Mỗi Ngày Một Chuyện

“Họ” sẽ tiếp tục viết

Nhóm đầu tiên là những nhà báo bị gọi là “phản động” rõ nhất
By Huỳnh Công Đương

Chỉ tính trong giai đoạn 2020 – 2021, đã có đến ba nhóm nhà báo khác nhau bị bắt và bị lôi ra tòa hình luật.

Nhóm đầu tiên là những nhà báo bị gọi là “phản động” rõ nhất, bị chửi bới to nhất: những nhà báo độc lập không hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật báo chí Việt Nam.

Từ Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập với Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cho đến Phạm Đoan Trang –  họ là những ngòi bút tài năng không chỉ quen thuộc trong nước mà còn được cộng đồng quốc tế biết đến.

Nhóm thứ hai là những cái tên lớn trong giới nhà báo chính thống. Bạn có thể chưa từng nghe đến tên họ, nhưng những người này được xem là có tiếng nói (và thành tích) nhất định trong hệ thống báo chí chính thống do chính quyền quản lý, như ông Mai Phan Lợi hay ông Nguyễn Hoài Nam. [1] [2]

Nhóm cuối cùng gồm những nhà báo hoạt động đâu đó ở giữa hai nhóm trên, không nghiêng hẳn về phía bị cho là “phản động” nhưng cũng không nằm trong hệ thống báo chí chính thống. Tuy nhiên, cách tiếp cận, tư duy và niềm tin của họ về vai trò – nghĩa vụ của báo chí thì không quá giống với những điều được cho phép.

Với hàng loạt những lần lên tiếng trong vụ án của tử tù Hồ Duy Hải, chống lại một số sai phạm ở địa phương lẫn phát hiện các khuất tất có khả năng tham nhũng, nhóm Báo Sạch cùng những thành viên bao gồm Trung Bảo, Hữu Danh, Thế Thắng, Kiên Giang và Thanh Nhã là một ví dụ điển hình của nhóm này. [3] Tôi không hẳn đồng tình với tất cả những gì họ nói hay làm; nhưng tôi phải thừa nhận vai trò của rất lớn của Báo Sạch trong việc khuấy động lại không gian báo chí điều tra Việt Nam.

Họ khác nhau ở điểm nào? Có lẽ rõ nhất là quan điểm chính trị của họ. 

Phạm Đoan Trang có thể đưa ra những quan điểm chính trị cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Song những nhà báo như Trung Bảo, Hữu Danh hay Thế Thắng gần như chưa bao giờ thách thức hay động chạm đến câu hỏi trên. Dù họ có thể đấu tranh trong một vấn đề tư pháp A, có thể tham gia đưa tin về một vụ tham nhũng tại địa phương B, nhưng tựu trung lại, không ai trong số này thuộc về nhóm mà nhà nước gọi là mượn danh nghĩa ngọn cờ “nhân quyền” hay “dân chủ” để chống phá chế độ.

Điều này lại càng đúng với Mai Phan Lợi hay Nguyễn Hoài Nam. Dù không hẳn là những lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước kiểu Việt Nam, họ đều là những cái tên thành danh trong giới báo chí nước nhà, và dường như họ thật tâm tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà báo chuyên điều tra tham nhũng Nguyễn Hoài Nam (trái) bị bắt vào tháng 4/2021, sau đó bị truy tố vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Trước đó, ông từng nhận được bằng khen của Ban Nội chính Trung ương về thành tích chống tiêu cực. Ảnh: Facebook Hoài Nam/ Báo Công Lý.

Những người nói trên giống nhau ở chỗ họ đều viết, đều là những nhà báo nghĩ rằng mình nên làm gì đó cho xã hội, và cũng đáng tiếc là, đều bị trừng phạt vì theo đuổi lý tưởng đó.

Đoan Trang bị khởi tố vì những nghiên cứu và báo cáo vô cùng chi tiết, có tính khoa học và có bằng chứng rõ ràng. Các sản phẩm của cô được dùng làm tư liệu cho hàng loạt các tổ chức nhân quyền cũng như ngoại giao quốc tế.

Sản phẩm phóng sự điều tra của Báo Sạch thì được rất nhiều khán, thính giả trên mạng xã hội chào đón vì những thông tin và phương pháp truyền đạt hiếm thấy ở làng báo trong nước.

Hay Nguyễn Hoài Nam, một nhà báo từng được khen thưởng vì các loạt phóng sự điều tra của mình khi còn ở báo Thanh Niên, nay cũng vì làm “chướng tai gai mắt” một số cá nhân quyền thế mà rơi vào vòng lao lý.

*** 

Khác với nhiều người, tôi không cho rằng các nhà báo có một nghĩa vụ thiêng liêng về dân chủ, nhân quyền, minh bạch hay trong sạch xã hội gì cả.

Các nhà báo chọn viết, đơn thuần bởi vì họ giỏi làm việc đó.

Giống như một người quyết định mở quán phở vì họ nghĩ rằng họ nấu phở ngon hơn trung bình khả năng nấu phở của toàn xã hội, một người theo nghề báo vì họ cảm nhận được năng lực viết, năng lực đọc, năng lực săn tin tức và năng lực điều tra của họ tốt hơn trung bình của toàn xã hội.

Đó có thể là một bài toán “bàn tay vô hình” không hơn không kém.

Và cũng giống như chủ quán phở tâm huyết với sản phẩm của mình và không thể sử dụng nguyên liệu hư hỏng hay phụ gia có hại cho sức khỏe, một nhà báo tâm huyết với các bài viết của mình không thể chỉ viết theo chủ trương, theo định hướng, viết về người tốt việc tốt như thể nền báo chí quốc gia chỉ là nguyệt san mỹ thuật của con trẻ cấp hai.

Họ cần sự mới mẻ, cần sự can đảm và quan trọng nhất, họ cần sự thật – những sự thật cốt lõi mà họ nghĩ rằng một nhóm độc giả, một cộng đồng, hay toàn bộ quốc dân đang bị giấu giếm.

Đó là một thứ mong muốn phi chính trị, không “chống phá” mà cũng không “phản động”.

Sẽ có người muốn nghe, sẽ có người không muốn nghe. Xã hội luôn là thế.

Kể từ khi thấy người ta từ chối tiêm vaccine để phòng chống COVID-19, tôi tin rằng mọi thứ quan điểm đều sẽ có một nhóm ủng hộ viên nhất định – dù quan điểm đó có ngu ngốc đến thế nào, như việc cho rằng Hitler đã đúng hay Stalin là một lãnh đạo có tâm chẳng hạn.

Song vấn đề ở chỗ, mọi câu chuyện đều cần được kể.

Đó là cách chúng ta biết điều gì đang xảy ra trong xã hội mà chúng ta có thể đã bỏ lỡ.

Đó là cách chúng ta hiểu nguồn cơn của những cơn thịnh nộ xã hội.

Đó là cách chúng ta học trò chuyện, học cảm thông và học tiếp nhận những điều khác biệt.

Thông qua các nhà báo, chúng ta học những điều đó cùng nhau.

Và theo tôi, đó là những bài học sống còn.

Không ăn được một tô phở ngon trong một thời gian dài, người ta có lẽ chỉ bức bối. Nhưng nếu cộng đồng quá lâu không được học cách trò chuyện, cách chấp nhận khác biệt thì có trời mới biết điều gì có thể xảy ra khi quốc dân đối mặt với những thử thách và khủng hoảng trong tương lai.

***

Khi tôi nói rằng “họ” sẽ tiếp tục viết, tôi không nói về những nhà hoạt động dân chủ danh tiếng, tôi không nói về những “KOL” ngàn like đã và đang tiếp tục “hoành hành” mạng xã hội, và tôi cũng không đòi hỏi những nhà báo đã chịu tù đày lại phải tiếp tục dấn thân vào con đường sẽ lấy đi hàng chục năm tạm bợ ở nhân gian của họ.

Khi mà một chính quyền tuyên chiến với cái tâm của các nhà báo nói riêng, tuyên chiến với niềm tin của cái nghề viết nói chung, họ sẽ còn bắt bỏ tù nhiều cây bút đã, đang, và sẽ tiếp tục đổ tấm lòng của mình vào con chữ. Danh sách đó có thể bao gồm tôi và các bạn.

Tin hay không tin vào chủ nghĩa cộng sản, lúc ấy, không còn quan trọng nữa.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Họ” sẽ tiếp tục viết

Nhóm đầu tiên là những nhà báo bị gọi là “phản động” rõ nhất
By Huỳnh Công Đương

Chỉ tính trong giai đoạn 2020 – 2021, đã có đến ba nhóm nhà báo khác nhau bị bắt và bị lôi ra tòa hình luật.

Nhóm đầu tiên là những nhà báo bị gọi là “phản động” rõ nhất, bị chửi bới to nhất: những nhà báo độc lập không hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật báo chí Việt Nam.

Từ Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập với Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cho đến Phạm Đoan Trang –  họ là những ngòi bút tài năng không chỉ quen thuộc trong nước mà còn được cộng đồng quốc tế biết đến.

Nhóm thứ hai là những cái tên lớn trong giới nhà báo chính thống. Bạn có thể chưa từng nghe đến tên họ, nhưng những người này được xem là có tiếng nói (và thành tích) nhất định trong hệ thống báo chí chính thống do chính quyền quản lý, như ông Mai Phan Lợi hay ông Nguyễn Hoài Nam. [1] [2]

Nhóm cuối cùng gồm những nhà báo hoạt động đâu đó ở giữa hai nhóm trên, không nghiêng hẳn về phía bị cho là “phản động” nhưng cũng không nằm trong hệ thống báo chí chính thống. Tuy nhiên, cách tiếp cận, tư duy và niềm tin của họ về vai trò – nghĩa vụ của báo chí thì không quá giống với những điều được cho phép.

Với hàng loạt những lần lên tiếng trong vụ án của tử tù Hồ Duy Hải, chống lại một số sai phạm ở địa phương lẫn phát hiện các khuất tất có khả năng tham nhũng, nhóm Báo Sạch cùng những thành viên bao gồm Trung Bảo, Hữu Danh, Thế Thắng, Kiên Giang và Thanh Nhã là một ví dụ điển hình của nhóm này. [3] Tôi không hẳn đồng tình với tất cả những gì họ nói hay làm; nhưng tôi phải thừa nhận vai trò của rất lớn của Báo Sạch trong việc khuấy động lại không gian báo chí điều tra Việt Nam.

Họ khác nhau ở điểm nào? Có lẽ rõ nhất là quan điểm chính trị của họ. 

Phạm Đoan Trang có thể đưa ra những quan điểm chính trị cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Song những nhà báo như Trung Bảo, Hữu Danh hay Thế Thắng gần như chưa bao giờ thách thức hay động chạm đến câu hỏi trên. Dù họ có thể đấu tranh trong một vấn đề tư pháp A, có thể tham gia đưa tin về một vụ tham nhũng tại địa phương B, nhưng tựu trung lại, không ai trong số này thuộc về nhóm mà nhà nước gọi là mượn danh nghĩa ngọn cờ “nhân quyền” hay “dân chủ” để chống phá chế độ.

Điều này lại càng đúng với Mai Phan Lợi hay Nguyễn Hoài Nam. Dù không hẳn là những lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước kiểu Việt Nam, họ đều là những cái tên thành danh trong giới báo chí nước nhà, và dường như họ thật tâm tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà báo chuyên điều tra tham nhũng Nguyễn Hoài Nam (trái) bị bắt vào tháng 4/2021, sau đó bị truy tố vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Trước đó, ông từng nhận được bằng khen của Ban Nội chính Trung ương về thành tích chống tiêu cực. Ảnh: Facebook Hoài Nam/ Báo Công Lý.

Những người nói trên giống nhau ở chỗ họ đều viết, đều là những nhà báo nghĩ rằng mình nên làm gì đó cho xã hội, và cũng đáng tiếc là, đều bị trừng phạt vì theo đuổi lý tưởng đó.

Đoan Trang bị khởi tố vì những nghiên cứu và báo cáo vô cùng chi tiết, có tính khoa học và có bằng chứng rõ ràng. Các sản phẩm của cô được dùng làm tư liệu cho hàng loạt các tổ chức nhân quyền cũng như ngoại giao quốc tế.

Sản phẩm phóng sự điều tra của Báo Sạch thì được rất nhiều khán, thính giả trên mạng xã hội chào đón vì những thông tin và phương pháp truyền đạt hiếm thấy ở làng báo trong nước.

Hay Nguyễn Hoài Nam, một nhà báo từng được khen thưởng vì các loạt phóng sự điều tra của mình khi còn ở báo Thanh Niên, nay cũng vì làm “chướng tai gai mắt” một số cá nhân quyền thế mà rơi vào vòng lao lý.

*** 

Khác với nhiều người, tôi không cho rằng các nhà báo có một nghĩa vụ thiêng liêng về dân chủ, nhân quyền, minh bạch hay trong sạch xã hội gì cả.

Các nhà báo chọn viết, đơn thuần bởi vì họ giỏi làm việc đó.

Giống như một người quyết định mở quán phở vì họ nghĩ rằng họ nấu phở ngon hơn trung bình khả năng nấu phở của toàn xã hội, một người theo nghề báo vì họ cảm nhận được năng lực viết, năng lực đọc, năng lực săn tin tức và năng lực điều tra của họ tốt hơn trung bình của toàn xã hội.

Đó có thể là một bài toán “bàn tay vô hình” không hơn không kém.

Và cũng giống như chủ quán phở tâm huyết với sản phẩm của mình và không thể sử dụng nguyên liệu hư hỏng hay phụ gia có hại cho sức khỏe, một nhà báo tâm huyết với các bài viết của mình không thể chỉ viết theo chủ trương, theo định hướng, viết về người tốt việc tốt như thể nền báo chí quốc gia chỉ là nguyệt san mỹ thuật của con trẻ cấp hai.

Họ cần sự mới mẻ, cần sự can đảm và quan trọng nhất, họ cần sự thật – những sự thật cốt lõi mà họ nghĩ rằng một nhóm độc giả, một cộng đồng, hay toàn bộ quốc dân đang bị giấu giếm.

Đó là một thứ mong muốn phi chính trị, không “chống phá” mà cũng không “phản động”.

Sẽ có người muốn nghe, sẽ có người không muốn nghe. Xã hội luôn là thế.

Kể từ khi thấy người ta từ chối tiêm vaccine để phòng chống COVID-19, tôi tin rằng mọi thứ quan điểm đều sẽ có một nhóm ủng hộ viên nhất định – dù quan điểm đó có ngu ngốc đến thế nào, như việc cho rằng Hitler đã đúng hay Stalin là một lãnh đạo có tâm chẳng hạn.

Song vấn đề ở chỗ, mọi câu chuyện đều cần được kể.

Đó là cách chúng ta biết điều gì đang xảy ra trong xã hội mà chúng ta có thể đã bỏ lỡ.

Đó là cách chúng ta hiểu nguồn cơn của những cơn thịnh nộ xã hội.

Đó là cách chúng ta học trò chuyện, học cảm thông và học tiếp nhận những điều khác biệt.

Thông qua các nhà báo, chúng ta học những điều đó cùng nhau.

Và theo tôi, đó là những bài học sống còn.

Không ăn được một tô phở ngon trong một thời gian dài, người ta có lẽ chỉ bức bối. Nhưng nếu cộng đồng quá lâu không được học cách trò chuyện, cách chấp nhận khác biệt thì có trời mới biết điều gì có thể xảy ra khi quốc dân đối mặt với những thử thách và khủng hoảng trong tương lai.

***

Khi tôi nói rằng “họ” sẽ tiếp tục viết, tôi không nói về những nhà hoạt động dân chủ danh tiếng, tôi không nói về những “KOL” ngàn like đã và đang tiếp tục “hoành hành” mạng xã hội, và tôi cũng không đòi hỏi những nhà báo đã chịu tù đày lại phải tiếp tục dấn thân vào con đường sẽ lấy đi hàng chục năm tạm bợ ở nhân gian của họ.

Khi mà một chính quyền tuyên chiến với cái tâm của các nhà báo nói riêng, tuyên chiến với niềm tin của cái nghề viết nói chung, họ sẽ còn bắt bỏ tù nhiều cây bút đã, đang, và sẽ tiếp tục đổ tấm lòng của mình vào con chữ. Danh sách đó có thể bao gồm tôi và các bạn.

Tin hay không tin vào chủ nghĩa cộng sản, lúc ấy, không còn quan trọng nữa.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm