Áp suất siêu lớn trên Thổ tinh cô đặc carbon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng. (Ảnh: NASA).
Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
1000 tấn kim cương trút xuống Thổ tinh và Mộc tinh mỗi năm
Kim cương hình thành từ carbon trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Trên Trái Đất, kim cương ra đời ở độ sâu khoảng 160km dưới lòng đất.
Áp suất siêu lớn trên Thổ tinh cô đặc carbon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng. (Ảnh: NASA).
Các nhà khoa học Mỹ ước tính mỗi năm lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có thể lên đến một triệu kilogram.
Kim
cương hình thành từ carbon trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
Trên Trái Đất, kim cương ra đời ở độ sâu khoảng 160km dưới lòng đất. Sau
đó, những dòng magma của núi lửa đưa kim cương đến gần mặt đất, theo
Tech Insider.
Tuy
nhiên, trong bầu khí quyển dày đặc của những hành tinh có kích thước
khổng lồ và lực hấp dẫn mạnh như Thổ tinh và Mộc tinh, áp suất và nhiệt
độ cao có thể nén carbon ở giữa không trung và tạo ra mưa kim cương.
Trong
nhiều năm, các nhà khoa học suy đoán kim cương tồn tại rất nhiều ở lõi
của các hành tinh khí nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn, Hải Vương tinh và
Thiên Vương tinh. Họ tin rằng khí quyển của hai hành tinh khí lớn là Thổ
tinh và Mộc tinh không phù hợp cho việc tạo ra kim cương.
Áp suất siêu lớn trên Thổ tinh cô đặc carbon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng. (Ảnh: NASA).
Quan
niệm trên thay đổi khi các nhà nghiên cứu phân tích áp suất và nhiệt độ
khí quyển của Thổ tinh và Mộc tinh, sau đó lập mô hình phản ứng của
carbon. Họ kết luận mưa kim cương nhiều khả năng diễn ra trên hai hành tinh này.
Kim
cương hình thành với số lượng lớn ở các khu vực lớn thường xuyên có bão
sét hoành hành trên Thổ tinh, theo Kevin Baines, nhà nghiên cứu ở Đại
học Madison-Wisconsin và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan
Hàng không Vũ trụ Mỹ. Mỗi năm, lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có
thể lên tới gần một triệu kilogram (tương đương 1.000 tấn).
"Kim cương bắt đầu xuất hiện ở dạng khí methane.
Những cơn bão sét dữ dội trên hai hành tinh khí khổng lồ biến khí
methane thành muội than. Khi muội than rơi xuống, áp suất tác động lên
nó gia tăng. Sau khi rơi khoảng 1.600km, muội thanh chuyển thành than
chì", Baines giải thích.
Than chì
tiếp tục rơi xuống. Khi hợp chất rơi qua khoảng 6.000km và tiến sâu vài
bầu khí quyển của Thổ tinh, áp suất siêu lớn cô đặc carbon thành những
viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng.
Theo
Baines, sau khi rơi qua 30.000km, áp suất và nhiệt độ khiến kim cương
không thể tồn tại ở dạng cứng mà tan thành carbon nóng chảy.
Theo : VnExpress
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
1000 tấn kim cương trút xuống Thổ tinh và Mộc tinh mỗi năm
Kim cương hình thành từ carbon trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Trên Trái Đất, kim cương ra đời ở độ sâu khoảng 160km dưới lòng đất.
Các nhà khoa học Mỹ ước tính mỗi năm lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có thể lên đến một triệu kilogram.
Kim
cương hình thành từ carbon trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
Trên Trái Đất, kim cương ra đời ở độ sâu khoảng 160km dưới lòng đất. Sau
đó, những dòng magma của núi lửa đưa kim cương đến gần mặt đất, theo
Tech Insider.
Tuy
nhiên, trong bầu khí quyển dày đặc của những hành tinh có kích thước
khổng lồ và lực hấp dẫn mạnh như Thổ tinh và Mộc tinh, áp suất và nhiệt
độ cao có thể nén carbon ở giữa không trung và tạo ra mưa kim cương.
Trong
nhiều năm, các nhà khoa học suy đoán kim cương tồn tại rất nhiều ở lõi
của các hành tinh khí nhỏ hơn với nhiệt độ thấp hơn, Hải Vương tinh và
Thiên Vương tinh. Họ tin rằng khí quyển của hai hành tinh khí lớn là Thổ
tinh và Mộc tinh không phù hợp cho việc tạo ra kim cương.
Áp suất siêu lớn trên Thổ tinh cô đặc carbon thành những viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng. (Ảnh: NASA).
Quan
niệm trên thay đổi khi các nhà nghiên cứu phân tích áp suất và nhiệt độ
khí quyển của Thổ tinh và Mộc tinh, sau đó lập mô hình phản ứng của
carbon. Họ kết luận mưa kim cương nhiều khả năng diễn ra trên hai hành tinh này.
Kim
cương hình thành với số lượng lớn ở các khu vực lớn thường xuyên có bão
sét hoành hành trên Thổ tinh, theo Kevin Baines, nhà nghiên cứu ở Đại
học Madison-Wisconsin và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan
Hàng không Vũ trụ Mỹ. Mỗi năm, lượng kim cương trút xuống Thổ tinh có
thể lên tới gần một triệu kilogram (tương đương 1.000 tấn).
"Kim cương bắt đầu xuất hiện ở dạng khí methane.
Những cơn bão sét dữ dội trên hai hành tinh khí khổng lồ biến khí
methane thành muội than. Khi muội than rơi xuống, áp suất tác động lên
nó gia tăng. Sau khi rơi khoảng 1.600km, muội thanh chuyển thành than
chì", Baines giải thích.
Than chì
tiếp tục rơi xuống. Khi hợp chất rơi qua khoảng 6.000km và tiến sâu vài
bầu khí quyển của Thổ tinh, áp suất siêu lớn cô đặc carbon thành những
viên kim cương trôi nổi trong biển khí methane và hydro lỏng.
Theo
Baines, sau khi rơi qua 30.000km, áp suất và nhiệt độ khiến kim cương
không thể tồn tại ở dạng cứng mà tan thành carbon nóng chảy.
Theo : VnExpress