Mỗi Ngày Một Chuyện
16 NĂM SAU 30/4 - 1975 - CAO MỴ NHÂN
16 NĂM SAU 30/4 - 1975 - CAO MỴ NHÂN
Sau
ngày tan hàng gần hai chục năm, tôi mới bước vô cái phòng gọi là " cách ly
" ở phi trường Tân Sơn Nhứt, để đi Mỹ theo diện HO.
Gia
đình tôi đi không được trọn vẹn, nên không có một nụ cười nào nở trên môi 3 mẹ
con: 2 con trai độc thân và tôi. Thành phần kẹt lại là 2 con gái với chồng con
mỗi đứa.
Tức
là tôi có thêm 2 rể với 2 cháu ngoại bé bỏng, con của 2 con gái tôi.
Tôi
rất khổ tâm, vì 2 cô bé gái này, biết mẹ sẽ đưa tất cả mấy chị em ra đi, mà
chúng cứ nằng nặc đòi đám cưới, vì chúng theo nghề dạy học, nên cứ sợ mang
tiếng ế .
Tôi
là mẹ chúng, đã " tâm huyết " nói với chúng rằng : " Thời đại
văn minh này, lấy chồng không phải là cứu cánh như ngày xưa, cứ việc đơn thân
qua Mỹ rồi hãy hay..."
Chúng,
2 con gái tôi bèn vận động " bà nội " vị uy quyền nhất nhà can thiệp,
mẹ chồng tôi phán ngay:
"Phải duyên, phải lứa thì cho chúng lập gia đình đi, đã chắc gì ra đi hay, hay
là ở lại dở, Trời Phật độ, thì cuộc sống chúng yên vui thôi."
Thế
nên, buổi chia tay mẹ con, bà cháu ở sân bay, gió về nhiều vô kể, 2 con gái tôi
đã trong hạnh phúc bên chồng con chúng nó, mà lúc cái loa trong phòng vé oang
oang kêu tên tôi vô làm thủ tục lên đường, thì cả 2 con gái tôi đều hét lên :
"Má, má..."
Tất
nhiên tôi đi như người mất hồn, vì tôi lỡ sinh hoạt gia đình kiểu tam đại đồng
đường từ thủa nào rồi, nay tôi ra đi, mặc dầu chúng sống trong tổ ấm riêng của
chúng, cũng như rắn mất đầu , ví tôi như đầu rắn vậy.
2
cậu con rể tôi chẳng biết nói thế nào cho bà mẹ vợ an tâm, lẽ ra các cậu phải
nhiệt tình thế này :
"
Thưa Má cứ yên lòng qua Mỹ,chúng con sẽ lo cho nhau như khi Má ở đây vậy.
"
Nhưng
2 cậu lại lặng thinh, ngơ ngác chi lạ.
Lúc
chia tay thì thương toàn bộ 2 gia đình con gái đó, nhưng qua tới " Trại tiếp liên chờ Uỷ hội
Quốc Tế thiết lập hồ sơ bảo lãnh đầy đủ hơn mấy lá thư mà hồi ở trong nước cứ
hỏi thăm nhau : " Có tờ To Whom..." chưa ? Cùng vv...các tờ khác nữa
.
Thì
quả là tôi đang nhớ 2 đứa cháu ngoại, bởi lẽ bên kia đường cái trại Suan Plu
Thái Lan, qua khung cửa sổ như các khung cửa sổ của bất cứ một nhà giam nào,
tôi chợt thấy một đứa bé khoảng 3 tuổi như " thằng Ngầu " con của
My
Sa, và bé gái chưa 1 tuổi giống " bé Ni " con của My Chi .
Thế
là nước mắt tôi đổ ra chan hoà vì nhớ và thương 2 đứa cháu quá.
Mỗi
lán trại chia 2 tầng trên, dưới ...
3
mẹ con tôi được xếp nằm giữa 2 gia đình khác như vầy:
Gia
đình đầu lán ( gác ) có cô con gái thì tôi nằm cạnh cô ta, kế tới 2 thằng con
tôi, tiếp 2 con trai tôi là gia đình ông kia, nên con trai tôi sát cạnh lũ con
trai ông ta ...
Cứ
cái kiểu xếp chỗ nằm theo âm dương như thế mà đầy kín sạp gác. Phần tầng trệt,
tôi không quan tâm, vì cũng y như phần lầu ...
Nhưng
tôi ngán nhất là chỉ có một chiếc thang kiểu thang leo cây, sửa nhà, đặt ở cuối
lán lầu, để cứ phải xếp hàng lên xuống lãnh thức ăn và vệ sinh.
Vì
nghe nhiều chuyện hải tặc Thái Lan, nên tôi nhìn ai đàn ông Thái Lan, cũng nơm
nớp lo họ là hải tặc .
Cũng
may là lán trại nào cũng có 2 phòng tắm lớn riêng biệt cho nam, nữ .
Và
những gia đình ra đi đồng dạng huynh đệ chi binh, cũng có một lớp linh tinh
khác mà tôi chẳng hiểu chi cả .
Hằng
ngày được ăn cơm với duy nhất thực đơn: 3 bữa mỗi ngày, mỗi phần ăn một hộp cơm
và 2 quả trứng luộc, cho một người .
Vị
chi phần tôi mỗi ngày : 3 hộp cơm, 6 quả trứng luộc .
Gia
đình tôi ở trại Suan Plu một tuần, nên mỗi người nhậu 42 quả trứng trời ạ .
Buổi
sáng ngày thứ 8, thì 3 mẹ con tôi cùng quý đồng trại có tên trong danh sách ra
phi trường dân sự Thái Lan, để phơi phới qua Hoa Kỳ.
Khác
khi ở VN sang Thái Lan, mặc dầu là Air VN đấy , nhưng cái máy bay khốn khổ phải
hạ cánh ở một sân bay dã chiến mà hình thức thì cũng chẳng hơn gì một trại giam
khổng lồ , chung quanh toàn giây thép gai.
Nhân
viên phần hành cần một nhân dáng làm thông dịch viên cho đoàn để liên lạc nhậy
bén .
Vị
nam nhi hảo hán nhảy ra giúp đời, là " monsieur Tăng Thiệu Tài " Ông
ta rất năng nổ, tích cực đến tận cùng bằng số luôn.
Đoàn
chúng tôi đi máy bay Thái, qua Nhật sớm, nhưng phải đợi tới 5 giờ chiều mới có
máy bay Mỹ rước tất cả về ...dinh.
Dinh
đây là doanh, là sẽ về đại bản doanh quê hương mới, chớ chu choa nào phải đài
các gì mà về dinh phủ, dinh huyện, hay dinh ...tong tong thiên hạ đâu.
Một
đêm quý vị nào ngủ được trên máy bay thì cứ ngủ, còn tôi vốn thức, thì cứ việc
mộng mơ và thả sức đọc kinh, đếm từng bài kinh qua những lóng tay...
Chắc
phi cơ bay trên cao thì ở gần Chúa hơn, tôi thầm thì: "Chúa có biết con
khổ lắm không? "
Hình
như Chúa trả lời : " Rồi ra con sẽ lại được sung sướng, an vui thôi."
Mọi
người đã thức, cũng chẳng cần rửa mặt, đánh răng, vì thức ăn đã tới ...
Các
cô chiêu đãi hàng không Mỹ cứ là thơm phưng phức, các cô chắc phải nén lòng
thương hại, vì đoàn chúng tôi như bị lạc lâu ngày ở thâm sơn cùng cốc nào, nay
được đón về .
Rồi
thì xuống hẳn phi trường Los Angeles.
Những bãi đậu xe với hàng bao nhiêu ngàn chiếc
xe xếp cạnh nhau, mà một bà đồng hương tôi đã thốt lên :
"
Cha ơi, giống in đồ chơi bay ơi, ngó tề, răng mờ xe nhiều vô hậu vậy ? "
Nghe
tiếng khóc của một cụ bà bác, chắc bấy giờ độ ngoài bảy chuc, và chắc bây giờ
cụ đã lãng đãng ở thế giới khác rồi, hay có khi về với đất quê hương những năm
sau này .
Nhưng
hôm đó, cụ bà bác thổn thức : " Thôi chẳng bao giờ thấy nhau nữa, các con
ơi"
Là
cụ nói với lòng cụ về những gia đình con cháu còn bị mắc kẹt ở quê nhà, không có điều kiện ra đi.
Ông
con trai cụ bà bác hoảng hốt, nói nhỏ, nhưng ở chỗ lạ , vẫn khiến mọi người
nghe rõ mồn một:
"
Mẹ , mẹ , đừng nói gở thế, rồi mai mốt yên là về mà " ...
Mr.
Tăng Thiệu Tài vươn vai, cười xã giao với tất cả mọi người đồng hành: "
Chúng ta đã đến, sẽ có người nhà đón ở ngoài "
Mẹ
con tôi nhìn nhau, phách lạc hồn xiêu, biết có ai đón mình không.
Khi
hai con trai tôi mở cái rương bằng nhôm, cái model trước khi đi Mỹ cứ hè nhau
đi mua rương nhôm ở tận ngã bảy Saigon để chứa đồ, nhìn mới thê thảm làm sao.
Thì
có một ông VN nhanh nhẹn chạy từ ngoài hành lang ôm một đống giấy tờ vô, hổn
hển hỏi :
"
Ai là Cao Mỵ Nhân đâu, nếu ra ngoài không có người nhà đón, thì USCC đưa về nơi
tạm trú . "
Tôi
mừng quá hỏi : " USCC là ai vậy ? "
Ông
ấy còn đi kiếm thêm thân chủ, vội trả lời hấp tấp :
"
Nam Lộc, Nguyễn Nam Lộc trong hồ sơ đó " .
Thật
" bố ai " mà hiểu ngay được, ông ấy đã đi tới nửa dòng người vừa ào
ạt đổ vô dãy bàn dài có những người Mỹ ung dung ngồi xí la xí lô hỏi hỏi han
han, lại vòng về chỗ tôi đang
ngơ ngác...ông trấn an:
"
Hồ sơ bà, ông Nguyễn Nam Lộc ký giấy máy bay đó . "
Tôi
phải làm sao?
"
Bà cứ việc ra ngoài đi, Nam Lộc lo"
Chán
cái mớ đời, theo dòng chảy, 3 mẹ con tôi cứ lấp lửng đi ra hành lang chật nghẹt
người đứng đợi đông như kiến, hoa cả mắt .
Song
chưa tới chỗ quẹo vòng, đã nghe một loạt tiếng gọi :
Mỵ
kìa, Mỵ, Mỵ, Mỵ Nhân
, Mỵ Nhân ...
Thậm
chí còn có câu : " Chị Cao Mỵ Nhân, mừng chị đến được bến bờ Tự Do. "
Ôi,
có phải cái ngày 30 -4 - 1975 tàn tệ, nó cũng dón dén cho tôi biết được nó có
...lỗi lầm với đại tộc KaKi tôi, khiến tôi được ở USA điều mà có ai ngờ với
riêng tôi, xin ai đó đừng phiền lòng, tương tự như tôi đang làm anh ...vui lòng
hỗ trợ tôi trên hành trình huyền hoặc, tưởng khó có được trong cuộc đời này .
Mọi
điều, mọi sự tôi đều cám ơn Thượng Đế, Ngài đã không khiến tôi vác Thánh Giá
nặng nề, mà chính là kết cho tôi một chiếc nơ thân ái tuyệt vời hôm nay ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
16 NĂM SAU 30/4 - 1975 - CAO MỴ NHÂN
16 NĂM SAU 30/4 - 1975 - CAO MỴ NHÂN
Sau
ngày tan hàng gần hai chục năm, tôi mới bước vô cái phòng gọi là " cách ly
" ở phi trường Tân Sơn Nhứt, để đi Mỹ theo diện HO.
Gia
đình tôi đi không được trọn vẹn, nên không có một nụ cười nào nở trên môi 3 mẹ
con: 2 con trai độc thân và tôi. Thành phần kẹt lại là 2 con gái với chồng con
mỗi đứa.
Tức
là tôi có thêm 2 rể với 2 cháu ngoại bé bỏng, con của 2 con gái tôi.
Tôi
rất khổ tâm, vì 2 cô bé gái này, biết mẹ sẽ đưa tất cả mấy chị em ra đi, mà
chúng cứ nằng nặc đòi đám cưới, vì chúng theo nghề dạy học, nên cứ sợ mang
tiếng ế .
Tôi
là mẹ chúng, đã " tâm huyết " nói với chúng rằng : " Thời đại
văn minh này, lấy chồng không phải là cứu cánh như ngày xưa, cứ việc đơn thân
qua Mỹ rồi hãy hay..."
Chúng,
2 con gái tôi bèn vận động " bà nội " vị uy quyền nhất nhà can thiệp,
mẹ chồng tôi phán ngay:
"Phải duyên, phải lứa thì cho chúng lập gia đình đi, đã chắc gì ra đi hay, hay
là ở lại dở, Trời Phật độ, thì cuộc sống chúng yên vui thôi."
Thế
nên, buổi chia tay mẹ con, bà cháu ở sân bay, gió về nhiều vô kể, 2 con gái tôi
đã trong hạnh phúc bên chồng con chúng nó, mà lúc cái loa trong phòng vé oang
oang kêu tên tôi vô làm thủ tục lên đường, thì cả 2 con gái tôi đều hét lên :
"Má, má..."
Tất
nhiên tôi đi như người mất hồn, vì tôi lỡ sinh hoạt gia đình kiểu tam đại đồng
đường từ thủa nào rồi, nay tôi ra đi, mặc dầu chúng sống trong tổ ấm riêng của
chúng, cũng như rắn mất đầu , ví tôi như đầu rắn vậy.
2
cậu con rể tôi chẳng biết nói thế nào cho bà mẹ vợ an tâm, lẽ ra các cậu phải
nhiệt tình thế này :
"
Thưa Má cứ yên lòng qua Mỹ,chúng con sẽ lo cho nhau như khi Má ở đây vậy.
"
Nhưng
2 cậu lại lặng thinh, ngơ ngác chi lạ.
Lúc
chia tay thì thương toàn bộ 2 gia đình con gái đó, nhưng qua tới " Trại tiếp liên chờ Uỷ hội
Quốc Tế thiết lập hồ sơ bảo lãnh đầy đủ hơn mấy lá thư mà hồi ở trong nước cứ
hỏi thăm nhau : " Có tờ To Whom..." chưa ? Cùng vv...các tờ khác nữa
.
Thì
quả là tôi đang nhớ 2 đứa cháu ngoại, bởi lẽ bên kia đường cái trại Suan Plu
Thái Lan, qua khung cửa sổ như các khung cửa sổ của bất cứ một nhà giam nào,
tôi chợt thấy một đứa bé khoảng 3 tuổi như " thằng Ngầu " con của
My
Sa, và bé gái chưa 1 tuổi giống " bé Ni " con của My Chi .
Thế
là nước mắt tôi đổ ra chan hoà vì nhớ và thương 2 đứa cháu quá.
Mỗi
lán trại chia 2 tầng trên, dưới ...
3
mẹ con tôi được xếp nằm giữa 2 gia đình khác như vầy:
Gia
đình đầu lán ( gác ) có cô con gái thì tôi nằm cạnh cô ta, kế tới 2 thằng con
tôi, tiếp 2 con trai tôi là gia đình ông kia, nên con trai tôi sát cạnh lũ con
trai ông ta ...
Cứ
cái kiểu xếp chỗ nằm theo âm dương như thế mà đầy kín sạp gác. Phần tầng trệt,
tôi không quan tâm, vì cũng y như phần lầu ...
Nhưng
tôi ngán nhất là chỉ có một chiếc thang kiểu thang leo cây, sửa nhà, đặt ở cuối
lán lầu, để cứ phải xếp hàng lên xuống lãnh thức ăn và vệ sinh.
Vì
nghe nhiều chuyện hải tặc Thái Lan, nên tôi nhìn ai đàn ông Thái Lan, cũng nơm
nớp lo họ là hải tặc .
Cũng
may là lán trại nào cũng có 2 phòng tắm lớn riêng biệt cho nam, nữ .
Và
những gia đình ra đi đồng dạng huynh đệ chi binh, cũng có một lớp linh tinh
khác mà tôi chẳng hiểu chi cả .
Hằng
ngày được ăn cơm với duy nhất thực đơn: 3 bữa mỗi ngày, mỗi phần ăn một hộp cơm
và 2 quả trứng luộc, cho một người .
Vị
chi phần tôi mỗi ngày : 3 hộp cơm, 6 quả trứng luộc .
Gia
đình tôi ở trại Suan Plu một tuần, nên mỗi người nhậu 42 quả trứng trời ạ .
Buổi
sáng ngày thứ 8, thì 3 mẹ con tôi cùng quý đồng trại có tên trong danh sách ra
phi trường dân sự Thái Lan, để phơi phới qua Hoa Kỳ.
Khác
khi ở VN sang Thái Lan, mặc dầu là Air VN đấy , nhưng cái máy bay khốn khổ phải
hạ cánh ở một sân bay dã chiến mà hình thức thì cũng chẳng hơn gì một trại giam
khổng lồ , chung quanh toàn giây thép gai.
Nhân
viên phần hành cần một nhân dáng làm thông dịch viên cho đoàn để liên lạc nhậy
bén .
Vị
nam nhi hảo hán nhảy ra giúp đời, là " monsieur Tăng Thiệu Tài " Ông
ta rất năng nổ, tích cực đến tận cùng bằng số luôn.
Đoàn
chúng tôi đi máy bay Thái, qua Nhật sớm, nhưng phải đợi tới 5 giờ chiều mới có
máy bay Mỹ rước tất cả về ...dinh.
Dinh
đây là doanh, là sẽ về đại bản doanh quê hương mới, chớ chu choa nào phải đài
các gì mà về dinh phủ, dinh huyện, hay dinh ...tong tong thiên hạ đâu.
Một
đêm quý vị nào ngủ được trên máy bay thì cứ ngủ, còn tôi vốn thức, thì cứ việc
mộng mơ và thả sức đọc kinh, đếm từng bài kinh qua những lóng tay...
Chắc
phi cơ bay trên cao thì ở gần Chúa hơn, tôi thầm thì: "Chúa có biết con
khổ lắm không? "
Hình
như Chúa trả lời : " Rồi ra con sẽ lại được sung sướng, an vui thôi."
Mọi
người đã thức, cũng chẳng cần rửa mặt, đánh răng, vì thức ăn đã tới ...
Các
cô chiêu đãi hàng không Mỹ cứ là thơm phưng phức, các cô chắc phải nén lòng
thương hại, vì đoàn chúng tôi như bị lạc lâu ngày ở thâm sơn cùng cốc nào, nay
được đón về .
Rồi
thì xuống hẳn phi trường Los Angeles.
Những bãi đậu xe với hàng bao nhiêu ngàn chiếc
xe xếp cạnh nhau, mà một bà đồng hương tôi đã thốt lên :
"
Cha ơi, giống in đồ chơi bay ơi, ngó tề, răng mờ xe nhiều vô hậu vậy ? "
Nghe
tiếng khóc của một cụ bà bác, chắc bấy giờ độ ngoài bảy chuc, và chắc bây giờ
cụ đã lãng đãng ở thế giới khác rồi, hay có khi về với đất quê hương những năm
sau này .
Nhưng
hôm đó, cụ bà bác thổn thức : " Thôi chẳng bao giờ thấy nhau nữa, các con
ơi"
Là
cụ nói với lòng cụ về những gia đình con cháu còn bị mắc kẹt ở quê nhà, không có điều kiện ra đi.
Ông
con trai cụ bà bác hoảng hốt, nói nhỏ, nhưng ở chỗ lạ , vẫn khiến mọi người
nghe rõ mồn một:
"
Mẹ , mẹ , đừng nói gở thế, rồi mai mốt yên là về mà " ...
Mr.
Tăng Thiệu Tài vươn vai, cười xã giao với tất cả mọi người đồng hành: "
Chúng ta đã đến, sẽ có người nhà đón ở ngoài "
Mẹ
con tôi nhìn nhau, phách lạc hồn xiêu, biết có ai đón mình không.
Khi
hai con trai tôi mở cái rương bằng nhôm, cái model trước khi đi Mỹ cứ hè nhau
đi mua rương nhôm ở tận ngã bảy Saigon để chứa đồ, nhìn mới thê thảm làm sao.
Thì
có một ông VN nhanh nhẹn chạy từ ngoài hành lang ôm một đống giấy tờ vô, hổn
hển hỏi :
"
Ai là Cao Mỵ Nhân đâu, nếu ra ngoài không có người nhà đón, thì USCC đưa về nơi
tạm trú . "
Tôi
mừng quá hỏi : " USCC là ai vậy ? "
Ông
ấy còn đi kiếm thêm thân chủ, vội trả lời hấp tấp :
"
Nam Lộc, Nguyễn Nam Lộc trong hồ sơ đó " .
Thật
" bố ai " mà hiểu ngay được, ông ấy đã đi tới nửa dòng người vừa ào
ạt đổ vô dãy bàn dài có những người Mỹ ung dung ngồi xí la xí lô hỏi hỏi han
han, lại vòng về chỗ tôi đang
ngơ ngác...ông trấn an:
"
Hồ sơ bà, ông Nguyễn Nam Lộc ký giấy máy bay đó . "
Tôi
phải làm sao?
"
Bà cứ việc ra ngoài đi, Nam Lộc lo"
Chán
cái mớ đời, theo dòng chảy, 3 mẹ con tôi cứ lấp lửng đi ra hành lang chật nghẹt
người đứng đợi đông như kiến, hoa cả mắt .
Song
chưa tới chỗ quẹo vòng, đã nghe một loạt tiếng gọi :
Mỵ
kìa, Mỵ, Mỵ, Mỵ Nhân
, Mỵ Nhân ...
Thậm
chí còn có câu : " Chị Cao Mỵ Nhân, mừng chị đến được bến bờ Tự Do. "
Ôi,
có phải cái ngày 30 -4 - 1975 tàn tệ, nó cũng dón dén cho tôi biết được nó có
...lỗi lầm với đại tộc KaKi tôi, khiến tôi được ở USA điều mà có ai ngờ với
riêng tôi, xin ai đó đừng phiền lòng, tương tự như tôi đang làm anh ...vui lòng
hỗ trợ tôi trên hành trình huyền hoặc, tưởng khó có được trong cuộc đời này .
Mọi
điều, mọi sự tôi đều cám ơn Thượng Đế, Ngài đã không khiến tôi vác Thánh Giá
nặng nề, mà chính là kết cho tôi một chiếc nơ thân ái tuyệt vời hôm nay ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)