Mỗi Ngày Một Chuyện
“TỪ ẤY” THƠ CÀNG NHẠT - CAO MỴ NHÂN
“TỪ ẤY” THƠ CÀNG NHẠT - CAO
MỴ NHÂN
Nhà thơ Cộng Sản Việt Nam chính hiệu Tố Hữu, trong tập thơ Từ Ấy tự giới thiệu
ông đi tìm "vô sản" làm chính nghĩa. Thế nên, từ thủa thiếu niên,
khoảng giữa thập niên 30, Tố Hữu đã dấn thân vào cuộc đời “cầu bất cầu bơ”, để
mơ tưởng mặt trời chân lý chiếu qua tim:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý dõi qua tim
(Tố Hữu)
Thì với quý vị, dù có muốn đem khuôn vàng, thước ngọc ra chỉnh cái lý “vô sản”
của Tố Hữu, cũng vô ích, người thi sĩ đỏ thực sự mê thích và tôn sùng lý tưởng
Cộng Sản của ông ta. Tại sao ta lại muốn họ phải giống mình, hay ngược lại,
Cộng Sản có chiêu dụ quý vị, quý vị không bị lung lạc, thì cũng phải thôi. Mỗi
người mỗi hoài bão, hoặc không có hoài bão đi nữa, thì cứ đường ai nấy đi,
chẳng việc gì phải quan tâm đến nhau, miễn là, tiên quyết, quyền lợi của nhau
phải được... tôn trọng.
Còn quyền lợi chung, tức quyền lợi của đất nước, thì nhất định là phải được
phán xét đến cùng, do đó mới có cuộc chiến tranh. Song le, việc này là của quý
vị có trách nhiệm tối cao, tuyệt đại đa số nhân dân phải ý thức được cái lẽ
chính, tà để hỗ trợ.
Riêng với Tố Hữu, tả phái phải được tôn thờ, thì tà đạo theo quan niệm sống của
ông, lại là cứu cánh theo đuổi từ thủa 15, 16 tuổi. Bài thơ Từ Ấy trong tập thơ
Từ Ấy, đã viết từ năm 1936, Tố Hữu sinh năm 1921, nên đến năm 1941, ông vừa 20
tuổi, đã là một trong những nhân vật tiên phong dẫn lộ cho thanh thiếu niên đi
theo đường trường Cách Mệnh của “Cụ Hồ”. Khi “Cụ Hồ” 51 tuổi, từ Tây, Tàu, lần
về hang Pác Bó ở Cao Bằng, để viết lịch sử Đảng, ít lâu sau đó, Tố Hữu đã cảm
khái viết bài Sáng Tháng Năm để lập công với “Cụ Hồ”, vì “Cụ Hồ” sinh vào tháng
5.
“Bàn tay con (Tố Hữu) nắm tay cha (Cụ Hồ)
Con bồ câu trắng...”
Được viết ở không gian ngó qua, tưởng thanh bình lắm, vì một sáng mùa hè lúc
nào trời cũng quang đãng, sáng trong, từ thủa ấy đến sau này, lớp thanh niêu
trung dũng của “Cụ Hồ” luôn lấy đó làm biểu tượng cho một cuộc sống thơ mộng và
lý tưởng.
Rồi những đêm đen tối trong núi rừng thâm sâu Việt Bắc, bốn vách đá núi cheo
leo, chênh vênh, khắc khổ bao quanh sào huyệt quạ lửa, với 34 nhân vật đầu
tiên, trong đó có ông đại tướng họ Võ sau này, đã không thể nào không để lòng
bay bổng, khi nghe một giọng thơ Tố Hữu ca tụng sắc máu nhuộm đỏ lá cờ:
“Máu đòi nợ máu, đầu van trả đầu”
Ba mươi năm sau ngày Từ Ấy, Tố Hữu mới viết bài thơ “30 Năm Đời Ta Có Đảng”
này. Song le, những người đã chết trong... cách mạng (!) có thể đòi nợ máu, van
trả đầu thì cũng đành, đằng này, cả những người chết trước, và sau cách mạng,
bất kể lấy mốc lịch sử 1945, 1954, hay 1975 sau này, không liên hệ đến điều gọi
là đàn áp công, nông dân, thơ Tố Hữu vẫn tiêm vào động mạch họ luồng tư tưởng
căm thù giai cấp thống trị đến tàn sát.
Nhưng rồi, tổ tiên ta đã từng lượt lại từng lượt các bậc tiền bối, dù mang phẩm
hàm quan tước, hay bá tánh bình dân, vẫn chung một cách nhìn bao quát sự việc,
rằng, mọi hình thức trên đời, hễ cứ bắt đầu bộc phát, thì kết thúc phải bạo
tàn, tức là khởi sự mau chóng, thì chung cuộc tàn nhanh, bạo tàn là tàn ngay,
tàn dữ dội, tàn đến không còn để lại một dấu vết nữa.
Xuân Sách vẽ Tố Hữu qua bức chân dung số 69 như sau:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
khi trở về ta lại là ta.
Từ ấy, tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió, thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây
(Xuân Sách)
Xuân Sách không cần tô hồng, điểm lục cho Tố Hữu, chỉ cần đem những màu sắc tự
nhiên sẵn có nơi nhà thơ CSVN này, chấm lên chân dung ông ta, tên Tố Hữu có thể
tạm dịch là “đẹp sẵn”... cho vui. Xuân Sách vẽ với ý nghĩa:
Bốn câu trước, Tố Hữu vỗ tay mừng “trung tá CSVN Phạm Tuân” được tháp tùng phi
hành gia Liên Xô, bay vào vũ trụ một lần, mà đặc biệt với quân đội nhân dân
CSVN là luôn mang dép lốp, một loại “xăng đan” làm bằng vỏ lốp xe hơi phế thải,
được sử dụng lần thứ hai làm dép cho quân đội, loại giày dép không thể đề giá
bán được, giá trị của nó khởi từ 0 xuống số âm vô cực, với hình ảnh nghèo nàn
lạc hậu ấy, cũng đã bay được vào vũ trụ, rồi thì Phạm Tuân trở về đất nước Việt
Nam với cái hư danh nhất thời, cũng là cái huyễn mộng cả đời của Tố Hữu, để
hãnh diện hay xót xa! “Ta lại là ta”.
Tuy nhiên, tôi cũng xin mở dấu ngoặc, là trung tá phi công CSVN cũng đã bay vào
vũ trụ, ít nhất một lần “cao muôn trượng” thật, rồi trở về với việc làm bình
thường sau đó, thì chẳng bao giờ có dịp nghe ai nhắc đến tên ông ta nữa. Chứ
không phải bay lên “đỉnh cao” như thế, để được rút kinh nghiệm cho một công
trình vũ trụ nào ở Việt Nam, vì một lẽ rất giản dị, là theo thống kê mới nhất
của cơ quan lương nông quốc tế, thì trung bình người Việt Nam sống với chiết
suất được tính khoảng 100 dollars cho một đầu người, tại điểm có sinh hoạt thấp
nhất thì 20 dollars cho một đầu người, để sống lết trong một năm. Vậy, dân ta
sống cách nào, mà nhìn qua hai thành phố tiêu biểu nhất bây giờ, cứ thấy
dollars bay như bươm bướm trong các dịch vụ du lịch và tiêu thụ cấp cao, chỉ
có... trời mới biết được.
Bốn câu sau, mới thực là cái nhìn khách quan của Xuân Sách về nhân vật Tố Hữu.
Từ đó, có thể từ khi “Bác” mất, Tố Hữu đã thôi hát, chẳng còn ca ngợi mặt trời
lên nơi rừng Việt Bắc, với những buổi sáng tháng Năm “trong sáng” xưa, cảnh
trời tự nhiên thôi, cái tháng có ngày sinh của “Cụ Hồ” (19/5), giờ thì trời có
đang hạ, cũng mây mù che phủ, bởi lẽ lãnh tụ xưa, vai “người cha” của Tố Hữu,
đã xác để ở lăng nơi quảng trường Xanh Hà Nội (dựa theo Liên Xô có quảng trường
Đỏ hay Hồng Trường), hồn bay lạc nẻo.
Vả chăng, nhà thơ CSVN Tố Hữu đã quá thất thập cổ lai hy quá nửa thập niên rồi,
trông về Việt Bắc chỉ thấy toàn là sương khói, thế nên, căn nhà Cách Mệnh đã
trống vách, gió lộng tứ bề, đìu hiu, cô quạnh làm sao.
Trong dịp “gỡ rối bao xưa”, tức chính sách đổi mới, xóa bỏ bao cấp, lại đúng
vào thời kỳ Tố Hữu giữ một chức vụ hàm quan trọng nhất đời ông, đồng thời là
địa vị cao nhất của đời một thi sĩ vô sản, tức là quan phó thượng thư đặc trách
về nông nghiệp triều đại CSVN, Tố Hữu viết bài thơ khai bút vào bán thập niên
80, một bài thơ Đường quá khổ thất ngôn bát cú, có tới bốn cặp đối, rất... bi
thảm, nhưng lại được kể là bài thơ hay qua suốt 50 năm thơ Tố Hữu (1936-1986),
ai đọc cũng mủi lòng, vì ở đó, đã biến mất tính cách đấu tranh cho giai cấp một
cách khắc nghiệt lâu nay của ông, chỉ còn nét cổ phong, bàng bạc, nên, theo
Xuân Sách, càng về sau, thơ Tố Hữu càng nhạt.
Thơ Tố Hữu càng nhạt là phải đạo tà, vì còn gì nữa đâu để nói, cái thời thơ
mang ý nghĩa phổ cập tuyên truyền, xốc nách thanh niên xuống đường, thuyết minh
cho chế độ đã chấm dứt, từ sau ngày 30-4-1975, Cộng Sản miền Bắc lấn chiếm miền
Nam, và Tố Hữu, hơn một lần vô Nam, đọc thơ trên đài truyền hình, lúc đó ông
mới 54 tuổi mà trông già như ngoài 60.
Thế nên, thơ dù sôi nổi đến đâu, cũng không kéo bánh xe thời gian ngưng lại
được, nên xuân sắc đối với nàng thơ vô sản luôn luôn mang sắc thái lam lũ, dù
có dịp được thong thả, nghỉ ngơi, nàng thơ vô sản cũng vẫn luôn vô tư, lo lắng
vì bản chất chế độ đã hiện ra như vậy. Thí dụ bài thơ tình sau nhất của Tố Hữu
(Với các văn nghệ sĩ, tôi thường ít thấy những gì gọi là sau cùng, cuối cùng
nên tôi cứ tạm đặt sau nhất, vì biết đâu, còn có sau nhỉ, sau ba...) khi ông đã
vào tuổi thọ.
“Anh dẫn em về cõi Bác xưa...”
Vinh dự và cũng khốn khổ cho nàng thơ của nhà thơ hạng thúc bá Cộng Sản Việt
Nam Tố Hữu, là cô ta, cứ xem như có một cô nàng thật được bàn tay của “người
con” (Tố Hữu) dắt về thăm ngôi nhà sàn của “người cha” (Cụ Hồ) vào một buổi,
cũng có thể là một sáng tháng Năm nào đó sau này, vì Tố Hữu đã khẳng định từ
lâu rồi, rằng thì là cái tình yêu lớn nhất ông ta đã dành cho Đảng CSVN mà
thôi:
Trái tim anh có ba phần
Thơ, Em yêu, và phần nhiều cho Đảng."
Hóa cho nên, thi sĩ đỏ chẳng bao giờ dẫn em yêu đi chơi kiểu vãn cảnh danh lam,
hội đám gì đâu, mà là đi viếng “nhà Bác Hồ” đang xiêu vẹo vì gió giật bốn bề,
tình ý bài thơ so với các lời lẽ vào buổi mặt trời mọc trên quê hương, tức biểu
tượng mà chủ nghĩa Cộng Sản đã lạm dụng, có nhạt dần nội dung tranh đấu, bởi
tranh đấu gì nữa, khi Cộng Sản Việt Nam đã có cả đêm lẫn ngày, cả Bắc tới Nam
nhỉ.
Nên, chẳng còn cái giai đoạn chết chóc “máu đòi nợ máu, đầu van trả đầu”, vì có
khi sự vay trả không tưởng của Tố Hữu, đã được lãi lời gấp trăm ngàn lần sự có
trước, tức các thành viên Cộng Sản đã giết nhiều người vô tội hơn dự tưởng. Đối
phương ở bên này sông Bến Hải, Thạch Hãn, đã bị rơi nhiều đầu chiến sĩ Tự Do và
đồng bào, thử hỏi nhà thơ Tố Hữu có chút lắng lòng nào không, chắc có tên Xuân
Sách mới khu trú giùm tâm tư Tố Hữu, là “máu ở chiến trường”, còn “hoa ở đây”,
thực tại của một nhà thơ vung bút một thời nào đó, đã chỉ còn vang bóng, dù
vang bóng tà đạo, một sự kết thúc rất... thơ cho một thi sĩ của tả phải: thơ
càng nhạt bởi thiếu yếu tố nuôi dưỡng những vần điệu vô sản sần sùi, gai góc.
Thơ Tố Hữu đã hết sinh khí và linh khí, như cuộc đấu tranh giai cấp của những người
chủ trương xóa bỏ trật tự xã hội phong kiến, dân chủ, vì đã đến hồi vãn cuộc.
Vì, Việt Nam vốn xưa chưa có nền công nghiệp, hay có thể nói chưa công nghiệp
hóa nông nghiệp được, thành chưa thật sự có áp bức, bóc lột của giai cấp thống
trị của lực lượng công nhân đông đảo, ngoài cái nghiệp nghèo mạt truyền kiếp,
nên, chưa cần vận dụng chủ nghĩa Marx Lenine, chưa cần hiện đại hóa con trâu
bằng chiếc máy cày, bởi quê hương ta chỉ là một giải đất nhỏ bé, cong queo,
nghèo khổ, nếu dân trí được mở mang, để tận mắt thấy các dân tộc trên thế giới
sinh hoạt ra sao, từ đó người dân sẽ đặt lại vấn đề xây dựng quốc gia theo
đường lối nào.
Đâu phải vì thấy đất nước nghèo nàn, lạc hậu là vội đốt giai đoạn, bằng cách
xóa bỏ những lằn nếp cũ, huyền hoặc người dân trước một chủ nghĩa không tưởng
xa lạ với tuyệt đại đa số, khiến dân tộc phải chậm tiến thêm nửa thế kỷ nay.
Tuy nhiên, Tố Hữu lãnh đạo “thơ vô sản” tròn 50 năm (1935-1985) ông ta đã sắm
trọn vai trò lãnh tụ thơ chuyên chính vô sản đối với thanh niên và nhất là quân
đội miền Bắc XHCN Việt Nam, khiến họ, tầng lớp trên đã thuộc thơ ông như những
câu thần chú kỳ bí, hào hùng một cách giáo điều:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai...”
(Tố Hữu)
Cuối thập niên 80 và sau này, hầu như ông không viết nữa, bởi vì mục đich, yêu
cầu đã tự nó chấm dứt. Máu đã đọng lại ở sa trường, khiến hoa dù vẫn nở nơi
vườn thơ hoang dại của Tố Hữu đã dần phai tàn, do thế, theo Xuân Sách, thơ Tố
Hữu mỗi lúc mỗi cạn ý, nhạt dần tính chất đấu tranh, điều đó bắt buộc phải xảy
ra.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
“TỪ ẤY” THƠ CÀNG NHẠT - CAO MỴ NHÂN
“TỪ ẤY” THƠ CÀNG NHẠT - CAO
MỴ NHÂN
Nhà thơ Cộng Sản Việt Nam chính hiệu Tố Hữu, trong tập thơ Từ Ấy tự giới thiệu
ông đi tìm "vô sản" làm chính nghĩa. Thế nên, từ thủa thiếu niên,
khoảng giữa thập niên 30, Tố Hữu đã dấn thân vào cuộc đời “cầu bất cầu bơ”, để
mơ tưởng mặt trời chân lý chiếu qua tim:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý dõi qua tim
(Tố Hữu)
Thì với quý vị, dù có muốn đem khuôn vàng, thước ngọc ra chỉnh cái lý “vô sản”
của Tố Hữu, cũng vô ích, người thi sĩ đỏ thực sự mê thích và tôn sùng lý tưởng
Cộng Sản của ông ta. Tại sao ta lại muốn họ phải giống mình, hay ngược lại,
Cộng Sản có chiêu dụ quý vị, quý vị không bị lung lạc, thì cũng phải thôi. Mỗi
người mỗi hoài bão, hoặc không có hoài bão đi nữa, thì cứ đường ai nấy đi,
chẳng việc gì phải quan tâm đến nhau, miễn là, tiên quyết, quyền lợi của nhau
phải được... tôn trọng.
Còn quyền lợi chung, tức quyền lợi của đất nước, thì nhất định là phải được
phán xét đến cùng, do đó mới có cuộc chiến tranh. Song le, việc này là của quý
vị có trách nhiệm tối cao, tuyệt đại đa số nhân dân phải ý thức được cái lẽ
chính, tà để hỗ trợ.
Riêng với Tố Hữu, tả phái phải được tôn thờ, thì tà đạo theo quan niệm sống của
ông, lại là cứu cánh theo đuổi từ thủa 15, 16 tuổi. Bài thơ Từ Ấy trong tập thơ
Từ Ấy, đã viết từ năm 1936, Tố Hữu sinh năm 1921, nên đến năm 1941, ông vừa 20
tuổi, đã là một trong những nhân vật tiên phong dẫn lộ cho thanh thiếu niên đi
theo đường trường Cách Mệnh của “Cụ Hồ”. Khi “Cụ Hồ” 51 tuổi, từ Tây, Tàu, lần
về hang Pác Bó ở Cao Bằng, để viết lịch sử Đảng, ít lâu sau đó, Tố Hữu đã cảm
khái viết bài Sáng Tháng Năm để lập công với “Cụ Hồ”, vì “Cụ Hồ” sinh vào tháng
5.
“Bàn tay con (Tố Hữu) nắm tay cha (Cụ Hồ)
Con bồ câu trắng...”
Được viết ở không gian ngó qua, tưởng thanh bình lắm, vì một sáng mùa hè lúc
nào trời cũng quang đãng, sáng trong, từ thủa ấy đến sau này, lớp thanh niêu
trung dũng của “Cụ Hồ” luôn lấy đó làm biểu tượng cho một cuộc sống thơ mộng và
lý tưởng.
Rồi những đêm đen tối trong núi rừng thâm sâu Việt Bắc, bốn vách đá núi cheo
leo, chênh vênh, khắc khổ bao quanh sào huyệt quạ lửa, với 34 nhân vật đầu
tiên, trong đó có ông đại tướng họ Võ sau này, đã không thể nào không để lòng
bay bổng, khi nghe một giọng thơ Tố Hữu ca tụng sắc máu nhuộm đỏ lá cờ:
“Máu đòi nợ máu, đầu van trả đầu”
Ba mươi năm sau ngày Từ Ấy, Tố Hữu mới viết bài thơ “30 Năm Đời Ta Có Đảng”
này. Song le, những người đã chết trong... cách mạng (!) có thể đòi nợ máu, van
trả đầu thì cũng đành, đằng này, cả những người chết trước, và sau cách mạng,
bất kể lấy mốc lịch sử 1945, 1954, hay 1975 sau này, không liên hệ đến điều gọi
là đàn áp công, nông dân, thơ Tố Hữu vẫn tiêm vào động mạch họ luồng tư tưởng
căm thù giai cấp thống trị đến tàn sát.
Nhưng rồi, tổ tiên ta đã từng lượt lại từng lượt các bậc tiền bối, dù mang phẩm
hàm quan tước, hay bá tánh bình dân, vẫn chung một cách nhìn bao quát sự việc,
rằng, mọi hình thức trên đời, hễ cứ bắt đầu bộc phát, thì kết thúc phải bạo
tàn, tức là khởi sự mau chóng, thì chung cuộc tàn nhanh, bạo tàn là tàn ngay,
tàn dữ dội, tàn đến không còn để lại một dấu vết nữa.
Xuân Sách vẽ Tố Hữu qua bức chân dung số 69 như sau:
Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
khi trở về ta lại là ta.
Từ ấy, tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió, thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây
(Xuân Sách)
Xuân Sách không cần tô hồng, điểm lục cho Tố Hữu, chỉ cần đem những màu sắc tự
nhiên sẵn có nơi nhà thơ CSVN này, chấm lên chân dung ông ta, tên Tố Hữu có thể
tạm dịch là “đẹp sẵn”... cho vui. Xuân Sách vẽ với ý nghĩa:
Bốn câu trước, Tố Hữu vỗ tay mừng “trung tá CSVN Phạm Tuân” được tháp tùng phi
hành gia Liên Xô, bay vào vũ trụ một lần, mà đặc biệt với quân đội nhân dân
CSVN là luôn mang dép lốp, một loại “xăng đan” làm bằng vỏ lốp xe hơi phế thải,
được sử dụng lần thứ hai làm dép cho quân đội, loại giày dép không thể đề giá
bán được, giá trị của nó khởi từ 0 xuống số âm vô cực, với hình ảnh nghèo nàn
lạc hậu ấy, cũng đã bay được vào vũ trụ, rồi thì Phạm Tuân trở về đất nước Việt
Nam với cái hư danh nhất thời, cũng là cái huyễn mộng cả đời của Tố Hữu, để
hãnh diện hay xót xa! “Ta lại là ta”.
Tuy nhiên, tôi cũng xin mở dấu ngoặc, là trung tá phi công CSVN cũng đã bay vào
vũ trụ, ít nhất một lần “cao muôn trượng” thật, rồi trở về với việc làm bình
thường sau đó, thì chẳng bao giờ có dịp nghe ai nhắc đến tên ông ta nữa. Chứ
không phải bay lên “đỉnh cao” như thế, để được rút kinh nghiệm cho một công
trình vũ trụ nào ở Việt Nam, vì một lẽ rất giản dị, là theo thống kê mới nhất
của cơ quan lương nông quốc tế, thì trung bình người Việt Nam sống với chiết
suất được tính khoảng 100 dollars cho một đầu người, tại điểm có sinh hoạt thấp
nhất thì 20 dollars cho một đầu người, để sống lết trong một năm. Vậy, dân ta
sống cách nào, mà nhìn qua hai thành phố tiêu biểu nhất bây giờ, cứ thấy
dollars bay như bươm bướm trong các dịch vụ du lịch và tiêu thụ cấp cao, chỉ
có... trời mới biết được.
Bốn câu sau, mới thực là cái nhìn khách quan của Xuân Sách về nhân vật Tố Hữu.
Từ đó, có thể từ khi “Bác” mất, Tố Hữu đã thôi hát, chẳng còn ca ngợi mặt trời
lên nơi rừng Việt Bắc, với những buổi sáng tháng Năm “trong sáng” xưa, cảnh
trời tự nhiên thôi, cái tháng có ngày sinh của “Cụ Hồ” (19/5), giờ thì trời có
đang hạ, cũng mây mù che phủ, bởi lẽ lãnh tụ xưa, vai “người cha” của Tố Hữu,
đã xác để ở lăng nơi quảng trường Xanh Hà Nội (dựa theo Liên Xô có quảng trường
Đỏ hay Hồng Trường), hồn bay lạc nẻo.
Vả chăng, nhà thơ CSVN Tố Hữu đã quá thất thập cổ lai hy quá nửa thập niên rồi,
trông về Việt Bắc chỉ thấy toàn là sương khói, thế nên, căn nhà Cách Mệnh đã
trống vách, gió lộng tứ bề, đìu hiu, cô quạnh làm sao.
Trong dịp “gỡ rối bao xưa”, tức chính sách đổi mới, xóa bỏ bao cấp, lại đúng
vào thời kỳ Tố Hữu giữ một chức vụ hàm quan trọng nhất đời ông, đồng thời là
địa vị cao nhất của đời một thi sĩ vô sản, tức là quan phó thượng thư đặc trách
về nông nghiệp triều đại CSVN, Tố Hữu viết bài thơ khai bút vào bán thập niên
80, một bài thơ Đường quá khổ thất ngôn bát cú, có tới bốn cặp đối, rất... bi
thảm, nhưng lại được kể là bài thơ hay qua suốt 50 năm thơ Tố Hữu (1936-1986),
ai đọc cũng mủi lòng, vì ở đó, đã biến mất tính cách đấu tranh cho giai cấp một
cách khắc nghiệt lâu nay của ông, chỉ còn nét cổ phong, bàng bạc, nên, theo
Xuân Sách, càng về sau, thơ Tố Hữu càng nhạt.
Thơ Tố Hữu càng nhạt là phải đạo tà, vì còn gì nữa đâu để nói, cái thời thơ
mang ý nghĩa phổ cập tuyên truyền, xốc nách thanh niên xuống đường, thuyết minh
cho chế độ đã chấm dứt, từ sau ngày 30-4-1975, Cộng Sản miền Bắc lấn chiếm miền
Nam, và Tố Hữu, hơn một lần vô Nam, đọc thơ trên đài truyền hình, lúc đó ông
mới 54 tuổi mà trông già như ngoài 60.
Thế nên, thơ dù sôi nổi đến đâu, cũng không kéo bánh xe thời gian ngưng lại
được, nên xuân sắc đối với nàng thơ vô sản luôn luôn mang sắc thái lam lũ, dù
có dịp được thong thả, nghỉ ngơi, nàng thơ vô sản cũng vẫn luôn vô tư, lo lắng
vì bản chất chế độ đã hiện ra như vậy. Thí dụ bài thơ tình sau nhất của Tố Hữu
(Với các văn nghệ sĩ, tôi thường ít thấy những gì gọi là sau cùng, cuối cùng
nên tôi cứ tạm đặt sau nhất, vì biết đâu, còn có sau nhỉ, sau ba...) khi ông đã
vào tuổi thọ.
“Anh dẫn em về cõi Bác xưa...”
Vinh dự và cũng khốn khổ cho nàng thơ của nhà thơ hạng thúc bá Cộng Sản Việt
Nam Tố Hữu, là cô ta, cứ xem như có một cô nàng thật được bàn tay của “người
con” (Tố Hữu) dắt về thăm ngôi nhà sàn của “người cha” (Cụ Hồ) vào một buổi,
cũng có thể là một sáng tháng Năm nào đó sau này, vì Tố Hữu đã khẳng định từ
lâu rồi, rằng thì là cái tình yêu lớn nhất ông ta đã dành cho Đảng CSVN mà
thôi:
Trái tim anh có ba phần
Thơ, Em yêu, và phần nhiều cho Đảng."
Hóa cho nên, thi sĩ đỏ chẳng bao giờ dẫn em yêu đi chơi kiểu vãn cảnh danh lam,
hội đám gì đâu, mà là đi viếng “nhà Bác Hồ” đang xiêu vẹo vì gió giật bốn bề,
tình ý bài thơ so với các lời lẽ vào buổi mặt trời mọc trên quê hương, tức biểu
tượng mà chủ nghĩa Cộng Sản đã lạm dụng, có nhạt dần nội dung tranh đấu, bởi
tranh đấu gì nữa, khi Cộng Sản Việt Nam đã có cả đêm lẫn ngày, cả Bắc tới Nam
nhỉ.
Nên, chẳng còn cái giai đoạn chết chóc “máu đòi nợ máu, đầu van trả đầu”, vì có
khi sự vay trả không tưởng của Tố Hữu, đã được lãi lời gấp trăm ngàn lần sự có
trước, tức các thành viên Cộng Sản đã giết nhiều người vô tội hơn dự tưởng. Đối
phương ở bên này sông Bến Hải, Thạch Hãn, đã bị rơi nhiều đầu chiến sĩ Tự Do và
đồng bào, thử hỏi nhà thơ Tố Hữu có chút lắng lòng nào không, chắc có tên Xuân
Sách mới khu trú giùm tâm tư Tố Hữu, là “máu ở chiến trường”, còn “hoa ở đây”,
thực tại của một nhà thơ vung bút một thời nào đó, đã chỉ còn vang bóng, dù
vang bóng tà đạo, một sự kết thúc rất... thơ cho một thi sĩ của tả phải: thơ
càng nhạt bởi thiếu yếu tố nuôi dưỡng những vần điệu vô sản sần sùi, gai góc.
Thơ Tố Hữu đã hết sinh khí và linh khí, như cuộc đấu tranh giai cấp của những người
chủ trương xóa bỏ trật tự xã hội phong kiến, dân chủ, vì đã đến hồi vãn cuộc.
Vì, Việt Nam vốn xưa chưa có nền công nghiệp, hay có thể nói chưa công nghiệp
hóa nông nghiệp được, thành chưa thật sự có áp bức, bóc lột của giai cấp thống
trị của lực lượng công nhân đông đảo, ngoài cái nghiệp nghèo mạt truyền kiếp,
nên, chưa cần vận dụng chủ nghĩa Marx Lenine, chưa cần hiện đại hóa con trâu
bằng chiếc máy cày, bởi quê hương ta chỉ là một giải đất nhỏ bé, cong queo,
nghèo khổ, nếu dân trí được mở mang, để tận mắt thấy các dân tộc trên thế giới
sinh hoạt ra sao, từ đó người dân sẽ đặt lại vấn đề xây dựng quốc gia theo
đường lối nào.
Đâu phải vì thấy đất nước nghèo nàn, lạc hậu là vội đốt giai đoạn, bằng cách
xóa bỏ những lằn nếp cũ, huyền hoặc người dân trước một chủ nghĩa không tưởng
xa lạ với tuyệt đại đa số, khiến dân tộc phải chậm tiến thêm nửa thế kỷ nay.
Tuy nhiên, Tố Hữu lãnh đạo “thơ vô sản” tròn 50 năm (1935-1985) ông ta đã sắm
trọn vai trò lãnh tụ thơ chuyên chính vô sản đối với thanh niên và nhất là quân
đội miền Bắc XHCN Việt Nam, khiến họ, tầng lớp trên đã thuộc thơ ông như những
câu thần chú kỳ bí, hào hùng một cách giáo điều:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai...”
(Tố Hữu)
Cuối thập niên 80 và sau này, hầu như ông không viết nữa, bởi vì mục đich, yêu
cầu đã tự nó chấm dứt. Máu đã đọng lại ở sa trường, khiến hoa dù vẫn nở nơi
vườn thơ hoang dại của Tố Hữu đã dần phai tàn, do thế, theo Xuân Sách, thơ Tố
Hữu mỗi lúc mỗi cạn ý, nhạt dần tính chất đấu tranh, điều đó bắt buộc phải xảy
ra.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)