Mỗi Ngày Một Chuyện
Ai đứng sau vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon?
Ai đứng sau vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon?
Mặc dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị cựu Thủ tướng Lebanon Saad Hariri và một thủ lĩnh đối lập khác là Walid Jumblatt cáo buộc đứng sau cái chết của Tướng Wissam al-Hassan, Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc công tác điều tra, làm rõ hung thủ trong vụ đánh bom xe tại thủ đô Beirut hôm 19/10 bị ngừng trệ.
Dư luận và giới chuyên môn thực sự dễ hiểu sau khi biết về những cáo buộc kể trên bởi Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Wissam al-Hassan là người có quan hệ thân thiết với cựu Thủ tướng Saad Hariri, hiện là thủ lĩnh phe đối lập ở Lebanon, quốc gia đang có thái độ thù địch đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoài ra, Tướng Wissam al-Hassan là một trong những người được giao nhiệm vụ điều tra, làm rõ hung thủ đứng sau cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri, bố đẻ của cựu Thủ tướng Saad Hariri. Theo thống kê chưa đầy đủ, vụ đánh bom xe xảy ra tại thủ đô Beirus của Lebanon hôm 19/10 đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, khoảng 100 người bị thương và nhiều xe ôtô trên đường phố cùng mặt tiền của một số tòa nhà xung quanh bị hư hại nặng.
Ngay sau khi biết tin về vụ tấn công đẫm máu kể trên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã cực lực lên án và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân cũng như Chính phủ và nhân dân Lebanon. Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi chính quyền Lebanon tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và các phe phái tại nước này kiềm chế, tránh bị các hành động khủng bố kích động. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland lên án vụ đánh bom và coi đây là một hành động khủng bố thì Tổng thống Pháp Francois Hollande hối thúc các quan chức Lebanon bảo vệ đất nước trước mọi âm mưu gây bất ổn.
Hiện trường vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon.
Về phần mình, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zohbi đã cực lực lên án vụ đánh bom và mô tả đó là hành động khủng bố hèn hạ. Trong khi những người Hồi giáo theo dòng Sunni đổ ra các đường phố trên khắp đất nước Lebanon và đốt lốp xe để phản đối vụ tấn công, thì phe đối lập tại Lebanon tiến hành cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi chính phủ từ chức vì cho rằng, Thủ tướng Najib Mikati phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom đẫm máu hôm 19/10... Hiện người ta chưa rõ vụ tấn công nhằm vào nhân vật chính trị nào cho dù Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Wissam al-Hassan là một trong những người bị thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm 19/10. Đây là quan chức cấp cao nhất của Lebanon bị ám sát kể từ vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafiq Hariri cách đây hơn 7 năm. Cho tới nay vẫn chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 19/10. Thủ tướng Lebanon Najib Mikati cho biết, chính phủ đang cố gắng để xác định thủ phạm.
Cách đây hơn 21 tháng (12/1/2011), ngay sau khi 11 Bộ trưởng trong nội các do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu từ chức, chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon lập tức sụp đổ, báo hiệu những bất ổn chính trị mới trên chính trường cũng như gia tăng căng thẳng giữa phong trào Hồi giáo Hezbollah được Syria và Iran ủng hộ với những đảng và tổ chức được Mỹ, phương Tây và Arab Saudi hậu thuẫn. Điều đáng nói là việc rút khỏi nội các của 11 Bộ trưởng thuộc Hezbollah đã được cảnh báo từ trước và mọi việc đều bắt nguồn từ những bất đồng kéo dài xung quanh cuộc điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri (2005-2011). Ngày 22/11/2010, hãng truyền thông CBC của Canada từng đưa tin, Tòa án đặc biệt về Lebanon đang nắm giữ những bằng chứng cho thấy Hezbollah đứng đằng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Trước đó (11/11/2010), thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã kêu gọi tẩy chay Tòa án đặc biệt về Lebanon. Tuyên bố hôm 11/11/2010 của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah từng khiến cho bầu không khí chính trị tại Lebanon vốn đã căng thẳng càng thêm u ám khi đề cập tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Trong tuyên bố hôm 11/11/2010, ông Hassan Nasrallah cảnh báo, Hezbollah sẽ “chặt tay” bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tìm cách bắt người của họ với cáo buộc có liên quan tới cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Hezbollah cũng kêu gọi giới chức Lebanon không hợp tác với uỷ ban điều tra của Liên hợp quốc trong cuộc điều tra vụ ám sát ông Rafik Hariri. Cho tới nay, Hezbollah vẫn không nhận trách nhiệm trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri và liên tục phản đối cuộc điều tra của Tòa án đặc biệt về Lebanon bởi coi đây là “kế hoạch của Israel”...
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng khẳng định sự ủng hộ đối với Tòa án đặc biệt về Lebanon trong cuộc điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Tuần báo Đức Der Spiegel từng có bài viết gây chấn động dư luận khi tuyên bố, Hezbollah đứng sau cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri bởi đó là kết quả điều tra của Tòa án đặc biệt do Liên hợp quốc tiến hành. Dư luận từng hy vọng, với việc thành lập tòa án đặc biệt (từ 1/3/2009), Liên hợp quốc sẽ sớm khai đình xét xử những nghi can đứng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri, nhưng tới nay chưa có ai phải hầu tòa
Quốc Tuấn-Khắc Dũng
( Long An chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ai đứng sau vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon?
Ai đứng sau vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon?
Mặc dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị cựu Thủ tướng Lebanon Saad Hariri và một thủ lĩnh đối lập khác là Walid Jumblatt cáo buộc đứng sau cái chết của Tướng Wissam al-Hassan, Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc công tác điều tra, làm rõ hung thủ trong vụ đánh bom xe tại thủ đô Beirut hôm 19/10 bị ngừng trệ.
Dư luận và giới chuyên môn thực sự dễ hiểu sau khi biết về những cáo buộc kể trên bởi Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Wissam al-Hassan là người có quan hệ thân thiết với cựu Thủ tướng Saad Hariri, hiện là thủ lĩnh phe đối lập ở Lebanon, quốc gia đang có thái độ thù địch đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoài ra, Tướng Wissam al-Hassan là một trong những người được giao nhiệm vụ điều tra, làm rõ hung thủ đứng sau cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri, bố đẻ của cựu Thủ tướng Saad Hariri. Theo thống kê chưa đầy đủ, vụ đánh bom xe xảy ra tại thủ đô Beirus của Lebanon hôm 19/10 đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, khoảng 100 người bị thương và nhiều xe ôtô trên đường phố cùng mặt tiền của một số tòa nhà xung quanh bị hư hại nặng.
Ngay sau khi biết tin về vụ tấn công đẫm máu kể trên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã cực lực lên án và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân cũng như Chính phủ và nhân dân Lebanon. Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi chính quyền Lebanon tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và các phe phái tại nước này kiềm chế, tránh bị các hành động khủng bố kích động. Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland lên án vụ đánh bom và coi đây là một hành động khủng bố thì Tổng thống Pháp Francois Hollande hối thúc các quan chức Lebanon bảo vệ đất nước trước mọi âm mưu gây bất ổn.
Hiện trường vụ ám sát Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Lebanon.
Về phần mình, Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zohbi đã cực lực lên án vụ đánh bom và mô tả đó là hành động khủng bố hèn hạ. Trong khi những người Hồi giáo theo dòng Sunni đổ ra các đường phố trên khắp đất nước Lebanon và đốt lốp xe để phản đối vụ tấn công, thì phe đối lập tại Lebanon tiến hành cuộc họp khẩn cấp và kêu gọi chính phủ từ chức vì cho rằng, Thủ tướng Najib Mikati phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom đẫm máu hôm 19/10... Hiện người ta chưa rõ vụ tấn công nhằm vào nhân vật chính trị nào cho dù Cục trưởng Tình báo-An ninh nội địa Wissam al-Hassan là một trong những người bị thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm 19/10. Đây là quan chức cấp cao nhất của Lebanon bị ám sát kể từ vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafiq Hariri cách đây hơn 7 năm. Cho tới nay vẫn chưa có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 19/10. Thủ tướng Lebanon Najib Mikati cho biết, chính phủ đang cố gắng để xác định thủ phạm.
Cách đây hơn 21 tháng (12/1/2011), ngay sau khi 11 Bộ trưởng trong nội các do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu từ chức, chính phủ đoàn kết dân tộc Lebanon lập tức sụp đổ, báo hiệu những bất ổn chính trị mới trên chính trường cũng như gia tăng căng thẳng giữa phong trào Hồi giáo Hezbollah được Syria và Iran ủng hộ với những đảng và tổ chức được Mỹ, phương Tây và Arab Saudi hậu thuẫn. Điều đáng nói là việc rút khỏi nội các của 11 Bộ trưởng thuộc Hezbollah đã được cảnh báo từ trước và mọi việc đều bắt nguồn từ những bất đồng kéo dài xung quanh cuộc điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri (2005-2011). Ngày 22/11/2010, hãng truyền thông CBC của Canada từng đưa tin, Tòa án đặc biệt về Lebanon đang nắm giữ những bằng chứng cho thấy Hezbollah đứng đằng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Trước đó (11/11/2010), thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã kêu gọi tẩy chay Tòa án đặc biệt về Lebanon. Tuyên bố hôm 11/11/2010 của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah từng khiến cho bầu không khí chính trị tại Lebanon vốn đã căng thẳng càng thêm u ám khi đề cập tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Trong tuyên bố hôm 11/11/2010, ông Hassan Nasrallah cảnh báo, Hezbollah sẽ “chặt tay” bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tìm cách bắt người của họ với cáo buộc có liên quan tới cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Hezbollah cũng kêu gọi giới chức Lebanon không hợp tác với uỷ ban điều tra của Liên hợp quốc trong cuộc điều tra vụ ám sát ông Rafik Hariri. Cho tới nay, Hezbollah vẫn không nhận trách nhiệm trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri và liên tục phản đối cuộc điều tra của Tòa án đặc biệt về Lebanon bởi coi đây là “kế hoạch của Israel”...
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng khẳng định sự ủng hộ đối với Tòa án đặc biệt về Lebanon trong cuộc điều tra vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Tuần báo Đức Der Spiegel từng có bài viết gây chấn động dư luận khi tuyên bố, Hezbollah đứng sau cái chết của cựu Thủ tướng Rafik Hariri bởi đó là kết quả điều tra của Tòa án đặc biệt do Liên hợp quốc tiến hành. Dư luận từng hy vọng, với việc thành lập tòa án đặc biệt (từ 1/3/2009), Liên hợp quốc sẽ sớm khai đình xét xử những nghi can đứng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri, nhưng tới nay chưa có ai phải hầu tòa
Quốc Tuấn-Khắc Dũng
( Long An chuyển )