Mỗi Ngày Một Chuyện
ÂM HƯỞNG MỘT THỜI - CAO MỴ NHÂN
ÂM HƯỞNG MỘT THỜI - CAO MỴ
NHÂN
Vô tình cuốn phim X của "cục phim giải phóng" chiếu vào
những ngày đầu cuộc đổi đời 30 -4 - 1975, ở Saigon và
đặc biệt ở trại tù cải tạo ...chúng tôi, mà chẳng biết bạn tù HT
7590. HT - T 20. còn nhớ không?
Chứ tôi thì điều gì cũng nhớ, bởi vì đó là một yếu tố khiến quý vị và
chúng tôi phải vô tù đấy ạ.
Số là ai cũng biết rằng: phim ảnh là phương tiện truyền thông rõ
ràng và hấp dẫn nhất, nhìn trên màn ảnh là ta thấy ngay sự
kiện muốn nói rồi.
Chứ cứ viết lách, lý luận hàng trăm lần vấn đề, mục tiêu gì
đó, đôi khi còn chẳng đạt được nửa phần ý nghĩa.
Nhưng cuốn phim X ấy, mà tôi định đơn cử ra, trở lại 2
chữ "vô tình" nêu trên, chính là tính cách phản diện của
nội dung. Chuyện một gia đình miền Nam, có 2 chị em: Trà
Giang sắm vai chị, đi theo tiếng gọi của già Hồ, Thế Anh sắm vai
em đi sĩ quan VNCH.
Người chị Trà Giang trong phim bị 5 lần, 7 lượt chính quyền địa
phương kêu điều tra. Cô ta theo truyện kể, đã "anh hùng" nhận mình là
Cộng sản chính hiệu. Một trong những lần an ninh ta thẩm vấn, cô
phải nhúng năm ngón tay vào cồn 90 độ, để một que diêm được châm lửa đốt.
Người em Thế Anh đi lính VNCH. Quân phục sĩ quan "Chế độ
cũ" rất đẹp,
đầy đủ cấp hiệu, huy chương, giây biểu chương ... đẹp chưa từng thấy ở xã
hội bần hàn CS. Có thể nói là: hàng trăm đôi mắt gắn liền
vào màn hình, vì phong cách trẻ trung, hào hoa của nhân
vật hoá thân nơi hàng ngũ Quân Lực VNCH, tưởng không ai, không đâu, có lớp
trai hào hiệp đến thế.
Cuốn phim định soi mói, chê bai Quân Đội VNCH, thì chao ôi lại biến
thành ca tụng phe ta mới hi hữu chứ.
Đạo diễn phim trên tưởng là trưng cái hình ảnh bàn tay nữ cán bộ CS
bị đốt bằng cồn 90 độ ra, thì ai cũng suýt soa thương cảm.
Dè đâu hiện tượng trên chỉ mê hoặc được đám vô sản hạ tầng thất học,
chứ dân ghiền ba sí đế kinh niên, thì đã có phen phải xài cồn trắng
đó pha loãng với nước lã thay rượu đế . ..hầu cắt cơn ghiền là
thường.
Nói như thế, để quý vị hiểu rằng quân Cộng Hoà chỉ muốn và chỉ thích
...đùa chút thôi, bởi có đâu 5 lần, 7 lượt biết cô chị Trà
Giang là Cộng sản thứ thiệt mà chưa mời đi Côn Đảo chứ, và cồn có gặp
lửa đi nữa, cũng bốc hơi bay ngay tức khắc thôi mà.
Còn cậu em Thế Anh, trong phim đã có đoạn mở tiệc Sâm banh (champagne) đãi
lên lon, bọt rượu champagne đã cùng nước mắt hoà vào
nhau. ..
Không phải Thế Anh ham vui, thích cuộc sống Hiệp sĩ Quân Lực VNCH, mà
đã có mầm mống suy tư về thế nào là chính nghĩa Quốc Gia?
Tất nhiên làm diễn viên thì phải lột tả được điều gì đạo diễn
muốn. Đạo diễn Cộng sản thì mong đạt được. "yêu cầu Trên
giao phó", song quả thực những nhân vật làm nghệ thuật là
những người sớm biết được cái hay, cái đẹp ở đời. Nhất là nghệ
thuật vì nghệ thuật, cao cấp hơn tính chất vì Nhân sinh., mà
học thuyết vô sản lại cứ ca tụng là "nghệ thuật vì ...Nhân dân."
Thế rồi sau cuốn phim Xấy, tôi chẳng thấy cuốn phim nào có diễn viên Thế
Anh, còn Trà Giang thì có lẽ ...nghỉ hưu, lý do, sau chính sách
đổi mới, không ai còn muốn xem loại phim "vùng lên Nhân dân VN anh
hùng" do cục phim giải phóng đó sản xuất nữa...
Thay vào đó là hàng loạt phim tình cảm xã hội tranh tối tranh sáng, bởi vì Nhân
dân VN trăm họ đã thấy Bộ mặt thật của Đảng CS và bạo quyền, du nhập cái nghèo
nàn lạc hậu từ miền Bắc XHCN qua bên này vĩ tuyến 17, khiến bây giờ những
người VN chân chính không còn chỗ đứng trên năm Châu thế giới vì sự
dốt nát, ngoan cố ...không tranh cãi như tự ý CS muốn.
Con gái nữ diễn viên đỏ kè trên, thì đã ở tây, ở Mỹ. Vì ai cũng biết
là chỉ ở Mỹ mới có cơ hội phát triền Tài năng.
Đồng thời ngay từ khi tôi ra tù cải tạo, có hỏi thăm người diễn
viên giả Sĩ quan Quân Lực VNCH trong phim Xấy, xem anh ta đã
và càng ngày càng thấy rõ miền nam văn minh, tân tiến, sang giàu,
thì sẵn dịp phản tỉnh cho rồi .
Đã biết bao người bắt gặp ánh sáng miền nam rực rỡ, sang trọng quá, khiến
phát ngượng, rồi phải lén lút bỏ đảng đi vượt biên cái một. Song trở
về "5 cửa Ô xưa", tức Hà Nội mà quý cụ di
cư sau ngày 20 -7 -1954, cứ khốn khổ vì "lìa xa thành đô
yêu dấu" ấy ..
Để xin tạ tình bác, đảng, bằng cách chuyên chở hàng thùng những chiếc
quần bò (Jean) về, biếu không cho đám bạn Đảng thèm
đi quá, mà chưa có cách nào rời được Thăng Long thành ...Hoài cổ.
Cũng lạ là dân tộc ta có câu:
Quan quáng quàng dân, Dân dấn dần quan
Tức là nếu ...bạo quyền hại dân, thì dân phải dần cho giai cấp
thống trị đó, để không ngóc đầu lên nổi.
Nhưng mà tính cả nể của dân tộc ta, đã áp dụng sai phương vị, cứ thờ
chữ
"Nhẫn", đợi chờ, rằng sẽ có một ngày người người hiểu ra:
tất cả phải tự xô ngã cái bạo quyền thống trị ấy một cách
...không khoan nhượng, như phe ta đã từng bầy tỏ lập trường chống
Cộng 101 %. lâu nay.
Chết rồi, Chủ biên HNPĐ là nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn của ...tôi, lại trầm
tư ít phút: Cao Mỵ Nhân là cây bút phụ nữ, đã giao cho cái mục Tâm
tình lá cải nhẹ nhàng, hôm nay phóng tay trên chữ nghĩa đao binh
của nhị ca Lính Dù , làm chi cho nặng nề ...tư tưởng.
Vả lại, báo nhà đã có phát ngôn viên chính trị Việt Nhân từ
hơn một thập niên nay, đừng có thấp thoáng vô "lãnh điện" của bạn
ấy nhé, nên trở về với thơ ca mủi lòng thiên hạ, phù hợp khả
năng hơn.
Có gì đâu, trước khi trở về mái nhà xưa: cõi người ta, ở
HNPĐ.COM, sắp sửa:
Dấu binh lửa, nước non như cũ (Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm)
Ban Biên Tập và quý tác giả... Sẽ tiếp nối hành trình, vì:
"Vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận
mạc" HNPĐ.
Như thế có nghĩa là quý vị và chúng tôi, nói tắt thì chúng ta, ở bất
cứ nơi đâu, đang bất cứ lúc nào ...vẫn không quên được một thời cung kiếm
chưa mỏi mệt, đã phải xếp lại để bên trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ÂM HƯỞNG MỘT THỜI - CAO MỴ NHÂN
ÂM HƯỞNG MỘT THỜI - CAO MỴ
NHÂN
Vô tình cuốn phim X của "cục phim giải phóng" chiếu vào
những ngày đầu cuộc đổi đời 30 -4 - 1975, ở Saigon và
đặc biệt ở trại tù cải tạo ...chúng tôi, mà chẳng biết bạn tù HT
7590. HT - T 20. còn nhớ không?
Chứ tôi thì điều gì cũng nhớ, bởi vì đó là một yếu tố khiến quý vị và
chúng tôi phải vô tù đấy ạ.
Số là ai cũng biết rằng: phim ảnh là phương tiện truyền thông rõ
ràng và hấp dẫn nhất, nhìn trên màn ảnh là ta thấy ngay sự
kiện muốn nói rồi.
Chứ cứ viết lách, lý luận hàng trăm lần vấn đề, mục tiêu gì
đó, đôi khi còn chẳng đạt được nửa phần ý nghĩa.
Nhưng cuốn phim X ấy, mà tôi định đơn cử ra, trở lại 2
chữ "vô tình" nêu trên, chính là tính cách phản diện của
nội dung. Chuyện một gia đình miền Nam, có 2 chị em: Trà
Giang sắm vai chị, đi theo tiếng gọi của già Hồ, Thế Anh sắm vai
em đi sĩ quan VNCH.
Người chị Trà Giang trong phim bị 5 lần, 7 lượt chính quyền địa
phương kêu điều tra. Cô ta theo truyện kể, đã "anh hùng" nhận mình là
Cộng sản chính hiệu. Một trong những lần an ninh ta thẩm vấn, cô
phải nhúng năm ngón tay vào cồn 90 độ, để một que diêm được châm lửa đốt.
Người em Thế Anh đi lính VNCH. Quân phục sĩ quan "Chế độ
cũ" rất đẹp,
đầy đủ cấp hiệu, huy chương, giây biểu chương ... đẹp chưa từng thấy ở xã
hội bần hàn CS. Có thể nói là: hàng trăm đôi mắt gắn liền
vào màn hình, vì phong cách trẻ trung, hào hoa của nhân
vật hoá thân nơi hàng ngũ Quân Lực VNCH, tưởng không ai, không đâu, có lớp
trai hào hiệp đến thế.
Cuốn phim định soi mói, chê bai Quân Đội VNCH, thì chao ôi lại biến
thành ca tụng phe ta mới hi hữu chứ.
Đạo diễn phim trên tưởng là trưng cái hình ảnh bàn tay nữ cán bộ CS
bị đốt bằng cồn 90 độ ra, thì ai cũng suýt soa thương cảm.
Dè đâu hiện tượng trên chỉ mê hoặc được đám vô sản hạ tầng thất học,
chứ dân ghiền ba sí đế kinh niên, thì đã có phen phải xài cồn trắng
đó pha loãng với nước lã thay rượu đế . ..hầu cắt cơn ghiền là
thường.
Nói như thế, để quý vị hiểu rằng quân Cộng Hoà chỉ muốn và chỉ thích
...đùa chút thôi, bởi có đâu 5 lần, 7 lượt biết cô chị Trà
Giang là Cộng sản thứ thiệt mà chưa mời đi Côn Đảo chứ, và cồn có gặp
lửa đi nữa, cũng bốc hơi bay ngay tức khắc thôi mà.
Còn cậu em Thế Anh, trong phim đã có đoạn mở tiệc Sâm banh (champagne) đãi
lên lon, bọt rượu champagne đã cùng nước mắt hoà vào
nhau. ..
Không phải Thế Anh ham vui, thích cuộc sống Hiệp sĩ Quân Lực VNCH, mà
đã có mầm mống suy tư về thế nào là chính nghĩa Quốc Gia?
Tất nhiên làm diễn viên thì phải lột tả được điều gì đạo diễn
muốn. Đạo diễn Cộng sản thì mong đạt được. "yêu cầu Trên
giao phó", song quả thực những nhân vật làm nghệ thuật là
những người sớm biết được cái hay, cái đẹp ở đời. Nhất là nghệ
thuật vì nghệ thuật, cao cấp hơn tính chất vì Nhân sinh., mà
học thuyết vô sản lại cứ ca tụng là "nghệ thuật vì ...Nhân dân."
Thế rồi sau cuốn phim Xấy, tôi chẳng thấy cuốn phim nào có diễn viên Thế
Anh, còn Trà Giang thì có lẽ ...nghỉ hưu, lý do, sau chính sách
đổi mới, không ai còn muốn xem loại phim "vùng lên Nhân dân VN anh
hùng" do cục phim giải phóng đó sản xuất nữa...
Thay vào đó là hàng loạt phim tình cảm xã hội tranh tối tranh sáng, bởi vì Nhân
dân VN trăm họ đã thấy Bộ mặt thật của Đảng CS và bạo quyền, du nhập cái nghèo
nàn lạc hậu từ miền Bắc XHCN qua bên này vĩ tuyến 17, khiến bây giờ những
người VN chân chính không còn chỗ đứng trên năm Châu thế giới vì sự
dốt nát, ngoan cố ...không tranh cãi như tự ý CS muốn.
Con gái nữ diễn viên đỏ kè trên, thì đã ở tây, ở Mỹ. Vì ai cũng biết
là chỉ ở Mỹ mới có cơ hội phát triền Tài năng.
Đồng thời ngay từ khi tôi ra tù cải tạo, có hỏi thăm người diễn
viên giả Sĩ quan Quân Lực VNCH trong phim Xấy, xem anh ta đã
và càng ngày càng thấy rõ miền nam văn minh, tân tiến, sang giàu,
thì sẵn dịp phản tỉnh cho rồi .
Đã biết bao người bắt gặp ánh sáng miền nam rực rỡ, sang trọng quá, khiến
phát ngượng, rồi phải lén lút bỏ đảng đi vượt biên cái một. Song trở
về "5 cửa Ô xưa", tức Hà Nội mà quý cụ di
cư sau ngày 20 -7 -1954, cứ khốn khổ vì "lìa xa thành đô
yêu dấu" ấy ..
Để xin tạ tình bác, đảng, bằng cách chuyên chở hàng thùng những chiếc
quần bò (Jean) về, biếu không cho đám bạn Đảng thèm
đi quá, mà chưa có cách nào rời được Thăng Long thành ...Hoài cổ.
Cũng lạ là dân tộc ta có câu:
Quan quáng quàng dân, Dân dấn dần quan
Tức là nếu ...bạo quyền hại dân, thì dân phải dần cho giai cấp
thống trị đó, để không ngóc đầu lên nổi.
Nhưng mà tính cả nể của dân tộc ta, đã áp dụng sai phương vị, cứ thờ
chữ
"Nhẫn", đợi chờ, rằng sẽ có một ngày người người hiểu ra:
tất cả phải tự xô ngã cái bạo quyền thống trị ấy một cách
...không khoan nhượng, như phe ta đã từng bầy tỏ lập trường chống
Cộng 101 %. lâu nay.
Chết rồi, Chủ biên HNPĐ là nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn của ...tôi, lại trầm
tư ít phút: Cao Mỵ Nhân là cây bút phụ nữ, đã giao cho cái mục Tâm
tình lá cải nhẹ nhàng, hôm nay phóng tay trên chữ nghĩa đao binh
của nhị ca Lính Dù , làm chi cho nặng nề ...tư tưởng.
Vả lại, báo nhà đã có phát ngôn viên chính trị Việt Nhân từ
hơn một thập niên nay, đừng có thấp thoáng vô "lãnh điện" của bạn
ấy nhé, nên trở về với thơ ca mủi lòng thiên hạ, phù hợp khả
năng hơn.
Có gì đâu, trước khi trở về mái nhà xưa: cõi người ta, ở
HNPĐ.COM, sắp sửa:
Dấu binh lửa, nước non như cũ (Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm)
Ban Biên Tập và quý tác giả... Sẽ tiếp nối hành trình, vì:
"Vẫn nghe âm hưởng đâu đây, tiếng súng của một thời trận
mạc" HNPĐ.
Như thế có nghĩa là quý vị và chúng tôi, nói tắt thì chúng ta, ở bất
cứ nơi đâu, đang bất cứ lúc nào ...vẫn không quên được một thời cung kiếm
chưa mỏi mệt, đã phải xếp lại để bên trời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)