Mỗi Ngày Một Chuyện
ĂN CƠM VỚI CÁ - CAO MỴ NHÂN
ĂN CƠM VỚI CÁ - CAO MỴ NHÂN
Những
ngày đầu tiên tôi ở Huế, cách đây đã nửa thế kỷ hơn, nơi một căn nhà bé nhỏ
trong thành nội, khung cảnh rất buồn.
Tôi
vẫn nhớ như in, bà o chủ nhà sống một mình, việc ăn uống có vẻ lơ là, bữa đó
tôi từ Đà Nẵng ra chơi mấy ngày, để chuẩn bị đi tiếp xa hơn, tận địa đầu giới
tuyến, ngoài Đông Hà Quảng Trị .
Bà
o tôi hỏi tôi đã ăn gì chưa, nếu chưa thì bà cho tôi xơi bữa cơm ngon tuyệt,
canh mít non nấu với tép tươi kêu là con khuyết, và cá bống kho tiêu, cha ơi
ngon hết biết.
O
nói "cơm với cá như mạ với con " mi biết không?
Biết
chớ o, cái chữ " ăn cơm với cá" nó quen tai quá chừng rồi, nào cơm
với cá như mạ với con, còn câu ca dao này hay hơn nữa: " xẩy cha, ăn cơm
với cá, xẩy mẹ lót lá mà nằm " mới là ghê...
Bởi
ri, lỡ có chết cha, vẫn còn được mẹ lo cho đầy đủ cơm ăn, áo mạc .
Song,
chẳng may mất mẹ, thì con ơi, chỉ có lót lá dưới thân mà nằm thôi.
Bà
o cười: O bị phải giữ nhà thờ ôn mệ nên không lập gia đình, nhưng bây thấy đó,
những đứa mồ côi mẹ có sướng chi mô.
Cho
dẫu con nhà giầu có tiền, vẫn chả sướng chi mi nợ.
Bấy
giờ tôi đã ngoài hai chục tuổi rồi,mất mẹ đã mười mấy năm rồi, lâu nay ở với
bố, cho tới ngày vô nội trú trong trường " ma sơ".
Rồi
thì gặp cháu họ o, là giai đoạn tôi đang kể vậy.
Tôi
quay mặt ngó ra thành, buồn lắm nhưng không khóc được, có phải tình yêu thường
che lấp nỗi buồn khổ của người ta ?
Tôi
quả thực đang có tình yêu chớ, vì tôi đã rời mái ấm gia đình ở trong nam, để ra
Trung theo ông xã tôi, nên " hình bóng mẹ tôi ...chửa xoá mờ ", như
nhà thơ Lưu Trọng Lư viết bài thơ Nhớ Mẹ, bỗng hiện ra quang cảnh ngày mẹ tôi
từ giã cõi đời...
Bà
o ngó tôi thẫn thờ, hỏi : " Mi mới từ Tourane ra, đã nhớ thằng nớ rồi à?
" tức là nhớ xã tôi, trời đất ai mà nhớ bất tử vậy, con đang nhớ mẹ con đó
o.
Bà
o dừng tay lựa mớ sen vừa hái ở đâu đó, để sẽ nấu chè Huế thứ thiệt cho tôi ăn,
vì tối ngày o nói bọn họ bây chừ toàn làm giả thôi, thức gì cũng dở.
O
tôn trọng nỗi buồn của đứa cháu dâu, là tôi, bà cúi xuống lầm rầm: " Chớ
răng mi thương mạ mi vậy, mà lấy chồng xa làm chi rứa? "
Ôi
chao con mồ côi mẹ từ năm mười tuổi cơ mà, lấy chông là mới đây thôi.
O
nhìn tôi, bỗng cười khanh khách lên: " Bây ơi, dại quá, lẽ ra mi phải ở
gần mồ mả ông bà, như o đây, không có giờ buồn nhớ nữa mi tề .
Tôi
ngạc nhiên hết sức, thấy nhà cửa, cuộc sống của o có chộn rộn lắm đâu, mà đến
nỗi phải mất đứt một người o để ở giá, chăm lo nhà thờ, cúng kiến giỗ tết tổ
tiên, ông bà vv...
Chưa
kịp trả lời, o tôi đã tự lý giải : " Mi biết không ôn mệ ngày xưa tội lắm,
lo cho tụi tau hụt chết luôn đó, chừ tụi tau phải chia nhau ra lo cho các cụ
..."
O
lại ngó lên bàn thờ, lại đưa một ngón tay quệt quệt cái mí bàn thờ, rồi vô phía
sau nhà lấy cái khăn ướt bé bằng bàn tay ra, chùi chùi lớp bụi chẳng nhiều đáng
kể đó, suýt xoa:
Mi
đừng ngạc nhiên, mùa ni trông vậy mà bụi lắm, bàn thờ là lúc nào cũng phải sạch
sẽ trang nghiêm dù to nhỏ mi nờ.
Hôm
nay tôi bỗng nhớ lại quãng đời xa thật là xa, và xưa cũng thật là xưa...
Cái
quan niệm :" xẩy cha ăn cơm với cá, xẩy mẹ lót lá mà nằm" chắc cũng
không còn phù hợp lắm về kinh tế, vật chất , vì đã có hàng triệu con cái mất
cha, mà có được ăn cơm với cá, tức no đủ, với mẹ đâu, cả trăm thứ lý do mẹ cũng
chẳng lo hết lòng được .
Và,
cũng đã có hàng triệu con cái mất mẹ, mà người cha vẫn ki cóp nuôi con nên
người, nào có phải lót lá mà nằm .
Thí
dụ như tôi đây này. Quý vị cứ hỏi bạn bè tôi thì biết thôi .
Thủa
còn ở với cha, tôi đã có một cuộc sống chan hoà từ vật chất đến tinh thần. Được
phát tiền ăn sáng tính ra hàng tháng, lãnh trước, rồi muốn ăn thì ăn, muốn
" văn nghệ " thì cứ việc, ba tôi không hề kiểm soát, cho tới khi ra
trường, có lương tiền đi làm, mới không nhận tiền quà của ba tôi nữa.
Muốn
may đồ, lập tức bà má kế tôi đi mua hàng rồi mang tới tiệm may quen đã có số
đo, mỗi tuần từ nội trú về nhà ...đã thấy đồ má kế treo trong tủ vv...
Tinh
thần thì mặc sức thơ văn đăng báo, có cả một hộp thư riêng để nhận " Hộp
thư số 9" sau đổi là " Hộp thư số B3 " Tân Sơn Nhất, mỗi chiều
bố đi làm về, là đã có mớ thư đào lý bốn phương, chi lan tỷ muội trao về ...
Như
thế thì cái chuyện xẩy mẹ (chết) lót lá mà nằm với tôi không đúng tí nào .
Rồi
càng về sau, xã hội ta văn minh, các bậc cha mẹ đã già hay còn trẻ, tự dưng
hiện đại hoá tình cha mẹ, những người con không phải chịu cảnh khốn khổ khi
thiếu cha hay thiếu mẹ trong gia đình.
Hiện
tại tôi còn biết một ông ngoại HO vốn là quan 5 từng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, đã đang vừa làm ông ngoại chính thức, vừa làm bà ngoại trên danh nghĩa
của các bà ngoại hay lo lắng cho con gái.
Vì
ông phải vất vả lo cho cháu chưa lớn hẳn, ông ngoại đang giúp con gái
trăm công ngàn việc trong nhà, như : lái xe chở cháu đi học, chăm sóc các cháu
ngoại vì con gái ông phải đi làm tới tối mới về, kèm sơ bài vở cho các cháu nhỏ
đó.
Lý
do : vợ ông tức bà ngoại chúng đã ra
đi về cõi vĩnh hằng lâu rồi.
Như
vậy, con gái ông xẩy mẹ ( tức vợ ông ) có phải lót lá mà
nằm đâu , còn được bố, là ông đó, chăm sóc bầy cháu nhỏ cho con gái ông, để con
gái ông rong ruổi đi làm, đi học, đi chơi nữa ...
Nên
chi câu : " Xẩy cha ăn cơm với cá " đã thiên vị vai trò người cha
không được vinh danh, chắc phải đợi chủ nhật tuần lễ thứ ba của tháng sáu dương
lịch tới đây, mới có quý vị con cái tôn phong cha mình phần nào.
Tuy
vậy, cũng phải thiết tha chia xẻ với các bà mẹ mọi lứa tuổi ở riêng xứ Mỹ này,
những bà mẹ vừa và những cô mẹ trẻ mà mới đây nhóm bạn trung niên của tôi, đã
hoan hỉ cùng nhau, ca tụng các đấng mẹ hiền qua văn chương thơ nhạc .
Quý
bà nêu trên, là những phụ nữ Việt Nam tha hương thật tuyệt vời, đã lúc nào cũng
vui chơi không quên nhiệm vụ Mother của mình.
Các
bạn nữ lưu ấy đã có vị vắng phu quân, mà vẫn dạy dỗ con nên người, học hành
thành đạt, con cái vững bước lên đường đầy cam go, thử thách ...
Có
lẽ con cái sẽ thay vì " ăn cơm với cá " nghèo nàn xưa, các gia đình
mẹ mẹ con con đã mời nhau đi nhà hàng ăn lẫu mì hải sản, bào ngư, tôm hùm vv...
Thành
hải sản, thủy sản muôn màu đủ vị sẽ san bằng tư tưởng thiếu cha hay thiếu mẹ ở
đời, hãy bình tĩnh sống, an tâm sống, vì cuộc đời rất đẹp, mà người đời có đủ
song đường ( cha mẹ) thì phước đức , bằng không chỉ có một thôi cha hoặc mẹ,
cũng chớ nên bâng khuâng, cám cảnh, gia đình sẽ mất đi phần hứng khởi, vỗ về
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĂN CƠM VỚI CÁ - CAO MỴ NHÂN
ĂN CƠM VỚI CÁ - CAO MỴ NHÂN
Những
ngày đầu tiên tôi ở Huế, cách đây đã nửa thế kỷ hơn, nơi một căn nhà bé nhỏ
trong thành nội, khung cảnh rất buồn.
Tôi
vẫn nhớ như in, bà o chủ nhà sống một mình, việc ăn uống có vẻ lơ là, bữa đó
tôi từ Đà Nẵng ra chơi mấy ngày, để chuẩn bị đi tiếp xa hơn, tận địa đầu giới
tuyến, ngoài Đông Hà Quảng Trị .
Bà
o tôi hỏi tôi đã ăn gì chưa, nếu chưa thì bà cho tôi xơi bữa cơm ngon tuyệt,
canh mít non nấu với tép tươi kêu là con khuyết, và cá bống kho tiêu, cha ơi
ngon hết biết.
O
nói "cơm với cá như mạ với con " mi biết không?
Biết
chớ o, cái chữ " ăn cơm với cá" nó quen tai quá chừng rồi, nào cơm
với cá như mạ với con, còn câu ca dao này hay hơn nữa: " xẩy cha, ăn cơm
với cá, xẩy mẹ lót lá mà nằm " mới là ghê...
Bởi
ri, lỡ có chết cha, vẫn còn được mẹ lo cho đầy đủ cơm ăn, áo mạc .
Song,
chẳng may mất mẹ, thì con ơi, chỉ có lót lá dưới thân mà nằm thôi.
Bà
o cười: O bị phải giữ nhà thờ ôn mệ nên không lập gia đình, nhưng bây thấy đó,
những đứa mồ côi mẹ có sướng chi mô.
Cho
dẫu con nhà giầu có tiền, vẫn chả sướng chi mi nợ.
Bấy
giờ tôi đã ngoài hai chục tuổi rồi,mất mẹ đã mười mấy năm rồi, lâu nay ở với
bố, cho tới ngày vô nội trú trong trường " ma sơ".
Rồi
thì gặp cháu họ o, là giai đoạn tôi đang kể vậy.
Tôi
quay mặt ngó ra thành, buồn lắm nhưng không khóc được, có phải tình yêu thường
che lấp nỗi buồn khổ của người ta ?
Tôi
quả thực đang có tình yêu chớ, vì tôi đã rời mái ấm gia đình ở trong nam, để ra
Trung theo ông xã tôi, nên " hình bóng mẹ tôi ...chửa xoá mờ ", như
nhà thơ Lưu Trọng Lư viết bài thơ Nhớ Mẹ, bỗng hiện ra quang cảnh ngày mẹ tôi
từ giã cõi đời...
Bà
o ngó tôi thẫn thờ, hỏi : " Mi mới từ Tourane ra, đã nhớ thằng nớ rồi à?
" tức là nhớ xã tôi, trời đất ai mà nhớ bất tử vậy, con đang nhớ mẹ con đó
o.
Bà
o dừng tay lựa mớ sen vừa hái ở đâu đó, để sẽ nấu chè Huế thứ thiệt cho tôi ăn,
vì tối ngày o nói bọn họ bây chừ toàn làm giả thôi, thức gì cũng dở.
O
tôn trọng nỗi buồn của đứa cháu dâu, là tôi, bà cúi xuống lầm rầm: " Chớ
răng mi thương mạ mi vậy, mà lấy chồng xa làm chi rứa? "
Ôi
chao con mồ côi mẹ từ năm mười tuổi cơ mà, lấy chông là mới đây thôi.
O
nhìn tôi, bỗng cười khanh khách lên: " Bây ơi, dại quá, lẽ ra mi phải ở
gần mồ mả ông bà, như o đây, không có giờ buồn nhớ nữa mi tề .
Tôi
ngạc nhiên hết sức, thấy nhà cửa, cuộc sống của o có chộn rộn lắm đâu, mà đến
nỗi phải mất đứt một người o để ở giá, chăm lo nhà thờ, cúng kiến giỗ tết tổ
tiên, ông bà vv...
Chưa
kịp trả lời, o tôi đã tự lý giải : " Mi biết không ôn mệ ngày xưa tội lắm,
lo cho tụi tau hụt chết luôn đó, chừ tụi tau phải chia nhau ra lo cho các cụ
..."
O
lại ngó lên bàn thờ, lại đưa một ngón tay quệt quệt cái mí bàn thờ, rồi vô phía
sau nhà lấy cái khăn ướt bé bằng bàn tay ra, chùi chùi lớp bụi chẳng nhiều đáng
kể đó, suýt xoa:
Mi
đừng ngạc nhiên, mùa ni trông vậy mà bụi lắm, bàn thờ là lúc nào cũng phải sạch
sẽ trang nghiêm dù to nhỏ mi nờ.
Hôm
nay tôi bỗng nhớ lại quãng đời xa thật là xa, và xưa cũng thật là xưa...
Cái
quan niệm :" xẩy cha ăn cơm với cá, xẩy mẹ lót lá mà nằm" chắc cũng
không còn phù hợp lắm về kinh tế, vật chất , vì đã có hàng triệu con cái mất
cha, mà có được ăn cơm với cá, tức no đủ, với mẹ đâu, cả trăm thứ lý do mẹ cũng
chẳng lo hết lòng được .
Và,
cũng đã có hàng triệu con cái mất mẹ, mà người cha vẫn ki cóp nuôi con nên
người, nào có phải lót lá mà nằm .
Thí
dụ như tôi đây này. Quý vị cứ hỏi bạn bè tôi thì biết thôi .
Thủa
còn ở với cha, tôi đã có một cuộc sống chan hoà từ vật chất đến tinh thần. Được
phát tiền ăn sáng tính ra hàng tháng, lãnh trước, rồi muốn ăn thì ăn, muốn
" văn nghệ " thì cứ việc, ba tôi không hề kiểm soát, cho tới khi ra
trường, có lương tiền đi làm, mới không nhận tiền quà của ba tôi nữa.
Muốn
may đồ, lập tức bà má kế tôi đi mua hàng rồi mang tới tiệm may quen đã có số
đo, mỗi tuần từ nội trú về nhà ...đã thấy đồ má kế treo trong tủ vv...
Tinh
thần thì mặc sức thơ văn đăng báo, có cả một hộp thư riêng để nhận " Hộp
thư số 9" sau đổi là " Hộp thư số B3 " Tân Sơn Nhất, mỗi chiều
bố đi làm về, là đã có mớ thư đào lý bốn phương, chi lan tỷ muội trao về ...
Như
thế thì cái chuyện xẩy mẹ (chết) lót lá mà nằm với tôi không đúng tí nào .
Rồi
càng về sau, xã hội ta văn minh, các bậc cha mẹ đã già hay còn trẻ, tự dưng
hiện đại hoá tình cha mẹ, những người con không phải chịu cảnh khốn khổ khi
thiếu cha hay thiếu mẹ trong gia đình.
Hiện
tại tôi còn biết một ông ngoại HO vốn là quan 5 từng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, đã đang vừa làm ông ngoại chính thức, vừa làm bà ngoại trên danh nghĩa
của các bà ngoại hay lo lắng cho con gái.
Vì
ông phải vất vả lo cho cháu chưa lớn hẳn, ông ngoại đang giúp con gái
trăm công ngàn việc trong nhà, như : lái xe chở cháu đi học, chăm sóc các cháu
ngoại vì con gái ông phải đi làm tới tối mới về, kèm sơ bài vở cho các cháu nhỏ
đó.
Lý
do : vợ ông tức bà ngoại chúng đã ra
đi về cõi vĩnh hằng lâu rồi.
Như
vậy, con gái ông xẩy mẹ ( tức vợ ông ) có phải lót lá mà
nằm đâu , còn được bố, là ông đó, chăm sóc bầy cháu nhỏ cho con gái ông, để con
gái ông rong ruổi đi làm, đi học, đi chơi nữa ...
Nên
chi câu : " Xẩy cha ăn cơm với cá " đã thiên vị vai trò người cha
không được vinh danh, chắc phải đợi chủ nhật tuần lễ thứ ba của tháng sáu dương
lịch tới đây, mới có quý vị con cái tôn phong cha mình phần nào.
Tuy
vậy, cũng phải thiết tha chia xẻ với các bà mẹ mọi lứa tuổi ở riêng xứ Mỹ này,
những bà mẹ vừa và những cô mẹ trẻ mà mới đây nhóm bạn trung niên của tôi, đã
hoan hỉ cùng nhau, ca tụng các đấng mẹ hiền qua văn chương thơ nhạc .
Quý
bà nêu trên, là những phụ nữ Việt Nam tha hương thật tuyệt vời, đã lúc nào cũng
vui chơi không quên nhiệm vụ Mother của mình.
Các
bạn nữ lưu ấy đã có vị vắng phu quân, mà vẫn dạy dỗ con nên người, học hành
thành đạt, con cái vững bước lên đường đầy cam go, thử thách ...
Có
lẽ con cái sẽ thay vì " ăn cơm với cá " nghèo nàn xưa, các gia đình
mẹ mẹ con con đã mời nhau đi nhà hàng ăn lẫu mì hải sản, bào ngư, tôm hùm vv...
Thành
hải sản, thủy sản muôn màu đủ vị sẽ san bằng tư tưởng thiếu cha hay thiếu mẹ ở
đời, hãy bình tĩnh sống, an tâm sống, vì cuộc đời rất đẹp, mà người đời có đủ
song đường ( cha mẹ) thì phước đức , bằng không chỉ có một thôi cha hoặc mẹ,
cũng chớ nên bâng khuâng, cám cảnh, gia đình sẽ mất đi phần hứng khởi, vỗ về
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)