Kinh Đời
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt
Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè."
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt
Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh
Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học 'đau đớn' cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về nước.
Từ Budapest, tiến sĩ Nguyễn Quang A và tiến sĩ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Sai thì phải nhận, phải tôn trọng pháp luật sở tại"
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói vụ Trịnh Xuân Thanh có thể được coi là một "thảm họa ngoại giao" "rất đáng tiếc" cho Việt Nam.
"Tôi nghĩ Việt Nam chả cần làm đến biện pháp 'rừng rú' như vậy để có những thông tin cần thiết nếu họ có đấu đá nội bộ với nhau.
"Sự việc nó đã xảy ra và quan hệ giữa Đức với Việt Nam nói riêng và có thể giữa EU với Việt Nam nói chung sẽ có những ảnh hưởng rất là xấu. Bây giờ, chắc chắn là chính phủ phải có cách giải quyết, nhưng tôi nghĩ phải nên rất cẩn thận.
"Tất nhiên [có thể dùng] phương pháp ngoại giao để mình không quá mất mặt, nhưng mà sai thì phải nhận ra và phải tôn trọng người ta, phải tôn trọng pháp luật nước sở tại và quốc tế. Làm như thế này thì còn ai chơi với Việt Nam nữa.
"Đây là một bước đi hết sức là tai hại cho mối quan hệ của VN với quốc tế, và tôi nghĩ người nào có chủ trương này có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về cái thảm họa ngoại giao này."
Hệ lụy của vụ Trịnh Xuân Thanh?
TS Lê Đăng Doanh khuyến cáo phía Đức không nên loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu (EUVFTA) vì việc này sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động, những người 'là nạn nhân chứ không phải thủ phạm' của vụ này.
"Theo tôi, cách tốt nhất đối với VN là nên có đàm phán và giải quyết một cách thực chất đối với phía Đức, hạn chế những thiệt hại không cần thiết đối với sự hợp tác và quan hệ hữu nghị với Đức.
"Tôi đã có phát biểu trên truyền thông của Đức là rất mong hai bên sẽ hợp tác với nhau để hạn chế các biện pháp trừng phạt người dân. Nếu bây giờ mà loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu thì nó sẽ tác động đến hàng triệu người lao động trong lĩnh vực may mặc, da giầy, nông lâm thủy sản. Họ là những nạn nhân chứ không phải là thủ phạm trong vụ này.
"Phía Đức và Việt Nam nên tiến tới đàm phán để có các biện pháp làm rõ ai là người chịu trách nhiệm về vụ này. Việt Nam cần rút kinh nghiệm rất sâu sắc và bảo đảm thực thi pháp luật, tôn trọng pháp luật của nước sở tại và luật pháp quốc tế trong khi hành xử vụ khác trong tương lai."
Cảnh báo từ vụ án Trịnh Vĩnh Bình
Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời phiên tòa xét xử cuối tháng Tám ở Pháp
Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris hồi cuối tháng 8/2017 đòi bồi thường với số tiền là 1,25 tỷ USD.
Bình luận về hệ lụy của vụ án này, ông Nguyễn Quang A nói:
"Vụ Trịnh Vĩnh Bình vạch ra một tập quán rất xấu. Chính quyền [đáng lẽ] phải thực hiện nghiêm túc luật pháp thì họ lại không làm.
Đây là một bài học cho tất cả các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng luật trước tiên rồi sau đó mới được yêu cầu người dân thực hiện đúng luật.
"Nhà nước sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để đền cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Nghe nói là sau khi trừ chi phí, ông ấy sẽ dành 90% số tiền ấy để làm từ thiện cho Việt Nam. Như vậy về cơ bản VN cũng không mất nhiều tiền lắm trừ án phí 10%.
"Nhưng hậu quả về mặt kinh doanh là rất xấu đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và với các doanh nghiệp nói chung. Một lời cảnh báo rất nghiêm túc với các cơ quan nhà nước VN là các ông phải thực hiện nghiêm về luật. Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè."
Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói vụ án này là một bài học đau đớn đối với chính phủ Việt Nam với tác động "trầm trọng" đến tâm lý các doanh nhân về môi trường kinh doanh Việt Nam.
"Điều cần phải rút kinh nghiệm là không thể hình sự hóa các mối quan hệ kinh thế và quản lý dân sự. Càng không thể áp đặt định kiến của một người nào đấy để trừng phạt một doanh nhân trong nước hay ngoài nước.
"Tác động về mặt tâm lý về môi trường kinh doanh còn trầm trọng hơn số tiền phải bỏ ra vì các doanh nhân sẽ rút kinh nghiệm, sẽ xem xét họ có thể trở thành một Trịnh Vĩnh Bình thứ hai hay không và theo tôi điều này có gây tổn hại rất lớn.
"Tôi rất mong phía VN sẽ truy cứu trách nhiệm và làm rõ những người nào đã gây ra vụ kiện này, những người nào đã không thực hiện cam kết đền bù cho Trịnh Vĩnh Bình trông phiên tòa đầu tiên và đến bây giờ những người đã dẫn đến vụ án này. Tất cả những người này đều phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, tài chính hay hình sự nếu có những vi phạm như vậy."
Quốc Phương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt
Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè."
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt
Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh
Cần tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp trong nước, nước sở tại cũng như quốc tế là những bài học 'đau đớn' cho Việt Nam sau vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam và vụ bắt ông Trịnh Xuân Thanh đem về nước.
Từ Budapest, tiến sĩ Nguyễn Quang A và tiến sĩ Lê Đăng Doanh bình luận với Quốc Phương hệ lụy của hai vụ việc này hôm 31/8.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Sai thì phải nhận, phải tôn trọng pháp luật sở tại"
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói vụ Trịnh Xuân Thanh có thể được coi là một "thảm họa ngoại giao" "rất đáng tiếc" cho Việt Nam.
"Tôi nghĩ Việt Nam chả cần làm đến biện pháp 'rừng rú' như vậy để có những thông tin cần thiết nếu họ có đấu đá nội bộ với nhau.
"Sự việc nó đã xảy ra và quan hệ giữa Đức với Việt Nam nói riêng và có thể giữa EU với Việt Nam nói chung sẽ có những ảnh hưởng rất là xấu. Bây giờ, chắc chắn là chính phủ phải có cách giải quyết, nhưng tôi nghĩ phải nên rất cẩn thận.
"Tất nhiên [có thể dùng] phương pháp ngoại giao để mình không quá mất mặt, nhưng mà sai thì phải nhận ra và phải tôn trọng người ta, phải tôn trọng pháp luật nước sở tại và quốc tế. Làm như thế này thì còn ai chơi với Việt Nam nữa.
"Đây là một bước đi hết sức là tai hại cho mối quan hệ của VN với quốc tế, và tôi nghĩ người nào có chủ trương này có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về cái thảm họa ngoại giao này."
Hệ lụy của vụ Trịnh Xuân Thanh?
TS Lê Đăng Doanh khuyến cáo phía Đức không nên loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu (EUVFTA) vì việc này sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người lao động, những người 'là nạn nhân chứ không phải thủ phạm' của vụ này.
"Theo tôi, cách tốt nhất đối với VN là nên có đàm phán và giải quyết một cách thực chất đối với phía Đức, hạn chế những thiệt hại không cần thiết đối với sự hợp tác và quan hệ hữu nghị với Đức.
"Tôi đã có phát biểu trên truyền thông của Đức là rất mong hai bên sẽ hợp tác với nhau để hạn chế các biện pháp trừng phạt người dân. Nếu bây giờ mà loại bỏ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu Âu thì nó sẽ tác động đến hàng triệu người lao động trong lĩnh vực may mặc, da giầy, nông lâm thủy sản. Họ là những nạn nhân chứ không phải là thủ phạm trong vụ này.
"Phía Đức và Việt Nam nên tiến tới đàm phán để có các biện pháp làm rõ ai là người chịu trách nhiệm về vụ này. Việt Nam cần rút kinh nghiệm rất sâu sắc và bảo đảm thực thi pháp luật, tôn trọng pháp luật của nước sở tại và luật pháp quốc tế trong khi hành xử vụ khác trong tương lai."
Cảnh báo từ vụ án Trịnh Vĩnh Bình
Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời phiên tòa xét xử cuối tháng Tám ở Pháp
Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris hồi cuối tháng 8/2017 đòi bồi thường với số tiền là 1,25 tỷ USD.
Bình luận về hệ lụy của vụ án này, ông Nguyễn Quang A nói:
"Vụ Trịnh Vĩnh Bình vạch ra một tập quán rất xấu. Chính quyền [đáng lẽ] phải thực hiện nghiêm túc luật pháp thì họ lại không làm.
Đây là một bài học cho tất cả các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải thực hiện đúng luật trước tiên rồi sau đó mới được yêu cầu người dân thực hiện đúng luật.
"Nhà nước sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để đền cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Nghe nói là sau khi trừ chi phí, ông ấy sẽ dành 90% số tiền ấy để làm từ thiện cho Việt Nam. Như vậy về cơ bản VN cũng không mất nhiều tiền lắm trừ án phí 10%.
"Nhưng hậu quả về mặt kinh doanh là rất xấu đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và với các doanh nghiệp nói chung. Một lời cảnh báo rất nghiêm túc với các cơ quan nhà nước VN là các ông phải thực hiện nghiêm về luật. Không thể sử dụng luật rừng để đối xử với người dân và các doanh nghiệp cũng như các nước bạn bè."
Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói vụ án này là một bài học đau đớn đối với chính phủ Việt Nam với tác động "trầm trọng" đến tâm lý các doanh nhân về môi trường kinh doanh Việt Nam.
"Điều cần phải rút kinh nghiệm là không thể hình sự hóa các mối quan hệ kinh thế và quản lý dân sự. Càng không thể áp đặt định kiến của một người nào đấy để trừng phạt một doanh nhân trong nước hay ngoài nước.
"Tác động về mặt tâm lý về môi trường kinh doanh còn trầm trọng hơn số tiền phải bỏ ra vì các doanh nhân sẽ rút kinh nghiệm, sẽ xem xét họ có thể trở thành một Trịnh Vĩnh Bình thứ hai hay không và theo tôi điều này có gây tổn hại rất lớn.
"Tôi rất mong phía VN sẽ truy cứu trách nhiệm và làm rõ những người nào đã gây ra vụ kiện này, những người nào đã không thực hiện cam kết đền bù cho Trịnh Vĩnh Bình trông phiên tòa đầu tiên và đến bây giờ những người đã dẫn đến vụ án này. Tất cả những người này đều phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, tài chính hay hình sự nếu có những vi phạm như vậy."
Quốc Phương