Mỗi Ngày Một Chuyện

“Bước luẩn quẩn với cái rọ trên đầu.”

Dưới đây là phần phỏng vần Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Graham Martin, được in trong cuốn "Tears Before The Rain" của Larry Engelmann
Gới thiệu: Dưới đây là phần phỏng vần Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Graham Martin, được in trong cuốn "Tears Before The Rain" của Larry Engelmann, đã được gởi đến các chiến hữu và bạn đọc của trang Hải Quân QL.VNCH phần mở đâu.
Xin lưu ý là trong bài dưới đây, sẽ có nhiều chữ dính liền nhau (trong bản copy không có lỗi nầy), là lỗi của facebook khi convert bản copy được pasted vào. Tuy rằng người đăng đã cố sửa nhưng có lẽ không hết được. Xin cáo lỗi cho sự bất tiện nầy. (Người đăng bài).
ĐẠI SỨ GRAHAM MARTIN
Bước luẩn quẩn với cái rọ trên đầu.
Cho đến 1975 Việt Nam không đáng để Hoa Kỳ tốn thêm sinh mạng nữa. Lẽ ra, Hoa Kỳ đừng nên gửi quân tham chiến. Tôi đã chống giải pháp này. Khi làm Đại sứ ở Thái Lan, tôi cũng chống lại việc gửi cố vấn sang Thái, và tôi đã phải đương đầu bốn năm trời ròng rã với Robert Mc Namara (*) để giữ chiến tranh khỏi lan tràn vào đất Thái.
Miền Tây Bắc Thái Lan lúc ấy cũng giống như giai đoạn đầu ở Đông Dương đã có những cuộc nổi dậy nhưng tôi nhất định chủ trương: Chúng ta chỉ cần yểm trợ cho chính phủ, không gửi quân chiến đấu, cố vấn cũng không-vì lẽ bên hàng ngũ đối phương không có một bộ mặt da trắng nào, chắc chắn chúng ta không nên gửi nhân viên quân sự xuống đến cấp dưới tiểu đoàn.
Một ký giả ở nơi nào đó tại vùng Trung Tây nước Mỹ tên Paul Harvey từng mỉa mai: “Có một Đại sứ ở Thái Lan trình độ chỉ đáng đưa đi làm đại sứ ở hòn đảo Johnson, nghĩa là một hòn đảo 1000 bộ chiều dài, 50 bộ chiều ngang, không thể lớn hơn cỡ ấy” chỉ vì tôi đã không cho phép người Mỹ mang súng, ngay ở trong căn cứ cũng vậy.
Đúng. Tôi giữ quan điểm và chấp nhận rủi ro vì lẽ chỉ cần một vụ phục kích xảy ra là công luận sẽ đưa tôi ra mà cắt họng. Nhưng tôi đã bẻ gẫy các vụ nổi dậy. Cũng không để xảy ra một vụ tàn sát Mỹ Lai nào. Tôi đã thành công.
Nhưng ở Việt Nam, Mc Namara và nhóm quân nhân đã áp dụng đường lối của họ. Và một khi quân đội chúng ta đã được gửi sang bên ấy, chúng ta không muốn thấy quân đội thất bại và rồi cho đến 1975, còn một vấn đề quan hệ nữa vẫn phải đặt ra, đấy là lời hứa của chúng ta. Liệu chúng ta có giữ lời hứa và giữ lời cam kết của chúng ta hay không?
Vụ tấn công Ban Mê Thuột và quyết định rút quân ở Cao Nguyên của Thiệu làm tôi hoàn toàn kinh ngạc. Vào giai đoạn này Tổng thống Thiệu yên trí rằng một vài người Mỹ thường hở cho báo chí biết tin, rồi tin tức lọt sang các nhóm chủ hoà, cuối cùng lọt sang đối phương. Không rõ ai đã thuyết phục ông như thế, nhưng suốt thời gian này ông không cho chúng tôi biết gì nữa. Chúng tôi chỉ còn dựa vào tin tình báo để theo dõi hành động Bắc quân, nhưng các tin tức này không phải lúc nào cũng chính xác.
Thời gian này tôi về Hoa Thịnh Đốn để cố xin viện trợ cho Nam Việt Nam. Trong chuyến về Mỹ tháng Ba cùng với phái đoàn quốc hội, tôi đã yêu cầu những người có thẩm quyền quyết định chính sách riêng: Cần phải chuẩn bị vấn đề tỵ nạn, xin hãy sắp xếp mọi thứ liên hệ cho người tỵ nạn ngay. Nhưng rồi, chẳng ai lo liệu gì.
Trong buổi họp cuối tại Bộ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 3/1975, Kissinger bảo: “Ông phải trở lại đấy vì dân Mỹ cần có một người để trút hết các trách cứ lên đầu.”
Thực vậy, người Mỹ chúng ta vẫn có cái thói ấy và luôn luôn như thế, cho nên tôi bảo:
“Ông hãy nhớ hộ một điều: Đối với mọi chuyện ở Việt Nam, tôi là người duy nhất liên hệ đến toàn thể nội vụ, mà tuyệt đối chẳng có áp lực để làm bất cứ một quyết định nào hầu tránh khỏi các phê bình chỉ trích. Tuyệt đối chẳng có cách gì tôi thoát việc nhận lãnh trách nhiệm sụp đổ Sàigòn. Cái gì cũng đổ cho tôi, từ đầu đến đuôi. Vậy tôi sẽ không thích dính dáng bất cứ chuyện gì khác ngoài một chuyện duy nhất hợp lý vào lúc này, đó là: Mang người Mỹ sống sót ra đi an toàn, mang những người bạn Việt Nam liên hệ với chúng ta đi khỏi càng nhiều càng tốt. Tôi sẽ làm như vậy, và tôi sẽ không để cho ai thúc bách gì, ngoại trừ trường hợp ông giải nhiệm tôi.” Rồi tôi quay lại Việt Nam.
Đối với người Việt, tôi không có mối liên hệ riêng tư, bất kể người Bắc hay ngưòi Nam. Tôi chẳng đặc biệt thích một người Việt nào. Tôi yêu mến người Thái, tôi nghĩ họ là một giống dân kỳ diệu nhất thế giới. Tôi thích một số đông người Tàu, nhưng tôi đặc biệt không thích người Khờ Me, tôi không thích người Lào, tôi không thích người Mã Lai. Tôi thích người Nam Dương.
Tôi có một đứa cháu trai chết ở Việt Nam từ đầu cuộc chiến. Nhưng việc này tôi chỉ oán trách Thủy quân Lục chiến Mỹ đã không chịu gắn lá chắn thép dưới gầm trực thăng trước khi tung nó ra một chiến trường mà bên dưới đầy súng đại liên 50.
Nói như thế là để hiểu rằng: Sự cam kết của tôi đối vói người Việt không quan hệ gì đến cái chết của cháu tôi, cũng chẳng dính dáng gì đến cảm tình riêng tư nào của tôi đối với người Việt Nam. Đối với tôi, vấn đề thuần túy phải đặt ra là: Chúng ta đã tuyên bố một lời hứa. Khi đã hứa mà lại bội hứa thì chúng ta sẽ có ngày phải trả một cái giá đắt khôn lường ở khắp mọi nơi trên cái thế giới máu me tàn khốc này.
Khi trở lại Việt Nam, một người đã đến gặp tôi là Ed Daly bên hàng không World Airways. Anh ta đeo súng lủng lẳng bước vào phòng, tôi yêu cầu bỏ súng ra, để bên ngoài. Thấy anh ta ngần ngừ, tôi kêu Thủy quân Lục chiến đưa ra ngoài tước súng. Hắn trở vào lại, ngồi xuống nói với tôi: “Ông có biết không, mấy người Việt Nam họ bảo nếu tôi cất cánh ra Đà Nẵng, họ sẽ bắn hạ tôi. Ông sẽ làm gì?” Tôi đáp “Vỗ tay hoan hô chứ sao! Ông cho ông là cái thá gì? Ông chúi trong cái lỗ đục dưới đất, đến cái đít của ông, ông cũng cóc dòm ra. Ông không biết một cái đếch gì ở đây cả.” Sau đó, tôi với anh ta không bao giờ nói chuyện gì thêm, anh ta cũng không bao giờ trở lại toà Đại sứ nữa.
Tôi gửi Harry Summers ra Hà Nội trong tháng Tư (1). Chúng tôi vẫn có chuyến bay ra Hà Nội là để chuyên chở người thuộc ủy ban liên hợp quân sự ở căn cứ Davis. Đề đốc Geyler phản đối, nhưng tôi nhất định gửi người đi. Tại sao? Tại vì bấy giờ ở đấy có một việc không một ai biết ngoại trừ tôi và Wolf Lehmann, phụ tá của tôi. Việc ấy là chuyện đi lại của Brezhnev và Kissinger với Hà Nội. Và theo Leonid Brezhnev, Hà Nội đã đồng ý ấn định thời hạn cho chúng tôi rút. Hạn chót là ngày 3 tháng 5. Đó là một thỏa thuận.
Tôi có nói với Kissinger: tôi cần hai tuần lễ. Kissinger cho biết ông đã thông báo cho Hà Nội và Hà Nội đã chấp nhận. Bắt buộc phải chấp nhận luật chơi thôi, lỡ cái xảy nảy ra cái ung thì tôi cũng đành phải chịu (2). Người ta bảo máy bay có thể bị hạ, nhưng tôi nhất định cho đi. Vì thế chúng tôi bốc người từ căn cứ Davis, và Summers đã đưa họ ra Hà Nội, ngồi xuống mà thảo luận với người Việt Nam. Chúng tôi muốn nói chuyện (thẳng) với người Việt Nam là chúng tôi chấp nhận thi hành phần chúng tôi trong cuộc mà cả của Kissinger-Brezhnev. Họ sẽ để chúng tôi yên. Tôi tính là chỉ cần đến ngày 1 tháng 5, không cần đến 3
tháng 5. Tôi không muốn quá ngày ấy.
Đâu chừng một tuần trước ngày sụp đổ, tôi gửi một điện văn, lúc ấy Hoa Thịnh Đốn bất đầu tỏ ra bực bội. Tôi nói “Điều duy nhất ở đây chúng tôi có là sự điềm tĩnh của tôi, là khả năng phán đoán tình hình của tôi. Thực sự chúng tôi không còn gì khác. Bây giờ chẳng có gì để mất, vì tôi đang bước đi luẩn quẩn với cái rọ úp trên đầu rồi.”
Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu từ chức. Tôi không thuyết phục ông rời xứ. Chính người kế vị của ông (3) đã gọi tôi, bảo Thiệu vẫn ở trong dinh Tổng thống làm ông khó cựa quậy, đó là cách lịch sự để bảo tôi rằng Thiệu vẫn tiếp tục gặp gỡ các tướng lãnh. Ông hỏi tôi có thể giúp đưa Thiệu đi không? Tôi trả lời tôi sẽ giúp nếu ông Thiệu yêu cầu. Sau đó chừng 15 phút, Thiệu điện thoại nhờ tôi đưa ông ra khỏi xứ. Bây giờ tôi lại phải đương đầu một vấn đề khác. Nên sử dụng quân đội Mỹ để lo việc này hay không? Như thế là gây rắc rối cho Bộ Tham Mưu Liên Quân (Mỹ), gây rắc rối với người Bắc Việt và máy bay có thể bị hạ. Tôi đã yêu cầu quân đội đưa đến Sàigòn một máy bay bốn động cơ bấy giờ cất ở Nakhon Phanom (Thái), và tôi giao việc này cho Polgar (4) thay vì cho quân đội lo. Bên quân đội biết máy bay đến, nhưng họ không rõ sử dụng vào việc gì. Tôi hy vọng bên quân đội sẽ không biết việc chở Thiệu ra khỏi xứ cho đến khi đưa ông ta vào được tàu bay. Đây là tôi muốn nói Quân đội Mỹ, đặt quân đội Việt Nam sang một bên. Vì thế tôi bảo Polgar cho Frank Snepp (5) lái xe vào căn cứ quân sự, lên phía trên chỗ máy bay đậu một chút, rồi tôi đưa họ vào máy bay. Trước đấy, Charlie Timmes (6) và tôi đã đi gặp Nguyễn Cao Kỳ. Timmes có hẹn với Kỳ, nên tôi bảo Timmes: “Rồi, để tôi đi cùng với ông.” Hai chúng tôi lái chiếc xe Volkswagen nhỏ của Timmes, chuyến đi hơi rợn tóc vì thành phố đã bắt đầu hỗn loạn. Tất cả chủ đích chuyến đi là để bảo cho họ biết rằng một cú đảo chánh máu me sẽ không phục vụ bất cứ một cái gì cho cõi trần gian xanh tốt này ngoại trừ một việc: Phục vụ cho cái tôi của Kỳ. Có thể ông ta đã suy đoán được để hiểu rằng thời điểm của ông ta không đúng lúc, và mục đích của tôi là chỉ muốn ông ta bỏ cái ý định ấy đi. Tôi để cho các người khác làm việc với ông ta. Tôi dặn họ: đừng để ý gì nhiều đến ông ta cả.
Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nổi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich Von Marbod đến từ bộ Quốc phòng. Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Chuyện này trái lệnh tôi. Một mặt, chả quan hệ gì. Nhưng mặt khác, lại vô cùng hệ trọng. Bởi vì tôi đã yêu cầu Kissinger một thời hạn, tôi nói là hai tuần. Chúng tôi cố mang đi tất cả các nhà thầu công tác quốc phòng mà chúng tôi không thể rõ hết là những người ấy ở những nơi nào. Không thể bỏ họ lại mà đi. Đó là lúc cần đòi hỏi sự chậm rãi, sự thận trọng, cho nên việc Erich Von Marbod thuyết phục tướng Trần Văn Minh cho mấy cái phi cơ bay sang Thái là một lỗi lầm rất lớn. Nó làm người Thái e ngại. Rồi những người đưa phi cơ sang bên ấy lại bị giấu diếm, họ không được bảo trước rằng sau đó họ sẽ không được phép trở về với gia đình. Để làm họ dịu xuống, người ta phải phục thuốc họ. Và chính những người này đã gây rối khi đến Guam. Lỗi của tôi. Đáng lẽ tôi phải tống cổ Von Marbod từ hai ngày trước. Đáng lẽ tôi cũng phải tống cổ cả Polgar đi: Hắn không biết trời đất gì. Hắn không xứng đáng điều khiển cơ quan tình báo ở đấy. Hắn muốn chơi trội cùng với gã Malcolm Browne bên tờ Times và các ông bạn Hung Gia Lợi của hắn bên ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến, rồi cả William Colby (7) lẫn Kissinger đều nói lại với tôi việc ấy (8) Và tôi đã nói với Polgar rằng nếu anh cứ tiếp tục làm những chuyện như thế, tôi sẽ cắt hai hòn dái nhét vào mỗi lỗ tai của anh một hòn. Jim Kean đã nghe tôi nói với hắn như thế trong cầu thang máy.
Tôi không có gì để ân hận nhiều ngoài việc ân hận đã không tống cổ cả Polgar lẫn Von Marbod từ sớm. Họ đi hay ở cũng chẳng có gì khác biệt. Chỉ có một khác biệt trầm trọng mà sau đó tôi khám phá ra khi đọc tấm điện văn của các tướng Bắc Việt: Họ nghĩ việc đưa mấy chiếc phi cơ sang Thái là chúng ta nuốt lời hứa với họ. Chúng ta đã nói chúng ta sẽ không mang các chiến cụ đi. Chúng ta chỉ muốn họ để chúng ta yên ổn ra đi trong trật tự. Vì họ nghĩ chúng ta nuốt lời, hôm sau họ pháo kích phi trường, giết mất vài TQLC của chúng ta. Vì vậy, đến lúc tôi phải hạ lệnh trực thăng vận. Đây là lúc mọi sự bắt đầu bung ra.
Tôi vào Tân Sơn Nhất xem xét sau khi xảy ra vụ pháo kích. Hơn ba mươi năm trước, tôi đã là Đại tá không quân, bổ nhiệm từ 1936, nên những chuyện phi cơ, cái gì bay được cái gì không, tôi nắm trong bàn tay. Tôi đã là Tư lệnh phó sư đoàn Thái Bình Dương thời đệ nhị thế chiến, kiêm chỉ huy quân báo. Việc gì tôi làm, tôi làm cật lực, tôi nắm vững, tôi biết rõ. Buổi sáng 29/4 hôm ấy ở phi trường Tân Sơn Nhất, họ bảo tôi máy bay không đáp xuống được. Chuyện này vô lý. Ra tận đấy quan sát, tôi vẫn thấy chuyện họ nói chả nghĩa lý gì, người ta chỉ cần vác một cái xe Jeep quần ra phi đạo ba mươi phút là dọn sạch mọi thứ vụn vặt. Nhưng lúc ấy, quả là bên quân đội Việt Nam bắt đầu rối loạn. Chỉ huy cao cấp đã chạy, Tân Sơn Nhứt không còn chỉ huy nữa. Trong tình trạng này nếu máy bay đáp xuống là bị tràn ngập bởi đám đông vô kiểm soát. Chúng tôi cần dựa vào quân đội Việt Nam để di tản trong vòng trật tự, và chúng tôi cũng đã hứa với họ phút cuối sẽ bốc họ đi. Nhưng đến giây phút ấy, không còn có sự bảo vệ của họ nữa.
Vì Tân Sơn Nhứt hết bảo đảm được an ninh cho máy bay có cánh đáp xuống, nhưng khu vực văn phòng tùy viên Quân sự hãy còn hệ thống phòng thủ tốt, chúng tôi bèn cho trực thăng đáp xuống khu này thay vì Tân Sơn Nhứt.
Tôi liên lạc với hạm đội, và với sự khẳng định của Hoa Thịnh Đốn, tôi nói với mọi người-tôi nói với rất nhiều người Việt là: “Chúng tôi không thể bảo đảm di tản tất cả quý vị. Nhưng nếu quý vị có thể dùng thuyền ra khơi, chúng tôi vớt.” Chúng tôi đã cho tàu đậu ngoài khơi ba ngày ròng rã để vớt người đến khi tàu chật ních. Khi sĩ quan chỉ huy quân y cho biết nếu cứ tiếp tục, có thể bị bịnh dịch đe dọa, lúc ấy chúng tôi mới cho tàu đi. Tôi cũng ra lệnh cho hai máy bay tại căn cứ Clark đáp xuống Vũng Tàu để bốc gia đình lính Thủy quân Lục chiến Việt Nam. Đề đốc Geyler phản đối, nhưng tôi gạt đi. Hai chiếc máy bay đáp xuống, hoàn tất việc bốc người trong vòng mười lăm phút rồi thẳng cánh bay qua Clark. Từ giờ phút ấy, Thủy quân Lục chiến thuộc quyền điều động của tôi. Họ phụ trách bảo vệ trong trường hợp chúng tôi cần di tản ra từ bãi biển. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương không có nhiệm vụ di tản người từ bãi biển ra. Từ nhiều tuần trước ngay việc đáp phi cơ trinh sát xuống, họ cũng không chịu, nhưng chúng tôi vẫn cứ làm. Đấy, tôi đã phải đối phó công việc với những cách thức như vậy.
Còn về câu chuyện cây me, thật là một câu chuyện vô nghĩa (9) Hạ cái cây xuống cũng là chuyện hoàn toàn vô nghĩa. Cây me này chả mang một biểu tượng gì. Về chuyện này, mục đích là tôi cố giữ cho Sàigòn một bộ mặt yên tĩnh, phải tránh mấy chuyện rối loạn đã từng xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang. Ngoài ra, quỷ thần ạ, cần gì phải chặt cái cây ấy để lấy chỗ cho trực thăng? Nên tôi bảo “Để cái cây ấy yên đi!” Đơn giản thế thôi. Khi cần phải chặt, chỉ mười phút là xong. Cuối cùng mọi sự cũng đã xảy ra y như vậy. Chúng tôi không muốn có một hành vi bộc lộ rằng chúng tôi đang thua chạy, để Sàigòn phải nháo nhào lên.
Cái cây này tuyệt nhiên không biểu trưng gì cho sự có mặt của người Mỹ. Nhưng về một phương diện, Jim Kean cũng có lý khi nói vậy. (10) Bởi vì nó là cái dấu hiệu vật chất cho thấy chúng ta sắp rời đi, nên tôi phải che đậy. Việc tôi giữ cái cây chẳng có cái ý nghĩa thâm thúy gì như đó là biểu tượng cam kết của chúng ta cả.
Vào những giây phút chót, có nhiều việc không thể làm ngơ. Về những việc này Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger đáng phải lãnh điểm xấu. Ông tỏ ra ngu xuẩn, nhiều phần trong con người ông luôn luôn như vậy.
Chúng tôi có một gã tên Stuart Herrington làm dưới quyền Đại tá Madison (11) Gã này đang giúp việc xếp người vào trực thăng trong sân toà Đại sứ. Gã có biết cái gì hơn là xếp người? Nhưng khổ nỗi, gã là thứ mồm loa mép giải, đáng lẽ biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Đàng này ai hỏi gì gã cũng trả lời láo lếu. Vì thế khi các phi công bay vào, họ muốn hỏi tôi còn phải chở bao nhiêu người nữa, gã Herrington mau mồm nói “Hai ngàn hoặc hai ngàn rưỡi nữa.” Ông Đề đốc Noel Gayler ở ngoài hạm đội dãy nảy như gái ngồi phải cọc. Chở nhiều quá lỡ xảy tai nạn, ai gánh đây? Ông ấy là người phụ trách công tác, ông bèn áp lực khủng khiếp mà thúc chúng tôi “Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ xong là đi quách đi, bỏ những người khác lại.” Chuyện này không được. Đây là chuyện mà tôi từ chối. Brent Scowcroft (12) đã hứa với tôi rằng tôi sẽ có năm mươi chuyến trực thăng người Việt và Đại Hàn mà chúng tôi cam kết. Chúng tôi đã đếm kỹ lưỡng số người khi kéo họ qua bức tường lọt vào toà Đại sứ. Nhiều người là những nhân vật trọng yếu, có người là bộ trưởng chính phủ. Tất nhiên chúng tôi không có ý định mang họ vào rồi bỏ họ mà đi! Khốn thay, lời nói của gã Herrington với viên phi công được chuyển tới ông Đề đốc, rồi chuyển tới Tư lệnh TBD, lời nói ấy chuyển vòng đến Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger ở Ngũ Giác Đài. Các tướng Tham mưu thúc hối Schlesinger rằng: “Hễ cứ hỏi là lúc nào Martin cũng bảo còn 2000 nữa, bất kể đã chở được bao nhiêu. Cứ cái đà này đến phút chót vẫn là 2000!” Trong công tác bê bết máu lửa này dựa trên lời hứa của Scowcroft, chúng tôi đã phải thực sự tính toán cẩn thận: cứ mỗi chuyến chín mươi người. Ông ấy là Cố vấn An ninh của tổng thống, không tin ở ông thì tin vào trời đất quỷ thần nào? Thế rồi đột ngột họ gửi điện văn bảo: Chấm dứt. “Chuyến trực thăng kế tiếp đến, xin ông đi cho!” Tất cả chỉ vì gã Herrington này, và sau đó anh ta lại viết sách rồi trở nên một đại anh hùng! (13)
Tôi cũng lấy làm phiền về viên chỉ huy an ninh toà Đại sứ, người lãnh trách nhiệm di tản cảnh sát Việt Nam. Tôi đã giữ riêng cho họ hai cái tàu trên sông, nhưng ông ta cứ lằng nhằng muốn đưa họ ra đi sớm. Phía tướng tá Việt Nam báo cho tôi biết: không cách gì có thể duy trì trật tự trong thành phố nếu tôi rút cảnh sát Sàigòn đi. Vì thế tôi bảo ông ta khoan lại, đợi đến ba giờ trưa hãy đi. Ông ta bực bội chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Nhưng ông ta cũng đợi được đến ba giờ trưa rồi cho cảnh sát lên tàu di tản cùng với gia đình họ. Tôi không có gì để than phiền nhiều về chiến dịch di tản này vì tổng thống và Kissinger đều đứng bên tôi, hỗ trợ tôi cho đến tận giây phút cuối cùng.
Tôi không bảo chiến dịch ấy hoàn hảo, nhưng khi duyệt xét lại, tôi có quyền hỏi: “Ai có thể làm khác hơn trong những hoàn cảnh đặc biệt ấy?”
Khi rời toà Đại sứ tôi biết đấy là giây phút lịch sử. Chắc chắn như vậy. nhưng trước đây tôi từng hỏi Hoa Thịnh Đốn: “Chúng ta có sự lựa chọn. Trong sự lựa chọn đó cần phải hỏi: Sau tôi, còn những việc gì sẽ xảy ra? Đối phương sẽ lấn chúng ta hơn nữa, ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải giữ những lời cam kết của chúng ta!”
Trong lúc trực thãng bay, tôi nghĩ chúng tôi đã rũ bỏ xong. Chúng tôi đã kinh qua biết bao việc, chúng tôi đã mang hết được người Mỹ đi. Và mang hết người Mỹ ra đi, đó là trách nhiệm chủ yếu của chúng tôi. Chúng tôi cũng mang được một số lớn người Việt trong khả năng chúng tôi. Đáng lẽ chúng tôi nên mang đi nhiều hơn nữa, chúng tôi đáng lẽ phải mang 400 con người cuối cùng ấy ra đi, nhưng rất tiếc chỉ vì sự lôi thôi đã xảy ra trong lúc rối loạn như thế thôi.
Tôi nghĩ người Mỹ có quyền hãnh diện về chiến dịch di tản. Phần tôi tuyệt đối chẳng có gì dính líu đến những chuyện phải xin lỗi cả.
Tôi đã nhận lãnh nhiều trách cứ về vụ VN. Chính vì thế mà rất lâu sau, đợi cho mọi thứ lắng xuống, tôi mới ra trước Quốc hội để mọi người đứng lên lãnh trách nhiệm và nhận lỗi của mình, và họ đã làm như thế.
Dẫu sao tôi cũng có nhiều điều thích thú. Tôi không bao giờ lo rằng mình có thể bị giải nhiệm. Tôi đã tính nếu bị sa thải, thì sẽ về ngồi với cái máy chữ mà viết.
Áp lực của nhóm chủ hoà đã áp đặt trên hệ thống giáo dục, và sự mù quáng của cái chủ trương “đừng-làm-một-cái-gì-có-thể-gây-tranh-luận- hoặc-bị-tấn-công” đã có khuynh hướng chế ngự hệ thống giáo dục chúng ta, do đó các nhà xuất bản sách giáo khoa hoặc giả lơ chuyện Việt Nam, hoặc chỉ mô tả sơ sài nhạt nhẽo chẳng giúp cho ai có thể hiểu sự thực thế nào. Điều này đáng tức cười, bởi vì về một phương diện khác, nó lại là điều tốt. Thỉnh thoảng nói chuyện với sinh viên, tôi nhận ra đa số chẳng những không hiểu biết gì, mà còn cực kỳ ngây thơ về chuyện Việt Nam. Nhưng chính vì thế, họ lại có thể tìm hiểu vấn đề với một quan điểm hoàn toàn khách quan. Chính vì thế, họ trở thành nhóm người duy nhất tại nước Mỹ có thể nhìn mọi sự với quan điểm khách quan ấy. Nhưng vì vậy, khi thấy được những sự kiện phô bày đầy đủ rõ rệt trước mắt, họ bực tức vì họ đã bị bưng bít, do đã bị từ chối trong việc tìm hiểu và đã chỉ được đọc một phần của cả vấn đề.
Hiển nhiên, sau này các sử gia sẽ đào sâu mở rộng hơn. Có lẽ họ sẽ đối xử rất tử tế với tôi, có lẽ còn tử tế hơn cả sự xứng đáng của tôi. Dầu vậy, chúng ta hãy còn biết bao nhiêu chuyện trời đất mà những chuyện ấy vẫn chưa từng được kể hết ra!
(*) Mc Namara Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
(1) Harry Summers là Đại tá văn phòng tùy viên quân sự, DAO.
(2) Người Mỹ gọi là luật Murphy-” Murphy’s Law”-Khi cái gì hư hỏng xảy ra, là nó xảy ra, thế thôi!
(3) Tổng thống Trần Văn Hương.
(4) Trưởng nhiệm Sở Trung Ương Tình Báo Mỹ.
(5) Thuộc Trung ương Tinh Báo Mỹ.
(6) Trung tướng Mỹ văn phòng Tùy viên Quân sự.
(7) Giám đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ.
(8) Đây là việc Polgar tự động liên hệ với nhân viên Hung Gia lợi sắp đặt việc thương thảo với Bắc Việt. Chuyện này sẽ do Polgar tự kể trong chương kế-Polgar không biết những người làm chính sách Mỹ chỉ muốn rút, không thương thảo gì, không có ý định lập chính phủ liên hiệp. Việc này phụ tá Đại sứ Lehmann đã nói ở phần đầu của chương 4. Ghi chú của người dịch.
(9) Xem phần phỏng vấn Phụ tá Đại sứ Wolf Lehmann và phần phỏng vấn Thiếu tá Jim Kean chương 9. (10) Jim Kean, Thiếu tá Thủy quân Lục chiến, sẽ có bài ởChương 9.
(11) John Madison, Đại tá Bộ binh, thành viên ủy ban Liên Hợp Quân Sự.
(12) Cố vấn an ninh quốc gia.
(13) Xem phần phỏng vấn Stuart Herrington ở Chương 7. Ghi chú của người dịch.
Hình: Tổng Thống Ford (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội (Army Chief of Staff General), Frederick Weyand và Đại sứ Mỹ tại VN Graham Martin tại Phòng Bầu Dục. TL chuyen
Image may contain: 2 people, people sitting, table and indoor

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Bước luẩn quẩn với cái rọ trên đầu.”

Dưới đây là phần phỏng vần Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Graham Martin, được in trong cuốn "Tears Before The Rain" của Larry Engelmann
Gới thiệu: Dưới đây là phần phỏng vần Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Graham Martin, được in trong cuốn "Tears Before The Rain" của Larry Engelmann, đã được gởi đến các chiến hữu và bạn đọc của trang Hải Quân QL.VNCH phần mở đâu.
Xin lưu ý là trong bài dưới đây, sẽ có nhiều chữ dính liền nhau (trong bản copy không có lỗi nầy), là lỗi của facebook khi convert bản copy được pasted vào. Tuy rằng người đăng đã cố sửa nhưng có lẽ không hết được. Xin cáo lỗi cho sự bất tiện nầy. (Người đăng bài).
ĐẠI SỨ GRAHAM MARTIN
Bước luẩn quẩn với cái rọ trên đầu.
Cho đến 1975 Việt Nam không đáng để Hoa Kỳ tốn thêm sinh mạng nữa. Lẽ ra, Hoa Kỳ đừng nên gửi quân tham chiến. Tôi đã chống giải pháp này. Khi làm Đại sứ ở Thái Lan, tôi cũng chống lại việc gửi cố vấn sang Thái, và tôi đã phải đương đầu bốn năm trời ròng rã với Robert Mc Namara (*) để giữ chiến tranh khỏi lan tràn vào đất Thái.
Miền Tây Bắc Thái Lan lúc ấy cũng giống như giai đoạn đầu ở Đông Dương đã có những cuộc nổi dậy nhưng tôi nhất định chủ trương: Chúng ta chỉ cần yểm trợ cho chính phủ, không gửi quân chiến đấu, cố vấn cũng không-vì lẽ bên hàng ngũ đối phương không có một bộ mặt da trắng nào, chắc chắn chúng ta không nên gửi nhân viên quân sự xuống đến cấp dưới tiểu đoàn.
Một ký giả ở nơi nào đó tại vùng Trung Tây nước Mỹ tên Paul Harvey từng mỉa mai: “Có một Đại sứ ở Thái Lan trình độ chỉ đáng đưa đi làm đại sứ ở hòn đảo Johnson, nghĩa là một hòn đảo 1000 bộ chiều dài, 50 bộ chiều ngang, không thể lớn hơn cỡ ấy” chỉ vì tôi đã không cho phép người Mỹ mang súng, ngay ở trong căn cứ cũng vậy.
Đúng. Tôi giữ quan điểm và chấp nhận rủi ro vì lẽ chỉ cần một vụ phục kích xảy ra là công luận sẽ đưa tôi ra mà cắt họng. Nhưng tôi đã bẻ gẫy các vụ nổi dậy. Cũng không để xảy ra một vụ tàn sát Mỹ Lai nào. Tôi đã thành công.
Nhưng ở Việt Nam, Mc Namara và nhóm quân nhân đã áp dụng đường lối của họ. Và một khi quân đội chúng ta đã được gửi sang bên ấy, chúng ta không muốn thấy quân đội thất bại và rồi cho đến 1975, còn một vấn đề quan hệ nữa vẫn phải đặt ra, đấy là lời hứa của chúng ta. Liệu chúng ta có giữ lời hứa và giữ lời cam kết của chúng ta hay không?
Vụ tấn công Ban Mê Thuột và quyết định rút quân ở Cao Nguyên của Thiệu làm tôi hoàn toàn kinh ngạc. Vào giai đoạn này Tổng thống Thiệu yên trí rằng một vài người Mỹ thường hở cho báo chí biết tin, rồi tin tức lọt sang các nhóm chủ hoà, cuối cùng lọt sang đối phương. Không rõ ai đã thuyết phục ông như thế, nhưng suốt thời gian này ông không cho chúng tôi biết gì nữa. Chúng tôi chỉ còn dựa vào tin tình báo để theo dõi hành động Bắc quân, nhưng các tin tức này không phải lúc nào cũng chính xác.
Thời gian này tôi về Hoa Thịnh Đốn để cố xin viện trợ cho Nam Việt Nam. Trong chuyến về Mỹ tháng Ba cùng với phái đoàn quốc hội, tôi đã yêu cầu những người có thẩm quyền quyết định chính sách riêng: Cần phải chuẩn bị vấn đề tỵ nạn, xin hãy sắp xếp mọi thứ liên hệ cho người tỵ nạn ngay. Nhưng rồi, chẳng ai lo liệu gì.
Trong buổi họp cuối tại Bộ Ngoại giao ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 3/1975, Kissinger bảo: “Ông phải trở lại đấy vì dân Mỹ cần có một người để trút hết các trách cứ lên đầu.”
Thực vậy, người Mỹ chúng ta vẫn có cái thói ấy và luôn luôn như thế, cho nên tôi bảo:
“Ông hãy nhớ hộ một điều: Đối với mọi chuyện ở Việt Nam, tôi là người duy nhất liên hệ đến toàn thể nội vụ, mà tuyệt đối chẳng có áp lực để làm bất cứ một quyết định nào hầu tránh khỏi các phê bình chỉ trích. Tuyệt đối chẳng có cách gì tôi thoát việc nhận lãnh trách nhiệm sụp đổ Sàigòn. Cái gì cũng đổ cho tôi, từ đầu đến đuôi. Vậy tôi sẽ không thích dính dáng bất cứ chuyện gì khác ngoài một chuyện duy nhất hợp lý vào lúc này, đó là: Mang người Mỹ sống sót ra đi an toàn, mang những người bạn Việt Nam liên hệ với chúng ta đi khỏi càng nhiều càng tốt. Tôi sẽ làm như vậy, và tôi sẽ không để cho ai thúc bách gì, ngoại trừ trường hợp ông giải nhiệm tôi.” Rồi tôi quay lại Việt Nam.
Đối với người Việt, tôi không có mối liên hệ riêng tư, bất kể người Bắc hay ngưòi Nam. Tôi chẳng đặc biệt thích một người Việt nào. Tôi yêu mến người Thái, tôi nghĩ họ là một giống dân kỳ diệu nhất thế giới. Tôi thích một số đông người Tàu, nhưng tôi đặc biệt không thích người Khờ Me, tôi không thích người Lào, tôi không thích người Mã Lai. Tôi thích người Nam Dương.
Tôi có một đứa cháu trai chết ở Việt Nam từ đầu cuộc chiến. Nhưng việc này tôi chỉ oán trách Thủy quân Lục chiến Mỹ đã không chịu gắn lá chắn thép dưới gầm trực thăng trước khi tung nó ra một chiến trường mà bên dưới đầy súng đại liên 50.
Nói như thế là để hiểu rằng: Sự cam kết của tôi đối vói người Việt không quan hệ gì đến cái chết của cháu tôi, cũng chẳng dính dáng gì đến cảm tình riêng tư nào của tôi đối với người Việt Nam. Đối với tôi, vấn đề thuần túy phải đặt ra là: Chúng ta đã tuyên bố một lời hứa. Khi đã hứa mà lại bội hứa thì chúng ta sẽ có ngày phải trả một cái giá đắt khôn lường ở khắp mọi nơi trên cái thế giới máu me tàn khốc này.
Khi trở lại Việt Nam, một người đã đến gặp tôi là Ed Daly bên hàng không World Airways. Anh ta đeo súng lủng lẳng bước vào phòng, tôi yêu cầu bỏ súng ra, để bên ngoài. Thấy anh ta ngần ngừ, tôi kêu Thủy quân Lục chiến đưa ra ngoài tước súng. Hắn trở vào lại, ngồi xuống nói với tôi: “Ông có biết không, mấy người Việt Nam họ bảo nếu tôi cất cánh ra Đà Nẵng, họ sẽ bắn hạ tôi. Ông sẽ làm gì?” Tôi đáp “Vỗ tay hoan hô chứ sao! Ông cho ông là cái thá gì? Ông chúi trong cái lỗ đục dưới đất, đến cái đít của ông, ông cũng cóc dòm ra. Ông không biết một cái đếch gì ở đây cả.” Sau đó, tôi với anh ta không bao giờ nói chuyện gì thêm, anh ta cũng không bao giờ trở lại toà Đại sứ nữa.
Tôi gửi Harry Summers ra Hà Nội trong tháng Tư (1). Chúng tôi vẫn có chuyến bay ra Hà Nội là để chuyên chở người thuộc ủy ban liên hợp quân sự ở căn cứ Davis. Đề đốc Geyler phản đối, nhưng tôi nhất định gửi người đi. Tại sao? Tại vì bấy giờ ở đấy có một việc không một ai biết ngoại trừ tôi và Wolf Lehmann, phụ tá của tôi. Việc ấy là chuyện đi lại của Brezhnev và Kissinger với Hà Nội. Và theo Leonid Brezhnev, Hà Nội đã đồng ý ấn định thời hạn cho chúng tôi rút. Hạn chót là ngày 3 tháng 5. Đó là một thỏa thuận.
Tôi có nói với Kissinger: tôi cần hai tuần lễ. Kissinger cho biết ông đã thông báo cho Hà Nội và Hà Nội đã chấp nhận. Bắt buộc phải chấp nhận luật chơi thôi, lỡ cái xảy nảy ra cái ung thì tôi cũng đành phải chịu (2). Người ta bảo máy bay có thể bị hạ, nhưng tôi nhất định cho đi. Vì thế chúng tôi bốc người từ căn cứ Davis, và Summers đã đưa họ ra Hà Nội, ngồi xuống mà thảo luận với người Việt Nam. Chúng tôi muốn nói chuyện (thẳng) với người Việt Nam là chúng tôi chấp nhận thi hành phần chúng tôi trong cuộc mà cả của Kissinger-Brezhnev. Họ sẽ để chúng tôi yên. Tôi tính là chỉ cần đến ngày 1 tháng 5, không cần đến 3
tháng 5. Tôi không muốn quá ngày ấy.
Đâu chừng một tuần trước ngày sụp đổ, tôi gửi một điện văn, lúc ấy Hoa Thịnh Đốn bất đầu tỏ ra bực bội. Tôi nói “Điều duy nhất ở đây chúng tôi có là sự điềm tĩnh của tôi, là khả năng phán đoán tình hình của tôi. Thực sự chúng tôi không còn gì khác. Bây giờ chẳng có gì để mất, vì tôi đang bước đi luẩn quẩn với cái rọ úp trên đầu rồi.”
Ngày 21 tháng 4, Tổng thống Thiệu từ chức. Tôi không thuyết phục ông rời xứ. Chính người kế vị của ông (3) đã gọi tôi, bảo Thiệu vẫn ở trong dinh Tổng thống làm ông khó cựa quậy, đó là cách lịch sự để bảo tôi rằng Thiệu vẫn tiếp tục gặp gỡ các tướng lãnh. Ông hỏi tôi có thể giúp đưa Thiệu đi không? Tôi trả lời tôi sẽ giúp nếu ông Thiệu yêu cầu. Sau đó chừng 15 phút, Thiệu điện thoại nhờ tôi đưa ông ra khỏi xứ. Bây giờ tôi lại phải đương đầu một vấn đề khác. Nên sử dụng quân đội Mỹ để lo việc này hay không? Như thế là gây rắc rối cho Bộ Tham Mưu Liên Quân (Mỹ), gây rắc rối với người Bắc Việt và máy bay có thể bị hạ. Tôi đã yêu cầu quân đội đưa đến Sàigòn một máy bay bốn động cơ bấy giờ cất ở Nakhon Phanom (Thái), và tôi giao việc này cho Polgar (4) thay vì cho quân đội lo. Bên quân đội biết máy bay đến, nhưng họ không rõ sử dụng vào việc gì. Tôi hy vọng bên quân đội sẽ không biết việc chở Thiệu ra khỏi xứ cho đến khi đưa ông ta vào được tàu bay. Đây là tôi muốn nói Quân đội Mỹ, đặt quân đội Việt Nam sang một bên. Vì thế tôi bảo Polgar cho Frank Snepp (5) lái xe vào căn cứ quân sự, lên phía trên chỗ máy bay đậu một chút, rồi tôi đưa họ vào máy bay. Trước đấy, Charlie Timmes (6) và tôi đã đi gặp Nguyễn Cao Kỳ. Timmes có hẹn với Kỳ, nên tôi bảo Timmes: “Rồi, để tôi đi cùng với ông.” Hai chúng tôi lái chiếc xe Volkswagen nhỏ của Timmes, chuyến đi hơi rợn tóc vì thành phố đã bắt đầu hỗn loạn. Tất cả chủ đích chuyến đi là để bảo cho họ biết rằng một cú đảo chánh máu me sẽ không phục vụ bất cứ một cái gì cho cõi trần gian xanh tốt này ngoại trừ một việc: Phục vụ cho cái tôi của Kỳ. Có thể ông ta đã suy đoán được để hiểu rằng thời điểm của ông ta không đúng lúc, và mục đích của tôi là chỉ muốn ông ta bỏ cái ý định ấy đi. Tôi để cho các người khác làm việc với ông ta. Tôi dặn họ: đừng để ý gì nhiều đến ông ta cả.
Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nổi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich Von Marbod đến từ bộ Quốc phòng. Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Chuyện này trái lệnh tôi. Một mặt, chả quan hệ gì. Nhưng mặt khác, lại vô cùng hệ trọng. Bởi vì tôi đã yêu cầu Kissinger một thời hạn, tôi nói là hai tuần. Chúng tôi cố mang đi tất cả các nhà thầu công tác quốc phòng mà chúng tôi không thể rõ hết là những người ấy ở những nơi nào. Không thể bỏ họ lại mà đi. Đó là lúc cần đòi hỏi sự chậm rãi, sự thận trọng, cho nên việc Erich Von Marbod thuyết phục tướng Trần Văn Minh cho mấy cái phi cơ bay sang Thái là một lỗi lầm rất lớn. Nó làm người Thái e ngại. Rồi những người đưa phi cơ sang bên ấy lại bị giấu diếm, họ không được bảo trước rằng sau đó họ sẽ không được phép trở về với gia đình. Để làm họ dịu xuống, người ta phải phục thuốc họ. Và chính những người này đã gây rối khi đến Guam. Lỗi của tôi. Đáng lẽ tôi phải tống cổ Von Marbod từ hai ngày trước. Đáng lẽ tôi cũng phải tống cổ cả Polgar đi: Hắn không biết trời đất gì. Hắn không xứng đáng điều khiển cơ quan tình báo ở đấy. Hắn muốn chơi trội cùng với gã Malcolm Browne bên tờ Times và các ông bạn Hung Gia Lợi của hắn bên ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến, rồi cả William Colby (7) lẫn Kissinger đều nói lại với tôi việc ấy (8) Và tôi đã nói với Polgar rằng nếu anh cứ tiếp tục làm những chuyện như thế, tôi sẽ cắt hai hòn dái nhét vào mỗi lỗ tai của anh một hòn. Jim Kean đã nghe tôi nói với hắn như thế trong cầu thang máy.
Tôi không có gì để ân hận nhiều ngoài việc ân hận đã không tống cổ cả Polgar lẫn Von Marbod từ sớm. Họ đi hay ở cũng chẳng có gì khác biệt. Chỉ có một khác biệt trầm trọng mà sau đó tôi khám phá ra khi đọc tấm điện văn của các tướng Bắc Việt: Họ nghĩ việc đưa mấy chiếc phi cơ sang Thái là chúng ta nuốt lời hứa với họ. Chúng ta đã nói chúng ta sẽ không mang các chiến cụ đi. Chúng ta chỉ muốn họ để chúng ta yên ổn ra đi trong trật tự. Vì họ nghĩ chúng ta nuốt lời, hôm sau họ pháo kích phi trường, giết mất vài TQLC của chúng ta. Vì vậy, đến lúc tôi phải hạ lệnh trực thăng vận. Đây là lúc mọi sự bắt đầu bung ra.
Tôi vào Tân Sơn Nhất xem xét sau khi xảy ra vụ pháo kích. Hơn ba mươi năm trước, tôi đã là Đại tá không quân, bổ nhiệm từ 1936, nên những chuyện phi cơ, cái gì bay được cái gì không, tôi nắm trong bàn tay. Tôi đã là Tư lệnh phó sư đoàn Thái Bình Dương thời đệ nhị thế chiến, kiêm chỉ huy quân báo. Việc gì tôi làm, tôi làm cật lực, tôi nắm vững, tôi biết rõ. Buổi sáng 29/4 hôm ấy ở phi trường Tân Sơn Nhất, họ bảo tôi máy bay không đáp xuống được. Chuyện này vô lý. Ra tận đấy quan sát, tôi vẫn thấy chuyện họ nói chả nghĩa lý gì, người ta chỉ cần vác một cái xe Jeep quần ra phi đạo ba mươi phút là dọn sạch mọi thứ vụn vặt. Nhưng lúc ấy, quả là bên quân đội Việt Nam bắt đầu rối loạn. Chỉ huy cao cấp đã chạy, Tân Sơn Nhứt không còn chỉ huy nữa. Trong tình trạng này nếu máy bay đáp xuống là bị tràn ngập bởi đám đông vô kiểm soát. Chúng tôi cần dựa vào quân đội Việt Nam để di tản trong vòng trật tự, và chúng tôi cũng đã hứa với họ phút cuối sẽ bốc họ đi. Nhưng đến giây phút ấy, không còn có sự bảo vệ của họ nữa.
Vì Tân Sơn Nhứt hết bảo đảm được an ninh cho máy bay có cánh đáp xuống, nhưng khu vực văn phòng tùy viên Quân sự hãy còn hệ thống phòng thủ tốt, chúng tôi bèn cho trực thăng đáp xuống khu này thay vì Tân Sơn Nhứt.
Tôi liên lạc với hạm đội, và với sự khẳng định của Hoa Thịnh Đốn, tôi nói với mọi người-tôi nói với rất nhiều người Việt là: “Chúng tôi không thể bảo đảm di tản tất cả quý vị. Nhưng nếu quý vị có thể dùng thuyền ra khơi, chúng tôi vớt.” Chúng tôi đã cho tàu đậu ngoài khơi ba ngày ròng rã để vớt người đến khi tàu chật ních. Khi sĩ quan chỉ huy quân y cho biết nếu cứ tiếp tục, có thể bị bịnh dịch đe dọa, lúc ấy chúng tôi mới cho tàu đi. Tôi cũng ra lệnh cho hai máy bay tại căn cứ Clark đáp xuống Vũng Tàu để bốc gia đình lính Thủy quân Lục chiến Việt Nam. Đề đốc Geyler phản đối, nhưng tôi gạt đi. Hai chiếc máy bay đáp xuống, hoàn tất việc bốc người trong vòng mười lăm phút rồi thẳng cánh bay qua Clark. Từ giờ phút ấy, Thủy quân Lục chiến thuộc quyền điều động của tôi. Họ phụ trách bảo vệ trong trường hợp chúng tôi cần di tản ra từ bãi biển. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương không có nhiệm vụ di tản người từ bãi biển ra. Từ nhiều tuần trước ngay việc đáp phi cơ trinh sát xuống, họ cũng không chịu, nhưng chúng tôi vẫn cứ làm. Đấy, tôi đã phải đối phó công việc với những cách thức như vậy.
Còn về câu chuyện cây me, thật là một câu chuyện vô nghĩa (9) Hạ cái cây xuống cũng là chuyện hoàn toàn vô nghĩa. Cây me này chả mang một biểu tượng gì. Về chuyện này, mục đích là tôi cố giữ cho Sàigòn một bộ mặt yên tĩnh, phải tránh mấy chuyện rối loạn đã từng xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang. Ngoài ra, quỷ thần ạ, cần gì phải chặt cái cây ấy để lấy chỗ cho trực thăng? Nên tôi bảo “Để cái cây ấy yên đi!” Đơn giản thế thôi. Khi cần phải chặt, chỉ mười phút là xong. Cuối cùng mọi sự cũng đã xảy ra y như vậy. Chúng tôi không muốn có một hành vi bộc lộ rằng chúng tôi đang thua chạy, để Sàigòn phải nháo nhào lên.
Cái cây này tuyệt nhiên không biểu trưng gì cho sự có mặt của người Mỹ. Nhưng về một phương diện, Jim Kean cũng có lý khi nói vậy. (10) Bởi vì nó là cái dấu hiệu vật chất cho thấy chúng ta sắp rời đi, nên tôi phải che đậy. Việc tôi giữ cái cây chẳng có cái ý nghĩa thâm thúy gì như đó là biểu tượng cam kết của chúng ta cả.
Vào những giây phút chót, có nhiều việc không thể làm ngơ. Về những việc này Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger đáng phải lãnh điểm xấu. Ông tỏ ra ngu xuẩn, nhiều phần trong con người ông luôn luôn như vậy.
Chúng tôi có một gã tên Stuart Herrington làm dưới quyền Đại tá Madison (11) Gã này đang giúp việc xếp người vào trực thăng trong sân toà Đại sứ. Gã có biết cái gì hơn là xếp người? Nhưng khổ nỗi, gã là thứ mồm loa mép giải, đáng lẽ biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Đàng này ai hỏi gì gã cũng trả lời láo lếu. Vì thế khi các phi công bay vào, họ muốn hỏi tôi còn phải chở bao nhiêu người nữa, gã Herrington mau mồm nói “Hai ngàn hoặc hai ngàn rưỡi nữa.” Ông Đề đốc Noel Gayler ở ngoài hạm đội dãy nảy như gái ngồi phải cọc. Chở nhiều quá lỡ xảy tai nạn, ai gánh đây? Ông ấy là người phụ trách công tác, ông bèn áp lực khủng khiếp mà thúc chúng tôi “Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ! Di tản người Mỹ xong là đi quách đi, bỏ những người khác lại.” Chuyện này không được. Đây là chuyện mà tôi từ chối. Brent Scowcroft (12) đã hứa với tôi rằng tôi sẽ có năm mươi chuyến trực thăng người Việt và Đại Hàn mà chúng tôi cam kết. Chúng tôi đã đếm kỹ lưỡng số người khi kéo họ qua bức tường lọt vào toà Đại sứ. Nhiều người là những nhân vật trọng yếu, có người là bộ trưởng chính phủ. Tất nhiên chúng tôi không có ý định mang họ vào rồi bỏ họ mà đi! Khốn thay, lời nói của gã Herrington với viên phi công được chuyển tới ông Đề đốc, rồi chuyển tới Tư lệnh TBD, lời nói ấy chuyển vòng đến Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger ở Ngũ Giác Đài. Các tướng Tham mưu thúc hối Schlesinger rằng: “Hễ cứ hỏi là lúc nào Martin cũng bảo còn 2000 nữa, bất kể đã chở được bao nhiêu. Cứ cái đà này đến phút chót vẫn là 2000!” Trong công tác bê bết máu lửa này dựa trên lời hứa của Scowcroft, chúng tôi đã phải thực sự tính toán cẩn thận: cứ mỗi chuyến chín mươi người. Ông ấy là Cố vấn An ninh của tổng thống, không tin ở ông thì tin vào trời đất quỷ thần nào? Thế rồi đột ngột họ gửi điện văn bảo: Chấm dứt. “Chuyến trực thăng kế tiếp đến, xin ông đi cho!” Tất cả chỉ vì gã Herrington này, và sau đó anh ta lại viết sách rồi trở nên một đại anh hùng! (13)
Tôi cũng lấy làm phiền về viên chỉ huy an ninh toà Đại sứ, người lãnh trách nhiệm di tản cảnh sát Việt Nam. Tôi đã giữ riêng cho họ hai cái tàu trên sông, nhưng ông ta cứ lằng nhằng muốn đưa họ ra đi sớm. Phía tướng tá Việt Nam báo cho tôi biết: không cách gì có thể duy trì trật tự trong thành phố nếu tôi rút cảnh sát Sàigòn đi. Vì thế tôi bảo ông ta khoan lại, đợi đến ba giờ trưa hãy đi. Ông ta bực bội chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Nhưng ông ta cũng đợi được đến ba giờ trưa rồi cho cảnh sát lên tàu di tản cùng với gia đình họ. Tôi không có gì để than phiền nhiều về chiến dịch di tản này vì tổng thống và Kissinger đều đứng bên tôi, hỗ trợ tôi cho đến tận giây phút cuối cùng.
Tôi không bảo chiến dịch ấy hoàn hảo, nhưng khi duyệt xét lại, tôi có quyền hỏi: “Ai có thể làm khác hơn trong những hoàn cảnh đặc biệt ấy?”
Khi rời toà Đại sứ tôi biết đấy là giây phút lịch sử. Chắc chắn như vậy. nhưng trước đây tôi từng hỏi Hoa Thịnh Đốn: “Chúng ta có sự lựa chọn. Trong sự lựa chọn đó cần phải hỏi: Sau tôi, còn những việc gì sẽ xảy ra? Đối phương sẽ lấn chúng ta hơn nữa, ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải giữ những lời cam kết của chúng ta!”
Trong lúc trực thãng bay, tôi nghĩ chúng tôi đã rũ bỏ xong. Chúng tôi đã kinh qua biết bao việc, chúng tôi đã mang hết được người Mỹ đi. Và mang hết người Mỹ ra đi, đó là trách nhiệm chủ yếu của chúng tôi. Chúng tôi cũng mang được một số lớn người Việt trong khả năng chúng tôi. Đáng lẽ chúng tôi nên mang đi nhiều hơn nữa, chúng tôi đáng lẽ phải mang 400 con người cuối cùng ấy ra đi, nhưng rất tiếc chỉ vì sự lôi thôi đã xảy ra trong lúc rối loạn như thế thôi.
Tôi nghĩ người Mỹ có quyền hãnh diện về chiến dịch di tản. Phần tôi tuyệt đối chẳng có gì dính líu đến những chuyện phải xin lỗi cả.
Tôi đã nhận lãnh nhiều trách cứ về vụ VN. Chính vì thế mà rất lâu sau, đợi cho mọi thứ lắng xuống, tôi mới ra trước Quốc hội để mọi người đứng lên lãnh trách nhiệm và nhận lỗi của mình, và họ đã làm như thế.
Dẫu sao tôi cũng có nhiều điều thích thú. Tôi không bao giờ lo rằng mình có thể bị giải nhiệm. Tôi đã tính nếu bị sa thải, thì sẽ về ngồi với cái máy chữ mà viết.
Áp lực của nhóm chủ hoà đã áp đặt trên hệ thống giáo dục, và sự mù quáng của cái chủ trương “đừng-làm-một-cái-gì-có-thể-gây-tranh-luận- hoặc-bị-tấn-công” đã có khuynh hướng chế ngự hệ thống giáo dục chúng ta, do đó các nhà xuất bản sách giáo khoa hoặc giả lơ chuyện Việt Nam, hoặc chỉ mô tả sơ sài nhạt nhẽo chẳng giúp cho ai có thể hiểu sự thực thế nào. Điều này đáng tức cười, bởi vì về một phương diện khác, nó lại là điều tốt. Thỉnh thoảng nói chuyện với sinh viên, tôi nhận ra đa số chẳng những không hiểu biết gì, mà còn cực kỳ ngây thơ về chuyện Việt Nam. Nhưng chính vì thế, họ lại có thể tìm hiểu vấn đề với một quan điểm hoàn toàn khách quan. Chính vì thế, họ trở thành nhóm người duy nhất tại nước Mỹ có thể nhìn mọi sự với quan điểm khách quan ấy. Nhưng vì vậy, khi thấy được những sự kiện phô bày đầy đủ rõ rệt trước mắt, họ bực tức vì họ đã bị bưng bít, do đã bị từ chối trong việc tìm hiểu và đã chỉ được đọc một phần của cả vấn đề.
Hiển nhiên, sau này các sử gia sẽ đào sâu mở rộng hơn. Có lẽ họ sẽ đối xử rất tử tế với tôi, có lẽ còn tử tế hơn cả sự xứng đáng của tôi. Dầu vậy, chúng ta hãy còn biết bao nhiêu chuyện trời đất mà những chuyện ấy vẫn chưa từng được kể hết ra!
(*) Mc Namara Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
(1) Harry Summers là Đại tá văn phòng tùy viên quân sự, DAO.
(2) Người Mỹ gọi là luật Murphy-” Murphy’s Law”-Khi cái gì hư hỏng xảy ra, là nó xảy ra, thế thôi!
(3) Tổng thống Trần Văn Hương.
(4) Trưởng nhiệm Sở Trung Ương Tình Báo Mỹ.
(5) Thuộc Trung ương Tinh Báo Mỹ.
(6) Trung tướng Mỹ văn phòng Tùy viên Quân sự.
(7) Giám đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ.
(8) Đây là việc Polgar tự động liên hệ với nhân viên Hung Gia lợi sắp đặt việc thương thảo với Bắc Việt. Chuyện này sẽ do Polgar tự kể trong chương kế-Polgar không biết những người làm chính sách Mỹ chỉ muốn rút, không thương thảo gì, không có ý định lập chính phủ liên hiệp. Việc này phụ tá Đại sứ Lehmann đã nói ở phần đầu của chương 4. Ghi chú của người dịch.
(9) Xem phần phỏng vấn Phụ tá Đại sứ Wolf Lehmann và phần phỏng vấn Thiếu tá Jim Kean chương 9. (10) Jim Kean, Thiếu tá Thủy quân Lục chiến, sẽ có bài ởChương 9.
(11) John Madison, Đại tá Bộ binh, thành viên ủy ban Liên Hợp Quân Sự.
(12) Cố vấn an ninh quốc gia.
(13) Xem phần phỏng vấn Stuart Herrington ở Chương 7. Ghi chú của người dịch.
Hình: Tổng Thống Ford (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội (Army Chief of Staff General), Frederick Weyand và Đại sứ Mỹ tại VN Graham Martin tại Phòng Bầu Dục. TL chuyen
Image may contain: 2 people, people sitting, table and indoor

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm