Kinh Đời
Vì sao Trung Cộng lại sợ phán quyết của Tòa Quốc Tế đến thế - Mai Tú Ân
( HNPD ) Trong 14/15 điểm mà phán quyết của Tòa Quốc Tế La Haye, Hà Lan (PCA) đã tuyên thì điểm nào cũng gây bất lợi cho Trung Cộng,
( HNPD ) Trong 14/15 điểm mà phán quyết của Tòa Quốc Tế La Haye, Hà Lan (PCA) đã tuyên thì điểm nào cũng gây bất lợi cho Trung Cộng, nhưng có 2 điểm đáng chú ý nhất đem lại thất bại thảm hại cho Trung Cộng, cũng như niềm vui vô bờ bến cho cả Philipin và Việt Nam.
Thứ nhất là Tòa đã bác bỏ thẳng thừng Đường Lưỡi Bò trái phép của Trung Cộng. Đây gọi là Đường Chín Đoạn mà Trung Cộng đã dựng lên và chiếm đến 90% biển Đông. Dựa vào "lịch sử" từ thời xa xưa và tư tưởng nước lớn, Trung Cộng đã ngang nhiên vẽ vạch ra con đường huyền thoại này bất chấp sự phản đối của các nước có liên quan. Cụ thể là ở Việt Nam thì Đường Lưỡi Bò này chạy sát suốt dọc miền Trung và Nam Trung Bộ, ngoài vùng hải phận 200 hải lý của Việt Nam. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ đụng độ, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam của các tàu hải giám Trung Cộng, cũng như là nơi mà lệnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mà Trung Cộng đã ban hành trái phép.
Theo những nguồn tin quốc tế thì một mặt Trung Cộng tuyên bố không chấp nhận các phán quyết của Tòa Quốc Tế PCA, mặt khác Trung Cộng âm thầm rút các đòi hỏi về Đường Lưỡi Bò này trên thực địa. Cụ thể là trên các tài liệu, sách trắng hay tuyên truyền thì Đường Lưỡi Bò không còn được nhắc tới nữa. Các vụ hành xử theo kiểu chủ nhân ông với các tàu đánh cá các nước ở khu vực này đã giảm hẳn.
Lý do để Trung Cộng xuống thang như vậy ngoài lý do phán quyết của PCA đã thẳng thừng bác bỏ Đường Chín Đoạn trái phép như vậy, mà còn những lý do nội tại của việc thực hiện việc này nữa. Đây là vùng biển quá rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia mà công việc kiểm tra, kiểm soát và đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra đã là một vấn đề nan giải với Hải Quân Trung Cộng. Hơn nữa Hải Quân Mỹ cùng các nước không chấp nhận Đường Lưỡi Bò đã liên tục tổ chức tuần tra trên khắp vùng biển này khiến Trung Cộng ngó bộ không kham nổi. Cứ mỗi lần tàu chiến hay máy bay Mỹ áp sát vùng 12 hải lý của các đảo thì Trung Cộng lại phải báo động và huy động Hải, Không quân để đối phó trông chừng, và về lâu dài thì đây quả là một nhiệm vụ bất khả thi với khả năng tuầm thám vô giới hạn của hạm đội Mỹ.
Vấn đề thứ hai mà Trung Cộng sợ hãi nhất trong phán quyết 12/7 của PCA đó là tất cả các đảo tranh chấp ở Trường Sa đều nguyên thủy là đảo chìm. Có nghĩa chỉ khi mực nước triều xuống thì các đảo này sẽ mới nổi lên, còn khi triều lên thì các đảo này sẽ biến mất. Cho dù có bồi đắp dữ dội như Trung Cộng đã làm ở các đảo tranh chấp, có cả nhà cao tầng lẫn sân bay hàng km thì cơ bản nó vẫn là các đảo chìm. Và theo Luật Biển 1982 thì các đảo chìm chỉ có thể có hải phận mở ra 12 hải lý. Và đó cũng là phán quyết mà Tòa Quốc Tế La Haye đã tuyên.
Các quốc gia có biển từ trước đến 1982 đều có chủ quyền lãnh hải 12 hải lý. Tức là tính tầm pháo ngày xưa bắn từ đất liền. Đó là chủ quyền thiêng liêng không cần bàn cãi. Còn ngoài tầm 12 hải lý là vùng biển quốc tế. Nhưng sau này được nâng lên 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó, cùng với vô số các vùng gọi là thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế..v..v.. nếu vùng biển đó mở ra mênh mông không động chạm đến các lợi ích tương ứng của các quốc gia khác.
Chính vì thế Trung Cộng đã sai khi mở rộng các đảo chìm với vùng biển 12 hải lý đang tranh chấp thành những đảo lớn, có người ở với ý đồ mỗi đảo mở rộng đó được tính thành có chủ quyền lãnh hải rộng 200 hải lý và các đặc quyền kinh tế biển khác. Khi đó thì với khoảng không, khoảng biển được nhân rộng đó của các đảo Trung Cộng sẽ có sự liền lạc, thống nhất với nhau và sẽ đe dọa đến sự tự do hàng hải ở biển Đông. Nếu có chuyện xảy ra thì với khả năng của vũ khí hiện đại, của tên lửa, không quân và hải quân thì Trung Cộng sẽ kiểm soát được con đường biển huyết mạch này của thế giới.
Đó dĩ nhiên là điều mà Mỹ và thế giới không thể chấp nhận được và cũng là nguyên nhân của các cuộc tuần tiễu áp sát của hải, không quân Mỹ ở vùng biển 12 hải lý của Trung Cộng. Sau phán quyết của PCA thì những cuộc tuần tiễu sát vùng 12 hải lý của Trung Cộng sẽ nhiều hơn và hợp pháp hơn. Vì thế giới chỉ thừa nhận vùng lãnh hải của Trung Cộng chỉ có 12 hải lý mà thôi.
Và cuối cùng thì dù ương bướng đến đâu, dù xây dựng bồi đắp các đảo chìm to lớn hoành tráng đến mức nào thì Trung Cộng cũng chỉ có mức vùng biển 12 hải lý mà thôi. Trước sau gì họ cũng phải tuân theo luật chơi của thế giới văn minh mà chính họ cũng ký kết. Khi đó các đảo chìm mà họ ăn cướp của Việt Nam, Philipin... sẽ trở nên rời rạc, nhỏ bé và vô tích sự cũng như tốn kém vô cùng cho khả năng của Trung Cộng.
Và đó là những phán quyết "chết người" mà PCA đã giáng xuống âm mưu của Tàu Cộng ở biển Đông và họ đang tuyệt vọng chống lại cái điều không thể chống đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD ) Trong 14/15 điểm mà phán quyết của Tòa Quốc Tế La Haye, Hà Lan (PCA) đã tuyên thì điểm nào cũng gây bất lợi cho Trung Cộng, nhưng có 2 điểm đáng chú ý nhất đem lại thất bại thảm hại cho Trung Cộng, cũng như niềm vui vô bờ bến cho cả Philipin và Việt Nam.
Thứ nhất là Tòa đã bác bỏ thẳng thừng Đường Lưỡi Bò trái phép của Trung Cộng. Đây gọi là Đường Chín Đoạn mà Trung Cộng đã dựng lên và chiếm đến 90% biển Đông. Dựa vào "lịch sử" từ thời xa xưa và tư tưởng nước lớn, Trung Cộng đã ngang nhiên vẽ vạch ra con đường huyền thoại này bất chấp sự phản đối của các nước có liên quan. Cụ thể là ở Việt Nam thì Đường Lưỡi Bò này chạy sát suốt dọc miền Trung và Nam Trung Bộ, ngoài vùng hải phận 200 hải lý của Việt Nam. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ đụng độ, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam của các tàu hải giám Trung Cộng, cũng như là nơi mà lệnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mà Trung Cộng đã ban hành trái phép.
Theo những nguồn tin quốc tế thì một mặt Trung Cộng tuyên bố không chấp nhận các phán quyết của Tòa Quốc Tế PCA, mặt khác Trung Cộng âm thầm rút các đòi hỏi về Đường Lưỡi Bò này trên thực địa. Cụ thể là trên các tài liệu, sách trắng hay tuyên truyền thì Đường Lưỡi Bò không còn được nhắc tới nữa. Các vụ hành xử theo kiểu chủ nhân ông với các tàu đánh cá các nước ở khu vực này đã giảm hẳn.
Lý do để Trung Cộng xuống thang như vậy ngoài lý do phán quyết của PCA đã thẳng thừng bác bỏ Đường Chín Đoạn trái phép như vậy, mà còn những lý do nội tại của việc thực hiện việc này nữa. Đây là vùng biển quá rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia mà công việc kiểm tra, kiểm soát và đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra đã là một vấn đề nan giải với Hải Quân Trung Cộng. Hơn nữa Hải Quân Mỹ cùng các nước không chấp nhận Đường Lưỡi Bò đã liên tục tổ chức tuần tra trên khắp vùng biển này khiến Trung Cộng ngó bộ không kham nổi. Cứ mỗi lần tàu chiến hay máy bay Mỹ áp sát vùng 12 hải lý của các đảo thì Trung Cộng lại phải báo động và huy động Hải, Không quân để đối phó trông chừng, và về lâu dài thì đây quả là một nhiệm vụ bất khả thi với khả năng tuầm thám vô giới hạn của hạm đội Mỹ.
Vấn đề thứ hai mà Trung Cộng sợ hãi nhất trong phán quyết 12/7 của PCA đó là tất cả các đảo tranh chấp ở Trường Sa đều nguyên thủy là đảo chìm. Có nghĩa chỉ khi mực nước triều xuống thì các đảo này sẽ mới nổi lên, còn khi triều lên thì các đảo này sẽ biến mất. Cho dù có bồi đắp dữ dội như Trung Cộng đã làm ở các đảo tranh chấp, có cả nhà cao tầng lẫn sân bay hàng km thì cơ bản nó vẫn là các đảo chìm. Và theo Luật Biển 1982 thì các đảo chìm chỉ có thể có hải phận mở ra 12 hải lý. Và đó cũng là phán quyết mà Tòa Quốc Tế La Haye đã tuyên.
Các quốc gia có biển từ trước đến 1982 đều có chủ quyền lãnh hải 12 hải lý. Tức là tính tầm pháo ngày xưa bắn từ đất liền. Đó là chủ quyền thiêng liêng không cần bàn cãi. Còn ngoài tầm 12 hải lý là vùng biển quốc tế. Nhưng sau này được nâng lên 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó, cùng với vô số các vùng gọi là thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế..v..v.. nếu vùng biển đó mở ra mênh mông không động chạm đến các lợi ích tương ứng của các quốc gia khác.
Chính vì thế Trung Cộng đã sai khi mở rộng các đảo chìm với vùng biển 12 hải lý đang tranh chấp thành những đảo lớn, có người ở với ý đồ mỗi đảo mở rộng đó được tính thành có chủ quyền lãnh hải rộng 200 hải lý và các đặc quyền kinh tế biển khác. Khi đó thì với khoảng không, khoảng biển được nhân rộng đó của các đảo Trung Cộng sẽ có sự liền lạc, thống nhất với nhau và sẽ đe dọa đến sự tự do hàng hải ở biển Đông. Nếu có chuyện xảy ra thì với khả năng của vũ khí hiện đại, của tên lửa, không quân và hải quân thì Trung Cộng sẽ kiểm soát được con đường biển huyết mạch này của thế giới.
Đó dĩ nhiên là điều mà Mỹ và thế giới không thể chấp nhận được và cũng là nguyên nhân của các cuộc tuần tiễu áp sát của hải, không quân Mỹ ở vùng biển 12 hải lý của Trung Cộng. Sau phán quyết của PCA thì những cuộc tuần tiễu sát vùng 12 hải lý của Trung Cộng sẽ nhiều hơn và hợp pháp hơn. Vì thế giới chỉ thừa nhận vùng lãnh hải của Trung Cộng chỉ có 12 hải lý mà thôi.
Và cuối cùng thì dù ương bướng đến đâu, dù xây dựng bồi đắp các đảo chìm to lớn hoành tráng đến mức nào thì Trung Cộng cũng chỉ có mức vùng biển 12 hải lý mà thôi. Trước sau gì họ cũng phải tuân theo luật chơi của thế giới văn minh mà chính họ cũng ký kết. Khi đó các đảo chìm mà họ ăn cướp của Việt Nam, Philipin... sẽ trở nên rời rạc, nhỏ bé và vô tích sự cũng như tốn kém vô cùng cho khả năng của Trung Cộng.
Và đó là những phán quyết "chết người" mà PCA đã giáng xuống âm mưu của Tàu Cộng ở biển Đông và họ đang tuyệt vọng chống lại cái điều không thể chống đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vì sao Trung Cộng lại sợ phán quyết của Tòa Quốc Tế đến thế - Mai Tú Ân
( HNPD ) Trong 14/15 điểm mà phán quyết của Tòa Quốc Tế La Haye, Hà Lan (PCA) đã tuyên thì điểm nào cũng gây bất lợi cho Trung Cộng,
( HNPD ) Trong 14/15 điểm mà phán quyết của Tòa Quốc Tế La Haye, Hà Lan (PCA) đã tuyên thì điểm nào cũng gây bất lợi cho Trung Cộng, nhưng có 2 điểm đáng chú ý nhất đem lại thất bại thảm hại cho Trung Cộng, cũng như niềm vui vô bờ bến cho cả Philipin và Việt Nam.
Thứ nhất là Tòa đã bác bỏ thẳng thừng Đường Lưỡi Bò trái phép của Trung Cộng. Đây gọi là Đường Chín Đoạn mà Trung Cộng đã dựng lên và chiếm đến 90% biển Đông. Dựa vào "lịch sử" từ thời xa xưa và tư tưởng nước lớn, Trung Cộng đã ngang nhiên vẽ vạch ra con đường huyền thoại này bất chấp sự phản đối của các nước có liên quan. Cụ thể là ở Việt Nam thì Đường Lưỡi Bò này chạy sát suốt dọc miền Trung và Nam Trung Bộ, ngoài vùng hải phận 200 hải lý của Việt Nam. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ đụng độ, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam của các tàu hải giám Trung Cộng, cũng như là nơi mà lệnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mà Trung Cộng đã ban hành trái phép.
Theo những nguồn tin quốc tế thì một mặt Trung Cộng tuyên bố không chấp nhận các phán quyết của Tòa Quốc Tế PCA, mặt khác Trung Cộng âm thầm rút các đòi hỏi về Đường Lưỡi Bò này trên thực địa. Cụ thể là trên các tài liệu, sách trắng hay tuyên truyền thì Đường Lưỡi Bò không còn được nhắc tới nữa. Các vụ hành xử theo kiểu chủ nhân ông với các tàu đánh cá các nước ở khu vực này đã giảm hẳn.
Lý do để Trung Cộng xuống thang như vậy ngoài lý do phán quyết của PCA đã thẳng thừng bác bỏ Đường Chín Đoạn trái phép như vậy, mà còn những lý do nội tại của việc thực hiện việc này nữa. Đây là vùng biển quá rộng lớn, liên quan đến nhiều quốc gia mà công việc kiểm tra, kiểm soát và đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra đã là một vấn đề nan giải với Hải Quân Trung Cộng. Hơn nữa Hải Quân Mỹ cùng các nước không chấp nhận Đường Lưỡi Bò đã liên tục tổ chức tuần tra trên khắp vùng biển này khiến Trung Cộng ngó bộ không kham nổi. Cứ mỗi lần tàu chiến hay máy bay Mỹ áp sát vùng 12 hải lý của các đảo thì Trung Cộng lại phải báo động và huy động Hải, Không quân để đối phó trông chừng, và về lâu dài thì đây quả là một nhiệm vụ bất khả thi với khả năng tuầm thám vô giới hạn của hạm đội Mỹ.
Vấn đề thứ hai mà Trung Cộng sợ hãi nhất trong phán quyết 12/7 của PCA đó là tất cả các đảo tranh chấp ở Trường Sa đều nguyên thủy là đảo chìm. Có nghĩa chỉ khi mực nước triều xuống thì các đảo này sẽ mới nổi lên, còn khi triều lên thì các đảo này sẽ biến mất. Cho dù có bồi đắp dữ dội như Trung Cộng đã làm ở các đảo tranh chấp, có cả nhà cao tầng lẫn sân bay hàng km thì cơ bản nó vẫn là các đảo chìm. Và theo Luật Biển 1982 thì các đảo chìm chỉ có thể có hải phận mở ra 12 hải lý. Và đó cũng là phán quyết mà Tòa Quốc Tế La Haye đã tuyên.
Các quốc gia có biển từ trước đến 1982 đều có chủ quyền lãnh hải 12 hải lý. Tức là tính tầm pháo ngày xưa bắn từ đất liền. Đó là chủ quyền thiêng liêng không cần bàn cãi. Còn ngoài tầm 12 hải lý là vùng biển quốc tế. Nhưng sau này được nâng lên 200 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó, cùng với vô số các vùng gọi là thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế..v..v.. nếu vùng biển đó mở ra mênh mông không động chạm đến các lợi ích tương ứng của các quốc gia khác.
Chính vì thế Trung Cộng đã sai khi mở rộng các đảo chìm với vùng biển 12 hải lý đang tranh chấp thành những đảo lớn, có người ở với ý đồ mỗi đảo mở rộng đó được tính thành có chủ quyền lãnh hải rộng 200 hải lý và các đặc quyền kinh tế biển khác. Khi đó thì với khoảng không, khoảng biển được nhân rộng đó của các đảo Trung Cộng sẽ có sự liền lạc, thống nhất với nhau và sẽ đe dọa đến sự tự do hàng hải ở biển Đông. Nếu có chuyện xảy ra thì với khả năng của vũ khí hiện đại, của tên lửa, không quân và hải quân thì Trung Cộng sẽ kiểm soát được con đường biển huyết mạch này của thế giới.
Đó dĩ nhiên là điều mà Mỹ và thế giới không thể chấp nhận được và cũng là nguyên nhân của các cuộc tuần tiễu áp sát của hải, không quân Mỹ ở vùng biển 12 hải lý của Trung Cộng. Sau phán quyết của PCA thì những cuộc tuần tiễu sát vùng 12 hải lý của Trung Cộng sẽ nhiều hơn và hợp pháp hơn. Vì thế giới chỉ thừa nhận vùng lãnh hải của Trung Cộng chỉ có 12 hải lý mà thôi.
Và cuối cùng thì dù ương bướng đến đâu, dù xây dựng bồi đắp các đảo chìm to lớn hoành tráng đến mức nào thì Trung Cộng cũng chỉ có mức vùng biển 12 hải lý mà thôi. Trước sau gì họ cũng phải tuân theo luật chơi của thế giới văn minh mà chính họ cũng ký kết. Khi đó các đảo chìm mà họ ăn cướp của Việt Nam, Philipin... sẽ trở nên rời rạc, nhỏ bé và vô tích sự cũng như tốn kém vô cùng cho khả năng của Trung Cộng.
Và đó là những phán quyết "chết người" mà PCA đã giáng xuống âm mưu của Tàu Cộng ở biển Đông và họ đang tuyệt vọng chống lại cái điều không thể chống đó...
Mai Tú Ân ( HNPD )