đai của người dân, và các tòa án nhân dân vẫn tiếp tục là công cụ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng để bịt miệng, trói tay, giam thân những ai muốn đòi công lý và sự thật. Cho nên việc chúng ta nhìn lại cuộc Cải cách Ruộng đất là một kiểu ôn cố tri tân trên tinh thần mọi người dân Việt cần phải biết sử Việt để có thể làm lại lịch sử cho dân tộc.
Mùa xuân bi thương tiếp theo mà đảng cộng sản mang lại cho đồng bào Việt Nam là mùa Xuân Mậu Thân 1968. Ngay vào thời điểm Giao Thừa, tức là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm, khi toàn dân đang hân hoan tiễn đưa năm cũ và đón mừng năm mới, tức là vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 01 năm 1968, cộng quân Bắc Việt đã đồng loạt nổ súng tấn công vào tất cả các đô thị miền Nam, mang đau thương, chết chóc cho hàng trăm ngàn dân lành và binh lính của cả hai miền Nam Bắc ngay giữa những ngày đầu xuân tưởng như thanh bình và an lạc với hiệp ước hưu chiến cho nhân dân hai miền Nam-Bắc được vui xuân đón tết. Thương đau hơn cả là 7.000 dân lành ở Cố Đô Huế bị giết chết một cách vô cùng oan nghiệt bằng hình thức đập đầu và chôn sống.
Tội ác lại kéo theo tội ác, khi những nấm mồ của những nạn nhân cộng sản bắc Việt ở Huế trong vụ thảm sát vào Xuân Mậu Thân 1968 vừa được cải táng chưa xanh cỏ, thì đảng và nhà nước cộng sản bắc Việt lại tiếp tục mang đến cho đồng bào vùng tuyến đầu lửa đạn thêm một mùa xuân đau thương nữa, đó là mùa xuân năm Nhâm Tý 1972, cộng quân bắc Việt đã vi phạm Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 đối với “Vùng Phi Quân Sự”: Cộng quân bắc Việt đã xua quân tràn qua sông Bến Hải, tấn công, cưỡng chiếm thị xã Đông Hà, rồi tiếp tục tấn công chiếm cổ thành Quảng Trị với một chiến dịch quân sự kéo dài từ 30 tháng 3 năm 1972 cho đến31 tháng 01 năm 1973 gây đổ nát hoàn toàn tỉnh Quảng Trị mà sau khi tiếng súng tạm yên thì công việc thu lượm xác chết phải kéo dài 7 tháng trời mới kết thúc. Xin mọi người hãy dừng lại trong phút chốc để tưởng niệm các đồng bào ruột thịt cùng các chiến sỹ của QLVNCH vì bảo vệ tự do cho miền Nam mà đã đền nợ nước trong mùa xuânbi thương năm Nhâm tý 1972 đó, và xin quý vị hãy tưởng tưởng xem bao nhiêu chục ngàn đồng bào của chúng ta đã ngã xuống, để rồi công việc thu gom xác chết, do Báo Sóng Thần đảm nhiệm, đã phải mất hơn nữa năm trời mới hoàn tất. Đây cũng là công việc để nhắc nhớ chúng ta về tội ác mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã mang đến cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam vốn đã quá đau thương tang tóc vì chiến cuộc này.
Nhưng đã hết đâu! Chỉ sau đó đúng hai mùa xuân, thì cộng quân Bắc Việt với bom mìn với xe tăng với đại pháo của Nga Sô và Trung cộng, đã ồ ạt tiến quân đánh chiếm miền Nam vào mùa xuân Ất Mão 1975, bức tử một chính phủ hợp hiến, hợp pháp có lãnh thổ từ Vĩ Tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, xóa bỏ một chính thể Cộng Hòa đã tồn tại 20 năm trên trường quốc tế và đã mang đến cảnh chết chóc tang thương cho hàng triệu đồng bào miền Nam cùng những chiến sỹ là con em của dân Nam đang cầm súng chiến đấu vì nền tự do của Nam Việt. Đây là mùa xuân cuối cùng của người dân Nam, bởi sau những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975 đó, ở miền Nam đã có hơn 1.350.000 người thuộc diện phải ra trình diện và đi cải tạo. Tính đến năm 1980 thì Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam công nhận là chỉ còn 26.000 người đang còn bị giam giữ trong các trại tù lao cải. Tuy nhiên, một số quan sát viên ngoại quốc ước tính phải còn khoảng 300.000 đến 450.000 người vẫn đang bị giam cầm. Chính Phủ Hoa Kỳ thì công bố rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam giữ trong các trại cải tạo do đói khát, ốm đau và do bị tra tấn.
Đành rằng không có cuộc chiến nào mà không có mất mác hy sinh, đành rằng không có cuộc chiến tranh nào mà không có nạn nhân của chiến cuộc. Nhưng cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vì muốn áp đặt nền cai trị cộng sản chủ nghĩa lên toàn đất nước, để áp đặt ách nô lệ cộng sản lên toàn dân thì tàn quả là quá tàn ác! Hình ảnh của những đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ giữa vùng chiến sự đang ác liệt nổ ra, hay hình ảnh những em bé đang ôm bú bầu vú người mẹ đã chết lạnh nhiều ngày vẫn thấy khắp nơi trên đường đi lánh nạn cộng sản suốt dọc quốc lộ số 1… Hình ảnh những người cha, người mẹ thân đầy thương tích đang thẫn thờ bên xác của những đứa con vừa tan tành vì đạn pháo của cộng quân cũng dọc đường quốc lộ… là những hình ảnh quá thương đau mà chúng ta sẽ không bao giờ quên được… Hình ảnh của những người tù cải tạo khô gầy như xác ve, thều thào với các bạn tù là mong ước được một lần ăn no trước khi lìa đời… Và hình ảnh của hàng chục ngàn nấm mồ hoang lạnh, đầy cỏ dại chung quanh các trại tù có cho phép chúng ta quên được tội ác của cộng sản Việt Nam không… Hình ảnh những con thuyền bé nhỏ của từng đoàn dân Việt đi tìm tự do đang chòng chành giữa đại dương trong cơn bão tố với những xác người đã chết bên cạnh những người còn sống trong tuyệt vọng, vô hồn bởi đã nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, không nước uống không cơm ăn và lưỡi hái của thần chết đang chực chờ bên cổ họ từng phút từng giây… có cho phép chúng ta quên đi cảnh thương đau của chính chúng ta cũng như của cả dân tộc Việt Nam, bởi tội ác của những kẻ đã du nhập chủ nghĩa cộng sản về để truy diệt giống nòi và tàn hại đất nước hay không? Khát vọng của Lý Nam Đế về đất nước Vạn Xuân, về một đất nước trường tồn nay có còn nữa không?
Theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ, theo chu kỳ của Đất Trời, một mùa xuân nữa lại về, nhưng đã 38 lần trong đời người Việt quốc nội không hề có mùa xuân, bởi từ dạo 30 tháng 4 năm ấy, xuân là tang thương, là mất mác, là chia ly. Xuân về tết đến, không phải chỉ người dân xứ Huế hiệp kỵ cho những người thân của họ đã bị thảm sát cũng vào một mùa xuân gần 50 năm về trước mà hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam cũng đều đớn đau, thương tưởng đến những người thân yêu của họ đã chết một cách oan nghiệt trong những ngày xuân bi thương của năm 1975, hay đã chết một cách mòn mõi thương đau trong các trại lao cải… Còn chúng ta? Chúng ta đã có bao giờ nhẫm tính là đã có bao nhiêu mùa xuân tha hương đã đến và đã đi trong đời của chúng ta rồi? Và có bao giờ chúng ta nhắc nhở cho con cháu mình bởi đâu, do ai và tại sao chúng ta lại có mặt ở nơi này để trở thành những người Mỹ da vàng hay những người Âu, người Úc tóc đen mũi tẹt hay không. Hãy làm việc này, ít nhất là một lần vào mỗi độ xuân về, cũng trong tinh thần ôn cố tri tân, để chúng ta mãi mãi không quên rằng chúng ta là người Việt đang phải sống đời lưu vong vì những chuổi mùa xuân bi thương mà đảng và nhà nước cộng sản đã mang lại cho dân tộc, và rằng đất nước của chúng ta đã có một thời là đất nước VẠN XUÂN để liệu chúng ta sẽ có thể làm được gì hầu khôi phục lại mùa xuân yêu thương và trường tồn cho dân tộc mình hay không?
Mong sẽ không quên bao giờ…
Nguyễn Thu Trâm, 8406
( Tác giả gửi HNPD )