Mỗi Ngày Một Chuyện
7 năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã mang lại gì cho Trung cộng? - Trần Phá Không
Dịch viêm phổi SARS bùng phát vào năm 2003, viêm phổi Vũ Hán (virus corona mới) bùng phát năm 2019-2020, chỉ trong thời gian 17 năm, Trung Cộng còn lần lượt nổ ra dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch…
Dịch viêm phổi SARS bùng phát vào năm 2003, viêm phổi Vũ Hán (virus corona mới) bùng phát năm 2019-2020, chỉ trong thời gian 17 năm, Trung Cộng còn lần lượt nổ ra dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch… với mức độ liên tục, không khỏi khiến nhiều người phải tự hỏi: Rốt cuộc Trung Cộng đang bị sao vậy? Trong 7 năm cầm quyền, rốt cuộc ông Tập Cận Bình đã mang lại gì cho Trung Cộng? Dưới đây là bài viết của nhà bình luận chính trị Trung Cộng Trần Phá Không.
Ảnh minh họa: Andy
Andy
Trong vòng 7 năm từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, mọi việc dường như đều không suôn sẻ. Chỉ cần nhìn vào các sự kiện lớn có thể thấy được điều này: Kinh tế đại suy thoái, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, biểu tình Hồng Kông, trại cải tạo Tân Cương và hiện nay lại thêm dịch bệnh trên toàn quốc.
Nhìn nhận lại toàn bộ quá trình bùng phát của dịch bệnh từ lúc che giấu, lây lan thậm chí tới mức độ khẩn cấp toàn cầu, những công dân xã hội chủ nghĩa và chính quyền địa phương đã bị Tập Cận Bình làm cho suy yếu và tan rã, không cách nào phát huy vai trò của tự thân, không thể khởi tác dụng tối thiểu. Đây là một trong những lý do quan trọng làm ôn dịch lây lan tới mức, một khi lan ra thì không cách nào vãn hồi.
Ở một đất nước bình thường, khi xuất hiện thiên tai nhân họa, người dân có thể thể hiện khả năng tự cứu, chính quyền địa phương phát huy khả năng tự quản, chính quyền trung ương tham gia cuối cùng để có thể giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại và tử vong. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm khi Tập Cận Bình nhậm chức, theo khẩu hiệu thụt lùi “Đảng lãnh đạo mọi thứ” do ‘quân sư’ Vương Hộ Ninh chủ trương lãnh đạo, chuyên môn đả kích các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và loại bỏ tất cả các tổ chức trong dân bao gồm cả tổ chức công ích. Do đó, khi đại họa ập lên đầu, người dân không cách nào tự chủ cứu mình.
Dưới sự nhấn mạnh “bốn loại ý thức” (bao gồm ý thức làm gương, và ý thực nòng cốt) và “hai hình thức duy hộ” (bao gồm duy hộ vị trí cốt lõi của Tập Cận Bình và duy hộ quyền lực của trung ương Đảng), chính quyền địa phương mất đi vai trò tự trị và khả năng tự chủ tối thiểu. Đối với tất cả mọi việc xảy ra, đều phải ngồi đợi quyết định của trung ương, đợi ông Tập “quyết định nhất tôn” (tức sự quyết định của người cao nhất là tiêu chuẩn nhất). Chờ đợi từng người từng người một quyết định, nên bỏ lỡ cơ hội vàng đối phó với khủng hoảng.
Xã hội nhân loại vốn là trưởng thành tự nhiên, cũng giống như trăng đến rằm sẽ tròn, dưa chín thì cuống rụng, trẻ con khi lớn sẽ tự biết cư xử đúng mực. Tuy nhiên, chính quyền của ông Tập chỉ muốn tìm cách cản trở và chia rẽ. Điều này cũng đồng nghĩa với phản tự nhiên, phản xã hội. Sự tự trị của chính quyền địa phương ban đầu vốn là hợp lý và cần thiết, nếu không, việc thiết lập chính quyền các cấp tại địa phương có tác dụng gì? Việc tăng cường tập trung củng cố quyền lực vô hạn vào trung ương cũng tương đương với việc đất nước đang tự phế bỏ tay chân mình.
Trong 7 năm cầm quyền, Tập Cận Bình còn thực hiện hàng loạt những việc tàn nhẫn không có tính người:
– Đàn áp tàn khốc khắc nghiệt Thiên Chúa giáo, Kitô giáo. Thường xuyên bắt giữ linh mục, giáo đồ, phá hủy nhà thờ, thánh giá với quy mô lớn. Đặc biệt ở Chiết Giang nơi ông trở nên phát tài thậm chí còn ở mức cực đoan và thực hiện hoàn toàn triệt để.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, các bao quyen Trung Cộng thực hiện kiểm tra nghiêm mật về bối cảnh tôn giáo, một khi người dân bị phát hiện là có theo tín ngưỡng nào đó, liền có nguy cơ bị mất việc, thậm chí những người thân cũng bị liên lụy. Bức ảnh cho thấy chính quyền Hà Nam đã đốt cháy Thập tự giá của một nhà thờ địa phương (Ảnh: VOA)
Một cây cần cẩu đang kéo một cây thánh giá xuống từ mái của một nhà thờ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Cộng. Ở bên phải, một cây thánh giá bằng bê tông bị lật đổ nằm trên mặt đất. (YouTube)
– Phá hủy các ngôi chùa Phật giáo ở Tây Tạng và các học viện Phật giáo. Thậm chí treo chân dung của ông ta lên các ngôi đền Phật giáo Tây Tạng, đến nhà của người Tây Tạng bình thường để thay thế chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma (người đứng đầu cao nhất của tôn giáo Tây Tạng). Là Đảng của một tập đoàn vô thần, ông Tập chính là lãnh đạo chính của nhóm vô thần đó. Hành động này của ông không chỉ là việc làm đi quá giới hạn một cách nghiêm trọng, mà còn là sự khinh nhờn báng bổ ngông cuồng.
Phá hủy chùa chiền tại Trung Cộng
– Những ngôi chùa ở các vùng khác trong tại đều phải treo cờ đỏ, hát bài hát của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC), nghiên cứu tài liệu của Đảng, không những vậy còn dung túng cho vấn đề tiền bạc và tội gian dâm. Về việc đàn áp học viên Pháp Luân Công, chính quyền Tập tiếp tục bước theo con đường của Giang Trạch Dân mà không buông tay hay khoan dung nới lỏng.
Ngày 10/6/1999, lãnh đạo Trung Cộng khi đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập “Văn phòng 610” nhằm trấn áp toàn diện đối với người tập Pháp Luân Công tại Trung Cộng. Từ đó cuộc bức hại kéo dài chưa chấm dứt suốt 21 năm qua. (Ảnh từ internet)
– Tại Tân Cương, chính quyền Tập yêu cầu phá hủy các nhà thờ Hồi giáo và xóa bỏ biểu tượng hình trăng lưỡi liềm; độc ác hơn nữa là việc cố tình ép người Hồi giáo ăn thịt lợn, uống rượu và hút thuốc. Đáng chú ý nhất là việc đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan vào các trại tập trung. Tội ác tàn bạo ngang với của chủ nghĩa phát xít gây chấn động thế giới.
Trại tập trung, giáo dục cải tạo ở Tân Cương
Một số tín đồ bày tỏ, ông Tập Cận Bình đã mạo phạm đến Thần linh, nên thế nhân rất khó để giải thích những hiện tượng kỳ lạ tương ứng dưới đây:
Cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông, đeo khẩu trang, đeo mặt nạ. ĐCSTC xúi dục Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo kế hoạch áp dụng luật cấm người dân đeo khẩu trang tại những nơi tụ tập đông người. Hiện nay toàn bộ người dân Trung Cộng đều phải đeo khẩu trang, mặt nạ.
Trung cộng thiết lập trại tập trung ở Tân Cương để giam giữ hàng triệu người dân tộc thiểu số. Thì hiện nay, tất cả người dân Trung Cộng đều phải vào trại tập trung, ở đâu cũng bị phong tỏa thành trại tập trung.
Một số người ngày nào cũng hô lớn ‘Vũ Thống Đài Loan” (nghĩa là: Dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan) thì hiện hay, quả nhiên “Vũ Thống” rồi, dịch viêm phổi Vũ Hán đã thống trị toàn quốc; Các phương tiện thông tin của chính quyền Trung cộng ngày ngày đòi phản độc lập, chỉ trích độc lập biên giới Tân Cương, độc lập Tây Tạng, độc lập Hồng Kông, độc lập Đài Loan và lên án các thế lực thù địch thì đến nay, toàn bộ Trung cộng đều đã độc lập, các nơi đều đã cách ly với nhau, tự coi nhau là thù địch, tự thành một thể độc lập.
Đối mặt với tất cả những điều này, người ta không thể không hỏi: Chính xác thì chế độ độc tài, chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung cộng và “quyết định nhất tôn” của ông Tập mang đến cho người dân Trung cộng cái gì
Trần Phá Không
HP chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
7 năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã mang lại gì cho Trung cộng? - Trần Phá Không
Dịch viêm phổi SARS bùng phát vào năm 2003, viêm phổi Vũ Hán (virus corona mới) bùng phát năm 2019-2020, chỉ trong thời gian 17 năm, Trung Cộng còn lần lượt nổ ra dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch…
Dịch viêm phổi SARS bùng phát vào năm 2003, viêm phổi Vũ Hán (virus corona mới) bùng phát năm 2019-2020, chỉ trong thời gian 17 năm, Trung Cộng còn lần lượt nổ ra dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch… với mức độ liên tục, không khỏi khiến nhiều người phải tự hỏi: Rốt cuộc Trung Cộng đang bị sao vậy? Trong 7 năm cầm quyền, rốt cuộc ông Tập Cận Bình đã mang lại gì cho Trung Cộng? Dưới đây là bài viết của nhà bình luận chính trị Trung Cộng Trần Phá Không.
Ảnh minh họa: Andy
Andy
Trong vòng 7 năm từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, mọi việc dường như đều không suôn sẻ. Chỉ cần nhìn vào các sự kiện lớn có thể thấy được điều này: Kinh tế đại suy thoái, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, biểu tình Hồng Kông, trại cải tạo Tân Cương và hiện nay lại thêm dịch bệnh trên toàn quốc.
Nhìn nhận lại toàn bộ quá trình bùng phát của dịch bệnh từ lúc che giấu, lây lan thậm chí tới mức độ khẩn cấp toàn cầu, những công dân xã hội chủ nghĩa và chính quyền địa phương đã bị Tập Cận Bình làm cho suy yếu và tan rã, không cách nào phát huy vai trò của tự thân, không thể khởi tác dụng tối thiểu. Đây là một trong những lý do quan trọng làm ôn dịch lây lan tới mức, một khi lan ra thì không cách nào vãn hồi.
Ở một đất nước bình thường, khi xuất hiện thiên tai nhân họa, người dân có thể thể hiện khả năng tự cứu, chính quyền địa phương phát huy khả năng tự quản, chính quyền trung ương tham gia cuối cùng để có thể giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại và tử vong. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm khi Tập Cận Bình nhậm chức, theo khẩu hiệu thụt lùi “Đảng lãnh đạo mọi thứ” do ‘quân sư’ Vương Hộ Ninh chủ trương lãnh đạo, chuyên môn đả kích các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và loại bỏ tất cả các tổ chức trong dân bao gồm cả tổ chức công ích. Do đó, khi đại họa ập lên đầu, người dân không cách nào tự chủ cứu mình.
Dưới sự nhấn mạnh “bốn loại ý thức” (bao gồm ý thức làm gương, và ý thực nòng cốt) và “hai hình thức duy hộ” (bao gồm duy hộ vị trí cốt lõi của Tập Cận Bình và duy hộ quyền lực của trung ương Đảng), chính quyền địa phương mất đi vai trò tự trị và khả năng tự chủ tối thiểu. Đối với tất cả mọi việc xảy ra, đều phải ngồi đợi quyết định của trung ương, đợi ông Tập “quyết định nhất tôn” (tức sự quyết định của người cao nhất là tiêu chuẩn nhất). Chờ đợi từng người từng người một quyết định, nên bỏ lỡ cơ hội vàng đối phó với khủng hoảng.
Xã hội nhân loại vốn là trưởng thành tự nhiên, cũng giống như trăng đến rằm sẽ tròn, dưa chín thì cuống rụng, trẻ con khi lớn sẽ tự biết cư xử đúng mực. Tuy nhiên, chính quyền của ông Tập chỉ muốn tìm cách cản trở và chia rẽ. Điều này cũng đồng nghĩa với phản tự nhiên, phản xã hội. Sự tự trị của chính quyền địa phương ban đầu vốn là hợp lý và cần thiết, nếu không, việc thiết lập chính quyền các cấp tại địa phương có tác dụng gì? Việc tăng cường tập trung củng cố quyền lực vô hạn vào trung ương cũng tương đương với việc đất nước đang tự phế bỏ tay chân mình.
Trong 7 năm cầm quyền, Tập Cận Bình còn thực hiện hàng loạt những việc tàn nhẫn không có tính người:
– Đàn áp tàn khốc khắc nghiệt Thiên Chúa giáo, Kitô giáo. Thường xuyên bắt giữ linh mục, giáo đồ, phá hủy nhà thờ, thánh giá với quy mô lớn. Đặc biệt ở Chiết Giang nơi ông trở nên phát tài thậm chí còn ở mức cực đoan và thực hiện hoàn toàn triệt để.
Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, các bao quyen Trung Cộng thực hiện kiểm tra nghiêm mật về bối cảnh tôn giáo, một khi người dân bị phát hiện là có theo tín ngưỡng nào đó, liền có nguy cơ bị mất việc, thậm chí những người thân cũng bị liên lụy. Bức ảnh cho thấy chính quyền Hà Nam đã đốt cháy Thập tự giá của một nhà thờ địa phương (Ảnh: VOA)
Một cây cần cẩu đang kéo một cây thánh giá xuống từ mái của một nhà thờ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Cộng. Ở bên phải, một cây thánh giá bằng bê tông bị lật đổ nằm trên mặt đất. (YouTube)
– Phá hủy các ngôi chùa Phật giáo ở Tây Tạng và các học viện Phật giáo. Thậm chí treo chân dung của ông ta lên các ngôi đền Phật giáo Tây Tạng, đến nhà của người Tây Tạng bình thường để thay thế chân dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma (người đứng đầu cao nhất của tôn giáo Tây Tạng). Là Đảng của một tập đoàn vô thần, ông Tập chính là lãnh đạo chính của nhóm vô thần đó. Hành động này của ông không chỉ là việc làm đi quá giới hạn một cách nghiêm trọng, mà còn là sự khinh nhờn báng bổ ngông cuồng.
Phá hủy chùa chiền tại Trung Cộng
– Những ngôi chùa ở các vùng khác trong tại đều phải treo cờ đỏ, hát bài hát của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC), nghiên cứu tài liệu của Đảng, không những vậy còn dung túng cho vấn đề tiền bạc và tội gian dâm. Về việc đàn áp học viên Pháp Luân Công, chính quyền Tập tiếp tục bước theo con đường của Giang Trạch Dân mà không buông tay hay khoan dung nới lỏng.
Ngày 10/6/1999, lãnh đạo Trung Cộng khi đó là Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập “Văn phòng 610” nhằm trấn áp toàn diện đối với người tập Pháp Luân Công tại Trung Cộng. Từ đó cuộc bức hại kéo dài chưa chấm dứt suốt 21 năm qua. (Ảnh từ internet)
– Tại Tân Cương, chính quyền Tập yêu cầu phá hủy các nhà thờ Hồi giáo và xóa bỏ biểu tượng hình trăng lưỡi liềm; độc ác hơn nữa là việc cố tình ép người Hồi giáo ăn thịt lợn, uống rượu và hút thuốc. Đáng chú ý nhất là việc đưa hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan vào các trại tập trung. Tội ác tàn bạo ngang với của chủ nghĩa phát xít gây chấn động thế giới.
Trại tập trung, giáo dục cải tạo ở Tân Cương
Một số tín đồ bày tỏ, ông Tập Cận Bình đã mạo phạm đến Thần linh, nên thế nhân rất khó để giải thích những hiện tượng kỳ lạ tương ứng dưới đây:
Cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông, đeo khẩu trang, đeo mặt nạ. ĐCSTC xúi dục Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo kế hoạch áp dụng luật cấm người dân đeo khẩu trang tại những nơi tụ tập đông người. Hiện nay toàn bộ người dân Trung Cộng đều phải đeo khẩu trang, mặt nạ.
Trung cộng thiết lập trại tập trung ở Tân Cương để giam giữ hàng triệu người dân tộc thiểu số. Thì hiện nay, tất cả người dân Trung Cộng đều phải vào trại tập trung, ở đâu cũng bị phong tỏa thành trại tập trung.
Một số người ngày nào cũng hô lớn ‘Vũ Thống Đài Loan” (nghĩa là: Dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan) thì hiện hay, quả nhiên “Vũ Thống” rồi, dịch viêm phổi Vũ Hán đã thống trị toàn quốc; Các phương tiện thông tin của chính quyền Trung cộng ngày ngày đòi phản độc lập, chỉ trích độc lập biên giới Tân Cương, độc lập Tây Tạng, độc lập Hồng Kông, độc lập Đài Loan và lên án các thế lực thù địch thì đến nay, toàn bộ Trung cộng đều đã độc lập, các nơi đều đã cách ly với nhau, tự coi nhau là thù địch, tự thành một thể độc lập.
Đối mặt với tất cả những điều này, người ta không thể không hỏi: Chính xác thì chế độ độc tài, chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung cộng và “quyết định nhất tôn” của ông Tập mang đến cho người dân Trung cộng cái gì
Trần Phá Không
HP chuyen