Truyện Ngắn & Phóng Sự
Vỗ Cánh Bay Xa
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
l. Vượt biển
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
Xe đến quốc lộ 4 gần Mỹ Tho thì ngừng lại cho khách xuống, người dẫn lộ đưa đoàn theo đường ruộng vào một quán cà phê, một ít khách đang có mặt, chắc đây là điểm tập trung.
Không lâu sau, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi rút theo họ lẩn vào bóng đêm, đến một cầu sắt xe lửa và xuống căn nhà nhỏ bên cầu, vào nhà đi thẳng ra sau xuống bãi nơi đã có mấy chiếc xuồng con, gọi là ”tắc xi” đậu sẵn. Chỉ mười phút sau tắc xi rời bãi đưa chúng tôi ra “tàu”.
Tắc xi chạy luồn lách trên sông qua những đoạn sông có “hàng đáy” giăng lưới ngang như những rào cản trông thật hãi hùng. Nếu chẳng may vướng vào đáy, tắc xi sẽ lật nhào, nước chảy xiết, bốn bề vắng lặng, ai biết được số phận những người ra đi chìm nổi thế nào.
Độ một giờ sau, tắc xi cập vào “tàu” đang ẩn mình bên tàng cây chờ đợi. Mọi người được lệnh, vội vã lên ”tàu”. Nước chảy xiết, dù đã cố kềm chặt vào hông tàu, nhưng tắc xi vẩn bị lắc lư xê dịch. Trong bóng đêm, thật rất khó bám vào thành tàu để lấy đà trườn lên. Phần tôi vì có con nhỏ nên vất vả hơn. Bồng con ném trước qua thành tàu, kế tiếp ném túi xách lên rồi đến phần mình. Chồm người níu chặt mạng tàu rướn lên bật vào tàu. Hai bố con qua được cơn căng thẳng hiểm nghèo này cũng đã là bước đầu may mắn.
Sau khi đã kiểm “hàng” con tàu đã vội vã rời bến. Đêm đen như giúp phần che chở cho con tàu đang trốn chạy khỏi cảnh bi đát của con người đang dày xéo con người.
12 giờ 30 sáng, từ xa, đã thấy đèn Hãi Đăng trên đỉnh núi Vũng Tàu quây chớp sáng loà một góc hướng ra biển Đông. Con tàu đã đến điểm dòng sông ra biển đụng hải lưu dội vào. Sóng bắt đầu nhồi lắc, rồi nhiều tiếng râm ran oẹ mửa của người bị say sóng.
Mọi người thở ra dù ai nấy mặt mũi đều nhợt nhạt vì mất ngũ. Con tàu đã ra được hải phận trước khi mặt trời lên. Nhìn vào đất mẹ lần cuối chỉ còn thấy lờ mờ núi đồi chập choạng cùng bóng nước. Bỗng có tiếng khóc oà trong khoang tàu vang ra của một bà tay bồng con dại. đầu tóc rối bù, phờ phạc.Tiếng khóc oà lẫn với lời nức nở:
“Các ông ơi cho tôi trở vô. Cho tôi trở về với chồng tôi, con tôi. Chồng con tôi còn kẹt lại trên bãi. Tôi làm sao đi được. khi không có chồng con đi cùng. Tôi van lạy các ông...”. Sau mới biết; tăc-xi bốc vội vã trong đêm, người chồng và đứa con 5 tuổi của bà bị bỏ lại ở bãi. Mọi người trên tàu đều im lặng để chia xẻ niềm đau với ba, nhưng con tàu vẩn lướt sóng ra khơi.
Khoảng một giờ chiều, nhìn vào đất liền thấy núi Vũng Tàu chỉ còn là chấm nho. Con tàu tiếp tục chạy, mang theo tiếng khóc bi thương của người đàn bà bất hạnh.
Đến hai giờ chiều, con tàu có dấu hiệu bất thường. Máy tàu phát tiếng kêu sùng sục, toàn thân tàu như rùng mình trước sóng gió rồi từ từ khựng lại không chạy được nữa. Mọi người nhốn nháo hỏi nhau tại sao. Người trả lời được câu nầy là tài công, nhưng ông ta đang bận rộn với đồ nghề trong tay, loay hoay mở máy sửa chửa. Ông tìm ra được bệnh; “bét dầu” hư, rồi thỡ dài; - không có phụ tùng thay thế.
Vậy là coi như cuộc hành trình đến đây là chấm dứt, đành buông xuôi cho số phận. Cái gọi là ”tàu” chỉ là chiếc ghe chài trong sông được tân trang lại, làm sao đủ sức chịu được sóng gió biển lớn. Trong cảnh tuyệt vọng, có người trách cứ vì tiếng khóc trù ẻo của người đàn bà nên mang sự xui xẻo đến cho cả con tàu. Có người trút cái nhìn bực tức của họ về phiá người đàn bà đau khổ.
Con tàu tiếp tục trôi bập bềnh trên sóng nước, mãi đến 4 giờ chiều, từ xa thấy một đốm trắng xuất hiện. Ai nấy náo nức hy vọng, người thì lấy áo trắng xé làm hai mảnh cầm tay đứng làm dấu hiệu cấp cứu SOS, người khác cột áo vào thanh gỗ cho cao hơn rồi đứng vẫy, những mong tàu đi ngang qua thấy được họ sẽ cứu vớt. Cái chấm trắng đã hiện rõ hình một con tàu nhưng tiếc thay nó vẫn rẽ sóng theo hãi trình của họ.
Đêm về trên Đại Dương, gió mạnh như đẩy cho ngọn sóng dâng cao, đánh vào mạn tàu. Mỗi lần sóng nhồi tàu lên là mỗi lần thấy tiếng ói mửa ào ào của thuyền nhân, ai nấy nằm bẹp dưới sàn trông thảm não. Đã thế, do tàu bị tắt máy nên bánh lái không còn điều khiển được, khiến tàu quay theo làn sóng xô đẩy chập chờn.
Thế rồi qua cơn mê, khoảng 3 giờ sáng mọi người nhốn nháo bật dậy dòm ngó, vì từ xa thật xa, có vệt sáng của đèn quệt ngang trên biển. Lại có co màn xé áo quần mang theo tẩm dầu đốt lên làm dấu hiệu SOS cầu cứu. Nhưng dù đã cố gắng hết mình, kết qủa vẫn chỉ là số không. Ánh đèn hy vọng đã rẽ vào hướng khác, chỉ còn lại biển đêm mù mịt và con tàu bất hạnh.
Cứ thế tàu trôi nổi suốt ba ngày đêm trong cơn sóng dữ, để rồi một sáng bỗng thấy xuất hiện dưới chân trời dãy cảnh lờ mờ như một cụm đảo, một ven bờ... Mọi người trên tàu lại hy vọng; biết đâu đây là một hòn đảo của Mã Lai hay của Thái Lan!
Không để mất cơ hội,thanh niên trên tàu háo hức rũ nhau ôm can nhựa nhảy xuống biển bơi vào bờ tự do. Nhưng chuyện đời không đơn giản như mình nghĩ. vì sau 3 ngày bị vùi dập trên sóng nước, thiếu ăn thiếu ngủ mất sức làm sao dám lấy sức mình chống chỏi với thiên nhiên.Một điều tối kỵ mà vua vượt biển Papillon đã nói ”Không được liều lĩnh trên đại dương với sức bé nhỏ của mình” Quả vậy, một thanh niên bị trả giá ngay khi chỉ cách tàu 20 thước, anh bị giòng hải lưu cuốn đi không cưỡng lại được, chỉ thấy đưa tay chới với cầu cứu, nhưng dây nhợ không có để vứt ra cứu nạn, thanh niên trên tàu đã nhảy biển hết rồi. Chỉ mươi mười lăm phút sau, một mạng người ngoi ngóp chìm dần chìm dần trươc cái nhìn bất lực đau xót của mọi người khi phải nhìn cái chết của bạn đồng hành.
Sau này, tôi được biết anh là một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện chợ Rẫy- Sài gòn. Riêng số phận những thanh niên và tài công bơi tấp được vào hàng đáy được thiết lập ngoài biển đều bị công an biên phòng bắt trọn. Nghe nói những chòi làm đáy nầy là những điểm canh trá hình ngoài biển của công an chống sự xâm nhập từ biển vào của phong trào Trần văn Bá từ Paris về kháng chiến. Tất cả họ đều được đưa vào đất liền khai thác để biết tình hình còn lại trên tàu của chúng tôi.
Kết quả là khoảng xế chiều, có ba chiếc tàu đánh cá quốc doanh loại lớn rẽ sóng từ đất liền hướng về tàu chúng tôi. Khi xáp lại gần, cả ba đều đồng loạt nổ súng thật dữ dội, và chạy vòng quanh tàu bắc loa kêu gọi mọi người phải nằm sát xuồng sàn, nếu không sẽ bị bắn bỏ.
Khi đã cập sát vào tàu, họ nhảy qua trói tất cả từng người lại rồi đưa hết đến mủi tàu ngồi có người canh giữ, trong khi đó bộ phận khác lục soát tịch thu mọi đồ vật trên tàu, từ hãi bàn, thuốc tây và những đồ vật quý giá khác.
Xong màn lục soát con tàu tới màn lục soát từng người chúng tôi để tìm vàng, tìm dollars. Trong khi đến phần mình, một công an hỏi tôi; ”Chú có con nhỏ đi theo chắc chú có mang tiền đi để nuôi bé, chú cho tụi tôi ở đây, kẻo vào trong đồn chú cũng bị tịch thu mà thôi”. Thấy có người “mớm trước”, tôi không bỏ cơ hội “điều đình”ngay.Tôi sẳn sàng cho chú tiền với điều kiện khi vào bờ chú cho cha con tôi trốn. Tôi nói.
“E không được đâu chú, tụi tôi là công an biên phòng, khi bắt vào phải giao nộp cho công an huyện.” Người công an trả lời. Cuộc ngả giá chưa xong thì tàu đưa chúng tôi đã đến bờ, toán công an áp giải chúng tôi vào đồn. Trời chiều, mây đen vần vũ ủ ê như tâm trạng của người bị nạn. Chúng tôi bị nhôt tạm trong một trường học nhỏ có rào dậu vây quanh.
Khoảng 10 giờ tối, họ phát cho mỗi người một chén cháo gạo đỏ ăn để gọi là “bồi dưỡng”sau mấy ngày bụng trống vì ói mữa không còn gì. Đợi cho mọi người tĩnh táo, 12 giờ đêm họ ra tay hành động. Nam riêng, nữ riêng, họ lôi từng người đi, thay nhau lục xét mò mẫm để tìm “chiến lợi phẩm.”
Sau một đêm bị “vạch lá tìm sâu,” đoàn tù trở về mặt mày ủ-ê thê thảm. Dù sao, ai nấy chắc cũng đều thầm cám ơn ơn trên đã đưa đẩy cho con tàu vào bờ, nếu tiếp tục trôi dạt ngoài biển, thật khó ai sống sót.
2. Trại tù Cầu Ngang
Sau ba ngày bị giử ở đồn công an, đoàn tù 46 người chúng tôi bi đưa về huyện Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh để, theo lời cán bộ cộng sản, thụ lý tội ”phản quốc.”
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan được sửa lời thành: ”Bước tới Cầu Ngang bóng xế tà, cỏ cây không thấy thấy AK, Lom khom dưới bến thuyền vài chiếc. Tù nhốt bên sông mấy giãy nhà”. Đây là trại tạm giam của huyện để điều tra gồm một nhà tường (dành cho nữ), một nhà lá (dành cho nam). Khu nhà lá chia làm hai, mội bên vừa nhà bếp của tù, còn bên kia là nhà còng (xà lim), tù nhân bị còng hai chân suốt ngày đêm trong còng.
Chính là tại đây, tôi cũng bị nằm trong trong còng suốt 8 tháng trời, ngày chỉ được ra ngoài 30 phút vệ sinh. Con bé con cũng nằm theo cha ngoài còng trong xà lim đó. Dãy xà lim nầy cùng chung với nhà bếp, nếu chẳng may có hõa hoạn xãy ra thì được xem như những người trong còng đều bị thiêu sống như xâu chim sẻ mà ta thường thấy bày bán cho dân nhậu ngoài bến phà.
Người thủ giử chìa khóa nhà còng là một công an chuyên trách về ăn nhậu, nếu hõa hoạn xãy ra, gặp lúc Y say xỉm nằm đầu đường xó chợ nào đó, ai tìm ra để lấy chìa khoá mở còng cho tù thoát nạn.
Nằm trong còng là một cực hình. Còng hình chữ U kẹp sát vào xương ống chân gần mắt cá, có hai vòng tròn để xâu thanh sắt kích cở 14 vào và ăn thông ra ngoài, được khoá bên ngoài. Một dãy còng xâu 12 người, khi có nhiều “thân chủ” thì còng chứa thêm 2,3 người nữa, tù phải nằm nghiêng như kiểu úp muỗng, ôm nhau hít mùi xú uế, mồ hôi tẩm vào áo quần bẩn thỉu của tù mà thỡ.
Kinh hoàng nhất là giờ khám còng hằng đêm lúc 7 giờ tối. Có lần tên công an say xin vào khám, cầm còng lên lắc lắc để chắc rằng: chân tù nhân đã tra vào còng. Khi vây sắt, còng cứa vào da người tù. Có lần một người la đau quá cán bộ ơi! Kết quả là người la đau quá lãnh thêm một gót giày vào bụng, nạn nhân một cú sấm sét nghe ự một tiếng. Nạn nhân sau đó chỉ còn kêu Mẹ ơi con chết, mẹ ơi con chết. Rồi tiếng kêu lịm dần, lịm dần. Nạn nhân đầu ngoặc qua một bên, tắt thở chết thảm. Tên cai tù vẫn đứng nhìn trừng trừng vào mọi người, khiến ai nấy như bị tê liệt không còn nhúc nhích nổi. Mãi cho đến khi chắc chắn người tù đã chết hoàn toàn hắn mới bỏ đi. Người tù xấu số là một Sĩ quan Biệt Động Quân Vùng 4.
Vậy là chi trong vòng hai tuần, tôi chứng kiến hai cái chết thảm khốc, một ngoài biển, một trong trại giam, khiến ám ảnh tâm trí mãi cho đến ngày nay.
Trại tù Cầu Ngang được quản lý bởi một thượng sĩ công an tên Tám Cầm. Hắn có cách đi theo kiểu chấm, phẩy, (chân phải tới trước rồi mới kéo chân trái theo sau). Mặt hắn tái xanh như tàu lá chuối, môi xạm tím như vỏ măng cụt, dấu hiệu bệnh sốt rét kinh niên. Có thể vì mặc cảm phận mình nên Y phải dùng quyền uy để thị oai thiên hạ. Mỗi khi tù bị kêu lên chấp pháp “làm việc” (hỏi cung) ai nấy đều biết sắp có màn lãnh đủ.
Để đối phó với Tám Cầm ác ôn nầy, tôi đã phải vẽ sẵn cho mình một lý lịch “dỏm” để khi bị kêu lên “làm việc” thì “thành thật khai báo” với Y.Suốt bốn tháng “im lặng”. Im lặng nhưng có mật báo theo dỏi dòm ngó vì nghi tôi là chủ tàu (phải cho vào còng để lo lót vàng chuộc ra). Tháng thứ 5, một buổi sáng tôi được gọi tên và cho mở còng đi theo người đội canh tù lên ban quản giáo “làm việc”. Tôi ngồi đối diện với Tám Cầm.
- Dưới trại có gì lạ không? Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi nằm trong còng có biết chuyện gì đâu. Tôi đáp.
- Chuyện một người trúng gió chết trong còng. Anh biết mà. Y nói. (Y đang nhắc anh bạn bị tên cai tù dùng cây sắt xâu còng ép cho hết thở)
- Tôi có biết, người đó nằm cạnh tôi. Tôi trả lời.
- Anh không có ý kiến gì chứ. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi là tù như họ làm sao có ý kiến. Tôi nói.
- Vậy là tốt cho anh. Y bảo.
Xoay qua tội vượt biên.
- Ai kêu anh đi chuyến nầy. Giá bao nhiêu cây (vàng). Y hỏi.
Thưa cán bộ, tôi là y-tá (Y-tá là vỏ bọc che dấu diện sĩ quan, chứ không phải y tá để làm thủ tướng của nước Việt Nam như ta thấy) đi chích dạo dưới ghe. Gặp chuyến đi, họ cần người săn sóc sức khoẻ nên giữ tôi lại cùng đi luôn, đây là tính toán của họ tôi không biết trước nên không có tốn tiền. Tôi trả lời.
- Con anh cũng có mặt, nó cũng là y tá à. Y hỏi.
- Tôi b ị vợ bỏ, sống cảnh gà trống nuôi con nên đi đâu cũng mang con theo. Tôi trả lời.(Thật tình hai cha con tốn 3 cây vàng của một ân nhân đóng cho đi).
- Anh đi lính gì và cải tạo bao lâu. Y hỏi. (Câu hỏi là bẫy chết. Nếu Y biết tôi là sĩ quan chắc sẽ cũng bị xử như người tù trong còng vậy. Mạng sống người tù như chỉ mành treo chuông)
- Thưa cán bộ,tôi trốn lính, mãi gần bảy năm sau bị bắt đưă vào trại nhập ngũ, khi khám bệnh thì được miễn vì thương tật. Tôi trả lời.
- Anh làm gì mà bị thương tật. Y hỏi
- Thưa cán bộ, tôi cày ruộng dẩm phải mìn, trâu chết tôi bị thương gãy chân, vì thương tật, yếu sức khoẻ nên được miển dịch. Tôi trả lời rồi vạch ống quần đưa vết thương cho Y xem để làm bằng chứng. (Thật tình, vết thương nầy bị ngoài chiến trường, tết Mậu thân 1968).
- Y tá, anh có biết nhịp tim trung bình của người đập bao nhiêu một phút không? Y hỏi (rất sơ đẳng, nhưng Y tưởng đây là câu hỏi khó dành cho tôi).
- Thưa cán bo, người bình thường từ 60 – 70, người già yếu thì nhanh hơn, hoặc khi bị sợ hãi thì từ 100 – 120 v.v…Tôi trả lời. Y nhìn tôi như dò xét và hỏi tiếp.
- Y tá gặp người bị nạn dưới nước anh làm gì? Y hỏi. (cũng là câu hỏi sơ đẳng, vì đã được học trong trường cũng như trong quân trường ngày trước. Xem như trúng bài tủ.)
- Thưa cán bộ, tùy theo nạn nhân có bị uống nước hay không. Tôi trả lời.
- Có uống nước.Y bảo.
- Phải vớt họ lên trước, nếu có uống nước đầy bụng thì vác ngược nạn nhân lên vai nhảy xóc xóc nước sẽ theo miệng trào ra ngoài, sau đó hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân.
Y nhìn tôi như thách thức rồi đổi qua hỏi bệnh lý.
- Sốt rét chửa thuốc gì?
- Thưa cán bộ, tùy cấp độ. Sốt cấp tính hay mãn tính mà trị. Thường thì Quinine chích,viên. Cloroquine viên, chích (trong quân đội hàng tuần đều uống thuốc nầy để đề phòng- lại trúng tủ) Nhưng gần đây có loại mới hay vô tận, trị đâu hết đó.Thuốc ngoại nhập. Tôi nói. (tôi không đọc tên thuốc để dò phản ứng của Y).
Như gãi đúng chổ ngứa, dừng lại chịu sao được, Y liền hỏi tên thuốc đó là gì.Tôi làm bộ nghiêm trọng như lục trong trí nhớ vài giây rồi đáp.
Lên làm việc với cán bộ sợ quá quên hết, khi về trại tôi sẽ tìm và báo cáo cán bộ sau.(thực tình có quên gì đâu).
Buổi làm việc tạm ngưng ở đây,sẽ làm việc tiếp. Y nói.
Qua chiêu thức đó tôi thoát nạn về trại thỡ phào nhẹ nhỏm ít nhất là trong lúc nầy.
Rồi mấy ngày sau tôi bị gọi đi làm việc lại.
Cũng tên Tám Cầm ”đón.”.
- Dưới trại có gì lạ không. Y hất hàm hỏi.
- Thưa cán bộ không có gì lạ, chỉ có hai cha con tôi bị đói.
- Sao đói.Y hỏi.
- Thưa cán bộ vì hai cha con ăn, nhưng trại chỉ cấp cho một phần cơm, tôi phải nhịn cho con nên đói. Tôi nói.( Y muốn ép lương thực để tôi gởi con về, sau 5 tháng tôi phải gởi con về để một mình dể đối phó với nghịch cảnh trong tù).
- Anh có mang tên thuốc trị sốt rét theo đó không.Y hỏi.
- Thưa cán bộ tôi không biết lên đây để hỏi việc nầy nên không mang theo (thật tình tôi câu giờ để được nhiều phút giây sống ngoài còng). Thế là tôi bị dẩn về lại trai giam để lấy tên thuốc (thực ra tôi đã thuộc nằm lòng tên thuốc nầy).
Trở lên văn phòng tôi đưa tên thuốc cho Tám Cầm, Y bảo tôi đọc cho Y nghe.Tôi đọc: “Fansida-Roch, 500mg,” và còn chua thêm câu như hăm dọa, ”tôi nhớ mang máng vậy.”
- Thuốc nầy do nước nào bào chế và bán ở đâu. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, thuốc do nước Thụy sỹ bào chế và không bán “đại trà” vì loại hiếm, mắc tiền. Tôi trả lời.
Người bị bịnh uống bao nhiêu viên một ngày. Y hỏi.
- Người bịnh nặng, ngày uống hai viên, người bịnh nhẹ, ngày một viên.Tôi nói.
Y chau mày suy nghĩ (tôi biết Y đang cần thuốc hiếm nầy vì đang mang bệnh trong người.Tôi đã chuyển sự âu lo của mình qua cho Y, vì không thấy Y hỏi gì về chuyện lính tráng của tôi nữa.
Để khỏa lấp chuyện hỏi cung, tôi nhanh chóng đề nghị:
- Thưa cán bộ ngoài chợ có bán thuốc tây không, nếu có cán bộ cho người dẫn tôi ra tìm mua hoặc đặt hàng cho cán bộ.
Suy nghĩ vài giây, Y bảo về trại rồi sẽ làm việc sau.
Tôi lại vào trại, chân lại “tử tế” tra vào còng. Mấy hôm sau, bỗng lại được kêu lên, rồi có tên quản chế kè súng dẫn tôi ra chợ mua thuốc.
Mấy tháng nằm bẹp dí trong còng, nay được bước đi ngoài đường, dù đường gập ghềnh sỏi đá nhưng vẫn sung sướng như thuỡ đi trên “con đường tình ta đi” vậy!
Chắc nhờ thuốc mua về có kết quả “khả quan” nên mấy lần “làm việc” sau không còn căng thẳng như trước nữa, vì tôi còn “phịa” cách trị bệnh sốt rét bằng mật ong vô thưởng vô phạt cho Y, với lời khẳng quyết rằng: tôi đã chữa cho nhiều người hết bệnh bằng phương pháp nầy (chỉ có trời mới biết ông y-tá đa tài nầy mà thôi).
Vì Tám Cầm xuất thân chỉ là tên du kích tại thôn làng làm sao am hiểu được chuyện đời quay cuồng đổi thay nhiều sau 75. Sau đó không lâu, tôi được chuyển trại đi nông trường trồng dừa 30/4, thoát địa ngục trần gian Cầu Ngang, nơi tôi phải trân mình ôm xác đồng đội chết oan trong còng mà ngủ với họ.
3. Nông trường dừa 30-4 Và Trại tù
Nông trường dừa bạt ngàn nầy là công lao mồ hôi, nước mắt,và máu của anh em tù “cải tạo”trại Bến Giá gần đó lập nên theo kế hoạch “kinh tế thợ đụng”. Đụng đâu làm đo (thời chưa đổi mới).
Bọn tù chúng tôi như làn sóng sau đẩy làn sóng trước, làm tiếp nông trường nầy. Hàng ngày mỗi người phải theo chỉ tiêu đào mương dài 50 m X ngang 1,2m X sâu 0m8. Đắp đập thì mỗi người 2m5 khối đất. Đám tù phải dầm mình dưới sình lầy như trâu nằm trong đầm cạn. Công việc nào sức tù cũng bị vắt kiệt. Chiều về trại không có nước tắm, cả trăm con người chỉ có cái ao nhỏ hì hụp múc xối, nước lại chảy xuống ao người khác, lại múc xối. Không tẩy hết bùn phèn bám trên da thịt nên da càng dày thêm, ngày đêm mình mẩy, áo quần đều hôi hám mùi bùn.
Tối ngủ phải trải lá dưới nền đất trong láng trại mà nằm. Khổ thay, đêm về nước thủy triều lên nền đất bị ướt, nước thấm vào lá, tù đành ngủ ngồi. Trước cảnh tù đày nghiệt ngả nầy, phải tìm cách biến hoá khổ nạn mà mình phải chịu. Do đó trong đầu tôi lúc nào cũng nuôi ý tưởng “trốn trại”. Nhưng trốn làm sao, trốn bằng cách nào cho “lọt” là điều tính toán cân não luôn vất vưởng trong đầu tôi.
Sau cùng, đành phải đem “bửu bối”thuốc trị sốt rét FANSIDA ROCHE 500mg, do vị ân nhân gởi xuống ra chinh phục nghịch cảnh.Vùng đồng lầy nước đọng nầy đa số người dân bị sốt rét. Mấy tên đội coi tù cũng không ngoại lệ.
Một hôm, giữa trưa trời nắng chang chang một tên đội ngồì trùm mền run bần bật. Tôi cho Y viên thuốc uống liền tại chổ. Chỉ 10 phút sau cơn sốt chấm dứt, tiếng lành đồn xa trong hàng ngủ cán bộ coi trại. Tôi được phong nhanh lên hàng “bác sĩ miệt vườn” để trị bệnh cho trại, nhưng chỉ “trị bịnh” ngoài giờ lao động chứ không được ưu đải nào. Tôi đính chính, minh chỉ là “y tá” chứ không phải là “bác sĩ” như loan truyền
Lần hồi mấy tên đội lân la làm quen để có dịp xin thuốc”thần dược”. Khi cá đã cắn câu, có đôi phần thuận lợi. Tôi bắt đầu ngỏ y “nhờ anh đội giúp đở”.
Tôi dọ ý nhờ tên Thâm gởi về Sài gòn môt lá thư (địa chỉ dỏm, lời trong thư chỉ xin thuốc FANSIDA 500mg mà thôi, nếu thư bị bắt cũng vô hại. Mục đích xem Y có nhiệt tình hay phản trắc gì không. Hai ngày sau Y vào, báo đã làm xong. Tôi cám ơn rối rít tỏ vẻ mừng rỡ. Tôi thưởng cho Y một viên FANSIDA.500mg.Y mừng lắm.
Bước kế tiếp tôi nói thẳng với Y.
- Tôi nhớ vợ con quá muốn về, nhưng chỉ có anh mới giúp tôi được mà thôi.
- Tôi giúp anh được cái gì.Y bảo.
Tôi vào đề luôn không còn do dự..
- Giờ anh gác, anh ngó lơ cho tôi trốn, nếu bị bắt tôi sẽ không khai cho anh và tôi sẽ cho anh một chỉ vàng trước khi đi. Tôi nói.
Trước đề nghị táo bạo của tôi.Y nói khó tính quá, để suy nghĩ rồi trả lời sau.
Qua mấy ngày Y quay lại. Tôi lập lại lời yêu cầu của tôi..
- Tôi suy nghĩ rồi, nếu anh trốn cho tôi trốn theo với. Y nói
Tôi quá đổi ngạc nhiên nói: anh có quyền đi lại tự do sao phải trốn theo tôi làm gì.
- Không phải, tôi biết anh về Sài gòn rồi cũng đi vượt biên trở lại. Anh cho tôi đi theo với. Y nói.
Tôi tá hỏa,không ngờ Y tính còn siêu hơn tôi tưởng. Tôi đem chuyện nầy bàn luận với anh em cùng nhóm. Ai cũng bảo tôi thuận đại để phần mình có dịp trốn cái đã.
Tôi không đồng tình như vậy, vì mình về được Sài gòn, ngay đời sống cuả mình còn khó khăn, biết ngày nào có chuyến đi lại, tiền đâu mà đi. Đã thế còn “cõng” thêm cục nợ ân tình nầy giải quyết làm sao cho ổn. Bỏ rơi Y giữa Sài gòn có khác nào “đem con bỏ chợ” đưa Y vào tù thay mình, quả là điều thiếu đạo đức không cho phép lương tâm mình làm thế.
Vậy là coi như kế hoạch trốn trại nầy xếp lại. Cũng vậy, còn nhiều “móc nối” khác nữa nhưng đang nửa đường thi trở ngại, kể ra không hết.
Chỉ có kế hoạch sau cùng nầy mới thành tựu để tôi “vổ cánh bay xa” không bao giờ trở lại vùng đất “không mời mà tới” cho đến ngày nay.
Nông trường dừa 30,4 rộng lớn, có phân trại tù bên trong, dùng tù để đào mương đắp đập. Trại tên”Rạch Nò”do Hai Tình làm trưởng trại. Là một nông dân chính hiệu, trạc tuổi 50, vai u thịt bắp, mình trần chân đất cả ngày lẩn đêm, chỉ mặc độc chiếc quần tây màu cứt ngựa. Uống rượu đế thay nước. Đặc biệt về đêm muỗi như trấu, tù phải vào mùng ngồi mới nói chuyện được, nhưng Y vẫn ở trần như thường mà muổi không đốt. Anh em bảo nhau đám muỗi lỡ đốt y bị ”say xỉn” hết khi muốn đưa vòi vào lổ chân lông trên người cuả Y mà đốt, vì toàn thân Y lúc nào cũng toát ra mùi đế, muổi làm sao xông vào đốt cho được. Vô tình muổi”chạy làng”. Y được miển dịch với muổi.
Khác với Tám Cầm hiểm độc, ác ôn ở Cầu Ngang. Hai Tình xởi lởi hơn, chưa bao giờ đánh tù hoặc la lối chưởi bới tù nặng lời. Nhưng có đôi mắt lườm lườm gân máu nổi lên bên trong cũng đủ nói lên được Y là tay sát thủ đáng gờm trong chức vụ huyện đội trưởng du kích ngày trước.
Một hôm Y tìm gặp tôi và ra lệnh: ”bác sĩ theo tôi.
- Đi đâu anh Hai. Tôi hỏi.
- Về nhà tôi. Y bảo.
Theo xuồng, Hai Tình đưa tôi về nhà. Nhà đơn sơ, nền gạch có chuồng heo sau mái hiên.
- Ráng ơi! Y buộc miệng gọi. Tôi không biết gọi cái gì.
Một đứa bé trạc 10 tuổi chạy ra.
- Thằng con tôi bị mủ lỗ tai, “bác sĩ” trị nó dùm tôi. Y bảo.
- Tôi nghiêng đầu thằng bé”khám”, thấy tội nghiệp cho nó. Một dòng mủ đặc chảy từ tai ra, vành tai sưng vù vì nhiễm độc do tắm sông bị nước bẩn chui vào. Tôi không có gì để chữa cho thằng bé trong hoàn cảnh nầy.
- Có mật ong không Anh Hai. Tôi hỏi.(lại mật ong).
- Có. Y trả lời.
- Anh nhỏ vào tai hai giọt, ngày ba lần, năm ngày cho tôi. Tôi nói.
(Mật ong là một tinh chất tốt có thể trị bệnh tin cậy được. Trong quá khứ khi còn trong đơn vị, tôi có đọc được bài báo ở Văn Nghệ Tiền Phong chỉ dẫn; mật ong chữa lành bệnh nám phổi (Opacite - may, không có dấu sắc). Tôi chỉ cho lính mình dùng. Trước khi ăn sáng, uống một muổng canh, trong vòng 6 tháng hết hai lít mật, chụp hình lại kết quả phổi được ghi nhận T.P.N (transparant pulmon normal). Phổi trong suốt. Hết bệnh.
Nay trong hoàn cảnh nầy, mật ong có chất sát trùng tự nhiên chắc sẽ trị được bệnh thúi tai cho thằng bé.
Một tháng sau gặp lại Hai Tình.
- Lỗ tai con anh hết chảy mũ chưa. Tôi hỏi
- Lành rồi. Y nói
- Mừng cho anh. Tôi nói.
- Bây giờ đến phần tôi. Y bảo.
- Anh Hai đau ra sao. Tôi hỏi.
- Nghẹt thỡ và sổ mũi. khô cổ nữa. Y nói. (con trâu nước nay cũng oải mình)
- Tôi không có thuốc “xịn” cho anh Hai, chỉ có thuốc nội, không tốt. Nếu có dịp đi chợ, đưa tôi đi tìm thuốc ngoại nhập mua anh Hai dùng tốt hơn. Tôi nói. (thật tình tôi có thuốc, nhưng chữa cho Y lành bệnh làm sao đi chợ để rộng đường tẩu thoát).
4/ Vổ cánh bay xa.
Thế là tương kế tựu kế tôi đã hình thành kế hoạch trốn, khi cơ hội đến.
Nghe lời tôi, vì đã co ”uy tín” trị bịnh cho con mình, Hai Tình dẫn chúng tôi đi chợ.
Trại mỗi tuần đi chợ một lần.Anh em tù ai cần mua gì ghi vào danh sách và gởi tiền cho toán đi chợ mua đem về giao lại. Chợ họp về đêm từ 3 giờ đến 6 giờ sáng như thời còn chiến tranh. Đích thân Hai Tình dẩn đi, mấy lần trước đều có đội đi theo, nhưng không hiểu sao lần nầy chỉ đi một mình với cây súng nhỏ trong người, có lẽ vì tự tin.
Phần tôi đã bố trí người của phe mình gồm một người thông suốt đia thế bao vùng từ trại giam đến Trà-Vinh 62 km, biết uống rượu, và ba người khác cũng là ba tay lưu linh hạng nặng để ra chợ thay nhau xa luân chiến phục rượu Hai Tình. Bốn chọi một.
Ra đến chợ, tôi ngỏ ý mời Hai Tình và mọi người “súc miệng” trước một xị với dĩa lòng “đưa cay lấy trớn”. Tôi nói lớn với Tâm (đi theo) chủ xị để Hai Tình cùng nghe, tiếp Anh Hai cho “đẹp” nghe Tâm, vì hiếm khi được đi với Anh Hai. Thế là “xị nối xị”, hết dĩa lòng nầy qua móng heo khác thay nhau làm đẹp ý Anh Hai.
Để lấy lòng tin, tôi bảo Hai Tình ngừng nhậu theo tôi đi mua thuốc kẻo chợ tan tìm không ra (trước đó tôi đã đi găp mấy bà bán thuốc nói nhỏ. Khi có cán bộ hỏi mua thuốc, nhờ mấy bà nói hết hàng, hẹn lần sau,v ì tôi là tù không có tiền mua thuốc cho cán bộ đâu).
Y như kịch bản, Hai Tình hỏi đến đâu cũng được nói giống nhau. Tiếc quá hết thuốc.
- Xui quá Anh Hai. Tôi nói.
- Thôi đến nhậu tiếp, biết đâu rượu lần nầy ngon sẽ chửa được bênh. Tôi nói.
Cuộc nhậu xa luân chiến giửa bốn người với Hai Tình tiếp diễn từ 4 giờ sáng hôm trước đến 8 giờ tối hôm sau mới vật ngã được con trâu nước Hai Tình nằm lăn quay. Tôi mượn tiền chợ anh em gởi, trả chủ quán rôì dìu Hai Tình nằm trước sạp trống, lấy hết đạn trong súng ra liệng xa, súng để bên cạnh đắp chiếu lại kẻo sợ Y trúng gió chết.
Một người trong bọn đề nghị với tôi: “Để chắc ăn nên cho Hai Tình đi mò tôm luôn”. Tôi giật mình trước ý nghĩ tàn bạo nầy. Tôi không đồng ý vì cho rằng; mình tìm về với gia đình tại sao lấy mất sự sống của gia đình người khác. Không có đạo đức. Tôi không đồng ý.
Thế là chúng tôi 5 người bắt đầu “cất cánh bay xa”. Như cơn lốc. Những bước chạy đầu tiên trong đêm có vẻ chập choạng vì ảnh hưởng cuộc rượu. Mãi đến 2 giờ sáng người mới tĩnh dần thì đã gần đến huyện Cầu Ngang nơi tôi đã bị còng 8 tháng trong còng. (vì độc đạo nên phải qua đây).
Một vở kịch ngắn đưọc diễn ra: Tất cả chúng tôi vờ say, la lối om sòm khi đi ngang qua huyện nầy như thường tình bộ đội ở Campuchia về nhậu quá chén trong đêm, nên công an cũng e-dè không dám đụng. Nếu âm thầm di chuyển sẽ bị nghi là tù trốn trại (có người đã bị bắt lại trong quá khứ).
Vở kịch diển ra theo ý muốn, nên qua “ải” Cầu Ngang dể dàng rồi tiếp tục đi nước rút. Gặp bộ hành ngược chiều phải ẩn núp bên đường để tránh lộ tung tích nếu chẳng may có người đuổi theo dò hỏi.
Theo tôi ước tính, phải đến 4 giờ sáng Hai Tình mới tĩnh dậy. Muốn đuổi theo phải về trại cách chợ 9 km rồi điều động lực lượng để “hành quân” thì “địch” đã đủ thì giờ ngồi uống cà phê bên Bắc Mỹ Thuận rồi.
Quả vậy, 5 giờ sáng chúng tôi đã đến “Đầu Bờ” gần một làng người Miên. Họ thức giấc sớm để ra ruộng. Họ nhìn chúng tôi dưới ruộng nước đang rửa ráy mình mẩy để chuẩn bị vào thành phố, người Miên hiền hoà không đi báo cáo khi thấy chuyện lạ. Chúng tôi vào nhà người quen ở Ao Bà Om (một thắng cảnh mà Chu Tử tả trong truyện Yêu ngày trước) do Tâm hướng dẫn. Tại đây, được chủ nhà cho áo quần thay, cho mượn tiền tùy theo lộ trình để thuê xe ôm mỗi người rẽ một lối. Chúng tôi từ biệt nhau cho đến ngày nay không bao giờ gặp lại.
Qua ký ức nầy nếu có bạn nào trong nhóm “cất cánh bay xa” với tôi còn sống, xin lên tiếng để biết các bạn đang ở nơi đâu. Mong bạn an vui trong cõi ta bà nầy.
Một tháng sau có chuyến thăm nuôi, tôi gởi tiền trả lại cho anh em dưới trại, vì đã tạm mượn tiền của họ “lo cuộc rượu” cho Hai Tình xỉn để tìm tự do. Sau cũng được bà con thăm nuôi về kể lại, khi Hai Tình về trại với hai bàn”tay trắng”. Y nói cho đở ngượng miệng ”Tụi thằng Thu trốn, bị xã bên kia bắt rồi”, sẽ cho người dẫn về xử bắn bọn chúng. Chắc chắn điền nầy sẽ xãy ra với Hai Tình nếu tôi bị bắt lại.
May thay tôi vẫn còn sống đến ngày nay trên đất cowboys Texsas Mỹ,để kể chuyện quay cuồng của thời thế nhân 30/4 đen. Đen như mỏm chó,cho bà con nghe.
Cuộc “vổ cánh bay xa” thành công nhờ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Có thiên thời vì nhờ đi chợ đêm. Địa lợi, vì ra khỏi trại được 9 km, thoát được vòng kềm của trại. Nhân hoà vì anh em cùng hành động ăn ý nhau theo lệnh của người tổ chức. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: Đó là do Hai Tình chủ quan, mất cảnh giác với tù, Y đi một mình để dễ bề ăn nhậu, không mang theo lính để giữ tù. Vì vậy có khác nào Hai Tình đã “tiển chân” chúng tôi đi một đoạn đường dài 9 km từ trại ra chợ, nhờ vậy đường thoát thân của tôi được thu ngắn lại.
Về đến Sài gòn gặp lại con, mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào không nói thành lời.S au đó phải tất bật vào đời để kiếm sống và nuôi con, mà chợ trời là môi trường cho kẻ thất cơ lỡ vận tìm đến, và cũng chính từ đây, tôi trúng một lô hàng thuốc tây được 6 cây vàng. Cơ hội lại mỉm cười với tôi, đã chắp cánh cho tôi bay xa một lần nữa qua Mỹ cho đến ngày nay. Đây là chuyến đi đã kể trong bài “Những cái tết khó quên sau 75”.VVNM tháng 3/2015.
Tóm lại, cuộc hành trình tìm tự do của tôi lần nầy chẳng may bị rơi vào chốn “gió tanh mưa máu” của Tám Cầm rồi Hai Tình. Để sống còn, tôi phải dùng “mưu thần chước qủy” của mình để tự cứu mình ra khỏi địa ngục trần gian của Cộng sản đang trải dài trên khắp quê hương.
Dù đã trải qua 19 tháng tù đọa đày, 8 tháng trong còng (nhứt nhựt tại CÒNG, thiên thu tại ngoại) cùng với bao nỗi kinh hoàng khác mà tôi phải chứng kiến, tôi vẩn tâm niệm, không giết người duới ngựa, khi Hai Tình đã thuộc về tôi kiểm soát, dù đã có đề nghị cho Hai Tình đi “mò Tôm” và đem ngươì lính gác lên “bỏ chợ” trên Sài gòn để họ lâm nạn sau nầy. Nhưng tôi không làm vì trái với đạo lý nhà Phật mà tôi đang tôn thờ (giết người không có tự vệ). Ngoài ra còn trái với đạo lý nhân bản mà xã hội trước 1975 đã đào tạo cho tôi được thấm nhuần sâu sắc khi phải hành xử ngoài đời. Phải làm khác những gì mà Tám Cầm và Hai Tình làm mới có chính nghĩa.
Năm 1989 bố con tôi tái vượt biển đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.
Nay 29 năm sau, mỗi lần khơi lại ký ức, chẳng biết bao giờ tôi nhớ lại ngày “cất cánh bay xa” thành công mà mừng, nếu không, ắt tôi đã bị Hai Tình xử bắn, dập xác bên bìa rừng, còn đâu viết được mấy giòng nầy khi hằng năm 30/4 đen hiện về.
Ngô Văn Thu
https://vietbao.com/p231953a236469/vo-canh-bay-xa
l. Vượt biển
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
Xe đến quốc lộ 4 gần Mỹ Tho thì ngừng lại cho khách xuống, người dẫn lộ đưa đoàn theo đường ruộng vào một quán cà phê, một ít khách đang có mặt, chắc đây là điểm tập trung.
Không lâu sau, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi rút theo họ lẩn vào bóng đêm, đến một cầu sắt xe lửa và xuống căn nhà nhỏ bên cầu, vào nhà đi thẳng ra sau xuống bãi nơi đã có mấy chiếc xuồng con, gọi là ”tắc xi” đậu sẵn. Chỉ mười phút sau tắc xi rời bãi đưa chúng tôi ra “tàu”.
Tắc xi chạy luồn lách trên sông qua những đoạn sông có “hàng đáy” giăng lưới ngang như những rào cản trông thật hãi hùng. Nếu chẳng may vướng vào đáy, tắc xi sẽ lật nhào, nước chảy xiết, bốn bề vắng lặng, ai biết được số phận những người ra đi chìm nổi thế nào.
Độ một giờ sau, tắc xi cập vào “tàu” đang ẩn mình bên tàng cây chờ đợi. Mọi người được lệnh, vội vã lên ”tàu”. Nước chảy xiết, dù đã cố kềm chặt vào hông tàu, nhưng tắc xi vẩn bị lắc lư xê dịch. Trong bóng đêm, thật rất khó bám vào thành tàu để lấy đà trườn lên. Phần tôi vì có con nhỏ nên vất vả hơn. Bồng con ném trước qua thành tàu, kế tiếp ném túi xách lên rồi đến phần mình. Chồm người níu chặt mạng tàu rướn lên bật vào tàu. Hai bố con qua được cơn căng thẳng hiểm nghèo này cũng đã là bước đầu may mắn.
Sau khi đã kiểm “hàng” con tàu đã vội vã rời bến. Đêm đen như giúp phần che chở cho con tàu đang trốn chạy khỏi cảnh bi đát của con người đang dày xéo con người.
12 giờ 30 sáng, từ xa, đã thấy đèn Hãi Đăng trên đỉnh núi Vũng Tàu quây chớp sáng loà một góc hướng ra biển Đông. Con tàu đã đến điểm dòng sông ra biển đụng hải lưu dội vào. Sóng bắt đầu nhồi lắc, rồi nhiều tiếng râm ran oẹ mửa của người bị say sóng.
Mọi người thở ra dù ai nấy mặt mũi đều nhợt nhạt vì mất ngũ. Con tàu đã ra được hải phận trước khi mặt trời lên. Nhìn vào đất mẹ lần cuối chỉ còn thấy lờ mờ núi đồi chập choạng cùng bóng nước. Bỗng có tiếng khóc oà trong khoang tàu vang ra của một bà tay bồng con dại. đầu tóc rối bù, phờ phạc.Tiếng khóc oà lẫn với lời nức nở:
“Các ông ơi cho tôi trở vô. Cho tôi trở về với chồng tôi, con tôi. Chồng con tôi còn kẹt lại trên bãi. Tôi làm sao đi được. khi không có chồng con đi cùng. Tôi van lạy các ông...”. Sau mới biết; tăc-xi bốc vội vã trong đêm, người chồng và đứa con 5 tuổi của bà bị bỏ lại ở bãi. Mọi người trên tàu đều im lặng để chia xẻ niềm đau với ba, nhưng con tàu vẩn lướt sóng ra khơi.
Khoảng một giờ chiều, nhìn vào đất liền thấy núi Vũng Tàu chỉ còn là chấm nho. Con tàu tiếp tục chạy, mang theo tiếng khóc bi thương của người đàn bà bất hạnh.
Đến hai giờ chiều, con tàu có dấu hiệu bất thường. Máy tàu phát tiếng kêu sùng sục, toàn thân tàu như rùng mình trước sóng gió rồi từ từ khựng lại không chạy được nữa. Mọi người nhốn nháo hỏi nhau tại sao. Người trả lời được câu nầy là tài công, nhưng ông ta đang bận rộn với đồ nghề trong tay, loay hoay mở máy sửa chửa. Ông tìm ra được bệnh; “bét dầu” hư, rồi thỡ dài; - không có phụ tùng thay thế.
Vậy là coi như cuộc hành trình đến đây là chấm dứt, đành buông xuôi cho số phận. Cái gọi là ”tàu” chỉ là chiếc ghe chài trong sông được tân trang lại, làm sao đủ sức chịu được sóng gió biển lớn. Trong cảnh tuyệt vọng, có người trách cứ vì tiếng khóc trù ẻo của người đàn bà nên mang sự xui xẻo đến cho cả con tàu. Có người trút cái nhìn bực tức của họ về phiá người đàn bà đau khổ.
Con tàu tiếp tục trôi bập bềnh trên sóng nước, mãi đến 4 giờ chiều, từ xa thấy một đốm trắng xuất hiện. Ai nấy náo nức hy vọng, người thì lấy áo trắng xé làm hai mảnh cầm tay đứng làm dấu hiệu cấp cứu SOS, người khác cột áo vào thanh gỗ cho cao hơn rồi đứng vẫy, những mong tàu đi ngang qua thấy được họ sẽ cứu vớt. Cái chấm trắng đã hiện rõ hình một con tàu nhưng tiếc thay nó vẫn rẽ sóng theo hãi trình của họ.
Đêm về trên Đại Dương, gió mạnh như đẩy cho ngọn sóng dâng cao, đánh vào mạn tàu. Mỗi lần sóng nhồi tàu lên là mỗi lần thấy tiếng ói mửa ào ào của thuyền nhân, ai nấy nằm bẹp dưới sàn trông thảm não. Đã thế, do tàu bị tắt máy nên bánh lái không còn điều khiển được, khiến tàu quay theo làn sóng xô đẩy chập chờn.
Thế rồi qua cơn mê, khoảng 3 giờ sáng mọi người nhốn nháo bật dậy dòm ngó, vì từ xa thật xa, có vệt sáng của đèn quệt ngang trên biển. Lại có co màn xé áo quần mang theo tẩm dầu đốt lên làm dấu hiệu SOS cầu cứu. Nhưng dù đã cố gắng hết mình, kết qủa vẫn chỉ là số không. Ánh đèn hy vọng đã rẽ vào hướng khác, chỉ còn lại biển đêm mù mịt và con tàu bất hạnh.
Cứ thế tàu trôi nổi suốt ba ngày đêm trong cơn sóng dữ, để rồi một sáng bỗng thấy xuất hiện dưới chân trời dãy cảnh lờ mờ như một cụm đảo, một ven bờ... Mọi người trên tàu lại hy vọng; biết đâu đây là một hòn đảo của Mã Lai hay của Thái Lan!
Không để mất cơ hội,thanh niên trên tàu háo hức rũ nhau ôm can nhựa nhảy xuống biển bơi vào bờ tự do. Nhưng chuyện đời không đơn giản như mình nghĩ. vì sau 3 ngày bị vùi dập trên sóng nước, thiếu ăn thiếu ngủ mất sức làm sao dám lấy sức mình chống chỏi với thiên nhiên.Một điều tối kỵ mà vua vượt biển Papillon đã nói ”Không được liều lĩnh trên đại dương với sức bé nhỏ của mình” Quả vậy, một thanh niên bị trả giá ngay khi chỉ cách tàu 20 thước, anh bị giòng hải lưu cuốn đi không cưỡng lại được, chỉ thấy đưa tay chới với cầu cứu, nhưng dây nhợ không có để vứt ra cứu nạn, thanh niên trên tàu đã nhảy biển hết rồi. Chỉ mươi mười lăm phút sau, một mạng người ngoi ngóp chìm dần chìm dần trươc cái nhìn bất lực đau xót của mọi người khi phải nhìn cái chết của bạn đồng hành.
Sau này, tôi được biết anh là một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện chợ Rẫy- Sài gòn. Riêng số phận những thanh niên và tài công bơi tấp được vào hàng đáy được thiết lập ngoài biển đều bị công an biên phòng bắt trọn. Nghe nói những chòi làm đáy nầy là những điểm canh trá hình ngoài biển của công an chống sự xâm nhập từ biển vào của phong trào Trần văn Bá từ Paris về kháng chiến. Tất cả họ đều được đưa vào đất liền khai thác để biết tình hình còn lại trên tàu của chúng tôi.
Kết quả là khoảng xế chiều, có ba chiếc tàu đánh cá quốc doanh loại lớn rẽ sóng từ đất liền hướng về tàu chúng tôi. Khi xáp lại gần, cả ba đều đồng loạt nổ súng thật dữ dội, và chạy vòng quanh tàu bắc loa kêu gọi mọi người phải nằm sát xuồng sàn, nếu không sẽ bị bắn bỏ.
Khi đã cập sát vào tàu, họ nhảy qua trói tất cả từng người lại rồi đưa hết đến mủi tàu ngồi có người canh giữ, trong khi đó bộ phận khác lục soát tịch thu mọi đồ vật trên tàu, từ hãi bàn, thuốc tây và những đồ vật quý giá khác.
Xong màn lục soát con tàu tới màn lục soát từng người chúng tôi để tìm vàng, tìm dollars. Trong khi đến phần mình, một công an hỏi tôi; ”Chú có con nhỏ đi theo chắc chú có mang tiền đi để nuôi bé, chú cho tụi tôi ở đây, kẻo vào trong đồn chú cũng bị tịch thu mà thôi”. Thấy có người “mớm trước”, tôi không bỏ cơ hội “điều đình”ngay.Tôi sẳn sàng cho chú tiền với điều kiện khi vào bờ chú cho cha con tôi trốn. Tôi nói.
“E không được đâu chú, tụi tôi là công an biên phòng, khi bắt vào phải giao nộp cho công an huyện.” Người công an trả lời. Cuộc ngả giá chưa xong thì tàu đưa chúng tôi đã đến bờ, toán công an áp giải chúng tôi vào đồn. Trời chiều, mây đen vần vũ ủ ê như tâm trạng của người bị nạn. Chúng tôi bị nhôt tạm trong một trường học nhỏ có rào dậu vây quanh.
Khoảng 10 giờ tối, họ phát cho mỗi người một chén cháo gạo đỏ ăn để gọi là “bồi dưỡng”sau mấy ngày bụng trống vì ói mữa không còn gì. Đợi cho mọi người tĩnh táo, 12 giờ đêm họ ra tay hành động. Nam riêng, nữ riêng, họ lôi từng người đi, thay nhau lục xét mò mẫm để tìm “chiến lợi phẩm.”
Sau một đêm bị “vạch lá tìm sâu,” đoàn tù trở về mặt mày ủ-ê thê thảm. Dù sao, ai nấy chắc cũng đều thầm cám ơn ơn trên đã đưa đẩy cho con tàu vào bờ, nếu tiếp tục trôi dạt ngoài biển, thật khó ai sống sót.
2. Trại tù Cầu Ngang
Sau ba ngày bị giử ở đồn công an, đoàn tù 46 người chúng tôi bi đưa về huyện Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh để, theo lời cán bộ cộng sản, thụ lý tội ”phản quốc.”
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan được sửa lời thành: ”Bước tới Cầu Ngang bóng xế tà, cỏ cây không thấy thấy AK, Lom khom dưới bến thuyền vài chiếc. Tù nhốt bên sông mấy giãy nhà”. Đây là trại tạm giam của huyện để điều tra gồm một nhà tường (dành cho nữ), một nhà lá (dành cho nam). Khu nhà lá chia làm hai, mội bên vừa nhà bếp của tù, còn bên kia là nhà còng (xà lim), tù nhân bị còng hai chân suốt ngày đêm trong còng.
Chính là tại đây, tôi cũng bị nằm trong trong còng suốt 8 tháng trời, ngày chỉ được ra ngoài 30 phút vệ sinh. Con bé con cũng nằm theo cha ngoài còng trong xà lim đó. Dãy xà lim nầy cùng chung với nhà bếp, nếu chẳng may có hõa hoạn xãy ra thì được xem như những người trong còng đều bị thiêu sống như xâu chim sẻ mà ta thường thấy bày bán cho dân nhậu ngoài bến phà.
Người thủ giử chìa khóa nhà còng là một công an chuyên trách về ăn nhậu, nếu hõa hoạn xãy ra, gặp lúc Y say xỉm nằm đầu đường xó chợ nào đó, ai tìm ra để lấy chìa khoá mở còng cho tù thoát nạn.
Nằm trong còng là một cực hình. Còng hình chữ U kẹp sát vào xương ống chân gần mắt cá, có hai vòng tròn để xâu thanh sắt kích cở 14 vào và ăn thông ra ngoài, được khoá bên ngoài. Một dãy còng xâu 12 người, khi có nhiều “thân chủ” thì còng chứa thêm 2,3 người nữa, tù phải nằm nghiêng như kiểu úp muỗng, ôm nhau hít mùi xú uế, mồ hôi tẩm vào áo quần bẩn thỉu của tù mà thỡ.
Kinh hoàng nhất là giờ khám còng hằng đêm lúc 7 giờ tối. Có lần tên công an say xin vào khám, cầm còng lên lắc lắc để chắc rằng: chân tù nhân đã tra vào còng. Khi vây sắt, còng cứa vào da người tù. Có lần một người la đau quá cán bộ ơi! Kết quả là người la đau quá lãnh thêm một gót giày vào bụng, nạn nhân một cú sấm sét nghe ự một tiếng. Nạn nhân sau đó chỉ còn kêu Mẹ ơi con chết, mẹ ơi con chết. Rồi tiếng kêu lịm dần, lịm dần. Nạn nhân đầu ngoặc qua một bên, tắt thở chết thảm. Tên cai tù vẫn đứng nhìn trừng trừng vào mọi người, khiến ai nấy như bị tê liệt không còn nhúc nhích nổi. Mãi cho đến khi chắc chắn người tù đã chết hoàn toàn hắn mới bỏ đi. Người tù xấu số là một Sĩ quan Biệt Động Quân Vùng 4.
Vậy là chi trong vòng hai tuần, tôi chứng kiến hai cái chết thảm khốc, một ngoài biển, một trong trại giam, khiến ám ảnh tâm trí mãi cho đến ngày nay.
Trại tù Cầu Ngang được quản lý bởi một thượng sĩ công an tên Tám Cầm. Hắn có cách đi theo kiểu chấm, phẩy, (chân phải tới trước rồi mới kéo chân trái theo sau). Mặt hắn tái xanh như tàu lá chuối, môi xạm tím như vỏ măng cụt, dấu hiệu bệnh sốt rét kinh niên. Có thể vì mặc cảm phận mình nên Y phải dùng quyền uy để thị oai thiên hạ. Mỗi khi tù bị kêu lên chấp pháp “làm việc” (hỏi cung) ai nấy đều biết sắp có màn lãnh đủ.
Để đối phó với Tám Cầm ác ôn nầy, tôi đã phải vẽ sẵn cho mình một lý lịch “dỏm” để khi bị kêu lên “làm việc” thì “thành thật khai báo” với Y.Suốt bốn tháng “im lặng”. Im lặng nhưng có mật báo theo dỏi dòm ngó vì nghi tôi là chủ tàu (phải cho vào còng để lo lót vàng chuộc ra). Tháng thứ 5, một buổi sáng tôi được gọi tên và cho mở còng đi theo người đội canh tù lên ban quản giáo “làm việc”. Tôi ngồi đối diện với Tám Cầm.
- Dưới trại có gì lạ không? Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi nằm trong còng có biết chuyện gì đâu. Tôi đáp.
- Chuyện một người trúng gió chết trong còng. Anh biết mà. Y nói. (Y đang nhắc anh bạn bị tên cai tù dùng cây sắt xâu còng ép cho hết thở)
- Tôi có biết, người đó nằm cạnh tôi. Tôi trả lời.
- Anh không có ý kiến gì chứ. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi là tù như họ làm sao có ý kiến. Tôi nói.
- Vậy là tốt cho anh. Y bảo.
Xoay qua tội vượt biên.
- Ai kêu anh đi chuyến nầy. Giá bao nhiêu cây (vàng). Y hỏi.
Thưa cán bộ, tôi là y-tá (Y-tá là vỏ bọc che dấu diện sĩ quan, chứ không phải y tá để làm thủ tướng của nước Việt Nam như ta thấy) đi chích dạo dưới ghe. Gặp chuyến đi, họ cần người săn sóc sức khoẻ nên giữ tôi lại cùng đi luôn, đây là tính toán của họ tôi không biết trước nên không có tốn tiền. Tôi trả lời.
- Con anh cũng có mặt, nó cũng là y tá à. Y hỏi.
- Tôi b ị vợ bỏ, sống cảnh gà trống nuôi con nên đi đâu cũng mang con theo. Tôi trả lời.(Thật tình hai cha con tốn 3 cây vàng của một ân nhân đóng cho đi).
- Anh đi lính gì và cải tạo bao lâu. Y hỏi. (Câu hỏi là bẫy chết. Nếu Y biết tôi là sĩ quan chắc sẽ cũng bị xử như người tù trong còng vậy. Mạng sống người tù như chỉ mành treo chuông)
- Thưa cán bộ,tôi trốn lính, mãi gần bảy năm sau bị bắt đưă vào trại nhập ngũ, khi khám bệnh thì được miễn vì thương tật. Tôi trả lời.
- Anh làm gì mà bị thương tật. Y hỏi
- Thưa cán bộ, tôi cày ruộng dẩm phải mìn, trâu chết tôi bị thương gãy chân, vì thương tật, yếu sức khoẻ nên được miển dịch. Tôi trả lời rồi vạch ống quần đưa vết thương cho Y xem để làm bằng chứng. (Thật tình, vết thương nầy bị ngoài chiến trường, tết Mậu thân 1968).
- Y tá, anh có biết nhịp tim trung bình của người đập bao nhiêu một phút không? Y hỏi (rất sơ đẳng, nhưng Y tưởng đây là câu hỏi khó dành cho tôi).
- Thưa cán bo, người bình thường từ 60 – 70, người già yếu thì nhanh hơn, hoặc khi bị sợ hãi thì từ 100 – 120 v.v…Tôi trả lời. Y nhìn tôi như dò xét và hỏi tiếp.
- Y tá gặp người bị nạn dưới nước anh làm gì? Y hỏi. (cũng là câu hỏi sơ đẳng, vì đã được học trong trường cũng như trong quân trường ngày trước. Xem như trúng bài tủ.)
- Thưa cán bộ, tùy theo nạn nhân có bị uống nước hay không. Tôi trả lời.
- Có uống nước.Y bảo.
- Phải vớt họ lên trước, nếu có uống nước đầy bụng thì vác ngược nạn nhân lên vai nhảy xóc xóc nước sẽ theo miệng trào ra ngoài, sau đó hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân.
Y nhìn tôi như thách thức rồi đổi qua hỏi bệnh lý.
- Sốt rét chửa thuốc gì?
- Thưa cán bộ, tùy cấp độ. Sốt cấp tính hay mãn tính mà trị. Thường thì Quinine chích,viên. Cloroquine viên, chích (trong quân đội hàng tuần đều uống thuốc nầy để đề phòng- lại trúng tủ) Nhưng gần đây có loại mới hay vô tận, trị đâu hết đó.Thuốc ngoại nhập. Tôi nói. (tôi không đọc tên thuốc để dò phản ứng của Y).
Như gãi đúng chổ ngứa, dừng lại chịu sao được, Y liền hỏi tên thuốc đó là gì.Tôi làm bộ nghiêm trọng như lục trong trí nhớ vài giây rồi đáp.
Lên làm việc với cán bộ sợ quá quên hết, khi về trại tôi sẽ tìm và báo cáo cán bộ sau.(thực tình có quên gì đâu).
Buổi làm việc tạm ngưng ở đây,sẽ làm việc tiếp. Y nói.
Qua chiêu thức đó tôi thoát nạn về trại thỡ phào nhẹ nhỏm ít nhất là trong lúc nầy.
Rồi mấy ngày sau tôi bị gọi đi làm việc lại.
Cũng tên Tám Cầm ”đón.”.
- Dưới trại có gì lạ không. Y hất hàm hỏi.
- Thưa cán bộ không có gì lạ, chỉ có hai cha con tôi bị đói.
- Sao đói.Y hỏi.
- Thưa cán bộ vì hai cha con ăn, nhưng trại chỉ cấp cho một phần cơm, tôi phải nhịn cho con nên đói. Tôi nói.( Y muốn ép lương thực để tôi gởi con về, sau 5 tháng tôi phải gởi con về để một mình dể đối phó với nghịch cảnh trong tù).
- Anh có mang tên thuốc trị sốt rét theo đó không.Y hỏi.
- Thưa cán bộ tôi không biết lên đây để hỏi việc nầy nên không mang theo (thật tình tôi câu giờ để được nhiều phút giây sống ngoài còng). Thế là tôi bị dẩn về lại trai giam để lấy tên thuốc (thực ra tôi đã thuộc nằm lòng tên thuốc nầy).
Trở lên văn phòng tôi đưa tên thuốc cho Tám Cầm, Y bảo tôi đọc cho Y nghe.Tôi đọc: “Fansida-Roch, 500mg,” và còn chua thêm câu như hăm dọa, ”tôi nhớ mang máng vậy.”
- Thuốc nầy do nước nào bào chế và bán ở đâu. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, thuốc do nước Thụy sỹ bào chế và không bán “đại trà” vì loại hiếm, mắc tiền. Tôi trả lời.
Người bị bịnh uống bao nhiêu viên một ngày. Y hỏi.
- Người bịnh nặng, ngày uống hai viên, người bịnh nhẹ, ngày một viên.Tôi nói.
Y chau mày suy nghĩ (tôi biết Y đang cần thuốc hiếm nầy vì đang mang bệnh trong người.Tôi đã chuyển sự âu lo của mình qua cho Y, vì không thấy Y hỏi gì về chuyện lính tráng của tôi nữa.
Để khỏa lấp chuyện hỏi cung, tôi nhanh chóng đề nghị:
- Thưa cán bộ ngoài chợ có bán thuốc tây không, nếu có cán bộ cho người dẫn tôi ra tìm mua hoặc đặt hàng cho cán bộ.
Suy nghĩ vài giây, Y bảo về trại rồi sẽ làm việc sau.
Tôi lại vào trại, chân lại “tử tế” tra vào còng. Mấy hôm sau, bỗng lại được kêu lên, rồi có tên quản chế kè súng dẫn tôi ra chợ mua thuốc.
Mấy tháng nằm bẹp dí trong còng, nay được bước đi ngoài đường, dù đường gập ghềnh sỏi đá nhưng vẫn sung sướng như thuỡ đi trên “con đường tình ta đi” vậy!
Chắc nhờ thuốc mua về có kết quả “khả quan” nên mấy lần “làm việc” sau không còn căng thẳng như trước nữa, vì tôi còn “phịa” cách trị bệnh sốt rét bằng mật ong vô thưởng vô phạt cho Y, với lời khẳng quyết rằng: tôi đã chữa cho nhiều người hết bệnh bằng phương pháp nầy (chỉ có trời mới biết ông y-tá đa tài nầy mà thôi).
Vì Tám Cầm xuất thân chỉ là tên du kích tại thôn làng làm sao am hiểu được chuyện đời quay cuồng đổi thay nhiều sau 75. Sau đó không lâu, tôi được chuyển trại đi nông trường trồng dừa 30/4, thoát địa ngục trần gian Cầu Ngang, nơi tôi phải trân mình ôm xác đồng đội chết oan trong còng mà ngủ với họ.
3. Nông trường dừa 30-4 Và Trại tù
Nông trường dừa bạt ngàn nầy là công lao mồ hôi, nước mắt,và máu của anh em tù “cải tạo”trại Bến Giá gần đó lập nên theo kế hoạch “kinh tế thợ đụng”. Đụng đâu làm đo (thời chưa đổi mới).
Bọn tù chúng tôi như làn sóng sau đẩy làn sóng trước, làm tiếp nông trường nầy. Hàng ngày mỗi người phải theo chỉ tiêu đào mương dài 50 m X ngang 1,2m X sâu 0m8. Đắp đập thì mỗi người 2m5 khối đất. Đám tù phải dầm mình dưới sình lầy như trâu nằm trong đầm cạn. Công việc nào sức tù cũng bị vắt kiệt. Chiều về trại không có nước tắm, cả trăm con người chỉ có cái ao nhỏ hì hụp múc xối, nước lại chảy xuống ao người khác, lại múc xối. Không tẩy hết bùn phèn bám trên da thịt nên da càng dày thêm, ngày đêm mình mẩy, áo quần đều hôi hám mùi bùn.
Tối ngủ phải trải lá dưới nền đất trong láng trại mà nằm. Khổ thay, đêm về nước thủy triều lên nền đất bị ướt, nước thấm vào lá, tù đành ngủ ngồi. Trước cảnh tù đày nghiệt ngả nầy, phải tìm cách biến hoá khổ nạn mà mình phải chịu. Do đó trong đầu tôi lúc nào cũng nuôi ý tưởng “trốn trại”. Nhưng trốn làm sao, trốn bằng cách nào cho “lọt” là điều tính toán cân não luôn vất vưởng trong đầu tôi.
Sau cùng, đành phải đem “bửu bối”thuốc trị sốt rét FANSIDA ROCHE 500mg, do vị ân nhân gởi xuống ra chinh phục nghịch cảnh.Vùng đồng lầy nước đọng nầy đa số người dân bị sốt rét. Mấy tên đội coi tù cũng không ngoại lệ.
Một hôm, giữa trưa trời nắng chang chang một tên đội ngồì trùm mền run bần bật. Tôi cho Y viên thuốc uống liền tại chổ. Chỉ 10 phút sau cơn sốt chấm dứt, tiếng lành đồn xa trong hàng ngủ cán bộ coi trại. Tôi được phong nhanh lên hàng “bác sĩ miệt vườn” để trị bệnh cho trại, nhưng chỉ “trị bịnh” ngoài giờ lao động chứ không được ưu đải nào. Tôi đính chính, minh chỉ là “y tá” chứ không phải là “bác sĩ” như loan truyền
Lần hồi mấy tên đội lân la làm quen để có dịp xin thuốc”thần dược”. Khi cá đã cắn câu, có đôi phần thuận lợi. Tôi bắt đầu ngỏ y “nhờ anh đội giúp đở”.
Tôi dọ ý nhờ tên Thâm gởi về Sài gòn môt lá thư (địa chỉ dỏm, lời trong thư chỉ xin thuốc FANSIDA 500mg mà thôi, nếu thư bị bắt cũng vô hại. Mục đích xem Y có nhiệt tình hay phản trắc gì không. Hai ngày sau Y vào, báo đã làm xong. Tôi cám ơn rối rít tỏ vẻ mừng rỡ. Tôi thưởng cho Y một viên FANSIDA.500mg.Y mừng lắm.
Bước kế tiếp tôi nói thẳng với Y.
- Tôi nhớ vợ con quá muốn về, nhưng chỉ có anh mới giúp tôi được mà thôi.
- Tôi giúp anh được cái gì.Y bảo.
Tôi vào đề luôn không còn do dự..
- Giờ anh gác, anh ngó lơ cho tôi trốn, nếu bị bắt tôi sẽ không khai cho anh và tôi sẽ cho anh một chỉ vàng trước khi đi. Tôi nói.
Trước đề nghị táo bạo của tôi.Y nói khó tính quá, để suy nghĩ rồi trả lời sau.
Qua mấy ngày Y quay lại. Tôi lập lại lời yêu cầu của tôi..
- Tôi suy nghĩ rồi, nếu anh trốn cho tôi trốn theo với. Y nói
Tôi quá đổi ngạc nhiên nói: anh có quyền đi lại tự do sao phải trốn theo tôi làm gì.
- Không phải, tôi biết anh về Sài gòn rồi cũng đi vượt biên trở lại. Anh cho tôi đi theo với. Y nói.
Tôi tá hỏa,không ngờ Y tính còn siêu hơn tôi tưởng. Tôi đem chuyện nầy bàn luận với anh em cùng nhóm. Ai cũng bảo tôi thuận đại để phần mình có dịp trốn cái đã.
Tôi không đồng tình như vậy, vì mình về được Sài gòn, ngay đời sống cuả mình còn khó khăn, biết ngày nào có chuyến đi lại, tiền đâu mà đi. Đã thế còn “cõng” thêm cục nợ ân tình nầy giải quyết làm sao cho ổn. Bỏ rơi Y giữa Sài gòn có khác nào “đem con bỏ chợ” đưa Y vào tù thay mình, quả là điều thiếu đạo đức không cho phép lương tâm mình làm thế.
Vậy là coi như kế hoạch trốn trại nầy xếp lại. Cũng vậy, còn nhiều “móc nối” khác nữa nhưng đang nửa đường thi trở ngại, kể ra không hết.
Chỉ có kế hoạch sau cùng nầy mới thành tựu để tôi “vổ cánh bay xa” không bao giờ trở lại vùng đất “không mời mà tới” cho đến ngày nay.
Nông trường dừa 30,4 rộng lớn, có phân trại tù bên trong, dùng tù để đào mương đắp đập. Trại tên”Rạch Nò”do Hai Tình làm trưởng trại. Là một nông dân chính hiệu, trạc tuổi 50, vai u thịt bắp, mình trần chân đất cả ngày lẩn đêm, chỉ mặc độc chiếc quần tây màu cứt ngựa. Uống rượu đế thay nước. Đặc biệt về đêm muỗi như trấu, tù phải vào mùng ngồi mới nói chuyện được, nhưng Y vẫn ở trần như thường mà muổi không đốt. Anh em bảo nhau đám muỗi lỡ đốt y bị ”say xỉn” hết khi muốn đưa vòi vào lổ chân lông trên người cuả Y mà đốt, vì toàn thân Y lúc nào cũng toát ra mùi đế, muổi làm sao xông vào đốt cho được. Vô tình muổi”chạy làng”. Y được miển dịch với muổi.
Khác với Tám Cầm hiểm độc, ác ôn ở Cầu Ngang. Hai Tình xởi lởi hơn, chưa bao giờ đánh tù hoặc la lối chưởi bới tù nặng lời. Nhưng có đôi mắt lườm lườm gân máu nổi lên bên trong cũng đủ nói lên được Y là tay sát thủ đáng gờm trong chức vụ huyện đội trưởng du kích ngày trước.
Một hôm Y tìm gặp tôi và ra lệnh: ”bác sĩ theo tôi.
- Đi đâu anh Hai. Tôi hỏi.
- Về nhà tôi. Y bảo.
Theo xuồng, Hai Tình đưa tôi về nhà. Nhà đơn sơ, nền gạch có chuồng heo sau mái hiên.
- Ráng ơi! Y buộc miệng gọi. Tôi không biết gọi cái gì.
Một đứa bé trạc 10 tuổi chạy ra.
- Thằng con tôi bị mủ lỗ tai, “bác sĩ” trị nó dùm tôi. Y bảo.
- Tôi nghiêng đầu thằng bé”khám”, thấy tội nghiệp cho nó. Một dòng mủ đặc chảy từ tai ra, vành tai sưng vù vì nhiễm độc do tắm sông bị nước bẩn chui vào. Tôi không có gì để chữa cho thằng bé trong hoàn cảnh nầy.
- Có mật ong không Anh Hai. Tôi hỏi.(lại mật ong).
- Có. Y trả lời.
- Anh nhỏ vào tai hai giọt, ngày ba lần, năm ngày cho tôi. Tôi nói.
(Mật ong là một tinh chất tốt có thể trị bệnh tin cậy được. Trong quá khứ khi còn trong đơn vị, tôi có đọc được bài báo ở Văn Nghệ Tiền Phong chỉ dẫn; mật ong chữa lành bệnh nám phổi (Opacite - may, không có dấu sắc). Tôi chỉ cho lính mình dùng. Trước khi ăn sáng, uống một muổng canh, trong vòng 6 tháng hết hai lít mật, chụp hình lại kết quả phổi được ghi nhận T.P.N (transparant pulmon normal). Phổi trong suốt. Hết bệnh.
Nay trong hoàn cảnh nầy, mật ong có chất sát trùng tự nhiên chắc sẽ trị được bệnh thúi tai cho thằng bé.
Một tháng sau gặp lại Hai Tình.
- Lỗ tai con anh hết chảy mũ chưa. Tôi hỏi
- Lành rồi. Y nói
- Mừng cho anh. Tôi nói.
- Bây giờ đến phần tôi. Y bảo.
- Anh Hai đau ra sao. Tôi hỏi.
- Nghẹt thỡ và sổ mũi. khô cổ nữa. Y nói. (con trâu nước nay cũng oải mình)
- Tôi không có thuốc “xịn” cho anh Hai, chỉ có thuốc nội, không tốt. Nếu có dịp đi chợ, đưa tôi đi tìm thuốc ngoại nhập mua anh Hai dùng tốt hơn. Tôi nói. (thật tình tôi có thuốc, nhưng chữa cho Y lành bệnh làm sao đi chợ để rộng đường tẩu thoát).
4/ Vổ cánh bay xa.
Thế là tương kế tựu kế tôi đã hình thành kế hoạch trốn, khi cơ hội đến.
Nghe lời tôi, vì đã co ”uy tín” trị bịnh cho con mình, Hai Tình dẫn chúng tôi đi chợ.
Trại mỗi tuần đi chợ một lần.Anh em tù ai cần mua gì ghi vào danh sách và gởi tiền cho toán đi chợ mua đem về giao lại. Chợ họp về đêm từ 3 giờ đến 6 giờ sáng như thời còn chiến tranh. Đích thân Hai Tình dẩn đi, mấy lần trước đều có đội đi theo, nhưng không hiểu sao lần nầy chỉ đi một mình với cây súng nhỏ trong người, có lẽ vì tự tin.
Phần tôi đã bố trí người của phe mình gồm một người thông suốt đia thế bao vùng từ trại giam đến Trà-Vinh 62 km, biết uống rượu, và ba người khác cũng là ba tay lưu linh hạng nặng để ra chợ thay nhau xa luân chiến phục rượu Hai Tình. Bốn chọi một.
Ra đến chợ, tôi ngỏ ý mời Hai Tình và mọi người “súc miệng” trước một xị với dĩa lòng “đưa cay lấy trớn”. Tôi nói lớn với Tâm (đi theo) chủ xị để Hai Tình cùng nghe, tiếp Anh Hai cho “đẹp” nghe Tâm, vì hiếm khi được đi với Anh Hai. Thế là “xị nối xị”, hết dĩa lòng nầy qua móng heo khác thay nhau làm đẹp ý Anh Hai.
Để lấy lòng tin, tôi bảo Hai Tình ngừng nhậu theo tôi đi mua thuốc kẻo chợ tan tìm không ra (trước đó tôi đã đi găp mấy bà bán thuốc nói nhỏ. Khi có cán bộ hỏi mua thuốc, nhờ mấy bà nói hết hàng, hẹn lần sau,v ì tôi là tù không có tiền mua thuốc cho cán bộ đâu).
Y như kịch bản, Hai Tình hỏi đến đâu cũng được nói giống nhau. Tiếc quá hết thuốc.
- Xui quá Anh Hai. Tôi nói.
- Thôi đến nhậu tiếp, biết đâu rượu lần nầy ngon sẽ chửa được bênh. Tôi nói.
Cuộc nhậu xa luân chiến giửa bốn người với Hai Tình tiếp diễn từ 4 giờ sáng hôm trước đến 8 giờ tối hôm sau mới vật ngã được con trâu nước Hai Tình nằm lăn quay. Tôi mượn tiền chợ anh em gởi, trả chủ quán rôì dìu Hai Tình nằm trước sạp trống, lấy hết đạn trong súng ra liệng xa, súng để bên cạnh đắp chiếu lại kẻo sợ Y trúng gió chết.
Một người trong bọn đề nghị với tôi: “Để chắc ăn nên cho Hai Tình đi mò tôm luôn”. Tôi giật mình trước ý nghĩ tàn bạo nầy. Tôi không đồng ý vì cho rằng; mình tìm về với gia đình tại sao lấy mất sự sống của gia đình người khác. Không có đạo đức. Tôi không đồng ý.
Thế là chúng tôi 5 người bắt đầu “cất cánh bay xa”. Như cơn lốc. Những bước chạy đầu tiên trong đêm có vẻ chập choạng vì ảnh hưởng cuộc rượu. Mãi đến 2 giờ sáng người mới tĩnh dần thì đã gần đến huyện Cầu Ngang nơi tôi đã bị còng 8 tháng trong còng. (vì độc đạo nên phải qua đây).
Một vở kịch ngắn đưọc diễn ra: Tất cả chúng tôi vờ say, la lối om sòm khi đi ngang qua huyện nầy như thường tình bộ đội ở Campuchia về nhậu quá chén trong đêm, nên công an cũng e-dè không dám đụng. Nếu âm thầm di chuyển sẽ bị nghi là tù trốn trại (có người đã bị bắt lại trong quá khứ).
Vở kịch diển ra theo ý muốn, nên qua “ải” Cầu Ngang dể dàng rồi tiếp tục đi nước rút. Gặp bộ hành ngược chiều phải ẩn núp bên đường để tránh lộ tung tích nếu chẳng may có người đuổi theo dò hỏi.
Theo tôi ước tính, phải đến 4 giờ sáng Hai Tình mới tĩnh dậy. Muốn đuổi theo phải về trại cách chợ 9 km rồi điều động lực lượng để “hành quân” thì “địch” đã đủ thì giờ ngồi uống cà phê bên Bắc Mỹ Thuận rồi.
Quả vậy, 5 giờ sáng chúng tôi đã đến “Đầu Bờ” gần một làng người Miên. Họ thức giấc sớm để ra ruộng. Họ nhìn chúng tôi dưới ruộng nước đang rửa ráy mình mẩy để chuẩn bị vào thành phố, người Miên hiền hoà không đi báo cáo khi thấy chuyện lạ. Chúng tôi vào nhà người quen ở Ao Bà Om (một thắng cảnh mà Chu Tử tả trong truyện Yêu ngày trước) do Tâm hướng dẫn. Tại đây, được chủ nhà cho áo quần thay, cho mượn tiền tùy theo lộ trình để thuê xe ôm mỗi người rẽ một lối. Chúng tôi từ biệt nhau cho đến ngày nay không bao giờ gặp lại.
Qua ký ức nầy nếu có bạn nào trong nhóm “cất cánh bay xa” với tôi còn sống, xin lên tiếng để biết các bạn đang ở nơi đâu. Mong bạn an vui trong cõi ta bà nầy.
Một tháng sau có chuyến thăm nuôi, tôi gởi tiền trả lại cho anh em dưới trại, vì đã tạm mượn tiền của họ “lo cuộc rượu” cho Hai Tình xỉn để tìm tự do. Sau cũng được bà con thăm nuôi về kể lại, khi Hai Tình về trại với hai bàn”tay trắng”. Y nói cho đở ngượng miệng ”Tụi thằng Thu trốn, bị xã bên kia bắt rồi”, sẽ cho người dẫn về xử bắn bọn chúng. Chắc chắn điền nầy sẽ xãy ra với Hai Tình nếu tôi bị bắt lại.
May thay tôi vẫn còn sống đến ngày nay trên đất cowboys Texsas Mỹ,để kể chuyện quay cuồng của thời thế nhân 30/4 đen. Đen như mỏm chó,cho bà con nghe.
Cuộc “vổ cánh bay xa” thành công nhờ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Có thiên thời vì nhờ đi chợ đêm. Địa lợi, vì ra khỏi trại được 9 km, thoát được vòng kềm của trại. Nhân hoà vì anh em cùng hành động ăn ý nhau theo lệnh của người tổ chức. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: Đó là do Hai Tình chủ quan, mất cảnh giác với tù, Y đi một mình để dễ bề ăn nhậu, không mang theo lính để giữ tù. Vì vậy có khác nào Hai Tình đã “tiển chân” chúng tôi đi một đoạn đường dài 9 km từ trại ra chợ, nhờ vậy đường thoát thân của tôi được thu ngắn lại.
Về đến Sài gòn gặp lại con, mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào không nói thành lời.S au đó phải tất bật vào đời để kiếm sống và nuôi con, mà chợ trời là môi trường cho kẻ thất cơ lỡ vận tìm đến, và cũng chính từ đây, tôi trúng một lô hàng thuốc tây được 6 cây vàng. Cơ hội lại mỉm cười với tôi, đã chắp cánh cho tôi bay xa một lần nữa qua Mỹ cho đến ngày nay. Đây là chuyến đi đã kể trong bài “Những cái tết khó quên sau 75”.VVNM tháng 3/2015.
Tóm lại, cuộc hành trình tìm tự do của tôi lần nầy chẳng may bị rơi vào chốn “gió tanh mưa máu” của Tám Cầm rồi Hai Tình. Để sống còn, tôi phải dùng “mưu thần chước qủy” của mình để tự cứu mình ra khỏi địa ngục trần gian của Cộng sản đang trải dài trên khắp quê hương.
Dù đã trải qua 19 tháng tù đọa đày, 8 tháng trong còng (nhứt nhựt tại CÒNG, thiên thu tại ngoại) cùng với bao nỗi kinh hoàng khác mà tôi phải chứng kiến, tôi vẩn tâm niệm, không giết người duới ngựa, khi Hai Tình đã thuộc về tôi kiểm soát, dù đã có đề nghị cho Hai Tình đi “mò Tôm” và đem ngươì lính gác lên “bỏ chợ” trên Sài gòn để họ lâm nạn sau nầy. Nhưng tôi không làm vì trái với đạo lý nhà Phật mà tôi đang tôn thờ (giết người không có tự vệ). Ngoài ra còn trái với đạo lý nhân bản mà xã hội trước 1975 đã đào tạo cho tôi được thấm nhuần sâu sắc khi phải hành xử ngoài đời. Phải làm khác những gì mà Tám Cầm và Hai Tình làm mới có chính nghĩa.
Năm 1989 bố con tôi tái vượt biển đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.
Nay 29 năm sau, mỗi lần khơi lại ký ức, chẳng biết bao giờ tôi nhớ lại ngày “cất cánh bay xa” thành công mà mừng, nếu không, ắt tôi đã bị Hai Tình xử bắn, dập xác bên bìa rừng, còn đâu viết được mấy giòng nầy khi hằng năm 30/4 đen hiện về.
Ngô Văn Thu
https://vietbao.com/p231953a236469/vo-canh-bay-xa
Vỗ Cánh Bay Xa
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
l. Vượt biển
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
Xe đến quốc lộ 4 gần Mỹ Tho thì ngừng lại cho khách xuống, người dẫn lộ đưa đoàn theo đường ruộng vào một quán cà phê, một ít khách đang có mặt, chắc đây là điểm tập trung.
Không lâu sau, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi rút theo họ lẩn vào bóng đêm, đến một cầu sắt xe lửa và xuống căn nhà nhỏ bên cầu, vào nhà đi thẳng ra sau xuống bãi nơi đã có mấy chiếc xuồng con, gọi là ”tắc xi” đậu sẵn. Chỉ mười phút sau tắc xi rời bãi đưa chúng tôi ra “tàu”.
Tắc xi chạy luồn lách trên sông qua những đoạn sông có “hàng đáy” giăng lưới ngang như những rào cản trông thật hãi hùng. Nếu chẳng may vướng vào đáy, tắc xi sẽ lật nhào, nước chảy xiết, bốn bề vắng lặng, ai biết được số phận những người ra đi chìm nổi thế nào.
Độ một giờ sau, tắc xi cập vào “tàu” đang ẩn mình bên tàng cây chờ đợi. Mọi người được lệnh, vội vã lên ”tàu”. Nước chảy xiết, dù đã cố kềm chặt vào hông tàu, nhưng tắc xi vẩn bị lắc lư xê dịch. Trong bóng đêm, thật rất khó bám vào thành tàu để lấy đà trườn lên. Phần tôi vì có con nhỏ nên vất vả hơn. Bồng con ném trước qua thành tàu, kế tiếp ném túi xách lên rồi đến phần mình. Chồm người níu chặt mạng tàu rướn lên bật vào tàu. Hai bố con qua được cơn căng thẳng hiểm nghèo này cũng đã là bước đầu may mắn.
Sau khi đã kiểm “hàng” con tàu đã vội vã rời bến. Đêm đen như giúp phần che chở cho con tàu đang trốn chạy khỏi cảnh bi đát của con người đang dày xéo con người.
12 giờ 30 sáng, từ xa, đã thấy đèn Hãi Đăng trên đỉnh núi Vũng Tàu quây chớp sáng loà một góc hướng ra biển Đông. Con tàu đã đến điểm dòng sông ra biển đụng hải lưu dội vào. Sóng bắt đầu nhồi lắc, rồi nhiều tiếng râm ran oẹ mửa của người bị say sóng.
Mọi người thở ra dù ai nấy mặt mũi đều nhợt nhạt vì mất ngũ. Con tàu đã ra được hải phận trước khi mặt trời lên. Nhìn vào đất mẹ lần cuối chỉ còn thấy lờ mờ núi đồi chập choạng cùng bóng nước. Bỗng có tiếng khóc oà trong khoang tàu vang ra của một bà tay bồng con dại. đầu tóc rối bù, phờ phạc.Tiếng khóc oà lẫn với lời nức nở:
“Các ông ơi cho tôi trở vô. Cho tôi trở về với chồng tôi, con tôi. Chồng con tôi còn kẹt lại trên bãi. Tôi làm sao đi được. khi không có chồng con đi cùng. Tôi van lạy các ông...”. Sau mới biết; tăc-xi bốc vội vã trong đêm, người chồng và đứa con 5 tuổi của bà bị bỏ lại ở bãi. Mọi người trên tàu đều im lặng để chia xẻ niềm đau với ba, nhưng con tàu vẩn lướt sóng ra khơi.
Khoảng một giờ chiều, nhìn vào đất liền thấy núi Vũng Tàu chỉ còn là chấm nho. Con tàu tiếp tục chạy, mang theo tiếng khóc bi thương của người đàn bà bất hạnh.
Đến hai giờ chiều, con tàu có dấu hiệu bất thường. Máy tàu phát tiếng kêu sùng sục, toàn thân tàu như rùng mình trước sóng gió rồi từ từ khựng lại không chạy được nữa. Mọi người nhốn nháo hỏi nhau tại sao. Người trả lời được câu nầy là tài công, nhưng ông ta đang bận rộn với đồ nghề trong tay, loay hoay mở máy sửa chửa. Ông tìm ra được bệnh; “bét dầu” hư, rồi thỡ dài; - không có phụ tùng thay thế.
Vậy là coi như cuộc hành trình đến đây là chấm dứt, đành buông xuôi cho số phận. Cái gọi là ”tàu” chỉ là chiếc ghe chài trong sông được tân trang lại, làm sao đủ sức chịu được sóng gió biển lớn. Trong cảnh tuyệt vọng, có người trách cứ vì tiếng khóc trù ẻo của người đàn bà nên mang sự xui xẻo đến cho cả con tàu. Có người trút cái nhìn bực tức của họ về phiá người đàn bà đau khổ.
Con tàu tiếp tục trôi bập bềnh trên sóng nước, mãi đến 4 giờ chiều, từ xa thấy một đốm trắng xuất hiện. Ai nấy náo nức hy vọng, người thì lấy áo trắng xé làm hai mảnh cầm tay đứng làm dấu hiệu cấp cứu SOS, người khác cột áo vào thanh gỗ cho cao hơn rồi đứng vẫy, những mong tàu đi ngang qua thấy được họ sẽ cứu vớt. Cái chấm trắng đã hiện rõ hình một con tàu nhưng tiếc thay nó vẫn rẽ sóng theo hãi trình của họ.
Đêm về trên Đại Dương, gió mạnh như đẩy cho ngọn sóng dâng cao, đánh vào mạn tàu. Mỗi lần sóng nhồi tàu lên là mỗi lần thấy tiếng ói mửa ào ào của thuyền nhân, ai nấy nằm bẹp dưới sàn trông thảm não. Đã thế, do tàu bị tắt máy nên bánh lái không còn điều khiển được, khiến tàu quay theo làn sóng xô đẩy chập chờn.
Thế rồi qua cơn mê, khoảng 3 giờ sáng mọi người nhốn nháo bật dậy dòm ngó, vì từ xa thật xa, có vệt sáng của đèn quệt ngang trên biển. Lại có co màn xé áo quần mang theo tẩm dầu đốt lên làm dấu hiệu SOS cầu cứu. Nhưng dù đã cố gắng hết mình, kết qủa vẫn chỉ là số không. Ánh đèn hy vọng đã rẽ vào hướng khác, chỉ còn lại biển đêm mù mịt và con tàu bất hạnh.
Cứ thế tàu trôi nổi suốt ba ngày đêm trong cơn sóng dữ, để rồi một sáng bỗng thấy xuất hiện dưới chân trời dãy cảnh lờ mờ như một cụm đảo, một ven bờ... Mọi người trên tàu lại hy vọng; biết đâu đây là một hòn đảo của Mã Lai hay của Thái Lan!
Không để mất cơ hội,thanh niên trên tàu háo hức rũ nhau ôm can nhựa nhảy xuống biển bơi vào bờ tự do. Nhưng chuyện đời không đơn giản như mình nghĩ. vì sau 3 ngày bị vùi dập trên sóng nước, thiếu ăn thiếu ngủ mất sức làm sao dám lấy sức mình chống chỏi với thiên nhiên.Một điều tối kỵ mà vua vượt biển Papillon đã nói ”Không được liều lĩnh trên đại dương với sức bé nhỏ của mình” Quả vậy, một thanh niên bị trả giá ngay khi chỉ cách tàu 20 thước, anh bị giòng hải lưu cuốn đi không cưỡng lại được, chỉ thấy đưa tay chới với cầu cứu, nhưng dây nhợ không có để vứt ra cứu nạn, thanh niên trên tàu đã nhảy biển hết rồi. Chỉ mươi mười lăm phút sau, một mạng người ngoi ngóp chìm dần chìm dần trươc cái nhìn bất lực đau xót của mọi người khi phải nhìn cái chết của bạn đồng hành.
Sau này, tôi được biết anh là một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện chợ Rẫy- Sài gòn. Riêng số phận những thanh niên và tài công bơi tấp được vào hàng đáy được thiết lập ngoài biển đều bị công an biên phòng bắt trọn. Nghe nói những chòi làm đáy nầy là những điểm canh trá hình ngoài biển của công an chống sự xâm nhập từ biển vào của phong trào Trần văn Bá từ Paris về kháng chiến. Tất cả họ đều được đưa vào đất liền khai thác để biết tình hình còn lại trên tàu của chúng tôi.
Kết quả là khoảng xế chiều, có ba chiếc tàu đánh cá quốc doanh loại lớn rẽ sóng từ đất liền hướng về tàu chúng tôi. Khi xáp lại gần, cả ba đều đồng loạt nổ súng thật dữ dội, và chạy vòng quanh tàu bắc loa kêu gọi mọi người phải nằm sát xuồng sàn, nếu không sẽ bị bắn bỏ.
Khi đã cập sát vào tàu, họ nhảy qua trói tất cả từng người lại rồi đưa hết đến mủi tàu ngồi có người canh giữ, trong khi đó bộ phận khác lục soát tịch thu mọi đồ vật trên tàu, từ hãi bàn, thuốc tây và những đồ vật quý giá khác.
Xong màn lục soát con tàu tới màn lục soát từng người chúng tôi để tìm vàng, tìm dollars. Trong khi đến phần mình, một công an hỏi tôi; ”Chú có con nhỏ đi theo chắc chú có mang tiền đi để nuôi bé, chú cho tụi tôi ở đây, kẻo vào trong đồn chú cũng bị tịch thu mà thôi”. Thấy có người “mớm trước”, tôi không bỏ cơ hội “điều đình”ngay.Tôi sẳn sàng cho chú tiền với điều kiện khi vào bờ chú cho cha con tôi trốn. Tôi nói.
“E không được đâu chú, tụi tôi là công an biên phòng, khi bắt vào phải giao nộp cho công an huyện.” Người công an trả lời. Cuộc ngả giá chưa xong thì tàu đưa chúng tôi đã đến bờ, toán công an áp giải chúng tôi vào đồn. Trời chiều, mây đen vần vũ ủ ê như tâm trạng của người bị nạn. Chúng tôi bị nhôt tạm trong một trường học nhỏ có rào dậu vây quanh.
Khoảng 10 giờ tối, họ phát cho mỗi người một chén cháo gạo đỏ ăn để gọi là “bồi dưỡng”sau mấy ngày bụng trống vì ói mữa không còn gì. Đợi cho mọi người tĩnh táo, 12 giờ đêm họ ra tay hành động. Nam riêng, nữ riêng, họ lôi từng người đi, thay nhau lục xét mò mẫm để tìm “chiến lợi phẩm.”
Sau một đêm bị “vạch lá tìm sâu,” đoàn tù trở về mặt mày ủ-ê thê thảm. Dù sao, ai nấy chắc cũng đều thầm cám ơn ơn trên đã đưa đẩy cho con tàu vào bờ, nếu tiếp tục trôi dạt ngoài biển, thật khó ai sống sót.
2. Trại tù Cầu Ngang
Sau ba ngày bị giử ở đồn công an, đoàn tù 46 người chúng tôi bi đưa về huyện Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh để, theo lời cán bộ cộng sản, thụ lý tội ”phản quốc.”
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan được sửa lời thành: ”Bước tới Cầu Ngang bóng xế tà, cỏ cây không thấy thấy AK, Lom khom dưới bến thuyền vài chiếc. Tù nhốt bên sông mấy giãy nhà”. Đây là trại tạm giam của huyện để điều tra gồm một nhà tường (dành cho nữ), một nhà lá (dành cho nam). Khu nhà lá chia làm hai, mội bên vừa nhà bếp của tù, còn bên kia là nhà còng (xà lim), tù nhân bị còng hai chân suốt ngày đêm trong còng.
Chính là tại đây, tôi cũng bị nằm trong trong còng suốt 8 tháng trời, ngày chỉ được ra ngoài 30 phút vệ sinh. Con bé con cũng nằm theo cha ngoài còng trong xà lim đó. Dãy xà lim nầy cùng chung với nhà bếp, nếu chẳng may có hõa hoạn xãy ra thì được xem như những người trong còng đều bị thiêu sống như xâu chim sẻ mà ta thường thấy bày bán cho dân nhậu ngoài bến phà.
Người thủ giử chìa khóa nhà còng là một công an chuyên trách về ăn nhậu, nếu hõa hoạn xãy ra, gặp lúc Y say xỉm nằm đầu đường xó chợ nào đó, ai tìm ra để lấy chìa khoá mở còng cho tù thoát nạn.
Nằm trong còng là một cực hình. Còng hình chữ U kẹp sát vào xương ống chân gần mắt cá, có hai vòng tròn để xâu thanh sắt kích cở 14 vào và ăn thông ra ngoài, được khoá bên ngoài. Một dãy còng xâu 12 người, khi có nhiều “thân chủ” thì còng chứa thêm 2,3 người nữa, tù phải nằm nghiêng như kiểu úp muỗng, ôm nhau hít mùi xú uế, mồ hôi tẩm vào áo quần bẩn thỉu của tù mà thỡ.
Kinh hoàng nhất là giờ khám còng hằng đêm lúc 7 giờ tối. Có lần tên công an say xin vào khám, cầm còng lên lắc lắc để chắc rằng: chân tù nhân đã tra vào còng. Khi vây sắt, còng cứa vào da người tù. Có lần một người la đau quá cán bộ ơi! Kết quả là người la đau quá lãnh thêm một gót giày vào bụng, nạn nhân một cú sấm sét nghe ự một tiếng. Nạn nhân sau đó chỉ còn kêu Mẹ ơi con chết, mẹ ơi con chết. Rồi tiếng kêu lịm dần, lịm dần. Nạn nhân đầu ngoặc qua một bên, tắt thở chết thảm. Tên cai tù vẫn đứng nhìn trừng trừng vào mọi người, khiến ai nấy như bị tê liệt không còn nhúc nhích nổi. Mãi cho đến khi chắc chắn người tù đã chết hoàn toàn hắn mới bỏ đi. Người tù xấu số là một Sĩ quan Biệt Động Quân Vùng 4.
Vậy là chi trong vòng hai tuần, tôi chứng kiến hai cái chết thảm khốc, một ngoài biển, một trong trại giam, khiến ám ảnh tâm trí mãi cho đến ngày nay.
Trại tù Cầu Ngang được quản lý bởi một thượng sĩ công an tên Tám Cầm. Hắn có cách đi theo kiểu chấm, phẩy, (chân phải tới trước rồi mới kéo chân trái theo sau). Mặt hắn tái xanh như tàu lá chuối, môi xạm tím như vỏ măng cụt, dấu hiệu bệnh sốt rét kinh niên. Có thể vì mặc cảm phận mình nên Y phải dùng quyền uy để thị oai thiên hạ. Mỗi khi tù bị kêu lên chấp pháp “làm việc” (hỏi cung) ai nấy đều biết sắp có màn lãnh đủ.
Để đối phó với Tám Cầm ác ôn nầy, tôi đã phải vẽ sẵn cho mình một lý lịch “dỏm” để khi bị kêu lên “làm việc” thì “thành thật khai báo” với Y.Suốt bốn tháng “im lặng”. Im lặng nhưng có mật báo theo dỏi dòm ngó vì nghi tôi là chủ tàu (phải cho vào còng để lo lót vàng chuộc ra). Tháng thứ 5, một buổi sáng tôi được gọi tên và cho mở còng đi theo người đội canh tù lên ban quản giáo “làm việc”. Tôi ngồi đối diện với Tám Cầm.
- Dưới trại có gì lạ không? Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi nằm trong còng có biết chuyện gì đâu. Tôi đáp.
- Chuyện một người trúng gió chết trong còng. Anh biết mà. Y nói. (Y đang nhắc anh bạn bị tên cai tù dùng cây sắt xâu còng ép cho hết thở)
- Tôi có biết, người đó nằm cạnh tôi. Tôi trả lời.
- Anh không có ý kiến gì chứ. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi là tù như họ làm sao có ý kiến. Tôi nói.
- Vậy là tốt cho anh. Y bảo.
Xoay qua tội vượt biên.
- Ai kêu anh đi chuyến nầy. Giá bao nhiêu cây (vàng). Y hỏi.
Thưa cán bộ, tôi là y-tá (Y-tá là vỏ bọc che dấu diện sĩ quan, chứ không phải y tá để làm thủ tướng của nước Việt Nam như ta thấy) đi chích dạo dưới ghe. Gặp chuyến đi, họ cần người săn sóc sức khoẻ nên giữ tôi lại cùng đi luôn, đây là tính toán của họ tôi không biết trước nên không có tốn tiền. Tôi trả lời.
- Con anh cũng có mặt, nó cũng là y tá à. Y hỏi.
- Tôi b ị vợ bỏ, sống cảnh gà trống nuôi con nên đi đâu cũng mang con theo. Tôi trả lời.(Thật tình hai cha con tốn 3 cây vàng của một ân nhân đóng cho đi).
- Anh đi lính gì và cải tạo bao lâu. Y hỏi. (Câu hỏi là bẫy chết. Nếu Y biết tôi là sĩ quan chắc sẽ cũng bị xử như người tù trong còng vậy. Mạng sống người tù như chỉ mành treo chuông)
- Thưa cán bộ,tôi trốn lính, mãi gần bảy năm sau bị bắt đưă vào trại nhập ngũ, khi khám bệnh thì được miễn vì thương tật. Tôi trả lời.
- Anh làm gì mà bị thương tật. Y hỏi
- Thưa cán bộ, tôi cày ruộng dẩm phải mìn, trâu chết tôi bị thương gãy chân, vì thương tật, yếu sức khoẻ nên được miển dịch. Tôi trả lời rồi vạch ống quần đưa vết thương cho Y xem để làm bằng chứng. (Thật tình, vết thương nầy bị ngoài chiến trường, tết Mậu thân 1968).
- Y tá, anh có biết nhịp tim trung bình của người đập bao nhiêu một phút không? Y hỏi (rất sơ đẳng, nhưng Y tưởng đây là câu hỏi khó dành cho tôi).
- Thưa cán bo, người bình thường từ 60 – 70, người già yếu thì nhanh hơn, hoặc khi bị sợ hãi thì từ 100 – 120 v.v…Tôi trả lời. Y nhìn tôi như dò xét và hỏi tiếp.
- Y tá gặp người bị nạn dưới nước anh làm gì? Y hỏi. (cũng là câu hỏi sơ đẳng, vì đã được học trong trường cũng như trong quân trường ngày trước. Xem như trúng bài tủ.)
- Thưa cán bộ, tùy theo nạn nhân có bị uống nước hay không. Tôi trả lời.
- Có uống nước.Y bảo.
- Phải vớt họ lên trước, nếu có uống nước đầy bụng thì vác ngược nạn nhân lên vai nhảy xóc xóc nước sẽ theo miệng trào ra ngoài, sau đó hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân.
Y nhìn tôi như thách thức rồi đổi qua hỏi bệnh lý.
- Sốt rét chửa thuốc gì?
- Thưa cán bộ, tùy cấp độ. Sốt cấp tính hay mãn tính mà trị. Thường thì Quinine chích,viên. Cloroquine viên, chích (trong quân đội hàng tuần đều uống thuốc nầy để đề phòng- lại trúng tủ) Nhưng gần đây có loại mới hay vô tận, trị đâu hết đó.Thuốc ngoại nhập. Tôi nói. (tôi không đọc tên thuốc để dò phản ứng của Y).
Như gãi đúng chổ ngứa, dừng lại chịu sao được, Y liền hỏi tên thuốc đó là gì.Tôi làm bộ nghiêm trọng như lục trong trí nhớ vài giây rồi đáp.
Lên làm việc với cán bộ sợ quá quên hết, khi về trại tôi sẽ tìm và báo cáo cán bộ sau.(thực tình có quên gì đâu).
Buổi làm việc tạm ngưng ở đây,sẽ làm việc tiếp. Y nói.
Qua chiêu thức đó tôi thoát nạn về trại thỡ phào nhẹ nhỏm ít nhất là trong lúc nầy.
Rồi mấy ngày sau tôi bị gọi đi làm việc lại.
Cũng tên Tám Cầm ”đón.”.
- Dưới trại có gì lạ không. Y hất hàm hỏi.
- Thưa cán bộ không có gì lạ, chỉ có hai cha con tôi bị đói.
- Sao đói.Y hỏi.
- Thưa cán bộ vì hai cha con ăn, nhưng trại chỉ cấp cho một phần cơm, tôi phải nhịn cho con nên đói. Tôi nói.( Y muốn ép lương thực để tôi gởi con về, sau 5 tháng tôi phải gởi con về để một mình dể đối phó với nghịch cảnh trong tù).
- Anh có mang tên thuốc trị sốt rét theo đó không.Y hỏi.
- Thưa cán bộ tôi không biết lên đây để hỏi việc nầy nên không mang theo (thật tình tôi câu giờ để được nhiều phút giây sống ngoài còng). Thế là tôi bị dẩn về lại trai giam để lấy tên thuốc (thực ra tôi đã thuộc nằm lòng tên thuốc nầy).
Trở lên văn phòng tôi đưa tên thuốc cho Tám Cầm, Y bảo tôi đọc cho Y nghe.Tôi đọc: “Fansida-Roch, 500mg,” và còn chua thêm câu như hăm dọa, ”tôi nhớ mang máng vậy.”
- Thuốc nầy do nước nào bào chế và bán ở đâu. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, thuốc do nước Thụy sỹ bào chế và không bán “đại trà” vì loại hiếm, mắc tiền. Tôi trả lời.
Người bị bịnh uống bao nhiêu viên một ngày. Y hỏi.
- Người bịnh nặng, ngày uống hai viên, người bịnh nhẹ, ngày một viên.Tôi nói.
Y chau mày suy nghĩ (tôi biết Y đang cần thuốc hiếm nầy vì đang mang bệnh trong người.Tôi đã chuyển sự âu lo của mình qua cho Y, vì không thấy Y hỏi gì về chuyện lính tráng của tôi nữa.
Để khỏa lấp chuyện hỏi cung, tôi nhanh chóng đề nghị:
- Thưa cán bộ ngoài chợ có bán thuốc tây không, nếu có cán bộ cho người dẫn tôi ra tìm mua hoặc đặt hàng cho cán bộ.
Suy nghĩ vài giây, Y bảo về trại rồi sẽ làm việc sau.
Tôi lại vào trại, chân lại “tử tế” tra vào còng. Mấy hôm sau, bỗng lại được kêu lên, rồi có tên quản chế kè súng dẫn tôi ra chợ mua thuốc.
Mấy tháng nằm bẹp dí trong còng, nay được bước đi ngoài đường, dù đường gập ghềnh sỏi đá nhưng vẫn sung sướng như thuỡ đi trên “con đường tình ta đi” vậy!
Chắc nhờ thuốc mua về có kết quả “khả quan” nên mấy lần “làm việc” sau không còn căng thẳng như trước nữa, vì tôi còn “phịa” cách trị bệnh sốt rét bằng mật ong vô thưởng vô phạt cho Y, với lời khẳng quyết rằng: tôi đã chữa cho nhiều người hết bệnh bằng phương pháp nầy (chỉ có trời mới biết ông y-tá đa tài nầy mà thôi).
Vì Tám Cầm xuất thân chỉ là tên du kích tại thôn làng làm sao am hiểu được chuyện đời quay cuồng đổi thay nhiều sau 75. Sau đó không lâu, tôi được chuyển trại đi nông trường trồng dừa 30/4, thoát địa ngục trần gian Cầu Ngang, nơi tôi phải trân mình ôm xác đồng đội chết oan trong còng mà ngủ với họ.
3. Nông trường dừa 30-4 Và Trại tù
Nông trường dừa bạt ngàn nầy là công lao mồ hôi, nước mắt,và máu của anh em tù “cải tạo”trại Bến Giá gần đó lập nên theo kế hoạch “kinh tế thợ đụng”. Đụng đâu làm đo (thời chưa đổi mới).
Bọn tù chúng tôi như làn sóng sau đẩy làn sóng trước, làm tiếp nông trường nầy. Hàng ngày mỗi người phải theo chỉ tiêu đào mương dài 50 m X ngang 1,2m X sâu 0m8. Đắp đập thì mỗi người 2m5 khối đất. Đám tù phải dầm mình dưới sình lầy như trâu nằm trong đầm cạn. Công việc nào sức tù cũng bị vắt kiệt. Chiều về trại không có nước tắm, cả trăm con người chỉ có cái ao nhỏ hì hụp múc xối, nước lại chảy xuống ao người khác, lại múc xối. Không tẩy hết bùn phèn bám trên da thịt nên da càng dày thêm, ngày đêm mình mẩy, áo quần đều hôi hám mùi bùn.
Tối ngủ phải trải lá dưới nền đất trong láng trại mà nằm. Khổ thay, đêm về nước thủy triều lên nền đất bị ướt, nước thấm vào lá, tù đành ngủ ngồi. Trước cảnh tù đày nghiệt ngả nầy, phải tìm cách biến hoá khổ nạn mà mình phải chịu. Do đó trong đầu tôi lúc nào cũng nuôi ý tưởng “trốn trại”. Nhưng trốn làm sao, trốn bằng cách nào cho “lọt” là điều tính toán cân não luôn vất vưởng trong đầu tôi.
Sau cùng, đành phải đem “bửu bối”thuốc trị sốt rét FANSIDA ROCHE 500mg, do vị ân nhân gởi xuống ra chinh phục nghịch cảnh.Vùng đồng lầy nước đọng nầy đa số người dân bị sốt rét. Mấy tên đội coi tù cũng không ngoại lệ.
Một hôm, giữa trưa trời nắng chang chang một tên đội ngồì trùm mền run bần bật. Tôi cho Y viên thuốc uống liền tại chổ. Chỉ 10 phút sau cơn sốt chấm dứt, tiếng lành đồn xa trong hàng ngủ cán bộ coi trại. Tôi được phong nhanh lên hàng “bác sĩ miệt vườn” để trị bệnh cho trại, nhưng chỉ “trị bịnh” ngoài giờ lao động chứ không được ưu đải nào. Tôi đính chính, minh chỉ là “y tá” chứ không phải là “bác sĩ” như loan truyền
Lần hồi mấy tên đội lân la làm quen để có dịp xin thuốc”thần dược”. Khi cá đã cắn câu, có đôi phần thuận lợi. Tôi bắt đầu ngỏ y “nhờ anh đội giúp đở”.
Tôi dọ ý nhờ tên Thâm gởi về Sài gòn môt lá thư (địa chỉ dỏm, lời trong thư chỉ xin thuốc FANSIDA 500mg mà thôi, nếu thư bị bắt cũng vô hại. Mục đích xem Y có nhiệt tình hay phản trắc gì không. Hai ngày sau Y vào, báo đã làm xong. Tôi cám ơn rối rít tỏ vẻ mừng rỡ. Tôi thưởng cho Y một viên FANSIDA.500mg.Y mừng lắm.
Bước kế tiếp tôi nói thẳng với Y.
- Tôi nhớ vợ con quá muốn về, nhưng chỉ có anh mới giúp tôi được mà thôi.
- Tôi giúp anh được cái gì.Y bảo.
Tôi vào đề luôn không còn do dự..
- Giờ anh gác, anh ngó lơ cho tôi trốn, nếu bị bắt tôi sẽ không khai cho anh và tôi sẽ cho anh một chỉ vàng trước khi đi. Tôi nói.
Trước đề nghị táo bạo của tôi.Y nói khó tính quá, để suy nghĩ rồi trả lời sau.
Qua mấy ngày Y quay lại. Tôi lập lại lời yêu cầu của tôi..
- Tôi suy nghĩ rồi, nếu anh trốn cho tôi trốn theo với. Y nói
Tôi quá đổi ngạc nhiên nói: anh có quyền đi lại tự do sao phải trốn theo tôi làm gì.
- Không phải, tôi biết anh về Sài gòn rồi cũng đi vượt biên trở lại. Anh cho tôi đi theo với. Y nói.
Tôi tá hỏa,không ngờ Y tính còn siêu hơn tôi tưởng. Tôi đem chuyện nầy bàn luận với anh em cùng nhóm. Ai cũng bảo tôi thuận đại để phần mình có dịp trốn cái đã.
Tôi không đồng tình như vậy, vì mình về được Sài gòn, ngay đời sống cuả mình còn khó khăn, biết ngày nào có chuyến đi lại, tiền đâu mà đi. Đã thế còn “cõng” thêm cục nợ ân tình nầy giải quyết làm sao cho ổn. Bỏ rơi Y giữa Sài gòn có khác nào “đem con bỏ chợ” đưa Y vào tù thay mình, quả là điều thiếu đạo đức không cho phép lương tâm mình làm thế.
Vậy là coi như kế hoạch trốn trại nầy xếp lại. Cũng vậy, còn nhiều “móc nối” khác nữa nhưng đang nửa đường thi trở ngại, kể ra không hết.
Chỉ có kế hoạch sau cùng nầy mới thành tựu để tôi “vổ cánh bay xa” không bao giờ trở lại vùng đất “không mời mà tới” cho đến ngày nay.
Nông trường dừa 30,4 rộng lớn, có phân trại tù bên trong, dùng tù để đào mương đắp đập. Trại tên”Rạch Nò”do Hai Tình làm trưởng trại. Là một nông dân chính hiệu, trạc tuổi 50, vai u thịt bắp, mình trần chân đất cả ngày lẩn đêm, chỉ mặc độc chiếc quần tây màu cứt ngựa. Uống rượu đế thay nước. Đặc biệt về đêm muỗi như trấu, tù phải vào mùng ngồi mới nói chuyện được, nhưng Y vẫn ở trần như thường mà muổi không đốt. Anh em bảo nhau đám muỗi lỡ đốt y bị ”say xỉn” hết khi muốn đưa vòi vào lổ chân lông trên người cuả Y mà đốt, vì toàn thân Y lúc nào cũng toát ra mùi đế, muổi làm sao xông vào đốt cho được. Vô tình muổi”chạy làng”. Y được miển dịch với muổi.
Khác với Tám Cầm hiểm độc, ác ôn ở Cầu Ngang. Hai Tình xởi lởi hơn, chưa bao giờ đánh tù hoặc la lối chưởi bới tù nặng lời. Nhưng có đôi mắt lườm lườm gân máu nổi lên bên trong cũng đủ nói lên được Y là tay sát thủ đáng gờm trong chức vụ huyện đội trưởng du kích ngày trước.
Một hôm Y tìm gặp tôi và ra lệnh: ”bác sĩ theo tôi.
- Đi đâu anh Hai. Tôi hỏi.
- Về nhà tôi. Y bảo.
Theo xuồng, Hai Tình đưa tôi về nhà. Nhà đơn sơ, nền gạch có chuồng heo sau mái hiên.
- Ráng ơi! Y buộc miệng gọi. Tôi không biết gọi cái gì.
Một đứa bé trạc 10 tuổi chạy ra.
- Thằng con tôi bị mủ lỗ tai, “bác sĩ” trị nó dùm tôi. Y bảo.
- Tôi nghiêng đầu thằng bé”khám”, thấy tội nghiệp cho nó. Một dòng mủ đặc chảy từ tai ra, vành tai sưng vù vì nhiễm độc do tắm sông bị nước bẩn chui vào. Tôi không có gì để chữa cho thằng bé trong hoàn cảnh nầy.
- Có mật ong không Anh Hai. Tôi hỏi.(lại mật ong).
- Có. Y trả lời.
- Anh nhỏ vào tai hai giọt, ngày ba lần, năm ngày cho tôi. Tôi nói.
(Mật ong là một tinh chất tốt có thể trị bệnh tin cậy được. Trong quá khứ khi còn trong đơn vị, tôi có đọc được bài báo ở Văn Nghệ Tiền Phong chỉ dẫn; mật ong chữa lành bệnh nám phổi (Opacite - may, không có dấu sắc). Tôi chỉ cho lính mình dùng. Trước khi ăn sáng, uống một muổng canh, trong vòng 6 tháng hết hai lít mật, chụp hình lại kết quả phổi được ghi nhận T.P.N (transparant pulmon normal). Phổi trong suốt. Hết bệnh.
Nay trong hoàn cảnh nầy, mật ong có chất sát trùng tự nhiên chắc sẽ trị được bệnh thúi tai cho thằng bé.
Một tháng sau gặp lại Hai Tình.
- Lỗ tai con anh hết chảy mũ chưa. Tôi hỏi
- Lành rồi. Y nói
- Mừng cho anh. Tôi nói.
- Bây giờ đến phần tôi. Y bảo.
- Anh Hai đau ra sao. Tôi hỏi.
- Nghẹt thỡ và sổ mũi. khô cổ nữa. Y nói. (con trâu nước nay cũng oải mình)
- Tôi không có thuốc “xịn” cho anh Hai, chỉ có thuốc nội, không tốt. Nếu có dịp đi chợ, đưa tôi đi tìm thuốc ngoại nhập mua anh Hai dùng tốt hơn. Tôi nói. (thật tình tôi có thuốc, nhưng chữa cho Y lành bệnh làm sao đi chợ để rộng đường tẩu thoát).
4/ Vổ cánh bay xa.
Thế là tương kế tựu kế tôi đã hình thành kế hoạch trốn, khi cơ hội đến.
Nghe lời tôi, vì đã co ”uy tín” trị bịnh cho con mình, Hai Tình dẫn chúng tôi đi chợ.
Trại mỗi tuần đi chợ một lần.Anh em tù ai cần mua gì ghi vào danh sách và gởi tiền cho toán đi chợ mua đem về giao lại. Chợ họp về đêm từ 3 giờ đến 6 giờ sáng như thời còn chiến tranh. Đích thân Hai Tình dẩn đi, mấy lần trước đều có đội đi theo, nhưng không hiểu sao lần nầy chỉ đi một mình với cây súng nhỏ trong người, có lẽ vì tự tin.
Phần tôi đã bố trí người của phe mình gồm một người thông suốt đia thế bao vùng từ trại giam đến Trà-Vinh 62 km, biết uống rượu, và ba người khác cũng là ba tay lưu linh hạng nặng để ra chợ thay nhau xa luân chiến phục rượu Hai Tình. Bốn chọi một.
Ra đến chợ, tôi ngỏ ý mời Hai Tình và mọi người “súc miệng” trước một xị với dĩa lòng “đưa cay lấy trớn”. Tôi nói lớn với Tâm (đi theo) chủ xị để Hai Tình cùng nghe, tiếp Anh Hai cho “đẹp” nghe Tâm, vì hiếm khi được đi với Anh Hai. Thế là “xị nối xị”, hết dĩa lòng nầy qua móng heo khác thay nhau làm đẹp ý Anh Hai.
Để lấy lòng tin, tôi bảo Hai Tình ngừng nhậu theo tôi đi mua thuốc kẻo chợ tan tìm không ra (trước đó tôi đã đi găp mấy bà bán thuốc nói nhỏ. Khi có cán bộ hỏi mua thuốc, nhờ mấy bà nói hết hàng, hẹn lần sau,v ì tôi là tù không có tiền mua thuốc cho cán bộ đâu).
Y như kịch bản, Hai Tình hỏi đến đâu cũng được nói giống nhau. Tiếc quá hết thuốc.
- Xui quá Anh Hai. Tôi nói.
- Thôi đến nhậu tiếp, biết đâu rượu lần nầy ngon sẽ chửa được bênh. Tôi nói.
Cuộc nhậu xa luân chiến giửa bốn người với Hai Tình tiếp diễn từ 4 giờ sáng hôm trước đến 8 giờ tối hôm sau mới vật ngã được con trâu nước Hai Tình nằm lăn quay. Tôi mượn tiền chợ anh em gởi, trả chủ quán rôì dìu Hai Tình nằm trước sạp trống, lấy hết đạn trong súng ra liệng xa, súng để bên cạnh đắp chiếu lại kẻo sợ Y trúng gió chết.
Một người trong bọn đề nghị với tôi: “Để chắc ăn nên cho Hai Tình đi mò tôm luôn”. Tôi giật mình trước ý nghĩ tàn bạo nầy. Tôi không đồng ý vì cho rằng; mình tìm về với gia đình tại sao lấy mất sự sống của gia đình người khác. Không có đạo đức. Tôi không đồng ý.
Thế là chúng tôi 5 người bắt đầu “cất cánh bay xa”. Như cơn lốc. Những bước chạy đầu tiên trong đêm có vẻ chập choạng vì ảnh hưởng cuộc rượu. Mãi đến 2 giờ sáng người mới tĩnh dần thì đã gần đến huyện Cầu Ngang nơi tôi đã bị còng 8 tháng trong còng. (vì độc đạo nên phải qua đây).
Một vở kịch ngắn đưọc diễn ra: Tất cả chúng tôi vờ say, la lối om sòm khi đi ngang qua huyện nầy như thường tình bộ đội ở Campuchia về nhậu quá chén trong đêm, nên công an cũng e-dè không dám đụng. Nếu âm thầm di chuyển sẽ bị nghi là tù trốn trại (có người đã bị bắt lại trong quá khứ).
Vở kịch diển ra theo ý muốn, nên qua “ải” Cầu Ngang dể dàng rồi tiếp tục đi nước rút. Gặp bộ hành ngược chiều phải ẩn núp bên đường để tránh lộ tung tích nếu chẳng may có người đuổi theo dò hỏi.
Theo tôi ước tính, phải đến 4 giờ sáng Hai Tình mới tĩnh dậy. Muốn đuổi theo phải về trại cách chợ 9 km rồi điều động lực lượng để “hành quân” thì “địch” đã đủ thì giờ ngồi uống cà phê bên Bắc Mỹ Thuận rồi.
Quả vậy, 5 giờ sáng chúng tôi đã đến “Đầu Bờ” gần một làng người Miên. Họ thức giấc sớm để ra ruộng. Họ nhìn chúng tôi dưới ruộng nước đang rửa ráy mình mẩy để chuẩn bị vào thành phố, người Miên hiền hoà không đi báo cáo khi thấy chuyện lạ. Chúng tôi vào nhà người quen ở Ao Bà Om (một thắng cảnh mà Chu Tử tả trong truyện Yêu ngày trước) do Tâm hướng dẫn. Tại đây, được chủ nhà cho áo quần thay, cho mượn tiền tùy theo lộ trình để thuê xe ôm mỗi người rẽ một lối. Chúng tôi từ biệt nhau cho đến ngày nay không bao giờ gặp lại.
Qua ký ức nầy nếu có bạn nào trong nhóm “cất cánh bay xa” với tôi còn sống, xin lên tiếng để biết các bạn đang ở nơi đâu. Mong bạn an vui trong cõi ta bà nầy.
Một tháng sau có chuyến thăm nuôi, tôi gởi tiền trả lại cho anh em dưới trại, vì đã tạm mượn tiền của họ “lo cuộc rượu” cho Hai Tình xỉn để tìm tự do. Sau cũng được bà con thăm nuôi về kể lại, khi Hai Tình về trại với hai bàn”tay trắng”. Y nói cho đở ngượng miệng ”Tụi thằng Thu trốn, bị xã bên kia bắt rồi”, sẽ cho người dẫn về xử bắn bọn chúng. Chắc chắn điền nầy sẽ xãy ra với Hai Tình nếu tôi bị bắt lại.
May thay tôi vẫn còn sống đến ngày nay trên đất cowboys Texsas Mỹ,để kể chuyện quay cuồng của thời thế nhân 30/4 đen. Đen như mỏm chó,cho bà con nghe.
Cuộc “vổ cánh bay xa” thành công nhờ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Có thiên thời vì nhờ đi chợ đêm. Địa lợi, vì ra khỏi trại được 9 km, thoát được vòng kềm của trại. Nhân hoà vì anh em cùng hành động ăn ý nhau theo lệnh của người tổ chức. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: Đó là do Hai Tình chủ quan, mất cảnh giác với tù, Y đi một mình để dễ bề ăn nhậu, không mang theo lính để giữ tù. Vì vậy có khác nào Hai Tình đã “tiển chân” chúng tôi đi một đoạn đường dài 9 km từ trại ra chợ, nhờ vậy đường thoát thân của tôi được thu ngắn lại.
Về đến Sài gòn gặp lại con, mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào không nói thành lời.S au đó phải tất bật vào đời để kiếm sống và nuôi con, mà chợ trời là môi trường cho kẻ thất cơ lỡ vận tìm đến, và cũng chính từ đây, tôi trúng một lô hàng thuốc tây được 6 cây vàng. Cơ hội lại mỉm cười với tôi, đã chắp cánh cho tôi bay xa một lần nữa qua Mỹ cho đến ngày nay. Đây là chuyến đi đã kể trong bài “Những cái tết khó quên sau 75”.VVNM tháng 3/2015.
Tóm lại, cuộc hành trình tìm tự do của tôi lần nầy chẳng may bị rơi vào chốn “gió tanh mưa máu” của Tám Cầm rồi Hai Tình. Để sống còn, tôi phải dùng “mưu thần chước qủy” của mình để tự cứu mình ra khỏi địa ngục trần gian của Cộng sản đang trải dài trên khắp quê hương.
Dù đã trải qua 19 tháng tù đọa đày, 8 tháng trong còng (nhứt nhựt tại CÒNG, thiên thu tại ngoại) cùng với bao nỗi kinh hoàng khác mà tôi phải chứng kiến, tôi vẩn tâm niệm, không giết người duới ngựa, khi Hai Tình đã thuộc về tôi kiểm soát, dù đã có đề nghị cho Hai Tình đi “mò Tôm” và đem ngươì lính gác lên “bỏ chợ” trên Sài gòn để họ lâm nạn sau nầy. Nhưng tôi không làm vì trái với đạo lý nhà Phật mà tôi đang tôn thờ (giết người không có tự vệ). Ngoài ra còn trái với đạo lý nhân bản mà xã hội trước 1975 đã đào tạo cho tôi được thấm nhuần sâu sắc khi phải hành xử ngoài đời. Phải làm khác những gì mà Tám Cầm và Hai Tình làm mới có chính nghĩa.
Năm 1989 bố con tôi tái vượt biển đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.
Nay 29 năm sau, mỗi lần khơi lại ký ức, chẳng biết bao giờ tôi nhớ lại ngày “cất cánh bay xa” thành công mà mừng, nếu không, ắt tôi đã bị Hai Tình xử bắn, dập xác bên bìa rừng, còn đâu viết được mấy giòng nầy khi hằng năm 30/4 đen hiện về.
Ngô Văn Thu
https://vietbao.com/p231953a236469/vo-canh-bay-xa
Sau hơn 8 năm tù cải tạo, ngay khi từ nhà tù trở về, tôi đã cố tìm đường vượt biển nhưng đều thất bại và lãnh đủ. Mãi đến năm 1986 mới có chuyến đi khác từ Sài gòn xuống Mỹ Tho.
Xe đến quốc lộ 4 gần Mỹ Tho thì ngừng lại cho khách xuống, người dẫn lộ đưa đoàn theo đường ruộng vào một quán cà phê, một ít khách đang có mặt, chắc đây là điểm tập trung.
Không lâu sau, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi rút theo họ lẩn vào bóng đêm, đến một cầu sắt xe lửa và xuống căn nhà nhỏ bên cầu, vào nhà đi thẳng ra sau xuống bãi nơi đã có mấy chiếc xuồng con, gọi là ”tắc xi” đậu sẵn. Chỉ mười phút sau tắc xi rời bãi đưa chúng tôi ra “tàu”.
Tắc xi chạy luồn lách trên sông qua những đoạn sông có “hàng đáy” giăng lưới ngang như những rào cản trông thật hãi hùng. Nếu chẳng may vướng vào đáy, tắc xi sẽ lật nhào, nước chảy xiết, bốn bề vắng lặng, ai biết được số phận những người ra đi chìm nổi thế nào.
Độ một giờ sau, tắc xi cập vào “tàu” đang ẩn mình bên tàng cây chờ đợi. Mọi người được lệnh, vội vã lên ”tàu”. Nước chảy xiết, dù đã cố kềm chặt vào hông tàu, nhưng tắc xi vẩn bị lắc lư xê dịch. Trong bóng đêm, thật rất khó bám vào thành tàu để lấy đà trườn lên. Phần tôi vì có con nhỏ nên vất vả hơn. Bồng con ném trước qua thành tàu, kế tiếp ném túi xách lên rồi đến phần mình. Chồm người níu chặt mạng tàu rướn lên bật vào tàu. Hai bố con qua được cơn căng thẳng hiểm nghèo này cũng đã là bước đầu may mắn.
Sau khi đã kiểm “hàng” con tàu đã vội vã rời bến. Đêm đen như giúp phần che chở cho con tàu đang trốn chạy khỏi cảnh bi đát của con người đang dày xéo con người.
12 giờ 30 sáng, từ xa, đã thấy đèn Hãi Đăng trên đỉnh núi Vũng Tàu quây chớp sáng loà một góc hướng ra biển Đông. Con tàu đã đến điểm dòng sông ra biển đụng hải lưu dội vào. Sóng bắt đầu nhồi lắc, rồi nhiều tiếng râm ran oẹ mửa của người bị say sóng.
Mọi người thở ra dù ai nấy mặt mũi đều nhợt nhạt vì mất ngũ. Con tàu đã ra được hải phận trước khi mặt trời lên. Nhìn vào đất mẹ lần cuối chỉ còn thấy lờ mờ núi đồi chập choạng cùng bóng nước. Bỗng có tiếng khóc oà trong khoang tàu vang ra của một bà tay bồng con dại. đầu tóc rối bù, phờ phạc.Tiếng khóc oà lẫn với lời nức nở:
“Các ông ơi cho tôi trở vô. Cho tôi trở về với chồng tôi, con tôi. Chồng con tôi còn kẹt lại trên bãi. Tôi làm sao đi được. khi không có chồng con đi cùng. Tôi van lạy các ông...”. Sau mới biết; tăc-xi bốc vội vã trong đêm, người chồng và đứa con 5 tuổi của bà bị bỏ lại ở bãi. Mọi người trên tàu đều im lặng để chia xẻ niềm đau với ba, nhưng con tàu vẩn lướt sóng ra khơi.
Khoảng một giờ chiều, nhìn vào đất liền thấy núi Vũng Tàu chỉ còn là chấm nho. Con tàu tiếp tục chạy, mang theo tiếng khóc bi thương của người đàn bà bất hạnh.
Đến hai giờ chiều, con tàu có dấu hiệu bất thường. Máy tàu phát tiếng kêu sùng sục, toàn thân tàu như rùng mình trước sóng gió rồi từ từ khựng lại không chạy được nữa. Mọi người nhốn nháo hỏi nhau tại sao. Người trả lời được câu nầy là tài công, nhưng ông ta đang bận rộn với đồ nghề trong tay, loay hoay mở máy sửa chửa. Ông tìm ra được bệnh; “bét dầu” hư, rồi thỡ dài; - không có phụ tùng thay thế.
Vậy là coi như cuộc hành trình đến đây là chấm dứt, đành buông xuôi cho số phận. Cái gọi là ”tàu” chỉ là chiếc ghe chài trong sông được tân trang lại, làm sao đủ sức chịu được sóng gió biển lớn. Trong cảnh tuyệt vọng, có người trách cứ vì tiếng khóc trù ẻo của người đàn bà nên mang sự xui xẻo đến cho cả con tàu. Có người trút cái nhìn bực tức của họ về phiá người đàn bà đau khổ.
Con tàu tiếp tục trôi bập bềnh trên sóng nước, mãi đến 4 giờ chiều, từ xa thấy một đốm trắng xuất hiện. Ai nấy náo nức hy vọng, người thì lấy áo trắng xé làm hai mảnh cầm tay đứng làm dấu hiệu cấp cứu SOS, người khác cột áo vào thanh gỗ cho cao hơn rồi đứng vẫy, những mong tàu đi ngang qua thấy được họ sẽ cứu vớt. Cái chấm trắng đã hiện rõ hình một con tàu nhưng tiếc thay nó vẫn rẽ sóng theo hãi trình của họ.
Đêm về trên Đại Dương, gió mạnh như đẩy cho ngọn sóng dâng cao, đánh vào mạn tàu. Mỗi lần sóng nhồi tàu lên là mỗi lần thấy tiếng ói mửa ào ào của thuyền nhân, ai nấy nằm bẹp dưới sàn trông thảm não. Đã thế, do tàu bị tắt máy nên bánh lái không còn điều khiển được, khiến tàu quay theo làn sóng xô đẩy chập chờn.
Thế rồi qua cơn mê, khoảng 3 giờ sáng mọi người nhốn nháo bật dậy dòm ngó, vì từ xa thật xa, có vệt sáng của đèn quệt ngang trên biển. Lại có co màn xé áo quần mang theo tẩm dầu đốt lên làm dấu hiệu SOS cầu cứu. Nhưng dù đã cố gắng hết mình, kết qủa vẫn chỉ là số không. Ánh đèn hy vọng đã rẽ vào hướng khác, chỉ còn lại biển đêm mù mịt và con tàu bất hạnh.
Cứ thế tàu trôi nổi suốt ba ngày đêm trong cơn sóng dữ, để rồi một sáng bỗng thấy xuất hiện dưới chân trời dãy cảnh lờ mờ như một cụm đảo, một ven bờ... Mọi người trên tàu lại hy vọng; biết đâu đây là một hòn đảo của Mã Lai hay của Thái Lan!
Không để mất cơ hội,thanh niên trên tàu háo hức rũ nhau ôm can nhựa nhảy xuống biển bơi vào bờ tự do. Nhưng chuyện đời không đơn giản như mình nghĩ. vì sau 3 ngày bị vùi dập trên sóng nước, thiếu ăn thiếu ngủ mất sức làm sao dám lấy sức mình chống chỏi với thiên nhiên.Một điều tối kỵ mà vua vượt biển Papillon đã nói ”Không được liều lĩnh trên đại dương với sức bé nhỏ của mình” Quả vậy, một thanh niên bị trả giá ngay khi chỉ cách tàu 20 thước, anh bị giòng hải lưu cuốn đi không cưỡng lại được, chỉ thấy đưa tay chới với cầu cứu, nhưng dây nhợ không có để vứt ra cứu nạn, thanh niên trên tàu đã nhảy biển hết rồi. Chỉ mươi mười lăm phút sau, một mạng người ngoi ngóp chìm dần chìm dần trươc cái nhìn bất lực đau xót của mọi người khi phải nhìn cái chết của bạn đồng hành.
Sau này, tôi được biết anh là một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện chợ Rẫy- Sài gòn. Riêng số phận những thanh niên và tài công bơi tấp được vào hàng đáy được thiết lập ngoài biển đều bị công an biên phòng bắt trọn. Nghe nói những chòi làm đáy nầy là những điểm canh trá hình ngoài biển của công an chống sự xâm nhập từ biển vào của phong trào Trần văn Bá từ Paris về kháng chiến. Tất cả họ đều được đưa vào đất liền khai thác để biết tình hình còn lại trên tàu của chúng tôi.
Kết quả là khoảng xế chiều, có ba chiếc tàu đánh cá quốc doanh loại lớn rẽ sóng từ đất liền hướng về tàu chúng tôi. Khi xáp lại gần, cả ba đều đồng loạt nổ súng thật dữ dội, và chạy vòng quanh tàu bắc loa kêu gọi mọi người phải nằm sát xuồng sàn, nếu không sẽ bị bắn bỏ.
Khi đã cập sát vào tàu, họ nhảy qua trói tất cả từng người lại rồi đưa hết đến mủi tàu ngồi có người canh giữ, trong khi đó bộ phận khác lục soát tịch thu mọi đồ vật trên tàu, từ hãi bàn, thuốc tây và những đồ vật quý giá khác.
Xong màn lục soát con tàu tới màn lục soát từng người chúng tôi để tìm vàng, tìm dollars. Trong khi đến phần mình, một công an hỏi tôi; ”Chú có con nhỏ đi theo chắc chú có mang tiền đi để nuôi bé, chú cho tụi tôi ở đây, kẻo vào trong đồn chú cũng bị tịch thu mà thôi”. Thấy có người “mớm trước”, tôi không bỏ cơ hội “điều đình”ngay.Tôi sẳn sàng cho chú tiền với điều kiện khi vào bờ chú cho cha con tôi trốn. Tôi nói.
“E không được đâu chú, tụi tôi là công an biên phòng, khi bắt vào phải giao nộp cho công an huyện.” Người công an trả lời. Cuộc ngả giá chưa xong thì tàu đưa chúng tôi đã đến bờ, toán công an áp giải chúng tôi vào đồn. Trời chiều, mây đen vần vũ ủ ê như tâm trạng của người bị nạn. Chúng tôi bị nhôt tạm trong một trường học nhỏ có rào dậu vây quanh.
Khoảng 10 giờ tối, họ phát cho mỗi người một chén cháo gạo đỏ ăn để gọi là “bồi dưỡng”sau mấy ngày bụng trống vì ói mữa không còn gì. Đợi cho mọi người tĩnh táo, 12 giờ đêm họ ra tay hành động. Nam riêng, nữ riêng, họ lôi từng người đi, thay nhau lục xét mò mẫm để tìm “chiến lợi phẩm.”
Sau một đêm bị “vạch lá tìm sâu,” đoàn tù trở về mặt mày ủ-ê thê thảm. Dù sao, ai nấy chắc cũng đều thầm cám ơn ơn trên đã đưa đẩy cho con tàu vào bờ, nếu tiếp tục trôi dạt ngoài biển, thật khó ai sống sót.
2. Trại tù Cầu Ngang
Sau ba ngày bị giử ở đồn công an, đoàn tù 46 người chúng tôi bi đưa về huyện Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh để, theo lời cán bộ cộng sản, thụ lý tội ”phản quốc.”
Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan được sửa lời thành: ”Bước tới Cầu Ngang bóng xế tà, cỏ cây không thấy thấy AK, Lom khom dưới bến thuyền vài chiếc. Tù nhốt bên sông mấy giãy nhà”. Đây là trại tạm giam của huyện để điều tra gồm một nhà tường (dành cho nữ), một nhà lá (dành cho nam). Khu nhà lá chia làm hai, mội bên vừa nhà bếp của tù, còn bên kia là nhà còng (xà lim), tù nhân bị còng hai chân suốt ngày đêm trong còng.
Chính là tại đây, tôi cũng bị nằm trong trong còng suốt 8 tháng trời, ngày chỉ được ra ngoài 30 phút vệ sinh. Con bé con cũng nằm theo cha ngoài còng trong xà lim đó. Dãy xà lim nầy cùng chung với nhà bếp, nếu chẳng may có hõa hoạn xãy ra thì được xem như những người trong còng đều bị thiêu sống như xâu chim sẻ mà ta thường thấy bày bán cho dân nhậu ngoài bến phà.
Người thủ giử chìa khóa nhà còng là một công an chuyên trách về ăn nhậu, nếu hõa hoạn xãy ra, gặp lúc Y say xỉm nằm đầu đường xó chợ nào đó, ai tìm ra để lấy chìa khoá mở còng cho tù thoát nạn.
Nằm trong còng là một cực hình. Còng hình chữ U kẹp sát vào xương ống chân gần mắt cá, có hai vòng tròn để xâu thanh sắt kích cở 14 vào và ăn thông ra ngoài, được khoá bên ngoài. Một dãy còng xâu 12 người, khi có nhiều “thân chủ” thì còng chứa thêm 2,3 người nữa, tù phải nằm nghiêng như kiểu úp muỗng, ôm nhau hít mùi xú uế, mồ hôi tẩm vào áo quần bẩn thỉu của tù mà thỡ.
Kinh hoàng nhất là giờ khám còng hằng đêm lúc 7 giờ tối. Có lần tên công an say xin vào khám, cầm còng lên lắc lắc để chắc rằng: chân tù nhân đã tra vào còng. Khi vây sắt, còng cứa vào da người tù. Có lần một người la đau quá cán bộ ơi! Kết quả là người la đau quá lãnh thêm một gót giày vào bụng, nạn nhân một cú sấm sét nghe ự một tiếng. Nạn nhân sau đó chỉ còn kêu Mẹ ơi con chết, mẹ ơi con chết. Rồi tiếng kêu lịm dần, lịm dần. Nạn nhân đầu ngoặc qua một bên, tắt thở chết thảm. Tên cai tù vẫn đứng nhìn trừng trừng vào mọi người, khiến ai nấy như bị tê liệt không còn nhúc nhích nổi. Mãi cho đến khi chắc chắn người tù đã chết hoàn toàn hắn mới bỏ đi. Người tù xấu số là một Sĩ quan Biệt Động Quân Vùng 4.
Vậy là chi trong vòng hai tuần, tôi chứng kiến hai cái chết thảm khốc, một ngoài biển, một trong trại giam, khiến ám ảnh tâm trí mãi cho đến ngày nay.
Trại tù Cầu Ngang được quản lý bởi một thượng sĩ công an tên Tám Cầm. Hắn có cách đi theo kiểu chấm, phẩy, (chân phải tới trước rồi mới kéo chân trái theo sau). Mặt hắn tái xanh như tàu lá chuối, môi xạm tím như vỏ măng cụt, dấu hiệu bệnh sốt rét kinh niên. Có thể vì mặc cảm phận mình nên Y phải dùng quyền uy để thị oai thiên hạ. Mỗi khi tù bị kêu lên chấp pháp “làm việc” (hỏi cung) ai nấy đều biết sắp có màn lãnh đủ.
Để đối phó với Tám Cầm ác ôn nầy, tôi đã phải vẽ sẵn cho mình một lý lịch “dỏm” để khi bị kêu lên “làm việc” thì “thành thật khai báo” với Y.Suốt bốn tháng “im lặng”. Im lặng nhưng có mật báo theo dỏi dòm ngó vì nghi tôi là chủ tàu (phải cho vào còng để lo lót vàng chuộc ra). Tháng thứ 5, một buổi sáng tôi được gọi tên và cho mở còng đi theo người đội canh tù lên ban quản giáo “làm việc”. Tôi ngồi đối diện với Tám Cầm.
- Dưới trại có gì lạ không? Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi nằm trong còng có biết chuyện gì đâu. Tôi đáp.
- Chuyện một người trúng gió chết trong còng. Anh biết mà. Y nói. (Y đang nhắc anh bạn bị tên cai tù dùng cây sắt xâu còng ép cho hết thở)
- Tôi có biết, người đó nằm cạnh tôi. Tôi trả lời.
- Anh không có ý kiến gì chứ. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, tôi là tù như họ làm sao có ý kiến. Tôi nói.
- Vậy là tốt cho anh. Y bảo.
Xoay qua tội vượt biên.
- Ai kêu anh đi chuyến nầy. Giá bao nhiêu cây (vàng). Y hỏi.
Thưa cán bộ, tôi là y-tá (Y-tá là vỏ bọc che dấu diện sĩ quan, chứ không phải y tá để làm thủ tướng của nước Việt Nam như ta thấy) đi chích dạo dưới ghe. Gặp chuyến đi, họ cần người săn sóc sức khoẻ nên giữ tôi lại cùng đi luôn, đây là tính toán của họ tôi không biết trước nên không có tốn tiền. Tôi trả lời.
- Con anh cũng có mặt, nó cũng là y tá à. Y hỏi.
- Tôi b ị vợ bỏ, sống cảnh gà trống nuôi con nên đi đâu cũng mang con theo. Tôi trả lời.(Thật tình hai cha con tốn 3 cây vàng của một ân nhân đóng cho đi).
- Anh đi lính gì và cải tạo bao lâu. Y hỏi. (Câu hỏi là bẫy chết. Nếu Y biết tôi là sĩ quan chắc sẽ cũng bị xử như người tù trong còng vậy. Mạng sống người tù như chỉ mành treo chuông)
- Thưa cán bộ,tôi trốn lính, mãi gần bảy năm sau bị bắt đưă vào trại nhập ngũ, khi khám bệnh thì được miễn vì thương tật. Tôi trả lời.
- Anh làm gì mà bị thương tật. Y hỏi
- Thưa cán bộ, tôi cày ruộng dẩm phải mìn, trâu chết tôi bị thương gãy chân, vì thương tật, yếu sức khoẻ nên được miển dịch. Tôi trả lời rồi vạch ống quần đưa vết thương cho Y xem để làm bằng chứng. (Thật tình, vết thương nầy bị ngoài chiến trường, tết Mậu thân 1968).
- Y tá, anh có biết nhịp tim trung bình của người đập bao nhiêu một phút không? Y hỏi (rất sơ đẳng, nhưng Y tưởng đây là câu hỏi khó dành cho tôi).
- Thưa cán bo, người bình thường từ 60 – 70, người già yếu thì nhanh hơn, hoặc khi bị sợ hãi thì từ 100 – 120 v.v…Tôi trả lời. Y nhìn tôi như dò xét và hỏi tiếp.
- Y tá gặp người bị nạn dưới nước anh làm gì? Y hỏi. (cũng là câu hỏi sơ đẳng, vì đã được học trong trường cũng như trong quân trường ngày trước. Xem như trúng bài tủ.)
- Thưa cán bộ, tùy theo nạn nhân có bị uống nước hay không. Tôi trả lời.
- Có uống nước.Y bảo.
- Phải vớt họ lên trước, nếu có uống nước đầy bụng thì vác ngược nạn nhân lên vai nhảy xóc xóc nước sẽ theo miệng trào ra ngoài, sau đó hô hấp nhân tạo cứu sống nạn nhân.
Y nhìn tôi như thách thức rồi đổi qua hỏi bệnh lý.
- Sốt rét chửa thuốc gì?
- Thưa cán bộ, tùy cấp độ. Sốt cấp tính hay mãn tính mà trị. Thường thì Quinine chích,viên. Cloroquine viên, chích (trong quân đội hàng tuần đều uống thuốc nầy để đề phòng- lại trúng tủ) Nhưng gần đây có loại mới hay vô tận, trị đâu hết đó.Thuốc ngoại nhập. Tôi nói. (tôi không đọc tên thuốc để dò phản ứng của Y).
Như gãi đúng chổ ngứa, dừng lại chịu sao được, Y liền hỏi tên thuốc đó là gì.Tôi làm bộ nghiêm trọng như lục trong trí nhớ vài giây rồi đáp.
Lên làm việc với cán bộ sợ quá quên hết, khi về trại tôi sẽ tìm và báo cáo cán bộ sau.(thực tình có quên gì đâu).
Buổi làm việc tạm ngưng ở đây,sẽ làm việc tiếp. Y nói.
Qua chiêu thức đó tôi thoát nạn về trại thỡ phào nhẹ nhỏm ít nhất là trong lúc nầy.
Rồi mấy ngày sau tôi bị gọi đi làm việc lại.
Cũng tên Tám Cầm ”đón.”.
- Dưới trại có gì lạ không. Y hất hàm hỏi.
- Thưa cán bộ không có gì lạ, chỉ có hai cha con tôi bị đói.
- Sao đói.Y hỏi.
- Thưa cán bộ vì hai cha con ăn, nhưng trại chỉ cấp cho một phần cơm, tôi phải nhịn cho con nên đói. Tôi nói.( Y muốn ép lương thực để tôi gởi con về, sau 5 tháng tôi phải gởi con về để một mình dể đối phó với nghịch cảnh trong tù).
- Anh có mang tên thuốc trị sốt rét theo đó không.Y hỏi.
- Thưa cán bộ tôi không biết lên đây để hỏi việc nầy nên không mang theo (thật tình tôi câu giờ để được nhiều phút giây sống ngoài còng). Thế là tôi bị dẩn về lại trai giam để lấy tên thuốc (thực ra tôi đã thuộc nằm lòng tên thuốc nầy).
Trở lên văn phòng tôi đưa tên thuốc cho Tám Cầm, Y bảo tôi đọc cho Y nghe.Tôi đọc: “Fansida-Roch, 500mg,” và còn chua thêm câu như hăm dọa, ”tôi nhớ mang máng vậy.”
- Thuốc nầy do nước nào bào chế và bán ở đâu. Y hỏi.
- Thưa cán bộ, thuốc do nước Thụy sỹ bào chế và không bán “đại trà” vì loại hiếm, mắc tiền. Tôi trả lời.
Người bị bịnh uống bao nhiêu viên một ngày. Y hỏi.
- Người bịnh nặng, ngày uống hai viên, người bịnh nhẹ, ngày một viên.Tôi nói.
Y chau mày suy nghĩ (tôi biết Y đang cần thuốc hiếm nầy vì đang mang bệnh trong người.Tôi đã chuyển sự âu lo của mình qua cho Y, vì không thấy Y hỏi gì về chuyện lính tráng của tôi nữa.
Để khỏa lấp chuyện hỏi cung, tôi nhanh chóng đề nghị:
- Thưa cán bộ ngoài chợ có bán thuốc tây không, nếu có cán bộ cho người dẫn tôi ra tìm mua hoặc đặt hàng cho cán bộ.
Suy nghĩ vài giây, Y bảo về trại rồi sẽ làm việc sau.
Tôi lại vào trại, chân lại “tử tế” tra vào còng. Mấy hôm sau, bỗng lại được kêu lên, rồi có tên quản chế kè súng dẫn tôi ra chợ mua thuốc.
Mấy tháng nằm bẹp dí trong còng, nay được bước đi ngoài đường, dù đường gập ghềnh sỏi đá nhưng vẫn sung sướng như thuỡ đi trên “con đường tình ta đi” vậy!
Chắc nhờ thuốc mua về có kết quả “khả quan” nên mấy lần “làm việc” sau không còn căng thẳng như trước nữa, vì tôi còn “phịa” cách trị bệnh sốt rét bằng mật ong vô thưởng vô phạt cho Y, với lời khẳng quyết rằng: tôi đã chữa cho nhiều người hết bệnh bằng phương pháp nầy (chỉ có trời mới biết ông y-tá đa tài nầy mà thôi).
Vì Tám Cầm xuất thân chỉ là tên du kích tại thôn làng làm sao am hiểu được chuyện đời quay cuồng đổi thay nhiều sau 75. Sau đó không lâu, tôi được chuyển trại đi nông trường trồng dừa 30/4, thoát địa ngục trần gian Cầu Ngang, nơi tôi phải trân mình ôm xác đồng đội chết oan trong còng mà ngủ với họ.
3. Nông trường dừa 30-4 Và Trại tù
Nông trường dừa bạt ngàn nầy là công lao mồ hôi, nước mắt,và máu của anh em tù “cải tạo”trại Bến Giá gần đó lập nên theo kế hoạch “kinh tế thợ đụng”. Đụng đâu làm đo (thời chưa đổi mới).
Bọn tù chúng tôi như làn sóng sau đẩy làn sóng trước, làm tiếp nông trường nầy. Hàng ngày mỗi người phải theo chỉ tiêu đào mương dài 50 m X ngang 1,2m X sâu 0m8. Đắp đập thì mỗi người 2m5 khối đất. Đám tù phải dầm mình dưới sình lầy như trâu nằm trong đầm cạn. Công việc nào sức tù cũng bị vắt kiệt. Chiều về trại không có nước tắm, cả trăm con người chỉ có cái ao nhỏ hì hụp múc xối, nước lại chảy xuống ao người khác, lại múc xối. Không tẩy hết bùn phèn bám trên da thịt nên da càng dày thêm, ngày đêm mình mẩy, áo quần đều hôi hám mùi bùn.
Tối ngủ phải trải lá dưới nền đất trong láng trại mà nằm. Khổ thay, đêm về nước thủy triều lên nền đất bị ướt, nước thấm vào lá, tù đành ngủ ngồi. Trước cảnh tù đày nghiệt ngả nầy, phải tìm cách biến hoá khổ nạn mà mình phải chịu. Do đó trong đầu tôi lúc nào cũng nuôi ý tưởng “trốn trại”. Nhưng trốn làm sao, trốn bằng cách nào cho “lọt” là điều tính toán cân não luôn vất vưởng trong đầu tôi.
Sau cùng, đành phải đem “bửu bối”thuốc trị sốt rét FANSIDA ROCHE 500mg, do vị ân nhân gởi xuống ra chinh phục nghịch cảnh.Vùng đồng lầy nước đọng nầy đa số người dân bị sốt rét. Mấy tên đội coi tù cũng không ngoại lệ.
Một hôm, giữa trưa trời nắng chang chang một tên đội ngồì trùm mền run bần bật. Tôi cho Y viên thuốc uống liền tại chổ. Chỉ 10 phút sau cơn sốt chấm dứt, tiếng lành đồn xa trong hàng ngủ cán bộ coi trại. Tôi được phong nhanh lên hàng “bác sĩ miệt vườn” để trị bệnh cho trại, nhưng chỉ “trị bịnh” ngoài giờ lao động chứ không được ưu đải nào. Tôi đính chính, minh chỉ là “y tá” chứ không phải là “bác sĩ” như loan truyền
Lần hồi mấy tên đội lân la làm quen để có dịp xin thuốc”thần dược”. Khi cá đã cắn câu, có đôi phần thuận lợi. Tôi bắt đầu ngỏ y “nhờ anh đội giúp đở”.
Tôi dọ ý nhờ tên Thâm gởi về Sài gòn môt lá thư (địa chỉ dỏm, lời trong thư chỉ xin thuốc FANSIDA 500mg mà thôi, nếu thư bị bắt cũng vô hại. Mục đích xem Y có nhiệt tình hay phản trắc gì không. Hai ngày sau Y vào, báo đã làm xong. Tôi cám ơn rối rít tỏ vẻ mừng rỡ. Tôi thưởng cho Y một viên FANSIDA.500mg.Y mừng lắm.
Bước kế tiếp tôi nói thẳng với Y.
- Tôi nhớ vợ con quá muốn về, nhưng chỉ có anh mới giúp tôi được mà thôi.
- Tôi giúp anh được cái gì.Y bảo.
Tôi vào đề luôn không còn do dự..
- Giờ anh gác, anh ngó lơ cho tôi trốn, nếu bị bắt tôi sẽ không khai cho anh và tôi sẽ cho anh một chỉ vàng trước khi đi. Tôi nói.
Trước đề nghị táo bạo của tôi.Y nói khó tính quá, để suy nghĩ rồi trả lời sau.
Qua mấy ngày Y quay lại. Tôi lập lại lời yêu cầu của tôi..
- Tôi suy nghĩ rồi, nếu anh trốn cho tôi trốn theo với. Y nói
Tôi quá đổi ngạc nhiên nói: anh có quyền đi lại tự do sao phải trốn theo tôi làm gì.
- Không phải, tôi biết anh về Sài gòn rồi cũng đi vượt biên trở lại. Anh cho tôi đi theo với. Y nói.
Tôi tá hỏa,không ngờ Y tính còn siêu hơn tôi tưởng. Tôi đem chuyện nầy bàn luận với anh em cùng nhóm. Ai cũng bảo tôi thuận đại để phần mình có dịp trốn cái đã.
Tôi không đồng tình như vậy, vì mình về được Sài gòn, ngay đời sống cuả mình còn khó khăn, biết ngày nào có chuyến đi lại, tiền đâu mà đi. Đã thế còn “cõng” thêm cục nợ ân tình nầy giải quyết làm sao cho ổn. Bỏ rơi Y giữa Sài gòn có khác nào “đem con bỏ chợ” đưa Y vào tù thay mình, quả là điều thiếu đạo đức không cho phép lương tâm mình làm thế.
Vậy là coi như kế hoạch trốn trại nầy xếp lại. Cũng vậy, còn nhiều “móc nối” khác nữa nhưng đang nửa đường thi trở ngại, kể ra không hết.
Chỉ có kế hoạch sau cùng nầy mới thành tựu để tôi “vổ cánh bay xa” không bao giờ trở lại vùng đất “không mời mà tới” cho đến ngày nay.
Nông trường dừa 30,4 rộng lớn, có phân trại tù bên trong, dùng tù để đào mương đắp đập. Trại tên”Rạch Nò”do Hai Tình làm trưởng trại. Là một nông dân chính hiệu, trạc tuổi 50, vai u thịt bắp, mình trần chân đất cả ngày lẩn đêm, chỉ mặc độc chiếc quần tây màu cứt ngựa. Uống rượu đế thay nước. Đặc biệt về đêm muỗi như trấu, tù phải vào mùng ngồi mới nói chuyện được, nhưng Y vẫn ở trần như thường mà muổi không đốt. Anh em bảo nhau đám muỗi lỡ đốt y bị ”say xỉn” hết khi muốn đưa vòi vào lổ chân lông trên người cuả Y mà đốt, vì toàn thân Y lúc nào cũng toát ra mùi đế, muổi làm sao xông vào đốt cho được. Vô tình muổi”chạy làng”. Y được miển dịch với muổi.
Khác với Tám Cầm hiểm độc, ác ôn ở Cầu Ngang. Hai Tình xởi lởi hơn, chưa bao giờ đánh tù hoặc la lối chưởi bới tù nặng lời. Nhưng có đôi mắt lườm lườm gân máu nổi lên bên trong cũng đủ nói lên được Y là tay sát thủ đáng gờm trong chức vụ huyện đội trưởng du kích ngày trước.
Một hôm Y tìm gặp tôi và ra lệnh: ”bác sĩ theo tôi.
- Đi đâu anh Hai. Tôi hỏi.
- Về nhà tôi. Y bảo.
Theo xuồng, Hai Tình đưa tôi về nhà. Nhà đơn sơ, nền gạch có chuồng heo sau mái hiên.
- Ráng ơi! Y buộc miệng gọi. Tôi không biết gọi cái gì.
Một đứa bé trạc 10 tuổi chạy ra.
- Thằng con tôi bị mủ lỗ tai, “bác sĩ” trị nó dùm tôi. Y bảo.
- Tôi nghiêng đầu thằng bé”khám”, thấy tội nghiệp cho nó. Một dòng mủ đặc chảy từ tai ra, vành tai sưng vù vì nhiễm độc do tắm sông bị nước bẩn chui vào. Tôi không có gì để chữa cho thằng bé trong hoàn cảnh nầy.
- Có mật ong không Anh Hai. Tôi hỏi.(lại mật ong).
- Có. Y trả lời.
- Anh nhỏ vào tai hai giọt, ngày ba lần, năm ngày cho tôi. Tôi nói.
(Mật ong là một tinh chất tốt có thể trị bệnh tin cậy được. Trong quá khứ khi còn trong đơn vị, tôi có đọc được bài báo ở Văn Nghệ Tiền Phong chỉ dẫn; mật ong chữa lành bệnh nám phổi (Opacite - may, không có dấu sắc). Tôi chỉ cho lính mình dùng. Trước khi ăn sáng, uống một muổng canh, trong vòng 6 tháng hết hai lít mật, chụp hình lại kết quả phổi được ghi nhận T.P.N (transparant pulmon normal). Phổi trong suốt. Hết bệnh.
Nay trong hoàn cảnh nầy, mật ong có chất sát trùng tự nhiên chắc sẽ trị được bệnh thúi tai cho thằng bé.
Một tháng sau gặp lại Hai Tình.
- Lỗ tai con anh hết chảy mũ chưa. Tôi hỏi
- Lành rồi. Y nói
- Mừng cho anh. Tôi nói.
- Bây giờ đến phần tôi. Y bảo.
- Anh Hai đau ra sao. Tôi hỏi.
- Nghẹt thỡ và sổ mũi. khô cổ nữa. Y nói. (con trâu nước nay cũng oải mình)
- Tôi không có thuốc “xịn” cho anh Hai, chỉ có thuốc nội, không tốt. Nếu có dịp đi chợ, đưa tôi đi tìm thuốc ngoại nhập mua anh Hai dùng tốt hơn. Tôi nói. (thật tình tôi có thuốc, nhưng chữa cho Y lành bệnh làm sao đi chợ để rộng đường tẩu thoát).
4/ Vổ cánh bay xa.
Thế là tương kế tựu kế tôi đã hình thành kế hoạch trốn, khi cơ hội đến.
Nghe lời tôi, vì đã co ”uy tín” trị bịnh cho con mình, Hai Tình dẫn chúng tôi đi chợ.
Trại mỗi tuần đi chợ một lần.Anh em tù ai cần mua gì ghi vào danh sách và gởi tiền cho toán đi chợ mua đem về giao lại. Chợ họp về đêm từ 3 giờ đến 6 giờ sáng như thời còn chiến tranh. Đích thân Hai Tình dẩn đi, mấy lần trước đều có đội đi theo, nhưng không hiểu sao lần nầy chỉ đi một mình với cây súng nhỏ trong người, có lẽ vì tự tin.
Phần tôi đã bố trí người của phe mình gồm một người thông suốt đia thế bao vùng từ trại giam đến Trà-Vinh 62 km, biết uống rượu, và ba người khác cũng là ba tay lưu linh hạng nặng để ra chợ thay nhau xa luân chiến phục rượu Hai Tình. Bốn chọi một.
Ra đến chợ, tôi ngỏ ý mời Hai Tình và mọi người “súc miệng” trước một xị với dĩa lòng “đưa cay lấy trớn”. Tôi nói lớn với Tâm (đi theo) chủ xị để Hai Tình cùng nghe, tiếp Anh Hai cho “đẹp” nghe Tâm, vì hiếm khi được đi với Anh Hai. Thế là “xị nối xị”, hết dĩa lòng nầy qua móng heo khác thay nhau làm đẹp ý Anh Hai.
Để lấy lòng tin, tôi bảo Hai Tình ngừng nhậu theo tôi đi mua thuốc kẻo chợ tan tìm không ra (trước đó tôi đã đi găp mấy bà bán thuốc nói nhỏ. Khi có cán bộ hỏi mua thuốc, nhờ mấy bà nói hết hàng, hẹn lần sau,v ì tôi là tù không có tiền mua thuốc cho cán bộ đâu).
Y như kịch bản, Hai Tình hỏi đến đâu cũng được nói giống nhau. Tiếc quá hết thuốc.
- Xui quá Anh Hai. Tôi nói.
- Thôi đến nhậu tiếp, biết đâu rượu lần nầy ngon sẽ chửa được bênh. Tôi nói.
Cuộc nhậu xa luân chiến giửa bốn người với Hai Tình tiếp diễn từ 4 giờ sáng hôm trước đến 8 giờ tối hôm sau mới vật ngã được con trâu nước Hai Tình nằm lăn quay. Tôi mượn tiền chợ anh em gởi, trả chủ quán rôì dìu Hai Tình nằm trước sạp trống, lấy hết đạn trong súng ra liệng xa, súng để bên cạnh đắp chiếu lại kẻo sợ Y trúng gió chết.
Một người trong bọn đề nghị với tôi: “Để chắc ăn nên cho Hai Tình đi mò tôm luôn”. Tôi giật mình trước ý nghĩ tàn bạo nầy. Tôi không đồng ý vì cho rằng; mình tìm về với gia đình tại sao lấy mất sự sống của gia đình người khác. Không có đạo đức. Tôi không đồng ý.
Thế là chúng tôi 5 người bắt đầu “cất cánh bay xa”. Như cơn lốc. Những bước chạy đầu tiên trong đêm có vẻ chập choạng vì ảnh hưởng cuộc rượu. Mãi đến 2 giờ sáng người mới tĩnh dần thì đã gần đến huyện Cầu Ngang nơi tôi đã bị còng 8 tháng trong còng. (vì độc đạo nên phải qua đây).
Một vở kịch ngắn đưọc diễn ra: Tất cả chúng tôi vờ say, la lối om sòm khi đi ngang qua huyện nầy như thường tình bộ đội ở Campuchia về nhậu quá chén trong đêm, nên công an cũng e-dè không dám đụng. Nếu âm thầm di chuyển sẽ bị nghi là tù trốn trại (có người đã bị bắt lại trong quá khứ).
Vở kịch diển ra theo ý muốn, nên qua “ải” Cầu Ngang dể dàng rồi tiếp tục đi nước rút. Gặp bộ hành ngược chiều phải ẩn núp bên đường để tránh lộ tung tích nếu chẳng may có người đuổi theo dò hỏi.
Theo tôi ước tính, phải đến 4 giờ sáng Hai Tình mới tĩnh dậy. Muốn đuổi theo phải về trại cách chợ 9 km rồi điều động lực lượng để “hành quân” thì “địch” đã đủ thì giờ ngồi uống cà phê bên Bắc Mỹ Thuận rồi.
Quả vậy, 5 giờ sáng chúng tôi đã đến “Đầu Bờ” gần một làng người Miên. Họ thức giấc sớm để ra ruộng. Họ nhìn chúng tôi dưới ruộng nước đang rửa ráy mình mẩy để chuẩn bị vào thành phố, người Miên hiền hoà không đi báo cáo khi thấy chuyện lạ. Chúng tôi vào nhà người quen ở Ao Bà Om (một thắng cảnh mà Chu Tử tả trong truyện Yêu ngày trước) do Tâm hướng dẫn. Tại đây, được chủ nhà cho áo quần thay, cho mượn tiền tùy theo lộ trình để thuê xe ôm mỗi người rẽ một lối. Chúng tôi từ biệt nhau cho đến ngày nay không bao giờ gặp lại.
Qua ký ức nầy nếu có bạn nào trong nhóm “cất cánh bay xa” với tôi còn sống, xin lên tiếng để biết các bạn đang ở nơi đâu. Mong bạn an vui trong cõi ta bà nầy.
Một tháng sau có chuyến thăm nuôi, tôi gởi tiền trả lại cho anh em dưới trại, vì đã tạm mượn tiền của họ “lo cuộc rượu” cho Hai Tình xỉn để tìm tự do. Sau cũng được bà con thăm nuôi về kể lại, khi Hai Tình về trại với hai bàn”tay trắng”. Y nói cho đở ngượng miệng ”Tụi thằng Thu trốn, bị xã bên kia bắt rồi”, sẽ cho người dẫn về xử bắn bọn chúng. Chắc chắn điền nầy sẽ xãy ra với Hai Tình nếu tôi bị bắt lại.
May thay tôi vẫn còn sống đến ngày nay trên đất cowboys Texsas Mỹ,để kể chuyện quay cuồng của thời thế nhân 30/4 đen. Đen như mỏm chó,cho bà con nghe.
Cuộc “vổ cánh bay xa” thành công nhờ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Có thiên thời vì nhờ đi chợ đêm. Địa lợi, vì ra khỏi trại được 9 km, thoát được vòng kềm của trại. Nhân hoà vì anh em cùng hành động ăn ý nhau theo lệnh của người tổ chức. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: Đó là do Hai Tình chủ quan, mất cảnh giác với tù, Y đi một mình để dễ bề ăn nhậu, không mang theo lính để giữ tù. Vì vậy có khác nào Hai Tình đã “tiển chân” chúng tôi đi một đoạn đường dài 9 km từ trại ra chợ, nhờ vậy đường thoát thân của tôi được thu ngắn lại.
Về đến Sài gòn gặp lại con, mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào không nói thành lời.S au đó phải tất bật vào đời để kiếm sống và nuôi con, mà chợ trời là môi trường cho kẻ thất cơ lỡ vận tìm đến, và cũng chính từ đây, tôi trúng một lô hàng thuốc tây được 6 cây vàng. Cơ hội lại mỉm cười với tôi, đã chắp cánh cho tôi bay xa một lần nữa qua Mỹ cho đến ngày nay. Đây là chuyến đi đã kể trong bài “Những cái tết khó quên sau 75”.VVNM tháng 3/2015.
Tóm lại, cuộc hành trình tìm tự do của tôi lần nầy chẳng may bị rơi vào chốn “gió tanh mưa máu” của Tám Cầm rồi Hai Tình. Để sống còn, tôi phải dùng “mưu thần chước qủy” của mình để tự cứu mình ra khỏi địa ngục trần gian của Cộng sản đang trải dài trên khắp quê hương.
Dù đã trải qua 19 tháng tù đọa đày, 8 tháng trong còng (nhứt nhựt tại CÒNG, thiên thu tại ngoại) cùng với bao nỗi kinh hoàng khác mà tôi phải chứng kiến, tôi vẩn tâm niệm, không giết người duới ngựa, khi Hai Tình đã thuộc về tôi kiểm soát, dù đã có đề nghị cho Hai Tình đi “mò Tôm” và đem ngươì lính gác lên “bỏ chợ” trên Sài gòn để họ lâm nạn sau nầy. Nhưng tôi không làm vì trái với đạo lý nhà Phật mà tôi đang tôn thờ (giết người không có tự vệ). Ngoài ra còn trái với đạo lý nhân bản mà xã hội trước 1975 đã đào tạo cho tôi được thấm nhuần sâu sắc khi phải hành xử ngoài đời. Phải làm khác những gì mà Tám Cầm và Hai Tình làm mới có chính nghĩa.
Năm 1989 bố con tôi tái vượt biển đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas.
Nay 29 năm sau, mỗi lần khơi lại ký ức, chẳng biết bao giờ tôi nhớ lại ngày “cất cánh bay xa” thành công mà mừng, nếu không, ắt tôi đã bị Hai Tình xử bắn, dập xác bên bìa rừng, còn đâu viết được mấy giòng nầy khi hằng năm 30/4 đen hiện về.
Ngô Văn Thu
https://vietbao.com/p231953a236469/vo-canh-bay-xa