Di Sản Hồ Chí Minh
Vì sao Hoa Kỳ nên lo ngại Nga hơn Trung Quốc?
Lê Duy Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Robert Farley, Tạp chí Diplomat
Cách xử lý vấn đề với Trung Quốc khác hoàn toàn so với cách xử lý vấn đề với Nga.
Thứ Sáu tuần trước, Hoa Kỳ đã công bố phiên bản cập nhật về Chiến lược Hợp tác Sức mạnh Biển trong Thế kỷ 21 (Cooperative Strategy for 21st Century Seapower – CS-21). Một trong những phê phán lớn nhất chủ yếu tập trung vào sự khó khăn trong việc đặt Nga và Trung Quốc vào trong cùng một khung hợp tác. Trung Quốc tiếp tục mở rộng các hoạt động hải quân và rõ ràng đã thực hiện nhiều hoạt động mang tính bành trướng trên Biển Đông và Hoa Đông. Trong những năm gần đây Nga đã xâm chiếm Georgia và Ukraine, sát nhập thành công các bộ phận của cả hai quốc gia này vào nước Nga. Vì vậy, bằng cách nào để có thể tổng hợp các quốc gia này vào hệ thống đã nêu trên?
Chiến lược hợp tác của Hoa Kỳ là một chiến lược hiệu quả trong việc phòng thủ trật tự kinh tế thế giới tự do. Phiên bản năm 2015 (tiền thân là phiên bản 2007) là phiên bản tốt nhất với việc vẽ ra viễn cảnh triển khai chiến dịch hoạt động Hải quân Hoa Kỳ theo đuổi sự duy trì trật tự trên biển. Đáng chú ý nhất là kế hoạch này bao gồm việc chiến đấu chống lại những kẻ được xem là “kẻ thù của nhân loại” (bao gồm cướp biển, trộm cắp, khủng bố), và xử lý những thảm họa của nhân loại.
Bản kế hoạch này kém hiệu quả hơn ở việc phân loại những tranh chấp quyền lực lớn hơn trên đấu trường biển. Thậm chí ngay cả khi hai quốc gia này cùng cho phép khả năng hợp tác tích cực trên biển, tranh chấp vẫn có thể nổ ra trên khía cạnh phân chia chính xác quyền lợi cũng như những quan ngại về khả năng bị tấn công. Và một số quốc gia cũng không đặt giá trị về độ tin cậy an toàn trên biển.
Nga và Trung Quốc đang đặt ra những mối lo đối với viễn cảnh trật tự quốc tế tự do trong kế hoạch CS-21, một bối cảnh đã ít nhiều xuất hiện từ năm 1949. Tuy nhiên, lần đầu trong lịch sử, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc sâu sắc vào biển. Và có vẻ như Trung Quốc đã hiểu rõ điều này. Kế hoạch của Trung Quốc không phải là Hạm đôi Sao đỏ Phương Bắc như của Nga ngày trước, một hạm đội chủ yếu nhằm tuần dương bảo vệ Tên lửa đầu đạn hạt nhân (SSBN) của Nga cũng như đối trọng lại sự kiểm soát của NATO trên biển Bắc Atlantic. Kế hoạch này sau khi được triển khai toàn diện sẽ giúp Trung Quốc có khả năng bảo vệ được giao thương cũng như quyền lực của mình ở khu vực châu Á và xa hơn.
Còn về phía Nga thì khác. Xét về mặt địa chính trị, biển không quan trọng đối với Nga như với Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Nga có lợi nếu trật tự biển không ổn định hơn là biển trong trạng thái ổn định. Cho nên Nga hoàn toàn có thể chơi trò gây rối, vì Moscow hiểu rằng tất cả các bên khác đều cần đến biển nhiều hơn bản thân nước này. Mặt khác, Bắc Kinh lại cần đến hệ thống trật tự biển được xây dựng bởi Hoa Kỳ. Trong khi Trung Quốc có thể chiến đấu vất vả nhằm đảm bảo một chiếc ghế phù hợp thì có vẻ như Nga sẽ chỉ muốn chơi trò thọc gậy bánh xe.
© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Vì sao Hoa Kỳ nên lo ngại Nga hơn Trung Quốc?
Lê Duy Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Robert Farley, Tạp chí Diplomat
Cách xử lý vấn đề với Trung Quốc khác hoàn toàn so với cách xử lý vấn đề với Nga.
Thứ Sáu tuần trước, Hoa Kỳ đã công bố phiên bản cập nhật về Chiến lược Hợp tác Sức mạnh Biển trong Thế kỷ 21 (Cooperative Strategy for 21st Century Seapower – CS-21). Một trong những phê phán lớn nhất chủ yếu tập trung vào sự khó khăn trong việc đặt Nga và Trung Quốc vào trong cùng một khung hợp tác. Trung Quốc tiếp tục mở rộng các hoạt động hải quân và rõ ràng đã thực hiện nhiều hoạt động mang tính bành trướng trên Biển Đông và Hoa Đông. Trong những năm gần đây Nga đã xâm chiếm Georgia và Ukraine, sát nhập thành công các bộ phận của cả hai quốc gia này vào nước Nga. Vì vậy, bằng cách nào để có thể tổng hợp các quốc gia này vào hệ thống đã nêu trên?
Chiến lược hợp tác của Hoa Kỳ là một chiến lược hiệu quả trong việc phòng thủ trật tự kinh tế thế giới tự do. Phiên bản năm 2015 (tiền thân là phiên bản 2007) là phiên bản tốt nhất với việc vẽ ra viễn cảnh triển khai chiến dịch hoạt động Hải quân Hoa Kỳ theo đuổi sự duy trì trật tự trên biển. Đáng chú ý nhất là kế hoạch này bao gồm việc chiến đấu chống lại những kẻ được xem là “kẻ thù của nhân loại” (bao gồm cướp biển, trộm cắp, khủng bố), và xử lý những thảm họa của nhân loại.
Bản kế hoạch này kém hiệu quả hơn ở việc phân loại những tranh chấp quyền lực lớn hơn trên đấu trường biển. Thậm chí ngay cả khi hai quốc gia này cùng cho phép khả năng hợp tác tích cực trên biển, tranh chấp vẫn có thể nổ ra trên khía cạnh phân chia chính xác quyền lợi cũng như những quan ngại về khả năng bị tấn công. Và một số quốc gia cũng không đặt giá trị về độ tin cậy an toàn trên biển.
Nga và Trung Quốc đang đặt ra những mối lo đối với viễn cảnh trật tự quốc tế tự do trong kế hoạch CS-21, một bối cảnh đã ít nhiều xuất hiện từ năm 1949. Tuy nhiên, lần đầu trong lịch sử, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc sâu sắc vào biển. Và có vẻ như Trung Quốc đã hiểu rõ điều này. Kế hoạch của Trung Quốc không phải là Hạm đôi Sao đỏ Phương Bắc như của Nga ngày trước, một hạm đội chủ yếu nhằm tuần dương bảo vệ Tên lửa đầu đạn hạt nhân (SSBN) của Nga cũng như đối trọng lại sự kiểm soát của NATO trên biển Bắc Atlantic. Kế hoạch này sau khi được triển khai toàn diện sẽ giúp Trung Quốc có khả năng bảo vệ được giao thương cũng như quyền lực của mình ở khu vực châu Á và xa hơn.
Còn về phía Nga thì khác. Xét về mặt địa chính trị, biển không quan trọng đối với Nga như với Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Nga có lợi nếu trật tự biển không ổn định hơn là biển trong trạng thái ổn định. Cho nên Nga hoàn toàn có thể chơi trò gây rối, vì Moscow hiểu rằng tất cả các bên khác đều cần đến biển nhiều hơn bản thân nước này. Mặt khác, Bắc Kinh lại cần đến hệ thống trật tự biển được xây dựng bởi Hoa Kỳ. Trong khi Trung Quốc có thể chiến đấu vất vả nhằm đảm bảo một chiếc ghế phù hợp thì có vẻ như Nga sẽ chỉ muốn chơi trò thọc gậy bánh xe.
© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info