Kinh Đời
“Nữ hoàng truyền thông” làm khuynh đảo thế giới
Xuất thân nghèo khó, từng là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, lại mang trong người dòng máu da đen, nhưng Oprah Winfrey đã dệt lên câu chuyện cuộc đời đẹp như huyền thoại. Nhiều năm liền, bà giữ vị trí quán quân trong top 100 ngôi sao quyền lực nhất thế giới. Bà cũng là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới. "Nữ hoàng truyền thông" Oprah Winfrey tâm niệm "cuộc sống hiện tại là kết quả của những gì mà bạn đã tin tưởng".
Tuổi thơ đầy cay đắng
Ngày 29/1/1954, cô bé người Mỹ gốc Phi Oprah chào đời trong một nông trại nhỏ ở bang Mississippi (Hoa Kỳ). Mẹ của Oprah vốn là một người hầu phòng, trong khi cha cô là thợ mỏ, sau này chuyển sang hành nghề hớt tóc. Lúc cô bé chào đời, người cha đang ở trong quân đội. Theo lời kể của Oprah, cha mẹ cô lấy nhau khi chưa đến hai mươi tuổi và không đăng ký kết hôn. Sau khi sinh Oprah, người mẹ phải lên phương bắc để kiếm việc làm. Vì cuộc sống gia đình quá thiếu thốn nên Oprah được gửi cho bà ngoại từ lúc mới lọt lòng và gần như không được nuôi nấng bằng bầu sữa mẹ.
Nhiều năm sống với bà, dù cuộc sống nghèo đói nhưng Oprah may mắn được bà dạy đọc chữ khi mới lên 3. Bà ngoại đã giúp cô nên người với cách dạy dỗ khá nghiêm khắc. Khi cần thiết bà dùng một cây roi nhỏ để nhắc nhở Oprah khi cô không chịu làm việc nhà hoặc sai trái trong cư xử. Thật bất ngờ, cô bé sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. Oprah có thể đọc thuộc lòng các bài giảng trong nhà thờ và được mệnh danh là "Nhà thuyết giáo". Mới 3 tuổi nhưng tâm trí cô bé lúc nào cũng muốn đọc lớn tiếng và diễn đạt một điều gì đó. Không ít người dân trong làng đã gọi Oprah là "thần đồng".
Tuổi thơ nghèo khổ của cô bé Oprah trôi qua êm đềm bên dòng Mississippi hiền hòa. 6 tuổi, Oprah được mẹ đưa về chung sống tại Milwaukee mặc dù cô bé không tìm thấy nơi người mẹ sự hỗ trợ và khích lệ như ở với bà ngoại. ở đây, Winfrey phải chịu đựng một số ngược đãi vì làn da khá sẫm màu của mình như bị buộc phải ngủ ngoài hiên nhà trong lạnh giá, bị nhục mạ vì gương mặt... Những tháng ngày sống chẳng khác gì "địa ngục", Oprah quyết định đoạn tuyệt với nó. Cô bé liều mình bỏ trốn và sau đó bị đưa vào một nhà giam giữ trẻ vị thành niên. Nhưng cô bị từ chối vì lý do hết giường. Thay vào đó, họ gửi cô đến Nashville, sống với người cha nổi tiếng nghiêm khắc. ông Vemon Winfrey khép cô con gái vào kỷ luật sắt, buộc Oprah mỗi tuần phải đọc một cuốn sách và viết tường thuật nội dung cuốn sách ấy. Cô trở thành một "con mọt sách" theo lệnh cha. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự quản thúc nghiêm khắc đó đã giúp Oprah rất nhiều trong sự nghiệp sau này. Với Oprah: "Sách trở thành cánh cửa cho tôi mở ra thế giới và là nền tảng niềm tin nhiệt thành của tôi đối với sự giáo dục".
Lay chuyển hàng triệu con tim
Tốt nghiệp THPT, Oprah Winfrey giành được học bổng toàn phần chuyên ngành truyền thông của ĐH Tennessee State, một cơ sở giáo dục lâu đời dành riêng cho người da đen. Tại trường, Oprah luôn phấn đấu học hành để thoát nghèo và trở thành nữ sinh danh dự của trường. Chỉ mới 17 tuổi, Oprah đã được nhận vào Đài phát thanh WVOL ở Nashville. 18 tuổi, Oprah giành được chiến thắng trong cuộc thi hoa hậu da đen tiểu bang Tennessee.
Ngay từ khi Oprah Winfrey mới bập bẹ, bà ngoại tin rằng cô sẽ xuất hiện trên sân khấu. Khi còn bé, Oprah đã chơi trò phỏng vấn búp bê và quạ trên hàng rào trước nhà. Nhưng sự nghiệp chỉ đến khi cô mười bảy tuổi, làm việc cho một chương trình phát thanh của trường trung học.
Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey
Năm 19 tuổi, Oprah ký hợp đồng với Đài truyền hình WTVF ở Nashville với vai trò một phóng viên kiêm bình luận viên. Năm 1976 (22 tuổi), Oprah chuyển đến Baltimore để gia nhập Đài truyền hình WJZ-TV, phụ trách mục bình luận. Đến năm 1978, bà trở thành người dẫn chương trình Peopleme Talking của WJZ-TV. Tháng 1/1984, Oprah lại chuyển sang dẫn chương trình AM Chicago cho Đài truyền hình WLS-TV. Đây là một talk show địa phương vốn gây nhàm chán cho khán giả với số lượng người xem được xếp hạng bét. Trong vòng chưa đầy một năm, Oprah đã đem đến luồng gió mới cho chương trình này. AM Chicago từ một talk show truyền hình hạng bét đã vươn lên xếp hạng đầu, trở thành chương trình hấp dẫn nhất của đài. Chương trình mau chóng được tăng thời lượng phát sóng và đến tháng 9/1985 chính thức mang tên "The Oprah Winfrey show". Nó được chính thức công nhận là chương trình quốc gia từ ngày 8/9/1986.
Tháng 6/1988, Oprah Winfrey show nhận được giải thưởng Emmy lần 2 liên tục dành cho talk show xuất sắc và bản thân bà cũng nhận được giải thưởng Phát thanh viên của năm của Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế (IRTS). Bà vinh dự là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ 5 nhận được vinh dự này trong lịch sử 25 năm của IRTS. Từ sau lần đó, sự nghiệp truyền hình của Oprah lên như diều gặp gió. Bà nhanh chóng khẳng định thương hiệu và khiến giới truyền thông khuynh đảo. Theo đánh giá của giới chuyên môn, chương trình nổi tiếng nhất của Oprah là tập đầu của "The Oprah Winfrey Show" mùa truyền hình (season) thứ 19 vào mùa thu năm 2004. Mỗi khán giả tham dự chương trình được tặng một chiếc xe mới hiệu Pontiac G6; có 276 chiếc là quà tặng của hãng xe Pontiac như là một phần trong chương trình quảng bá hình ảnh của hãng.
Với phong cách thân thiện và khả năng làm chủ các đề tài lôi cuốn khán giả, chương trình "The Oprah Winfrey Show" của Oprah đã được mở rộng ra khắp nước Mỹ, được xếp hạng cao nhất trong số các chương trình trò chuyện trên truyền hình (talk show). Chương trình cũng duy trì vị trí quán quân hơn 20 năm qua, thu hút khoảng 30 triệu khán giả ở Mỹ và một lượng lớn khán giả ở 109 nước trên thế giới. Nhiều khán giả lý giải, sức hấp dẫn lan tỏa và trường tồn cùng năm tháng từ talk show của Oprah Winfrey chính là bà luôn giữ được ngọn lửa say mê công việc và "cháy" hết mình vì nó. Dù có trở ngại xảy ra trong cuộc sống riêng tư, bà vẫn luôn vượt qua để sống và cống hiến như thể đó là ngày cuối cùng bà sống trên cõi đời này. Có thể nói, cuộc đời Oprah là một câu chuyện đẹp về ý chí của một người phụ nữ đã vượt qua mọi trở ngại trên đường đời, vượt qua mọi định kiến của xã hội để trở thành người có sức lay chuyển mọi trái tim.
Sau thời gian làm khuynh đảo giới truyền thông, Oprah quyết định "lấn sân" sang nghệ thuật thứ 7 và kinh doanh. Người phụ nữ da đen Oprah với nhan sắc chỉ thường thường bậc trung liên tục được mời đóng phim. Bà từng diễn xuất rất xuất sắc trong những bộ phim như The Coior Purple (1985) của Đạo diễn Steven Spielberg, Beloved (1998)… Bà cũng thành lập Công ty riêng Harpo và là một thế lực đáng gờm trong sản xuất phim ảnh và truyền hình. Tháng 10/1988, Harpo Production, Inc giành lại quyền sản xuất Oprah Winfrey show từ tập đoàn Capitol Cities/ABC, khiến Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử sở hữu và sản xuất talk show của riêng mình.
Từng tự tử vì bị lạm dụng tình dục Mới 9 tuổi, biến cố như cơn bão đã đổ ập xuống đầu cô bé Oprah đáng thương. Oprah thuật lại rằng, cô bị "yêu râu xanh" vốn là bạn trai của dì họ lạm dụng tình dục. Liên tục sau đó, cô bé bị bạo hành, gạ gẫm. 14 tuổi, cô bé mang thai nhưng đứa con đã qua đời sau đó. "Tôi đã làm những điều ngu ngốc như uống thuốc rửa ruột và các loại công cụ điên cuồng khác để hủy hoại chính bản thân mình. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ tự tử thành công", Oprah tâm sự. |
Đức Xuân
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“Nữ hoàng truyền thông” làm khuynh đảo thế giới
Xuất thân nghèo khó, từng là nạn nhân bị lạm dụng tình dục, lại mang trong người dòng máu da đen, nhưng Oprah Winfrey đã dệt lên câu chuyện cuộc đời đẹp như huyền thoại. Nhiều năm liền, bà giữ vị trí quán quân trong top 100 ngôi sao quyền lực nhất thế giới. Bà cũng là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới. "Nữ hoàng truyền thông" Oprah Winfrey tâm niệm "cuộc sống hiện tại là kết quả của những gì mà bạn đã tin tưởng".
Tuổi thơ đầy cay đắng
Ngày 29/1/1954, cô bé người Mỹ gốc Phi Oprah chào đời trong một nông trại nhỏ ở bang Mississippi (Hoa Kỳ). Mẹ của Oprah vốn là một người hầu phòng, trong khi cha cô là thợ mỏ, sau này chuyển sang hành nghề hớt tóc. Lúc cô bé chào đời, người cha đang ở trong quân đội. Theo lời kể của Oprah, cha mẹ cô lấy nhau khi chưa đến hai mươi tuổi và không đăng ký kết hôn. Sau khi sinh Oprah, người mẹ phải lên phương bắc để kiếm việc làm. Vì cuộc sống gia đình quá thiếu thốn nên Oprah được gửi cho bà ngoại từ lúc mới lọt lòng và gần như không được nuôi nấng bằng bầu sữa mẹ.
Nhiều năm sống với bà, dù cuộc sống nghèo đói nhưng Oprah may mắn được bà dạy đọc chữ khi mới lên 3. Bà ngoại đã giúp cô nên người với cách dạy dỗ khá nghiêm khắc. Khi cần thiết bà dùng một cây roi nhỏ để nhắc nhở Oprah khi cô không chịu làm việc nhà hoặc sai trái trong cư xử. Thật bất ngờ, cô bé sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm. Oprah có thể đọc thuộc lòng các bài giảng trong nhà thờ và được mệnh danh là "Nhà thuyết giáo". Mới 3 tuổi nhưng tâm trí cô bé lúc nào cũng muốn đọc lớn tiếng và diễn đạt một điều gì đó. Không ít người dân trong làng đã gọi Oprah là "thần đồng".
Tuổi thơ nghèo khổ của cô bé Oprah trôi qua êm đềm bên dòng Mississippi hiền hòa. 6 tuổi, Oprah được mẹ đưa về chung sống tại Milwaukee mặc dù cô bé không tìm thấy nơi người mẹ sự hỗ trợ và khích lệ như ở với bà ngoại. ở đây, Winfrey phải chịu đựng một số ngược đãi vì làn da khá sẫm màu của mình như bị buộc phải ngủ ngoài hiên nhà trong lạnh giá, bị nhục mạ vì gương mặt... Những tháng ngày sống chẳng khác gì "địa ngục", Oprah quyết định đoạn tuyệt với nó. Cô bé liều mình bỏ trốn và sau đó bị đưa vào một nhà giam giữ trẻ vị thành niên. Nhưng cô bị từ chối vì lý do hết giường. Thay vào đó, họ gửi cô đến Nashville, sống với người cha nổi tiếng nghiêm khắc. ông Vemon Winfrey khép cô con gái vào kỷ luật sắt, buộc Oprah mỗi tuần phải đọc một cuốn sách và viết tường thuật nội dung cuốn sách ấy. Cô trở thành một "con mọt sách" theo lệnh cha. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự quản thúc nghiêm khắc đó đã giúp Oprah rất nhiều trong sự nghiệp sau này. Với Oprah: "Sách trở thành cánh cửa cho tôi mở ra thế giới và là nền tảng niềm tin nhiệt thành của tôi đối với sự giáo dục".
Lay chuyển hàng triệu con tim
Tốt nghiệp THPT, Oprah Winfrey giành được học bổng toàn phần chuyên ngành truyền thông của ĐH Tennessee State, một cơ sở giáo dục lâu đời dành riêng cho người da đen. Tại trường, Oprah luôn phấn đấu học hành để thoát nghèo và trở thành nữ sinh danh dự của trường. Chỉ mới 17 tuổi, Oprah đã được nhận vào Đài phát thanh WVOL ở Nashville. 18 tuổi, Oprah giành được chiến thắng trong cuộc thi hoa hậu da đen tiểu bang Tennessee.
Ngay từ khi Oprah Winfrey mới bập bẹ, bà ngoại tin rằng cô sẽ xuất hiện trên sân khấu. Khi còn bé, Oprah đã chơi trò phỏng vấn búp bê và quạ trên hàng rào trước nhà. Nhưng sự nghiệp chỉ đến khi cô mười bảy tuổi, làm việc cho một chương trình phát thanh của trường trung học.
Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey
Năm 19 tuổi, Oprah ký hợp đồng với Đài truyền hình WTVF ở Nashville với vai trò một phóng viên kiêm bình luận viên. Năm 1976 (22 tuổi), Oprah chuyển đến Baltimore để gia nhập Đài truyền hình WJZ-TV, phụ trách mục bình luận. Đến năm 1978, bà trở thành người dẫn chương trình Peopleme Talking của WJZ-TV. Tháng 1/1984, Oprah lại chuyển sang dẫn chương trình AM Chicago cho Đài truyền hình WLS-TV. Đây là một talk show địa phương vốn gây nhàm chán cho khán giả với số lượng người xem được xếp hạng bét. Trong vòng chưa đầy một năm, Oprah đã đem đến luồng gió mới cho chương trình này. AM Chicago từ một talk show truyền hình hạng bét đã vươn lên xếp hạng đầu, trở thành chương trình hấp dẫn nhất của đài. Chương trình mau chóng được tăng thời lượng phát sóng và đến tháng 9/1985 chính thức mang tên "The Oprah Winfrey show". Nó được chính thức công nhận là chương trình quốc gia từ ngày 8/9/1986.
Tháng 6/1988, Oprah Winfrey show nhận được giải thưởng Emmy lần 2 liên tục dành cho talk show xuất sắc và bản thân bà cũng nhận được giải thưởng Phát thanh viên của năm của Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế (IRTS). Bà vinh dự là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ 5 nhận được vinh dự này trong lịch sử 25 năm của IRTS. Từ sau lần đó, sự nghiệp truyền hình của Oprah lên như diều gặp gió. Bà nhanh chóng khẳng định thương hiệu và khiến giới truyền thông khuynh đảo. Theo đánh giá của giới chuyên môn, chương trình nổi tiếng nhất của Oprah là tập đầu của "The Oprah Winfrey Show" mùa truyền hình (season) thứ 19 vào mùa thu năm 2004. Mỗi khán giả tham dự chương trình được tặng một chiếc xe mới hiệu Pontiac G6; có 276 chiếc là quà tặng của hãng xe Pontiac như là một phần trong chương trình quảng bá hình ảnh của hãng.
Với phong cách thân thiện và khả năng làm chủ các đề tài lôi cuốn khán giả, chương trình "The Oprah Winfrey Show" của Oprah đã được mở rộng ra khắp nước Mỹ, được xếp hạng cao nhất trong số các chương trình trò chuyện trên truyền hình (talk show). Chương trình cũng duy trì vị trí quán quân hơn 20 năm qua, thu hút khoảng 30 triệu khán giả ở Mỹ và một lượng lớn khán giả ở 109 nước trên thế giới. Nhiều khán giả lý giải, sức hấp dẫn lan tỏa và trường tồn cùng năm tháng từ talk show của Oprah Winfrey chính là bà luôn giữ được ngọn lửa say mê công việc và "cháy" hết mình vì nó. Dù có trở ngại xảy ra trong cuộc sống riêng tư, bà vẫn luôn vượt qua để sống và cống hiến như thể đó là ngày cuối cùng bà sống trên cõi đời này. Có thể nói, cuộc đời Oprah là một câu chuyện đẹp về ý chí của một người phụ nữ đã vượt qua mọi trở ngại trên đường đời, vượt qua mọi định kiến của xã hội để trở thành người có sức lay chuyển mọi trái tim.
Sau thời gian làm khuynh đảo giới truyền thông, Oprah quyết định "lấn sân" sang nghệ thuật thứ 7 và kinh doanh. Người phụ nữ da đen Oprah với nhan sắc chỉ thường thường bậc trung liên tục được mời đóng phim. Bà từng diễn xuất rất xuất sắc trong những bộ phim như The Coior Purple (1985) của Đạo diễn Steven Spielberg, Beloved (1998)… Bà cũng thành lập Công ty riêng Harpo và là một thế lực đáng gờm trong sản xuất phim ảnh và truyền hình. Tháng 10/1988, Harpo Production, Inc giành lại quyền sản xuất Oprah Winfrey show từ tập đoàn Capitol Cities/ABC, khiến Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử sở hữu và sản xuất talk show của riêng mình.
Từng tự tử vì bị lạm dụng tình dục Mới 9 tuổi, biến cố như cơn bão đã đổ ập xuống đầu cô bé Oprah đáng thương. Oprah thuật lại rằng, cô bị "yêu râu xanh" vốn là bạn trai của dì họ lạm dụng tình dục. Liên tục sau đó, cô bé bị bạo hành, gạ gẫm. 14 tuổi, cô bé mang thai nhưng đứa con đã qua đời sau đó. "Tôi đã làm những điều ngu ngốc như uống thuốc rửa ruột và các loại công cụ điên cuồng khác để hủy hoại chính bản thân mình. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ tự tử thành công", Oprah tâm sự. |
Đức Xuân