Di Sản Hồ Chí Minh
VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: NỖI ĐAU CỦA DÂN TỘC
Sáng nay 7-9 tại Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án Đồng Tâm. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Theo FB Nguyen Phu Yen
Sáng nay 7-9 tại Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án Đồng Tâm. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Có 29 bị cáo là người dân, trong đó có 25 người bị gán tội giết người, 4 người bị gán tội chống người thi hành công vụ (?!). Ngay trong sáng nay, các luật sư đã khiếu nại một số thủ tục mà phiên tòa vi phạm như gây khó khăn cho luật sư, không mời thân nhân các bị cáo, thiếu nhân chứng (không có mặt Nguyễn Đức Chung), thiếu đại diện cơ quan liên quan, đề nghị hoãn phiên tòa…
Trước ngày xét xử, phóng viên May của LKTC đã đến làng Hoành để gặp bà Dư Thị Thành - vợ ông Lê Đình Kình và chị Lê Thị Thoa - con gái thứ tư của ông bà. Trong ngôi nhà loang lổ nhiều vết đạn, họ kể lại chuyện về người chồng, người cha của mình. Họ kể trong nước mắt, có nhiều khoảng lặng vì không thốt nên lời. Trước cuộc tấn công, đã có những tháng năm êm đềm đi qua làng… Hôm nay, những gương mặt mẹ, vợ, con của 29 bị cáo thôn Hoành, thôn Mít, xã Đồng Tâm sẽ ở đâu trước ống kính, trong khung hình, trên mặt báo? Có lẽ khó tìm thấy.
Bà Dư Thị Thành: “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng”
Tin vào đảng vậy mà vẫn bị đảng bắn chết! Bà nói: “Người ta đã bắn nát cái chân ấy của ông”.
Bà nói tiếp: “Con trai tôi, cháu trai tôi vào tù. Đã hơn tám tháng, cả nhà không nhận được tin tức của chúng nó. Thằng Chức, vết thương ở đầu đã khỏi chưa? Mười ngày sau cái đêm hôm ấy, vợ nó sinh một thằng cu. Vợ nó gửi ảnh con vào nhưng cán bộ trại giam từ chối. Thằng Doanh, nghe bảo bị đạn bắn vào tay, giờ thế nào? Thằng Uy… Thằng Công nữa… Các con trai, cháu trai của tôi đứa nào cũng có việc làm. Mỗi đứa có một gia đình. Vợ chúng nó ở ngoài này một nách mấy đứa con… Biết trước thế này thà im tiếng. Tôi sẽ bắt tất cả im lặng. Đất đai nào quan trọng bằng cảnh nhà ấm êm”.
Hỏi bà về phiên tòa sắp tới, bà cho biết: “Mong đợi gì ở phiên tòa? Tôi muốn được gặp con cháu tôi. Tôi muốn người ta làm giấy khai tử cho chồng tôi. Ông ấy đã vào đất hơn tám tháng mà vẫn không có giấy khai tử. Cán bộ xã bắt tôi ghi lý do ông chết: chết ở nhà. Không. Không đúng. Ông Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà. Một viên đạn gần tim. Hai viên cắm vào đầu. Đầu gối chân trái đứt lìa. Bố của các con tôi đã bị giết như vậy. Vết máu còn ở trong phòng sao người ta nỡ nói dối”.
Chị Lê Thị Thoa bày tỏ: “Nhiều lần thấy bố gặp nguy hiểm, tôi muốn bố bỏ vụ tranh chấp đất đai. Tôi khóc, bảo chúng con sợ lắm, Đảng giờ phe phái nhiều, người ta có thể giết nhau đấy bố ạ. Bố tôi nói, mình làm việc đúng mà sợ gì hả con. Đất đồng Sênh là của người dân xã. Nếu bố làm sai, người ta đã khai trừ đảng bố lâu rồi…Bố chết thảm. Mấy người đàn ông trong nhà bị bắt đi hết rồi còn đâu. Chỉ biết kêu trời. Ngửa mặt lên trời kêu oan… Lúc sửa lại chái nhà bị đạn bắn, nhìn trong nhà chỉ toàn đàn bà con gái, mẹ tủi thân khóc lịm đi. Niềm tin của bố… Nếu biết gia đình tan nát thế này, tôi đã can ngăn bố tới cùng. Vứt hết đi mà bố…” (khóc)
“Nhà xe không cho nhà tôi và người làng thuê xe đi dự phiên tòa. Họ bảo, công an gọi nhắc nhở rồi. Một cán bộ xã khuyên chúng tôi ở nhà, lên đó cũng không được vào dự. Mặc ai nói gì, chúng tôi vẫn đi. Chúng tôi sẽ đi bộ từ làng đến phiên tòa trên Hà Nội. Mẹ tôi muốn nhìn thấy con cháu. Các cháu tôi muốn nhìn thấy mặt chồng, mặt bố. Không ai ngăn được chúng tôi”.
Đúng là nỗi đau quá lớn. Phiên tòa như một hình ảnh thu nhỏ của thực tế: một bên là quyền lực của nhà nước, một bên là sự chống đối của người dân. 75 năm đã đi qua mà hình ảnh này vẫn còn nguyên vẹn. Đó không còn là nỗi đau của một gia đình, của một thôn xóm mà là nỗi đau của cả dân tộc. 10 ngày, sẽ còn biết bao nước mắt nữa sẽ rơi?
Nguyễn Phú Yên
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: NỖI ĐAU CỦA DÂN TỘC
Sáng nay 7-9 tại Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án Đồng Tâm. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
Theo FB Nguyen Phu Yen
Sáng nay 7-9 tại Hà Nội bắt đầu xét xử vụ án Đồng Tâm. Phiên tòa sẽ kéo dài trong 10 ngày và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Có 29 bị cáo là người dân, trong đó có 25 người bị gán tội giết người, 4 người bị gán tội chống người thi hành công vụ (?!). Ngay trong sáng nay, các luật sư đã khiếu nại một số thủ tục mà phiên tòa vi phạm như gây khó khăn cho luật sư, không mời thân nhân các bị cáo, thiếu nhân chứng (không có mặt Nguyễn Đức Chung), thiếu đại diện cơ quan liên quan, đề nghị hoãn phiên tòa…
Trước ngày xét xử, phóng viên May của LKTC đã đến làng Hoành để gặp bà Dư Thị Thành - vợ ông Lê Đình Kình và chị Lê Thị Thoa - con gái thứ tư của ông bà. Trong ngôi nhà loang lổ nhiều vết đạn, họ kể lại chuyện về người chồng, người cha của mình. Họ kể trong nước mắt, có nhiều khoảng lặng vì không thốt nên lời. Trước cuộc tấn công, đã có những tháng năm êm đềm đi qua làng… Hôm nay, những gương mặt mẹ, vợ, con của 29 bị cáo thôn Hoành, thôn Mít, xã Đồng Tâm sẽ ở đâu trước ống kính, trong khung hình, trên mặt báo? Có lẽ khó tìm thấy.
Bà Dư Thị Thành: “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào Đảng”
Tin vào đảng vậy mà vẫn bị đảng bắn chết! Bà nói: “Người ta đã bắn nát cái chân ấy của ông”.
Bà nói tiếp: “Con trai tôi, cháu trai tôi vào tù. Đã hơn tám tháng, cả nhà không nhận được tin tức của chúng nó. Thằng Chức, vết thương ở đầu đã khỏi chưa? Mười ngày sau cái đêm hôm ấy, vợ nó sinh một thằng cu. Vợ nó gửi ảnh con vào nhưng cán bộ trại giam từ chối. Thằng Doanh, nghe bảo bị đạn bắn vào tay, giờ thế nào? Thằng Uy… Thằng Công nữa… Các con trai, cháu trai của tôi đứa nào cũng có việc làm. Mỗi đứa có một gia đình. Vợ chúng nó ở ngoài này một nách mấy đứa con… Biết trước thế này thà im tiếng. Tôi sẽ bắt tất cả im lặng. Đất đai nào quan trọng bằng cảnh nhà ấm êm”.
Hỏi bà về phiên tòa sắp tới, bà cho biết: “Mong đợi gì ở phiên tòa? Tôi muốn được gặp con cháu tôi. Tôi muốn người ta làm giấy khai tử cho chồng tôi. Ông ấy đã vào đất hơn tám tháng mà vẫn không có giấy khai tử. Cán bộ xã bắt tôi ghi lý do ông chết: chết ở nhà. Không. Không đúng. Ông Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà. Một viên đạn gần tim. Hai viên cắm vào đầu. Đầu gối chân trái đứt lìa. Bố của các con tôi đã bị giết như vậy. Vết máu còn ở trong phòng sao người ta nỡ nói dối”.
Chị Lê Thị Thoa bày tỏ: “Nhiều lần thấy bố gặp nguy hiểm, tôi muốn bố bỏ vụ tranh chấp đất đai. Tôi khóc, bảo chúng con sợ lắm, Đảng giờ phe phái nhiều, người ta có thể giết nhau đấy bố ạ. Bố tôi nói, mình làm việc đúng mà sợ gì hả con. Đất đồng Sênh là của người dân xã. Nếu bố làm sai, người ta đã khai trừ đảng bố lâu rồi…Bố chết thảm. Mấy người đàn ông trong nhà bị bắt đi hết rồi còn đâu. Chỉ biết kêu trời. Ngửa mặt lên trời kêu oan… Lúc sửa lại chái nhà bị đạn bắn, nhìn trong nhà chỉ toàn đàn bà con gái, mẹ tủi thân khóc lịm đi. Niềm tin của bố… Nếu biết gia đình tan nát thế này, tôi đã can ngăn bố tới cùng. Vứt hết đi mà bố…” (khóc)
“Nhà xe không cho nhà tôi và người làng thuê xe đi dự phiên tòa. Họ bảo, công an gọi nhắc nhở rồi. Một cán bộ xã khuyên chúng tôi ở nhà, lên đó cũng không được vào dự. Mặc ai nói gì, chúng tôi vẫn đi. Chúng tôi sẽ đi bộ từ làng đến phiên tòa trên Hà Nội. Mẹ tôi muốn nhìn thấy con cháu. Các cháu tôi muốn nhìn thấy mặt chồng, mặt bố. Không ai ngăn được chúng tôi”.
Đúng là nỗi đau quá lớn. Phiên tòa như một hình ảnh thu nhỏ của thực tế: một bên là quyền lực của nhà nước, một bên là sự chống đối của người dân. 75 năm đã đi qua mà hình ảnh này vẫn còn nguyên vẹn. Đó không còn là nỗi đau của một gia đình, của một thôn xóm mà là nỗi đau của cả dân tộc. 10 ngày, sẽ còn biết bao nước mắt nữa sẽ rơi?
Nguyễn Phú Yên