Tham Khảo

Văn hóa khinh bỉ là gì? ( Là khinh bỉ văn hóa )

Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

000_Hkg10250054.jpg
Ông Đinh Thế Huynh và câu nói “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ”.
RFA

Văn hóa khinh bỉ?

“Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng trở thành một slogan chế nhạo cho cả người phát ngôn ra nó lẫn nội dung mà nó chuyển tải đến người nghe.

Câu phát biểu này từ ông Đinh Thế Huynh hiện là một Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Vai vế và vị trí trong Đảng của ông Huynh chính là nguyên nhân làm cho người dân bức xúc bởi sự khinh bỉ mà phải xây dựng cho thành một “văn hóa” thì xem ra mọi giá trị đạo đức đã bị đảo lộn. Tham nhũng là một thói xấu nếu nhỏ, lớn hơn một chút là vi phạm pháp luật, lớn hơn nữa là phản dân hại nước, chẳng những bị khinh bỉ mà kẻ tham nhũng không thoát được sự phán xét của lịch sử trong hàng chục năm về sau.

Khởi đầu câu chuyện này dính dấp tới chủ trương chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh một đảng viên trung cấp đang làm cho Đảng bối rối vì không xử lý được một con sâu trong nội bộ đảng.

Qua phát biểu tuy mang tính chất chính trị nhưng lại dẫm lên hai chữ văn hóa vốn đang được khai thác một cách vô tội vạ, tràn lan trên báo chí lẫn phát ngôn của chính phủ. Người ta nói văn hóa lưu thông, văn hóa từ chức, văn hóa xếp hàng rồi bây giờ tới văn hóa khinh bỉ. Những cái được khoác áo văn hóa ấy có thật là văn hóa hay không khi người ta muốn nó phải như thế này phải như thế khác?

Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.
- Giáo sư Tương Lai

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam kiêm nhiệm Tông biên tập Tạp chí Xã hội học. Ông cũng là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Là một đảng viên, một nhà văn hóa xã hội cái nhìn của ông về phát biểu của ông Đinh Thế Huynh trước tiên như sau:

Giáo sư Tương Lai: Kể ra “văn hóa khinh bỉ” cũng hay đấy nhỉ? Nhưng mà đâu có mới! Cần gì phải chủ nghĩa Mác Lê nin, cần gì phải định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới khinh bỉ tham nhũng?

Từ thời xa xưa cha ông chúng ta vấn đề tham nhũng là một cái bệnh của con người vì vậy trong cái quan chế của những triều đại phong kiến thì nó đã có chính sách “dưỡng liêm” và kèm theo đó là những quy định rất ngặt nghèo để muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được. Đã làm quan thì “nén bạc đâm toạc tờ giấy” từ ngàn xưa đã có rất lâu rồi và trong văn hóa Việt Nam nói chung thì cái chuyện tham nhũng thì người ta đã khinh bỉ từ lâu. Những câu chuyện tiếu lâm ông quan tuổi tí hay tuổi sửu đã trở thành phổ biến, từ trong xa xưa nó đã trở thành vấn đề không phải chỉ là đạo lý mà nó đã trở thành ứng xử văn hóa chứ đâu có cái gì mới?

Vậy bây giờ muốn tạo nên một văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tốt quá, rất tốt. Nhưng cái văn hóa khinh bỉ tham nhũng thì phải nói như thế này: Không ai khác chính hồi gần đây trong bài viết của ông nguyên Chủ tịch nước thừa nhận sau 5 cái đại hội, từ đại hội thứ 7 cho đến đại hội 11 thì tham nhũng càng ngày càng trầm trọng hơn. Ông ấy viết như thế này “Qua các kỳ đại hội tiếp theo tình trạng không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong bộ phận không nhỏ mà tham nhũng suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn trắng trợn hơn, như vậy là gì? Bản thân tham nhũng này bị sáu kỳ đại hội tính từ đại hội 12 nữa nhưng ông đã trừ ra. Tình từ đại hội 12 này thì vấn đề tham nhũng nó còn tồi tệ hơn nữa.

Bây giờ kêu gọi văn hóa khinh bỉ thì khinh bỉ cái gì chứ? Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.

Một thể chế phản dân chủ toàn trị vừa đá bóng vừa thổi còi, ngồi xổm trên luật pháp, cai trị đất nước chỉ bằng một nhóm người, không thượng tôn pháp luật mà chỉ có nghị quyết. Chính vì không có pháp quyền cho nên mới có tham nhũng và không trị được tham nhũng. Tham nhũng càng trị thì nó càng phát triển. Khinh bỉ là phải khinh bỉ cái cội nguồn đẻ ra tham nhũng chứ không phải khinh bỉ hiện tượng tham nhũng. Khinh bỉ hiện tượng tham nhũng thì người ta nói từ lâu rồi chứ có phải mới bây giờ đâu?

Có quyền mới tham nhũng?

Mặc Lâm: Theo nhận xét của chúng tôi thì có lẽ ông Đinh Thế Huynh phát biểu “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” nhắm vào hơn bốn triệu đảng viên dưới quyền của ông ấy, vì mọi người đều biết Đảng đang lâm vào tình thế khá nan giải vì không thể đối phó với tham nhũng từ nội thân của Đảng. GS có ghi nhận gì khác hay không?


hoi_lo.jpg
Cảnh sát giao thông nhận hối lộ trắng trợn không ghi biên bản (minh họa). Youtube screenshot

Giáo sư Tương Lai: Bây giờ ông Đinh Thế Huynh nói rằng phải dấy lên văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tôi không cho rằng ông chỉ nói riêng cho đảng viên đâu mà chắc là ông dùng chung. Có một sự thật là người có quyền thì mới tham nhũng được. Họ không có quyền thì lấy đâu ra tham nhũng? Quyền đây là quyền gì? Quyền nằm trong bộ máy cai trị, quyền nằm trong cấp ủy, và trong bộ máy nhà nước. Cấp ủy là tôi nói hệ thống đảng, bộ máy nhà nước tức là các chủ tịch Ủy ban nhân dân… từ dưới lên trên.

Vừa qua đài VTV1 hàng ngày họ đưa ra chuyện của một ông trưởng thôn ỉm đi tiền thủy lợi phí của dân, hay là dìm sổ đỏ của dân trong mười mấy năm… nó trắng trợn từ một cái thôn là cấp mạt hạng ở dưới. Nhưng mà thượng bất chính nên hạ mới tắc loạn.

Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.

Khinh bỉ cơ chế đẻ ra tham nhũng. Khinh bỉ cái sự giả dối lừa bịp. Thực chất của việc chống tham nhũng là gì? Thực chất anh nào cũng tham nhũng, thằng nào cũng tham nhũng thằng ít thằng nhiều. Thằng này tham nhũng chùi mép sạch còn thằng kia chùi mép chưa sạch. Không có thằng nào thanh toán tham nhũng cả. Thực chất bây giờ là cuộc thanh toán chính trị giống hệt như Tập Cận Bình làm với Giang Trạch Dân và cả hệ thống bộ sậu. Ngay bây giờ giữa hai thằng đầu sỏ bên cạnh nhau là thằng Tập Cận Bình và thằng Lý Khắc Cường đâu phải nó bắt tay nhau mà chỉ cần sơ hở là nó thọc tiết nhau lập tức.

Cả một cơ chế như thế thì văn hóa khinh bỉ phải khinh bỉ cội nguồn nào đẻ ra tham nhũng.

Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.
- Giáo sư Tương Lai

Mặc Lâm: Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư?

Giáo sư Tương Lai: Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng “khinh nhau như mẻ”.

Trong câu chuyện đó người ta bảo, thôi tọng cho nó ăn, nó nuốt đi để mình được việc mình. Lúc ấy thì đã khinh bỉ rồi việc gì phải kêu gọi là văn hóa khinh bỉ.

Nếu thằng có liêm sỉ thì thằng ấy làm sao thò tay ra lấy đồng tiền tham nhũng được? Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.

Mặc Lâm: Xin cám ơn GS Tương Lai.

Nói đến văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội nghĩ ngay đến một quá trình dài hàng trăm năm để hình thành từ những đóng góp của cả xã hội. Văn hóa không thể kêu gọi hay ép buộc người dân hay bất cứ tổ chức nào. Sinh hoạt cộng đồng trở thành văn hóa sau khi tích lũy kinh nghiệm, thích hợp với đời sống cư dân, thời điểm lịch sử và kể cả khí hậu, môi trường cũng góp phần vào một nền văn hóa. Vì vậy khi kêu gọi xây dựng một thái độ đã có sẵn trong mỗi con người bình thường khó thể gọi đó là văn hóa cho dù tên gọi của nó hoa mỹ đến thế nào chăng nữa.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Văn hóa khinh bỉ là gì? ( Là khinh bỉ văn hóa )

Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

000_Hkg10250054.jpg
Ông Đinh Thế Huynh và câu nói “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ”.
RFA

Văn hóa khinh bỉ?

“Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng trở thành một slogan chế nhạo cho cả người phát ngôn ra nó lẫn nội dung mà nó chuyển tải đến người nghe.

Câu phát biểu này từ ông Đinh Thế Huynh hiện là một Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Vai vế và vị trí trong Đảng của ông Huynh chính là nguyên nhân làm cho người dân bức xúc bởi sự khinh bỉ mà phải xây dựng cho thành một “văn hóa” thì xem ra mọi giá trị đạo đức đã bị đảo lộn. Tham nhũng là một thói xấu nếu nhỏ, lớn hơn một chút là vi phạm pháp luật, lớn hơn nữa là phản dân hại nước, chẳng những bị khinh bỉ mà kẻ tham nhũng không thoát được sự phán xét của lịch sử trong hàng chục năm về sau.

Khởi đầu câu chuyện này dính dấp tới chủ trương chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh một đảng viên trung cấp đang làm cho Đảng bối rối vì không xử lý được một con sâu trong nội bộ đảng.

Qua phát biểu tuy mang tính chất chính trị nhưng lại dẫm lên hai chữ văn hóa vốn đang được khai thác một cách vô tội vạ, tràn lan trên báo chí lẫn phát ngôn của chính phủ. Người ta nói văn hóa lưu thông, văn hóa từ chức, văn hóa xếp hàng rồi bây giờ tới văn hóa khinh bỉ. Những cái được khoác áo văn hóa ấy có thật là văn hóa hay không khi người ta muốn nó phải như thế này phải như thế khác?

Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.
- Giáo sư Tương Lai

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam kiêm nhiệm Tông biên tập Tạp chí Xã hội học. Ông cũng là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Là một đảng viên, một nhà văn hóa xã hội cái nhìn của ông về phát biểu của ông Đinh Thế Huynh trước tiên như sau:

Giáo sư Tương Lai: Kể ra “văn hóa khinh bỉ” cũng hay đấy nhỉ? Nhưng mà đâu có mới! Cần gì phải chủ nghĩa Mác Lê nin, cần gì phải định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới khinh bỉ tham nhũng?

Từ thời xa xưa cha ông chúng ta vấn đề tham nhũng là một cái bệnh của con người vì vậy trong cái quan chế của những triều đại phong kiến thì nó đã có chính sách “dưỡng liêm” và kèm theo đó là những quy định rất ngặt nghèo để muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được. Đã làm quan thì “nén bạc đâm toạc tờ giấy” từ ngàn xưa đã có rất lâu rồi và trong văn hóa Việt Nam nói chung thì cái chuyện tham nhũng thì người ta đã khinh bỉ từ lâu. Những câu chuyện tiếu lâm ông quan tuổi tí hay tuổi sửu đã trở thành phổ biến, từ trong xa xưa nó đã trở thành vấn đề không phải chỉ là đạo lý mà nó đã trở thành ứng xử văn hóa chứ đâu có cái gì mới?

Vậy bây giờ muốn tạo nên một văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tốt quá, rất tốt. Nhưng cái văn hóa khinh bỉ tham nhũng thì phải nói như thế này: Không ai khác chính hồi gần đây trong bài viết của ông nguyên Chủ tịch nước thừa nhận sau 5 cái đại hội, từ đại hội thứ 7 cho đến đại hội 11 thì tham nhũng càng ngày càng trầm trọng hơn. Ông ấy viết như thế này “Qua các kỳ đại hội tiếp theo tình trạng không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong bộ phận không nhỏ mà tham nhũng suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn trắng trợn hơn, như vậy là gì? Bản thân tham nhũng này bị sáu kỳ đại hội tính từ đại hội 12 nữa nhưng ông đã trừ ra. Tình từ đại hội 12 này thì vấn đề tham nhũng nó còn tồi tệ hơn nữa.

Bây giờ kêu gọi văn hóa khinh bỉ thì khinh bỉ cái gì chứ? Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.

Một thể chế phản dân chủ toàn trị vừa đá bóng vừa thổi còi, ngồi xổm trên luật pháp, cai trị đất nước chỉ bằng một nhóm người, không thượng tôn pháp luật mà chỉ có nghị quyết. Chính vì không có pháp quyền cho nên mới có tham nhũng và không trị được tham nhũng. Tham nhũng càng trị thì nó càng phát triển. Khinh bỉ là phải khinh bỉ cái cội nguồn đẻ ra tham nhũng chứ không phải khinh bỉ hiện tượng tham nhũng. Khinh bỉ hiện tượng tham nhũng thì người ta nói từ lâu rồi chứ có phải mới bây giờ đâu?

Có quyền mới tham nhũng?

Mặc Lâm: Theo nhận xét của chúng tôi thì có lẽ ông Đinh Thế Huynh phát biểu “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” nhắm vào hơn bốn triệu đảng viên dưới quyền của ông ấy, vì mọi người đều biết Đảng đang lâm vào tình thế khá nan giải vì không thể đối phó với tham nhũng từ nội thân của Đảng. GS có ghi nhận gì khác hay không?


hoi_lo.jpg
Cảnh sát giao thông nhận hối lộ trắng trợn không ghi biên bản (minh họa). Youtube screenshot

Giáo sư Tương Lai: Bây giờ ông Đinh Thế Huynh nói rằng phải dấy lên văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tôi không cho rằng ông chỉ nói riêng cho đảng viên đâu mà chắc là ông dùng chung. Có một sự thật là người có quyền thì mới tham nhũng được. Họ không có quyền thì lấy đâu ra tham nhũng? Quyền đây là quyền gì? Quyền nằm trong bộ máy cai trị, quyền nằm trong cấp ủy, và trong bộ máy nhà nước. Cấp ủy là tôi nói hệ thống đảng, bộ máy nhà nước tức là các chủ tịch Ủy ban nhân dân… từ dưới lên trên.

Vừa qua đài VTV1 hàng ngày họ đưa ra chuyện của một ông trưởng thôn ỉm đi tiền thủy lợi phí của dân, hay là dìm sổ đỏ của dân trong mười mấy năm… nó trắng trợn từ một cái thôn là cấp mạt hạng ở dưới. Nhưng mà thượng bất chính nên hạ mới tắc loạn.

Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.

Khinh bỉ cơ chế đẻ ra tham nhũng. Khinh bỉ cái sự giả dối lừa bịp. Thực chất của việc chống tham nhũng là gì? Thực chất anh nào cũng tham nhũng, thằng nào cũng tham nhũng thằng ít thằng nhiều. Thằng này tham nhũng chùi mép sạch còn thằng kia chùi mép chưa sạch. Không có thằng nào thanh toán tham nhũng cả. Thực chất bây giờ là cuộc thanh toán chính trị giống hệt như Tập Cận Bình làm với Giang Trạch Dân và cả hệ thống bộ sậu. Ngay bây giờ giữa hai thằng đầu sỏ bên cạnh nhau là thằng Tập Cận Bình và thằng Lý Khắc Cường đâu phải nó bắt tay nhau mà chỉ cần sơ hở là nó thọc tiết nhau lập tức.

Cả một cơ chế như thế thì văn hóa khinh bỉ phải khinh bỉ cội nguồn nào đẻ ra tham nhũng.

Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.
- Giáo sư Tương Lai

Mặc Lâm: Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư?

Giáo sư Tương Lai: Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng “khinh nhau như mẻ”.

Trong câu chuyện đó người ta bảo, thôi tọng cho nó ăn, nó nuốt đi để mình được việc mình. Lúc ấy thì đã khinh bỉ rồi việc gì phải kêu gọi là văn hóa khinh bỉ.

Nếu thằng có liêm sỉ thì thằng ấy làm sao thò tay ra lấy đồng tiền tham nhũng được? Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.

Mặc Lâm: Xin cám ơn GS Tương Lai.

Nói đến văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội nghĩ ngay đến một quá trình dài hàng trăm năm để hình thành từ những đóng góp của cả xã hội. Văn hóa không thể kêu gọi hay ép buộc người dân hay bất cứ tổ chức nào. Sinh hoạt cộng đồng trở thành văn hóa sau khi tích lũy kinh nghiệm, thích hợp với đời sống cư dân, thời điểm lịch sử và kể cả khí hậu, môi trường cũng góp phần vào một nền văn hóa. Vì vậy khi kêu gọi xây dựng một thái độ đã có sẵn trong mỗi con người bình thường khó thể gọi đó là văn hóa cho dù tên gọi của nó hoa mỹ đến thế nào chăng nữa.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm