Truyện Ngắn & Phóng Sự
“Lên Trời tảo mộ”
(Bài viết đầu năm 2012 được bổ túc và phổ biến lại.Trên đường đi thăm di hài của chồng, bà Trương Thị Sen vợ trung úy phi công Nguyễn Diêu tử trận Hạ Lào 1971 đã đến San Jose)
Điện thoại gọi đêm
Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.
Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.
Chuyện tình rất Huế
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.
Du học tại Hoa Kỳ
Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 719 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 nước mất nhà tan nhưng người vợ thời chiến vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.
Chuyến bay định mệnh năm 71
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 719 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 11 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật thuộc bộ tư lệnh quân đoàn 1. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Sư đoàn 1 không quân còn có 2 hạ sĩ quan. Từ bộ tổng tham mưu có một nhiếp ảnh viên. Sau cùng là bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng. Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì. Khi Lam Sơn 719 rút về thì tất cả xác người còn ở lại Hạ Lào.
Tường trình ủy khúc.
Theo tài liệu của QLVNCH, mỗi khi có chiến binh tử trận, đơn vị phải lập một báo cáo gọi là tờ tường trình ủy khúc.
Tại KBC 3198 ngày 19 tháng 2-71 thừa ủy nhiệm sư đoàn trưởng SĐ1KQ, trung tá Hoàng Ngọc Bào, không đoàn trưởng yểm cứ Đà Nẵng đã báo cáo về bộ tư lệnh không quân Sài Gòn.
“Ngày 10 tháng 2-1971 các chiến sĩ tử trận gồm có :Thiếu úy Tạ Hòa, hoa tiêu. Thiếu úy Nguyễn Diêu hoa tiêu phó. Trung sĩ cơ khí Nguyễn hoàng Anh, hạ sĩ xạ thủ Trần công Minh.Trực thăng thi hành phi vụ thám sát cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Khi phi cơ xuống thấp để truy kích địch đã bị phòng không cộng sản bắn dữ dội, bốc cháy trên không phận và rơi ở tọa độ 565.520.
Vị trí này nằm trong vùng địch kiểm soát nên không đem thi hài về được. Các chiến sĩ không quân kể trên được quyết định tử trận và quy trách công vụ.”
Bản sao của tường tình ủy khúc số 691 được gửi cho bà quả phụ trung úy truy thăng Nguyễn Diêu. Bà Trương thị Sen vẫn còn giữ cho đến ngày nay.Vì là tài liệu hành chánh nội bộ nên sư đoàn 1 không quân không đề cập đến 7 hành khách của chuyến bay trực thăng định mệnh. Hai đại tá của quân đoàn I, trung sĩ nhiếp ảnh gia của bộ tổng tham mưu và 4 nhà báo Hoa Kỳ.
Tảo mộ trên đất Lào
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 11 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại. Mỹ đem tất cả về nước. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bảng tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 11 người trên trực thăng của chuyến bay qua Hạ Lào tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 11 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.
Ngày tưởng niệm của media Mỹ.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 7 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì tưởng như bị quên lãng. Tham khảo các bài tường thuật trên báo chí Mỹ không thấy đề cập đến số phận và di hài 7 chiến binh Việt Nam.
Ngày tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH
Mấy tháng sau, tác giả của tác phẩm Lost Over Laos mới có dịp liên lạc với một số thân nhân của tử sĩ Việt Nam. Cùng với sự hợp tác của hội đoàn không quân vùng thủ đô, ban đại diện cộng đồng đã tổ chức được 1 buổi viếng thăm và tưởng niệm cho phía Việt Nam.Tuy nhiên, lần này không có mặt bà Trương thị Sen là vợ của trung úy Nguyễn Diêu.
Sau này bà Sen cho biết có thể vì không có bà con thân nhân ở Mỹ nên hoàn toàn không biết tin tức. Mấy năm qua , khi biết tin tức thì hoàn cảnh gia đình nghèo túng nên không thể tìm đường đi tự túc. Vì vậy mới có cú điện thoại ban đêm để nhờ giúp đỡ. Theo lời yêu cầu chúng tôi viết bản tin đầu năm 2012. Bản tin có nhiều thiếu xót nhưng căn bản vẫn là cầu xin sự giúp đỡ của phía truyền thông Hoa kỳ, của chiến hữu không quân, của đồng hương miền Trung và của toàn thế giới người Việt quan tâm.
Kết quả ghi nhận
Bài báo phổ biến, nhiều tấm lòng đáp ứng và cũng có nhiều tin tức bổ túc. Tuy nhiên mọi sự quan tâm còn cần thêm các nhu cầu cụ thể.
Cũng có người cho biết gia cảnh của trung úy Diêu rất khá, nếu muốn đi Mỹ chắc có khả năng, không cần ai giúp.
Tuy nhiên có 2 chiến hữu đã có tấm lòng mở rộng và nhận giúp đỡ cụ thể. Nhưng trước hết phải ghi nhận tấm lòng vàng của bà con xứ Huế cho vay góp lại mua vé cho người quả phụ chiến sĩ không quân có phương tiện lên đường thăm nơi có di tích của chồng.
Trung úy Trần Thạnh khóa 25 võ bị, đại đội trưởng của sư đoàn 1 bộ binh về thăm nhà đã ghé qua hàng xóm để gặp dì Sen. Trong căn nhà cũ nát, anh chiến binh sư đoàn 1 nay định cư tại San Jose đã xúc động khi thấy trên bàn thờ, sau 40 năm vẫn còn hình ảnh của người phi công tử trận Hạ Lào. Hình còn nguyên quân phục. Bà Sen ở vậy nuôi con suốt 4 thập niên. Cán bộ cộng sản đã có tới nhà tra vấn về việc dì Sen xin đi Mỹ.
Với sự mắt thấy tai nghe, trung úy sư đoàn 1 bộ binh cũng gốc Huế đã sẵn sàng ra phi trường đón dì Sen về cư ngụ tạm tại nhà, trên con đường dài ngang nước Mỹ sẽ đến thăm Newseum tương lai.
Anh Thạnh vốn cũng là HO qua Mỹ, có gia đình vợ con nặng gánh nhưng tấm lòng với Huế, với chiến hữu và thân tình xóm giềng nên vẫn hết sức lo cho dì Sen trong khả năng.
Một người khác, đại úy Thủ Đức nhẩy toán Trương Đình Thiện hiện là đại diện cộng đồng Việt Nam tại Raleigh, North Carolina cũng rất quan tâm. Khi đọc bài báo, anh Thiện thấy người cùng họ Trương, cùng quê La Trữ một thời. Anh bèn viết thư liên lạc. Mặt khác anh nhờ một vị linh mục quen biết tại Huế đến tận địa chỉ của bà Sen để tìm hiểu. Cha điện qua nói rằng quả nhiên đây là chuyện thật người thật và quá nghèo. Lập tức ông chủ tịch cộng đồng gốc biệt kích không quản khó nhọc, ông làm ngay 1 thùng lạc quyên để lấy tiền làm lộ phí cho bà Sen. Dự trù khi bà Trương thị Sen qua đến nơi sẽ khui thùng lấy tiền mà trả nợ.
Bây giờ chúng ta làm gì:
Hiện nay bà Sen cư ngụ tại nhà trung úy Trần Thạnh số 305 Cannikin Dr. San Jose CA 95116 điện thoại nhà (408) 258-2042, email của anh Thạnh tt22oakland@hotmail.com. Anh Thạnh đã ra ngân hàng mở cho “Sen thị Trương” 1 chương mục BA 3250 0373 859 tài khoản khởi sự có $25 mỹ kim.
Tại tiểu bang NC ông chủ tịch cộng đồng địa phương đang xin tiền bà con để mua vé may bay cho bà Sen bay lên cư ngụ tại nhà ông. Từ đây, cách DC chừng 3 giờ lái xe, ông đại úy nhẩy toán vẫn còn mạnh khỏe hào hùng sẽ liên lạc với không quân, cộng đồng, đồng hương và với Newseum để thu xếp bà Sen cho một chuyến viếng thăm lịch sử. Xưa nay trực thăng vẫn không bỏ biệt kích. Món nợ ân tình sẽ trả nay mai.
Sau khi vào Newsuem, rồi có thể giúp cho vợ người tử sĩ một chuyến du ngoạn thủ đô. Trở về ông Thiện sẽ tổ chức một lễ cầu siêu trên chùaVạn Hạnh
Sau đó sẽ ra sao.
Nên biết rằng khi xếp hàng vào xin visa Hoa Kỳ nhiều người chưa từng đi ngoại quốc đều bị khước từ. Người nghèo cũng bị từ chối vì sợ sẽ đi luôn. Bà Sen rất quản ngại vì vừa nghèo lại chưa đi lần nào. Nhưng khi biết là đi thăm Newseum để tìm di tích chồng. Anh chàng Mỹ có đọc tin về chuyện Lost Over Laos đã cho bà Sen đi Hoa Kỳ trọn vẹn 1 năm.
Trước khi bà Sen từ Huế vào Sài Gòn phỏng vấn, thật may mắn nhận được của anh em không quân bên Úc cho 100 mỹ kim. Một đồng hương ở Chicago nghe chuyện đã liên lạc nói rằng, con gái chúng tôi cần một người trông nhà, mong bà xong việc thăm viếng, xin về Illinois làm việc nhà cho con gái tôi để sau này có chút tiền quà đem về cho cháu.
Phần chúng tôi đã viết thư cho Newseum xin giúp đỡ cho bà Sen một chuyến viếng thăm. Thư này có nhờ bà dân biểu địa phương là bà Zoe Lofgren vừa chuyển tiếp vừa can thiệp.
Đầu năm nay, có nhiều độc giả đọc tin Tảo mộ trên Trời đã ngỏ ý sẽ giúp đỡ khi có tin tức cụ thể. Bay gio ba Truong thi Sen da den nuoc My. O chang duong dau tien phia Thai Binh Duong muon qua dai tay duong tham di hai chong. Sau 40 nam xa cach. Chuyen thuc la doi. Tu nan tai Lao ma di hài lai nam chung trong vien bao tang bao chi tai Hoa Ky
Chuong muc ngan hang ten cua ba da co roi. Anh chien binh su doan 1 mo hang cho chuong muc $25 US. Anh noi bac Loc phai bo gap 4 lan. Co ngay, nien truong se trich tien gia gop gap 4 lan. Du rang anh Thanh da lo cho chi Sen cu ngu va an uong khong han dinh thoi gian
Anh em ban nhau chi can dua tin len la chien huu biet phai lam gi.
Xin tuy nghi phat huy sang kien ma giup cho nguoi vo linh khong quan 40 nam o vay nuoi con. Chi phieu co the de cho Sen thi Truong gui ve dia chi cua trung úy Trần Thạnh số 305 Cannikin Dr. San Jose CA 95116 điện thoại nhà (408) 258-2042, email của anh Thạnh tt22oakland@hotmail.com.
Chi phieu cung co the de cho hoi cong dong cua anh dai uy Thien nhu sau.VAAR 4417 Waterbury Rd. NC.27604 memo ghi Ms Sen
Tel. 919 816 5649 email thientruong@yahoo.com
Liên lạc anh Thiện (919) 816 5849
Cham dut bai viet voi nhieu hy vong
Giao Chi, San Jose.
Giaochi12@gmail.com
“Lên Trời tảo mộ”
(Bài viết đầu năm 2012 được bổ túc và phổ biến lại.Trên đường đi thăm di hài của chồng, bà Trương Thị Sen vợ trung úy phi công Nguyễn Diêu tử trận Hạ Lào 1971 đã đến San Jose)
Điện thoại gọi đêm
Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.
Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.
Chuyện tình rất Huế
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.
Du học tại Hoa Kỳ
Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 719 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 nước mất nhà tan nhưng người vợ thời chiến vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.
Chuyến bay định mệnh năm 71
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 719 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 11 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật thuộc bộ tư lệnh quân đoàn 1. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Sư đoàn 1 không quân còn có 2 hạ sĩ quan. Từ bộ tổng tham mưu có một nhiếp ảnh viên. Sau cùng là bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng. Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì. Khi Lam Sơn 719 rút về thì tất cả xác người còn ở lại Hạ Lào.
Tường trình ủy khúc.
Theo tài liệu của QLVNCH, mỗi khi có chiến binh tử trận, đơn vị phải lập một báo cáo gọi là tờ tường trình ủy khúc.
Tại KBC 3198 ngày 19 tháng 2-71 thừa ủy nhiệm sư đoàn trưởng SĐ1KQ, trung tá Hoàng Ngọc Bào, không đoàn trưởng yểm cứ Đà Nẵng đã báo cáo về bộ tư lệnh không quân Sài Gòn.
“Ngày 10 tháng 2-1971 các chiến sĩ tử trận gồm có :Thiếu úy Tạ Hòa, hoa tiêu. Thiếu úy Nguyễn Diêu hoa tiêu phó. Trung sĩ cơ khí Nguyễn hoàng Anh, hạ sĩ xạ thủ Trần công Minh.Trực thăng thi hành phi vụ thám sát cho cuộc hành quân Lam Sơn 719. Khi phi cơ xuống thấp để truy kích địch đã bị phòng không cộng sản bắn dữ dội, bốc cháy trên không phận và rơi ở tọa độ 565.520.
Vị trí này nằm trong vùng địch kiểm soát nên không đem thi hài về được. Các chiến sĩ không quân kể trên được quyết định tử trận và quy trách công vụ.”
Bản sao của tường tình ủy khúc số 691 được gửi cho bà quả phụ trung úy truy thăng Nguyễn Diêu. Bà Trương thị Sen vẫn còn giữ cho đến ngày nay.Vì là tài liệu hành chánh nội bộ nên sư đoàn 1 không quân không đề cập đến 7 hành khách của chuyến bay trực thăng định mệnh. Hai đại tá của quân đoàn I, trung sĩ nhiếp ảnh gia của bộ tổng tham mưu và 4 nhà báo Hoa Kỳ.
Tảo mộ trên đất Lào
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 11 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại. Mỹ đem tất cả về nước. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bảng tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 11 người trên trực thăng của chuyến bay qua Hạ Lào tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 11 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.
Ngày tưởng niệm của media Mỹ.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 7 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì tưởng như bị quên lãng. Tham khảo các bài tường thuật trên báo chí Mỹ không thấy đề cập đến số phận và di hài 7 chiến binh Việt Nam.
Ngày tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH
Mấy tháng sau, tác giả của tác phẩm Lost Over Laos mới có dịp liên lạc với một số thân nhân của tử sĩ Việt Nam. Cùng với sự hợp tác của hội đoàn không quân vùng thủ đô, ban đại diện cộng đồng đã tổ chức được 1 buổi viếng thăm và tưởng niệm cho phía Việt Nam.Tuy nhiên, lần này không có mặt bà Trương thị Sen là vợ của trung úy Nguyễn Diêu.
Sau này bà Sen cho biết có thể vì không có bà con thân nhân ở Mỹ nên hoàn toàn không biết tin tức. Mấy năm qua , khi biết tin tức thì hoàn cảnh gia đình nghèo túng nên không thể tìm đường đi tự túc. Vì vậy mới có cú điện thoại ban đêm để nhờ giúp đỡ. Theo lời yêu cầu chúng tôi viết bản tin đầu năm 2012. Bản tin có nhiều thiếu xót nhưng căn bản vẫn là cầu xin sự giúp đỡ của phía truyền thông Hoa kỳ, của chiến hữu không quân, của đồng hương miền Trung và của toàn thế giới người Việt quan tâm.
Kết quả ghi nhận
Bài báo phổ biến, nhiều tấm lòng đáp ứng và cũng có nhiều tin tức bổ túc. Tuy nhiên mọi sự quan tâm còn cần thêm các nhu cầu cụ thể.
Cũng có người cho biết gia cảnh của trung úy Diêu rất khá, nếu muốn đi Mỹ chắc có khả năng, không cần ai giúp.
Tuy nhiên có 2 chiến hữu đã có tấm lòng mở rộng và nhận giúp đỡ cụ thể. Nhưng trước hết phải ghi nhận tấm lòng vàng của bà con xứ Huế cho vay góp lại mua vé cho người quả phụ chiến sĩ không quân có phương tiện lên đường thăm nơi có di tích của chồng.
Trung úy Trần Thạnh khóa 25 võ bị, đại đội trưởng của sư đoàn 1 bộ binh về thăm nhà đã ghé qua hàng xóm để gặp dì Sen. Trong căn nhà cũ nát, anh chiến binh sư đoàn 1 nay định cư tại San Jose đã xúc động khi thấy trên bàn thờ, sau 40 năm vẫn còn hình ảnh của người phi công tử trận Hạ Lào. Hình còn nguyên quân phục. Bà Sen ở vậy nuôi con suốt 4 thập niên. Cán bộ cộng sản đã có tới nhà tra vấn về việc dì Sen xin đi Mỹ.
Với sự mắt thấy tai nghe, trung úy sư đoàn 1 bộ binh cũng gốc Huế đã sẵn sàng ra phi trường đón dì Sen về cư ngụ tạm tại nhà, trên con đường dài ngang nước Mỹ sẽ đến thăm Newseum tương lai.
Anh Thạnh vốn cũng là HO qua Mỹ, có gia đình vợ con nặng gánh nhưng tấm lòng với Huế, với chiến hữu và thân tình xóm giềng nên vẫn hết sức lo cho dì Sen trong khả năng.
Một người khác, đại úy Thủ Đức nhẩy toán Trương Đình Thiện hiện là đại diện cộng đồng Việt Nam tại Raleigh, North Carolina cũng rất quan tâm. Khi đọc bài báo, anh Thiện thấy người cùng họ Trương, cùng quê La Trữ một thời. Anh bèn viết thư liên lạc. Mặt khác anh nhờ một vị linh mục quen biết tại Huế đến tận địa chỉ của bà Sen để tìm hiểu. Cha điện qua nói rằng quả nhiên đây là chuyện thật người thật và quá nghèo. Lập tức ông chủ tịch cộng đồng gốc biệt kích không quản khó nhọc, ông làm ngay 1 thùng lạc quyên để lấy tiền làm lộ phí cho bà Sen. Dự trù khi bà Trương thị Sen qua đến nơi sẽ khui thùng lấy tiền mà trả nợ.
Bây giờ chúng ta làm gì:
Hiện nay bà Sen cư ngụ tại nhà trung úy Trần Thạnh số 305 Cannikin Dr. San Jose CA 95116 điện thoại nhà (408) 258-2042, email của anh Thạnh tt22oakland@hotmail.com. Anh Thạnh đã ra ngân hàng mở cho “Sen thị Trương” 1 chương mục BA 3250 0373 859 tài khoản khởi sự có $25 mỹ kim.
Tại tiểu bang NC ông chủ tịch cộng đồng địa phương đang xin tiền bà con để mua vé may bay cho bà Sen bay lên cư ngụ tại nhà ông. Từ đây, cách DC chừng 3 giờ lái xe, ông đại úy nhẩy toán vẫn còn mạnh khỏe hào hùng sẽ liên lạc với không quân, cộng đồng, đồng hương và với Newseum để thu xếp bà Sen cho một chuyến viếng thăm lịch sử. Xưa nay trực thăng vẫn không bỏ biệt kích. Món nợ ân tình sẽ trả nay mai.
Sau khi vào Newsuem, rồi có thể giúp cho vợ người tử sĩ một chuyến du ngoạn thủ đô. Trở về ông Thiện sẽ tổ chức một lễ cầu siêu trên chùaVạn Hạnh
Sau đó sẽ ra sao.
Nên biết rằng khi xếp hàng vào xin visa Hoa Kỳ nhiều người chưa từng đi ngoại quốc đều bị khước từ. Người nghèo cũng bị từ chối vì sợ sẽ đi luôn. Bà Sen rất quản ngại vì vừa nghèo lại chưa đi lần nào. Nhưng khi biết là đi thăm Newseum để tìm di tích chồng. Anh chàng Mỹ có đọc tin về chuyện Lost Over Laos đã cho bà Sen đi Hoa Kỳ trọn vẹn 1 năm.
Trước khi bà Sen từ Huế vào Sài Gòn phỏng vấn, thật may mắn nhận được của anh em không quân bên Úc cho 100 mỹ kim. Một đồng hương ở Chicago nghe chuyện đã liên lạc nói rằng, con gái chúng tôi cần một người trông nhà, mong bà xong việc thăm viếng, xin về Illinois làm việc nhà cho con gái tôi để sau này có chút tiền quà đem về cho cháu.
Phần chúng tôi đã viết thư cho Newseum xin giúp đỡ cho bà Sen một chuyến viếng thăm. Thư này có nhờ bà dân biểu địa phương là bà Zoe Lofgren vừa chuyển tiếp vừa can thiệp.
Đầu năm nay, có nhiều độc giả đọc tin Tảo mộ trên Trời đã ngỏ ý sẽ giúp đỡ khi có tin tức cụ thể. Bay gio ba Truong thi Sen da den nuoc My. O chang duong dau tien phia Thai Binh Duong muon qua dai tay duong tham di hai chong. Sau 40 nam xa cach. Chuyen thuc la doi. Tu nan tai Lao ma di hài lai nam chung trong vien bao tang bao chi tai Hoa Ky
Chuong muc ngan hang ten cua ba da co roi. Anh chien binh su doan 1 mo hang cho chuong muc $25 US. Anh noi bac Loc phai bo gap 4 lan. Co ngay, nien truong se trich tien gia gop gap 4 lan. Du rang anh Thanh da lo cho chi Sen cu ngu va an uong khong han dinh thoi gian
Anh em ban nhau chi can dua tin len la chien huu biet phai lam gi.
Xin tuy nghi phat huy sang kien ma giup cho nguoi vo linh khong quan 40 nam o vay nuoi con. Chi phieu co the de cho Sen thi Truong gui ve dia chi cua trung úy Trần Thạnh số 305 Cannikin Dr. San Jose CA 95116 điện thoại nhà (408) 258-2042, email của anh Thạnh tt22oakland@hotmail.com.
Chi phieu cung co the de cho hoi cong dong cua anh dai uy Thien nhu sau.VAAR 4417 Waterbury Rd. NC.27604 memo ghi Ms Sen
Tel. 919 816 5649 email thientruong@yahoo.com
Liên lạc anh Thiện (919) 816 5849
Cham dut bai viet voi nhieu hy vong
Giao Chi, San Jose.
Giaochi12@gmail.com