Kinh Đời
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đe dọa ám sát các nhà báo ở Berlin
Hiếu Bá Linh, biên dịch
Cuối tháng Sáu vừa qua, cảnh sát Berlin đã mời 2 nhà báo tới gặp. Cảnh sát cho biết theo một chỉ điểm nặc danh, một vụ ám sát các nhà báo có thể đã được lên kế hoạch: đầu độc hoặc đụng xe, xe cán chết v.v… – như là một tai nạn.
Nhân dịp một năm ngày xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, nhật báo TAZ của Đức trong số ra cuối tuần ngày 21 và 22.07.2018 có đăng một bài báo dài hai trang khổ lớn mang tựa đề “Lời chào mừng từ Hà Nội”, trong đó kể lại toàn bộ quá trình từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho đến phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long. Sau đây là bản dịch Chương 3, tiêu đề “Cộng sản và phản động”.
Chương 3: Cộng sản và phản động
Anh ta đếm từng phút đã có bao nhiêu độc giả truy cập tin tức thời sự Berlin. Nhân lúc phiên tòa bị gián đoạn vào buổi trưa, nhà báo Lê Trung Khoa đã tường thuật video trực tiếp qua Facebook: Bị cáo Nguyễn Hải Long đã thú nhận tội tham gia vụ bắt cóc của mật vụ Việt Nam, Lê giải thích tường tận, máy điện thoại quay hơi rung. Vài giờ sau, có gần 50.000 người Việt Nam vào xem tường thuật này. Lê cười toe toét. Nhưng anh cũng cười khi kể về những chuyện anh bị đe dọa giết chết.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt Nam quan trọng nhất ở Đức. Ở quê hương anh các phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt, trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức “Phóng viên không biên giới” Việt Nam đứng hạng thứ 175 trên 180 nước. Trang báo của anh, Thoibao.de, tại Việt nam chỉ có thể truy cập bằng cách vượt tường lửa. Mùa hè năm ngoái anh là nhà báo đầu tiên tường thuật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, kể cả trên toàn thế giới.
Cho đến năm 2016 Lê Trung Khoa thuộc thành phần được gọi là trung thành với chế độ. Nếu đại sứ quán gọi điện thoại yêu cầu anh ta thay đổi các bài viết, anh ta làm ngay. Nhưng cách đây một năm, anh đã không tường thuật về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg theo giọng điệu yêu nước mà Hà Nội mong muốn.
Hậu quả là Lê Trung Khoa nhận được những lời đe dọa giết chết và anh đã đi báo cảnh sát. Sau đó, anh ta chụp một tấm ảnh: anh cầm Thẻ nhà báo Đức đứng trước Sở cảnh sát trung ương Berlin, và anh đưa tấm ảnh này lên trang Thoibao.de. Thông điệp: Tôi là một nhà báo Đức. Nơi đây không phải là Việt Nam.
Từ khi Lê Trung Khoa tường thuật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đại sứ quán Việt Nam tại Đức không liên lạc với anh nữa. Các công ty nhà nước đang đăng quảng cáo trên tờ Thoibao.de cũng bỏ đi mất. Một số người gọi anh là kẻ phản động, một số người khác xin chụp ảnh selfie với anh, như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng người Việt ở Đức cũng cấu trúc chặt chẽ theo những hội đồng hương, miền Bắc hoặc miền Nam và sự gần gũi với chế độ hoặc chỉ trích chế độ. Trước đây các viên chức Đại sứ quán Việt Nam được xem là khách mời danh dự tại các ngày lễ trong gia đình hoặc các buổi lễ của hội đoàn, và qua đó họ là những người đem tới cho các viên chức sứ quán những lợi nhuận béo bở.
Nhưng nay không ai muốn các viên chức ngoại giao này nữa. Một người đàn ông nói với tờ TAZ rằng đại sứ quán muốn thuê anh ta làm người hướng dẫn viên cho một phái đoàn công an, nhưng anh ta từ chối, vì sợ dính líu vào những mưu đồ đáng ngờ.
Một người đàn ông khác đã tự đến trình diện cảnh sát ngay sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và khai báo rằng, một người bạn từ đại sứ quán đã nhờ anh ta đi đến khách sạn lấy dùm hành lý cho một phụ nữ Việt Nam bị bệnh. Đó là người tình của Trịnh Xuân Thanh, cũng bị bắt cóc và bị đưa về Hà Nội ngay đêm đó bằng đường hàng không. Một lời khai chống lại một nhà ngoại giao – Đây là một điều mà không thể tưởng tượng được vào những tháng trước đó.
Hầu như chỉ có người Việt Nam đang theo dõi sự dịch chuyển lòng trung thành trong phòng xử án. Hai nữ nhân viên Đại sứ quán và người đàn ông của Thông tấn xã Việt Nam ngồi trên một hàng ghế khán giả, đôi khi có cả người thân của bị cáo. Họ được gọi là “cộng sản” bởi những người ở hàng ghế khác, những người đối lập, đó là những người được gọi là “phản động“. Lê Trung Khoa Lê ngồi ở phía trước nơi các nhà báo.
Đe dọa ám sát các nhà báo
Như sưu tra của tờ TAZ cho thấy, trong cộng đồng người Việt ở Đức những người chỉ trích chế độ đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Nhà báo Lê Trung Khoa gần đây đã được cảnh sát Berlin thông báo rằng có những đe dọa giết chết anh ta. Theo một chỉ điểm nặc danh, một kế hoạch ám sát đã được đề ra, đầu độc hoặc đụng xe, xe cán chết v.v. – như là một tai nạn.
Cuối tháng Sáu vừa qua, cảnh sát Berlin đã mời anh tới gặp: “Cảnh sát đã nói chuyện về vấn đề an ninh với tôi. Cảnh sát sẽ coi chừng chú ý đến tôi. Tôi không nên đi du lịch ở nước ngoài “, Lê nói. Anh được cảnh sát cho một số điện thoại để gọi trong trường hợp khẩn cấp. Trả lời câu hỏi của tờ TAZ, Bộ Nội vụ Berlin thông báo chính thức rằng, hiện nay tình hình hiểm họa đối với người Việt Nam ở Đức thì không gia tăng. Cảnh sát Berlin tiếp tục theo dõi tình hình đe dọa những người Việt Nam tham dự phiên tòa xét xử vụ bắt cóc.
Lê không phải là người duy nhất chỉ trích chế độ được cảnh báo. Một nhà báo khác, Bùi Thanh Hiếu, nói rằng cảnh sát cho biết một vụ ám sát anh ta có thể đã được lên kế hoạch. Kể từ đó, anh đã mang theo một lá thư của cảnh sát trong ví của mình với nội dung anh ta là một người đang bị đe dọa và không nói được tiếng Đức: “Nếu anh ta cho thấy lá thư này, thì anh ta có thể đang gặp hiểm nguy. Quí vị hãy báo động ngay cho cảnh sát“.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đe dọa ám sát các nhà báo ở Berlin
Hiếu Bá Linh, biên dịch
Cuối tháng Sáu vừa qua, cảnh sát Berlin đã mời 2 nhà báo tới gặp. Cảnh sát cho biết theo một chỉ điểm nặc danh, một vụ ám sát các nhà báo có thể đã được lên kế hoạch: đầu độc hoặc đụng xe, xe cán chết v.v… – như là một tai nạn.
Nhân dịp một năm ngày xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, nhật báo TAZ của Đức trong số ra cuối tuần ngày 21 và 22.07.2018 có đăng một bài báo dài hai trang khổ lớn mang tựa đề “Lời chào mừng từ Hà Nội”, trong đó kể lại toàn bộ quá trình từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho đến phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long. Sau đây là bản dịch Chương 3, tiêu đề “Cộng sản và phản động”.
Chương 3: Cộng sản và phản động
Anh ta đếm từng phút đã có bao nhiêu độc giả truy cập tin tức thời sự Berlin. Nhân lúc phiên tòa bị gián đoạn vào buổi trưa, nhà báo Lê Trung Khoa đã tường thuật video trực tiếp qua Facebook: Bị cáo Nguyễn Hải Long đã thú nhận tội tham gia vụ bắt cóc của mật vụ Việt Nam, Lê giải thích tường tận, máy điện thoại quay hơi rung. Vài giờ sau, có gần 50.000 người Việt Nam vào xem tường thuật này. Lê cười toe toét. Nhưng anh cũng cười khi kể về những chuyện anh bị đe dọa giết chết.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt Nam quan trọng nhất ở Đức. Ở quê hương anh các phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt, trong bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức “Phóng viên không biên giới” Việt Nam đứng hạng thứ 175 trên 180 nước. Trang báo của anh, Thoibao.de, tại Việt nam chỉ có thể truy cập bằng cách vượt tường lửa. Mùa hè năm ngoái anh là nhà báo đầu tiên tường thuật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, kể cả trên toàn thế giới.
Cho đến năm 2016 Lê Trung Khoa thuộc thành phần được gọi là trung thành với chế độ. Nếu đại sứ quán gọi điện thoại yêu cầu anh ta thay đổi các bài viết, anh ta làm ngay. Nhưng cách đây một năm, anh đã không tường thuật về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg theo giọng điệu yêu nước mà Hà Nội mong muốn.
Hậu quả là Lê Trung Khoa nhận được những lời đe dọa giết chết và anh đã đi báo cảnh sát. Sau đó, anh ta chụp một tấm ảnh: anh cầm Thẻ nhà báo Đức đứng trước Sở cảnh sát trung ương Berlin, và anh đưa tấm ảnh này lên trang Thoibao.de. Thông điệp: Tôi là một nhà báo Đức. Nơi đây không phải là Việt Nam.
Từ khi Lê Trung Khoa tường thuật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đại sứ quán Việt Nam tại Đức không liên lạc với anh nữa. Các công ty nhà nước đang đăng quảng cáo trên tờ Thoibao.de cũng bỏ đi mất. Một số người gọi anh là kẻ phản động, một số người khác xin chụp ảnh selfie với anh, như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng người Việt ở Đức cũng cấu trúc chặt chẽ theo những hội đồng hương, miền Bắc hoặc miền Nam và sự gần gũi với chế độ hoặc chỉ trích chế độ. Trước đây các viên chức Đại sứ quán Việt Nam được xem là khách mời danh dự tại các ngày lễ trong gia đình hoặc các buổi lễ của hội đoàn, và qua đó họ là những người đem tới cho các viên chức sứ quán những lợi nhuận béo bở.
Nhưng nay không ai muốn các viên chức ngoại giao này nữa. Một người đàn ông nói với tờ TAZ rằng đại sứ quán muốn thuê anh ta làm người hướng dẫn viên cho một phái đoàn công an, nhưng anh ta từ chối, vì sợ dính líu vào những mưu đồ đáng ngờ.
Một người đàn ông khác đã tự đến trình diện cảnh sát ngay sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và khai báo rằng, một người bạn từ đại sứ quán đã nhờ anh ta đi đến khách sạn lấy dùm hành lý cho một phụ nữ Việt Nam bị bệnh. Đó là người tình của Trịnh Xuân Thanh, cũng bị bắt cóc và bị đưa về Hà Nội ngay đêm đó bằng đường hàng không. Một lời khai chống lại một nhà ngoại giao – Đây là một điều mà không thể tưởng tượng được vào những tháng trước đó.
Hầu như chỉ có người Việt Nam đang theo dõi sự dịch chuyển lòng trung thành trong phòng xử án. Hai nữ nhân viên Đại sứ quán và người đàn ông của Thông tấn xã Việt Nam ngồi trên một hàng ghế khán giả, đôi khi có cả người thân của bị cáo. Họ được gọi là “cộng sản” bởi những người ở hàng ghế khác, những người đối lập, đó là những người được gọi là “phản động“. Lê Trung Khoa Lê ngồi ở phía trước nơi các nhà báo.
Đe dọa ám sát các nhà báo
Như sưu tra của tờ TAZ cho thấy, trong cộng đồng người Việt ở Đức những người chỉ trích chế độ đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Nhà báo Lê Trung Khoa gần đây đã được cảnh sát Berlin thông báo rằng có những đe dọa giết chết anh ta. Theo một chỉ điểm nặc danh, một kế hoạch ám sát đã được đề ra, đầu độc hoặc đụng xe, xe cán chết v.v. – như là một tai nạn.
Cuối tháng Sáu vừa qua, cảnh sát Berlin đã mời anh tới gặp: “Cảnh sát đã nói chuyện về vấn đề an ninh với tôi. Cảnh sát sẽ coi chừng chú ý đến tôi. Tôi không nên đi du lịch ở nước ngoài “, Lê nói. Anh được cảnh sát cho một số điện thoại để gọi trong trường hợp khẩn cấp. Trả lời câu hỏi của tờ TAZ, Bộ Nội vụ Berlin thông báo chính thức rằng, hiện nay tình hình hiểm họa đối với người Việt Nam ở Đức thì không gia tăng. Cảnh sát Berlin tiếp tục theo dõi tình hình đe dọa những người Việt Nam tham dự phiên tòa xét xử vụ bắt cóc.
Lê không phải là người duy nhất chỉ trích chế độ được cảnh báo. Một nhà báo khác, Bùi Thanh Hiếu, nói rằng cảnh sát cho biết một vụ ám sát anh ta có thể đã được lên kế hoạch. Kể từ đó, anh đã mang theo một lá thư của cảnh sát trong ví của mình với nội dung anh ta là một người đang bị đe dọa và không nói được tiếng Đức: “Nếu anh ta cho thấy lá thư này, thì anh ta có thể đang gặp hiểm nguy. Quí vị hãy báo động ngay cho cảnh sát“.