Tham Khảo
Vô thần không đồng nghĩa với khoa học mà dễ rơi vào vô đạo đức.
( Đối thoại với Trần Chung Ngọc qua ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’ )
Nguyễn Hoàng Đức
Tiến sĩ Phạm Huy Thông vừa viết bài “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” là một bài viết khá vững chắc và tiết độ, trong đó có nhắc lại lời của một con người có công lớn nhất tạo ra chữ quốc ngữ Việt Nam, đó là ngài Alexandre de Rhodes với các vấn nạn như đốt vàng mã tốn kém ở Đằng ngoài, hay tục đa thê ở Việt Nam… liền đó tác giả Trần Chung Ngọc liền viết bài ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’. Tôi xin đối thoại với tác giả Trần Chung Ngọc một số điểm sau:
1- Cái tựa đề bài “Tôi đọc bài…” là cực kỳ ấu trĩ đến mức hầu như không được phép. Tại sao? Vì như một phương ngôn toàn cầu “Khoa học là của chúng ta”. Một bài tranh luận khoa học không cho phép bất kể ai được mang cái Tôi vào. “Tôi đọc bài…” có khác gì tôi đọc thư tình, rồi tôi suy luận a b c, thì là của tôi chứ làm sao là của công lý.
Phương ngôn Latin có nói “Sự đồng tình của những người thông thái là bằng chứng cho chân lý”. Muốn đi đến chân lý mỗi cá nhân khi trình bày thì phải dựa trên cái chung và nhân danh cái chung. Nếu ai đó nói về chữ “nước” thì là cái mọi người đều hiểu là nước. Anh không thể nói, tôi, nhà tôi, làng tôi nói chữ “nước” khác cơ. Thêm nữa khi đã viết bài lên công khai đại chúng, thì ta không thể viết “tôi đọc bài…”. Mọi người khi đọc bài là muốn đọc cái gì phổ quát liên quan đến cái chung, chứ còn thư tình của “cái tôi” ư, chỉ có ai đó muốn đọc mà thôi. Triết gia Hegel nói “mọi cái cục bộ đều bỉ ổi”. Trong khoa học mà đem cái tôi ra thì càng bỉ ổi.
2- “Không có tôn giáo nào mê tín cả” – đó là sự khẳng định của sách
Bách khoa thần học New Catholic. Tại sao? Bởi cái khởi đầu của mọi tôn
giáo là “Kinh Bổn”, ở đó dựng lên lý thuyết tiên thiên. Lý thuyết đó
không ưu tiên việc chứng minh có thế giới của thánh thần, mà chủ yếu
muốn thực hành đời sống đức tin – đức lý – và đạo đức. Chẳng hạn sách
Phúc Âm của đạo Thiên Chúa dạy “Đức tin không việc làm là đức tin chết”,
sau đó “Mến Chúa yêu người”, nhưng Yêu người còn hệ trọng hơn là mến
Chúa, và “nếu anh muốn người khác làm cho anh điều gì, hãy làm điều đó
cho người khác”… Đạo Phật cũng mở đầu bằng Kinh bổn. Phật Thích Ca xuất
thân từ con người tại thế, nên cũng chẳng có ý định chứng tỏ nguồn gốc
thần thánh, mà chủ yếu nhắm vào sự Giác ngộ của con người để trở nên
“thánh hơn”.
Trần Chung Ngọc trích dẫn rất nhiều đoạn để muốn chứng tỏ các tôn giáo
là phi lý vì không thực chứng tồn tại. Các nhà khoa học đều thấy rằng:
lần ngược về lịch sử thì tất cả mở màn lịch sử của các dân tộc đều là
huyền sử, như ở Trung Quốc là bà Nữ Oa đội đá vá trời, ở Việt Nam là
“con Lạc cháu Hồng”, ở Hy Lạp là thần Dớt ngự trên đỉnh Ô-lanh-pơ. Trần
Chung Ngọc liệu có dám nói thẳng một lời rằng mọi huyền sử đó là phi lý,
xuyên tạc, mê tín, phét lác không? Không ai dám cả! Tại sao? Vì hủy bỏ
huyền sử tức là hủy bỏ ban mai của một lịch sử dân tộc. Vậy thì các Kinh
sách cũng vậy, người ta không có quyền và cũng không thể chứng minh các
huyền sử của nó. Vì thế mà Đức tin mới đòi hỏi “Phúc cho ai không thấy
mà tin”.
3- Trần Chung Ngọc viết “Điều đáng trách là TS Phạm Huy Thông đã dùng
một tài liệu từ thế kỷ 17 của tên thừa sai thực dân ngu dốt bịp bợm là
Alexandre de Rhodes”.
Một con người có công lớn tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt, một con
người có tầm vóc văn hóa vĩ đại đến mức nhiều trí thức Việt nói, ông
xứng đáng được tạc tượng. Vậy mà T C Ngọc viết như không ông là “tên
thực dân ngu dốt bịp bợm”. Đây là thái độ gì, có phải là thứ đồ tể cơ
bắp, lúc nào cũng sẵn sàng văng tục chửi thề chê người khác?! Mới đây cả
dân tộc ta vừa rộ lên bàn việc bảo quản di vật lịch sử cầu Long Biên.
Nó có phải cũng là của Thực dân Pháp không? Tại sao chúng ta lại phải
bảo quản nó. Một con người như Alexandre de Rhodes mà còn bị T C Ngọc dễ
dàng coi là “ngu dốt”, thì có lẽ nếu để ông T C Ngọc sưu tập bảo vật
cho lịch sử Việt Nam, ông chỉ chọn những nồi hông sành dùng để tiểu
tiện. Trong khoa học và đời sống, biết tôn trọng người khác mới là tinh
thần quí phái. Còn chỉ giỏi nhục mạ hạ thấp người vô căn cứ chỉ là hạng
cơ bắp thôi.
4- Ngoài thái độ thiếu tôn trọng người khác kể cả một trong những người
là tổ sư văn hóa của người Việt, Trần Chung Ngọc còn mắc lối nói vu vạ
đại khái như “[Chuyện “có một đức Chúa trời dựng nên trời và đất “ ngày
nay đã trở thành một trò cười cho thiên hạ trước những bằng chứng khoa
học bất khả phủ bác về nguồn gốc vũ trụ và con người mà chính Tòa Thánh
cũng đã phải công nhận. TCN].
Theo những thống kê phổ biến nhất thì hơn 90% các nhà khoa học không tin
vào sự hình thành sự sống của vũ trụ là do ngẫu nhiên. Các nhà khoa học
còn đưa ra ranh giới bất lực của con người là không thể hiểu biết hơn
bức tường Plank. Cụ thể Nhà bác học Pasteur nói: “Càng nghiên cứu khoa
học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời”.
Nhà bác học Becquerel nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.
Nhà bác học Newton nói: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính”.
Platon nói: “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa
Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.
Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do
tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cờ đó kỳ dị
như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.
Còn Eisteins nói “Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức đều trở thành hề đối với Chúa trời.”
5- Bằng chứng hiện thực xã hội: Người Việt cũng như thế giới đều biết cả
tứ trụ triều đình gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch
quốc hội Việt Nam đã qua Vatican để thiết lập quan hệ ngoại giao chẳng
lẽ điều đó không nói lên gì cả?
Trung Quốc nước lớn nhất thế giới đã cử đoàn hợp xướng hai trăm người
tập dượt rất kỹ sang Vatican để biểu diễn nhạc nhà thờ của nhạc sĩ thiên
tài Mozart, thử hỏi đã có quốc gia nào được trọng thị như vậy?
Hiện có ngày lễ quốc tế nào lớn hơn ngày lễ Noel, và có tháng bán hàng
nào chiếm thị phần nhiều như lễ Noel. Ngày lễ Noel không của Thiên Chúa
giáo thì của ai?
6- Vấn nạn vô thần ở Việt Nam: Theo các nhà triết học thì không có
tôn giáo sẽ không có đỉnh chóp lý tưởng siêu việt của đạo đức. Văn hào
Nga Dostoievski nói “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”. Còn có
một phương ngôn toàn cầu nổi tiếng hơn “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.
Một người không biết sợ hãi bất kể điều gì, cũng có nghĩa tin vào chẳng
có ai khỏe hơn mình, đặc biệt khi số này tập trung thành đám đông, và
thế là toàn quyền làm mọi sự kể cả trà đạp người khác. Đó cũng là vô đạo
đức!
Khi người Việt sang I-rắc lao động trả nợ, người I-rắc hỏi bạn theo đạo
nào, nghe trả lời “không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e
ngại vô đạo cũng là vô đạo đức.
Nhật Bản vừa qua tố cáo 40% các vụ ăn cắp ở Nhật là người Việt. Các nước
xung quang đều dùng tiếng Việt cảnh báo về nạn ăn cắp cũng chỉ để giành
riêng cho người Việt. Thế đã đủ để nhục chưa? Hay vẫn còn chưa đến giới
hạn của phản tỉnh? Tôi cho rằng: người Việt gian manh, nói dối, bê tha,
trộm cắp nhiều là do không tin vào thần thánh, cũng là vì vô thần.
Bài viết của Trần Chung Ngọc chủ yếu dựa trên trích chép mà thiếu sự
sống dồi dào thực chứng. Nói chung đó vẫn là cách lọ mọ kiểu học trò hay
hủ nho. Tôi xin đối thoại và đợi được trao đổi trên tinh thần có phán
đoán hiện thực chứ không phải cứ bệ các ngăn kéo chữ ra khoe. Nếu được
vậy thì cám ơn tác giả nhiều.
NHĐ
https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/03/28/vo-than-khong-dong-nghia-voi-khoa-hoc-ma-de-roi-vao-vo-dao-duc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vô thần không đồng nghĩa với khoa học mà dễ rơi vào vô đạo đức.
( Đối thoại với Trần Chung Ngọc qua ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’ )
Nguyễn Hoàng Đức
Tiến sĩ Phạm Huy Thông vừa viết bài “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” là một bài viết khá vững chắc và tiết độ, trong đó có nhắc lại lời của một con người có công lớn nhất tạo ra chữ quốc ngữ Việt Nam, đó là ngài Alexandre de Rhodes với các vấn nạn như đốt vàng mã tốn kém ở Đằng ngoài, hay tục đa thê ở Việt Nam… liền đó tác giả Trần Chung Ngọc liền viết bài ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’. Tôi xin đối thoại với tác giả Trần Chung Ngọc một số điểm sau:
1- Cái tựa đề bài “Tôi đọc bài…” là cực kỳ ấu trĩ đến mức hầu như không được phép. Tại sao? Vì như một phương ngôn toàn cầu “Khoa học là của chúng ta”. Một bài tranh luận khoa học không cho phép bất kể ai được mang cái Tôi vào. “Tôi đọc bài…” có khác gì tôi đọc thư tình, rồi tôi suy luận a b c, thì là của tôi chứ làm sao là của công lý.
Phương ngôn Latin có nói “Sự đồng tình của những người thông thái là bằng chứng cho chân lý”. Muốn đi đến chân lý mỗi cá nhân khi trình bày thì phải dựa trên cái chung và nhân danh cái chung. Nếu ai đó nói về chữ “nước” thì là cái mọi người đều hiểu là nước. Anh không thể nói, tôi, nhà tôi, làng tôi nói chữ “nước” khác cơ. Thêm nữa khi đã viết bài lên công khai đại chúng, thì ta không thể viết “tôi đọc bài…”. Mọi người khi đọc bài là muốn đọc cái gì phổ quát liên quan đến cái chung, chứ còn thư tình của “cái tôi” ư, chỉ có ai đó muốn đọc mà thôi. Triết gia Hegel nói “mọi cái cục bộ đều bỉ ổi”. Trong khoa học mà đem cái tôi ra thì càng bỉ ổi.
2- “Không có tôn giáo nào mê tín cả” – đó là sự khẳng định của sách
Bách khoa thần học New Catholic. Tại sao? Bởi cái khởi đầu của mọi tôn
giáo là “Kinh Bổn”, ở đó dựng lên lý thuyết tiên thiên. Lý thuyết đó
không ưu tiên việc chứng minh có thế giới của thánh thần, mà chủ yếu
muốn thực hành đời sống đức tin – đức lý – và đạo đức. Chẳng hạn sách
Phúc Âm của đạo Thiên Chúa dạy “Đức tin không việc làm là đức tin chết”,
sau đó “Mến Chúa yêu người”, nhưng Yêu người còn hệ trọng hơn là mến
Chúa, và “nếu anh muốn người khác làm cho anh điều gì, hãy làm điều đó
cho người khác”… Đạo Phật cũng mở đầu bằng Kinh bổn. Phật Thích Ca xuất
thân từ con người tại thế, nên cũng chẳng có ý định chứng tỏ nguồn gốc
thần thánh, mà chủ yếu nhắm vào sự Giác ngộ của con người để trở nên
“thánh hơn”.
Trần Chung Ngọc trích dẫn rất nhiều đoạn để muốn chứng tỏ các tôn giáo
là phi lý vì không thực chứng tồn tại. Các nhà khoa học đều thấy rằng:
lần ngược về lịch sử thì tất cả mở màn lịch sử của các dân tộc đều là
huyền sử, như ở Trung Quốc là bà Nữ Oa đội đá vá trời, ở Việt Nam là
“con Lạc cháu Hồng”, ở Hy Lạp là thần Dớt ngự trên đỉnh Ô-lanh-pơ. Trần
Chung Ngọc liệu có dám nói thẳng một lời rằng mọi huyền sử đó là phi lý,
xuyên tạc, mê tín, phét lác không? Không ai dám cả! Tại sao? Vì hủy bỏ
huyền sử tức là hủy bỏ ban mai của một lịch sử dân tộc. Vậy thì các Kinh
sách cũng vậy, người ta không có quyền và cũng không thể chứng minh các
huyền sử của nó. Vì thế mà Đức tin mới đòi hỏi “Phúc cho ai không thấy
mà tin”.
3- Trần Chung Ngọc viết “Điều đáng trách là TS Phạm Huy Thông đã dùng
một tài liệu từ thế kỷ 17 của tên thừa sai thực dân ngu dốt bịp bợm là
Alexandre de Rhodes”.
Một con người có công lớn tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt, một con
người có tầm vóc văn hóa vĩ đại đến mức nhiều trí thức Việt nói, ông
xứng đáng được tạc tượng. Vậy mà T C Ngọc viết như không ông là “tên
thực dân ngu dốt bịp bợm”. Đây là thái độ gì, có phải là thứ đồ tể cơ
bắp, lúc nào cũng sẵn sàng văng tục chửi thề chê người khác?! Mới đây cả
dân tộc ta vừa rộ lên bàn việc bảo quản di vật lịch sử cầu Long Biên.
Nó có phải cũng là của Thực dân Pháp không? Tại sao chúng ta lại phải
bảo quản nó. Một con người như Alexandre de Rhodes mà còn bị T C Ngọc dễ
dàng coi là “ngu dốt”, thì có lẽ nếu để ông T C Ngọc sưu tập bảo vật
cho lịch sử Việt Nam, ông chỉ chọn những nồi hông sành dùng để tiểu
tiện. Trong khoa học và đời sống, biết tôn trọng người khác mới là tinh
thần quí phái. Còn chỉ giỏi nhục mạ hạ thấp người vô căn cứ chỉ là hạng
cơ bắp thôi.
4- Ngoài thái độ thiếu tôn trọng người khác kể cả một trong những người
là tổ sư văn hóa của người Việt, Trần Chung Ngọc còn mắc lối nói vu vạ
đại khái như “[Chuyện “có một đức Chúa trời dựng nên trời và đất “ ngày
nay đã trở thành một trò cười cho thiên hạ trước những bằng chứng khoa
học bất khả phủ bác về nguồn gốc vũ trụ và con người mà chính Tòa Thánh
cũng đã phải công nhận. TCN].
Theo những thống kê phổ biến nhất thì hơn 90% các nhà khoa học không tin
vào sự hình thành sự sống của vũ trụ là do ngẫu nhiên. Các nhà khoa học
còn đưa ra ranh giới bất lực của con người là không thể hiểu biết hơn
bức tường Plank. Cụ thể Nhà bác học Pasteur nói: “Càng nghiên cứu khoa
học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời”.
Nhà bác học Becquerel nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.
Nhà bác học Newton nói: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính”.
Platon nói: “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa
Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.
Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do
tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cờ đó kỳ dị
như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.
Còn Eisteins nói “Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức đều trở thành hề đối với Chúa trời.”
5- Bằng chứng hiện thực xã hội: Người Việt cũng như thế giới đều biết cả
tứ trụ triều đình gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch
quốc hội Việt Nam đã qua Vatican để thiết lập quan hệ ngoại giao chẳng
lẽ điều đó không nói lên gì cả?
Trung Quốc nước lớn nhất thế giới đã cử đoàn hợp xướng hai trăm người
tập dượt rất kỹ sang Vatican để biểu diễn nhạc nhà thờ của nhạc sĩ thiên
tài Mozart, thử hỏi đã có quốc gia nào được trọng thị như vậy?
Hiện có ngày lễ quốc tế nào lớn hơn ngày lễ Noel, và có tháng bán hàng
nào chiếm thị phần nhiều như lễ Noel. Ngày lễ Noel không của Thiên Chúa
giáo thì của ai?
6- Vấn nạn vô thần ở Việt Nam: Theo các nhà triết học thì không có
tôn giáo sẽ không có đỉnh chóp lý tưởng siêu việt của đạo đức. Văn hào
Nga Dostoievski nói “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”. Còn có
một phương ngôn toàn cầu nổi tiếng hơn “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.
Một người không biết sợ hãi bất kể điều gì, cũng có nghĩa tin vào chẳng
có ai khỏe hơn mình, đặc biệt khi số này tập trung thành đám đông, và
thế là toàn quyền làm mọi sự kể cả trà đạp người khác. Đó cũng là vô đạo
đức!
Khi người Việt sang I-rắc lao động trả nợ, người I-rắc hỏi bạn theo đạo
nào, nghe trả lời “không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e
ngại vô đạo cũng là vô đạo đức.
Nhật Bản vừa qua tố cáo 40% các vụ ăn cắp ở Nhật là người Việt. Các nước
xung quang đều dùng tiếng Việt cảnh báo về nạn ăn cắp cũng chỉ để giành
riêng cho người Việt. Thế đã đủ để nhục chưa? Hay vẫn còn chưa đến giới
hạn của phản tỉnh? Tôi cho rằng: người Việt gian manh, nói dối, bê tha,
trộm cắp nhiều là do không tin vào thần thánh, cũng là vì vô thần.
Bài viết của Trần Chung Ngọc chủ yếu dựa trên trích chép mà thiếu sự
sống dồi dào thực chứng. Nói chung đó vẫn là cách lọ mọ kiểu học trò hay
hủ nho. Tôi xin đối thoại và đợi được trao đổi trên tinh thần có phán
đoán hiện thực chứ không phải cứ bệ các ngăn kéo chữ ra khoe. Nếu được
vậy thì cám ơn tác giả nhiều.
NHĐ
https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/03/28/vo-than-khong-dong-nghia-voi-khoa-hoc-ma-de-roi-vao-vo-dao-duc/