Những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12/1952, thời tiết ở London vô cùng giá lạnh, rạng sáng ngày 5/12, cả London chìm trong sương mù dày đặc, sương mù ở London là một điều ai cũng thấy bình thường, nhưng lần này sương mù kèm theo không khí ngột ngạt đã giết 12.000 người chỉ trong vòng 4 ngày.
Hầu hết các nạn nhân đã tử vong đều là trẻ em hoặc người già hoặc người đã có các vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân tử vong của các nạn nhân được xác định là do nhiễm trùng đường hô hấp, do thiếu ô xy và tình trạng tắc nghẽn cơ học của đường ống dẫn khí khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do sương mù gây ra.
Nguyên nhân chính gây ra lớp sương mù dày đặc đó là Nhiệt điện Than. Lý do lớp sương mù đó xuất hiện là do hợp chất gốc sulfate là kẻ góp mặt đáng kể trong vụ giết người này. Bên cạnh đó, các phân tử a xít sulfuric, hình thành từ sulfur dioxide do hoạt động đốt than từ nhà máy nhiệt điện thải ra, cũng “tiếp tay” vào vụ việc.
Câu hỏi được đặt ra là làm sao sulfur dioxide lại biến thành a xít sulfuric? Quy trình trên diễn ra dưới xúc tác của nitrogen dioxide, một phụ phẩm khác trong quá trình đốt nhiệt than và xuất hiện vào giai đoạn đầu khi sương mù tự nhiên phát sinh, một khía cạnh chủ chốt khác trong quá trình chuyển hóa sulfur dioxide thành gốc sulfate là nó sản sinh ra các phân tử axít và theo thời gian các phân tử này tác động làm cản trở quá trình trên. Màn sương mù tự nhiên chứa các phân tử lớn hơn, với các phân tử axít nhỏ hơn được phân phối đồng đều bên trong các hạt lớn. Khi các phân tử sương mù bốc hơi hết, chỉ còn để lại khói mù chứa phân tử axít, khiến nhiều người hít vào bị tử vong, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Sự kiện năm 1952 đã dẫn đến sự ra đời của luật Không khí sạch, được quốc hội Anh thông qua vào năm 1956, đạo luật này phá bỏ nhà máy nhiệt điện là chính. Và cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn liệt trường hợp trên là sự kiện ô nhiễm không khí khủng khiếp nhất trong lịch sử châu Âu.
Ở Trung quốc hàng năm có hàng chục ngàn người tử vong và hàng trăm ngàn người khác ảnh hưởng bởi nhiệt điện, cho nên Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã tuyên bố sẽ làm sạch bầu trời Bắc Kinh bằng cách hạn chế những nhà máy nhiệt điện than công suất 50 gigawatt. Và trong năm 2017 đến bây giờ liên tục phá hủy, dừng xây mới những nhà máy nhiệt điện có công suất trên 50 gigawatt. Mặc dù TQ là quốc gia cần năng lượng nhất TG, TQ không đánh đổi môi trường lấy điện.
Tại Việt Nam
Chỉ riêng 3 tháng 9, 10, 11 có 3 cái nhà máy nhiệt điện than có công suất trên 120 gigawatt xây mới, đó là Vĩnh Tân 4- ở Bình Thuận, ở Hải Lăng- Quảng Trị và Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1- Khánh Hòa. Và trong những năm tới, trên khắp VN đâu đâu cũng toàn thấy nhiệt điện than do TQ chuyển qua từ những nhà máy phá bỏ đó. Tôi nghĩ về tương lai VN tôi thấy quá rùng mình. Trong khi các quốc gia tân tiến trên thế giới chia tay với Nhiệt điện than, còn VN thì rước về.
Một quốc gia nhiệt đới ẩm gió mùa, khi một xã Vĩnh Tân mà có cả 4 cái nhiệt điện than chưa nói hàng trăm cái khác mọc lên khắp cả nước, gặp điều kiện thuận lợi, khi đó VN sẽ có lớp sương mù còn tệ hơn thảm họa London 1952. VN chỉ còn thấy chết chóc mà thôi.
Thảm sát Mậu Thân do Bắc Việt gây ở Huế có thể chưa tới hoặc hơn 6000 người trong các ngôi mồ tập thể, nhưng Nhiệt Điện than mà VN đang phát triển sẽ là mồ chôn cả dân tộc VN.
Sự ngu dốt của những kẻ cầm quyền, vừa thiếu kiến thức chuyên môn lẫn tầm nhìn sẽ đẩy cả quốc gia xuống mồ một ngày không xa.
Tiền thì đảng không chia nhưng ô nhiễm thì đảng chia đều cho toàn dân.