Mỗi Ngày Một Chuyện
Antifa là Đồng Minh của Dân Chủ?
Những cuộc bạo loạn này đã gây thương vong và cướp đi tánh mạng của nhiều người, trong đó có 7 cảnh sát bị thiệt mạng và hơn 500 cảnh sát bị trọng thương. Người ta thương cảm, phẫn uất cho cái chết của anh George Floyd, và họ tràn ra đường phố biểu tình, cho rằng đây là hành động kỳ thị của cảnh sát. Những cuộc biểu tình ôn hoà do Black Lives Matter tổ chức đã biến thành những cuộc bạo loạn do nhóm Antifa lãnh đạo và chủ trương phá hoại nuớc Mỹ. Bộ Tư Pháp đã thu thập được nhiều bằng chứng và đang có nhiều cuộc điều tra về nhóm bạo động Antifa, nhóm này đã bị liệt kê vào danh sách những tổ chức khủng bố.
Sau một thời gian dài ngưng hoạt động, Antifa đã xuất hiện trở lại từ mùa bầu cử năm 2016. Ngay sau khi TT Trump đắc cử, Antifa đã lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình bạo động tại Portland, Los Angeles, Oakland, Philadelphia, Minneapolis, Boston, New York, Chicago . . . Tối Thứ Sáu ngày 11/11/2016, đài CNN đưa tin: "Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình chống Tổng Thống đắc cử Donald Trump, họ đã biểu tình liên tục từ 3 tối nay tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ. Cuộc biểu tình ôn hoà tại Portland, Oregon đã nhanh chóng trở thành bạo động do những người "vô chính phủ" tổ chức chống cảnh sát, phá hoại nhiều cơ sở thương mại và thiêu hủy nhiều xe cộ, trong đó có nhiều xe của cơ sở thương mại Toyota. Nhiều cuộc biểu tình khác vẫn đang tiếp tục xảy ra khắp nơi trên nước Mỹ . . ." Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 4 năm lại có một cuộc bầu Tổng Thống, trong thời gian tranh cử thì các ứng cử viên tố cáo nhau đủ điều, đảng phái thì ráo riết bênh vực ứng cử viên của phe mình, dùng đủ mọi thủ đoạn để hạ nhau, đánh phá đối thủ tàn tệ, không nương tay nhưng khi bầu cử xong thì phe thua cuộc vẫn phải chấp nhận kết quả bầu cử, không hề có vấn đề biểu tình đòi xoá kết quả bầu cử như năm 2016.
Mùa hè năm 2012 thời TT Obama, xảy ra vụ thiếu niên da đen Trayvon Martin bị bắn chết vì đã tấn công người da trắng tình nguyện viên canh giữ khu phố. Trong lúc người da đen đang căm hận cho rẳng Trayvon bị kỳ thị thì TT Obama nói "Nếu tôi có con trai thì con tôi sẽ giống như Trayvon Martin" và "Trayvon là hình ảnh của tôi 35 năm trước". Lời phát biểu này như đổ dầu vào lửa, khuyến khích người da đen đứng lên chống kỳ thị mạnh hơn và thế là phong trào bảo vệ mạng sống người da đen "Black Lives Matter" ra đời, nhằm mục đích "Ngăn chận bạo lực xảy ra cho người da đen và xoá bỏ siêu quyền lực da trắng". Black Lives Matter còn tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối những tiếng nói đối lập với TT Obama. Sau khi đảng Dân Chủ thất bại trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016, Black Lives Matter đã hợp tác với Tổ Chức Để Hành Động (OFA) của Obama lên kế hoạch chống lại chính sách của TT Trump và bảo vệ di sản của Obama. Các Tổng Thống Hoa Kỳ sau khi mãn nhiệm có truyền thống trở về quê sống thầm lặng, không ồn ào tham gia vào những sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên TT Obama đã không trở về Chicago, nơi ông là dân cử trước thời gian làm Tổng Thống mà ông đã mua nhà ngay tại Washington D.C. để có cơ hội tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo cho nhiều tổ chức chính trị của người da đen. Tư gia của TT Obama vẫn thường là nơi hội họp của Black Lives Matter, OFA và nhiều tổ chức dân sự chính trị khác của người Mỹ da đen.
Những người lãnh đạo biểu tình bạo loạn đã có những hành động và đòi hỏi phi lý. Họ đòi hỏi phải giải tán lực lượng cảnh sát. An ninh công cộng sẽ ra sao khi đường phố vắng bóng cảnh sát? Đêm khuya người dân có ngủ yên được không khi biết rằng nếu có ai đột nhập vào nhà mình, sẽ không có cảnh sát tới cứu giúp? Tánh mạng của những người lao động sống chen chúc trong những khu dân cư thiểu số nghèo nàn có được bảo đảm không? Những người còn có một chút đầu óc tỉnh táo không thể chấp nhận yêu sách giải tán lực lượng cảnh sát, vậy mà nhiều dân cử trong đảng Dân Chủ đã lên tiếng ủng hộ và họ còn quỳ gối trước ống kính của các cơ quan truyền thông. Từ Joe Biden, Chuck Schumer, Nancy Pelosi, Karla Harris, tới các dân biểu Al Green, Sheila Jackson và còn nhiều nữa, đầy đủ những khuôn mặt nổi tiếng của đảng Dân Chủ nhưng đang sợ mất phiếu của khối cử tri Mỹ đen nên đã có một màn trình diễn ngoạn mục, những hình ảnh này sẽ là những vết nhơ trong hồ sơ chính trị của họ.
TT Trump đã kiên cường chiến đấu trong suốt hơn ba năm qua, từ vụ bị xử truất phế tới vụ đại dịch Wuhan gây tử vong cho hơn 100 ngàn người và làm sụp đổ kinh tế của Hoa Kỳ. Tất cả những vu khống, những nỗ lực đánh phá của đảng Dân Chủ, của truyền thông cánh tả và ngay cả của thế lực ngầm cũng không làm Tổng Thống dao động. Vì tình thương dân tộc, vì trách nhiệm với quốc gia và thế giới tự do, TT Trump đã mãnh liệt chống chọi và từng bước, từng bước, ông đang thực hiện những lời hứa và sẽ chu toàn trách nhiệm do quốc dân Hoa Kỳ trao phó.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Antifa là Đồng Minh của Dân Chủ?
Những cuộc bạo loạn này đã gây thương vong và cướp đi tánh mạng của nhiều người, trong đó có 7 cảnh sát bị thiệt mạng và hơn 500 cảnh sát bị trọng thương. Người ta thương cảm, phẫn uất cho cái chết của anh George Floyd, và họ tràn ra đường phố biểu tình, cho rằng đây là hành động kỳ thị của cảnh sát. Những cuộc biểu tình ôn hoà do Black Lives Matter tổ chức đã biến thành những cuộc bạo loạn do nhóm Antifa lãnh đạo và chủ trương phá hoại nuớc Mỹ. Bộ Tư Pháp đã thu thập được nhiều bằng chứng và đang có nhiều cuộc điều tra về nhóm bạo động Antifa, nhóm này đã bị liệt kê vào danh sách những tổ chức khủng bố.
Sau một thời gian dài ngưng hoạt động, Antifa đã xuất hiện trở lại từ mùa bầu cử năm 2016. Ngay sau khi TT Trump đắc cử, Antifa đã lãnh đạo nhiều cuộc biểu tình bạo động tại Portland, Los Angeles, Oakland, Philadelphia, Minneapolis, Boston, New York, Chicago . . . Tối Thứ Sáu ngày 11/11/2016, đài CNN đưa tin: "Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình chống Tổng Thống đắc cử Donald Trump, họ đã biểu tình liên tục từ 3 tối nay tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ. Cuộc biểu tình ôn hoà tại Portland, Oregon đã nhanh chóng trở thành bạo động do những người "vô chính phủ" tổ chức chống cảnh sát, phá hoại nhiều cơ sở thương mại và thiêu hủy nhiều xe cộ, trong đó có nhiều xe của cơ sở thương mại Toyota. Nhiều cuộc biểu tình khác vẫn đang tiếp tục xảy ra khắp nơi trên nước Mỹ . . ." Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 4 năm lại có một cuộc bầu Tổng Thống, trong thời gian tranh cử thì các ứng cử viên tố cáo nhau đủ điều, đảng phái thì ráo riết bênh vực ứng cử viên của phe mình, dùng đủ mọi thủ đoạn để hạ nhau, đánh phá đối thủ tàn tệ, không nương tay nhưng khi bầu cử xong thì phe thua cuộc vẫn phải chấp nhận kết quả bầu cử, không hề có vấn đề biểu tình đòi xoá kết quả bầu cử như năm 2016.
Mùa hè năm 2012 thời TT Obama, xảy ra vụ thiếu niên da đen Trayvon Martin bị bắn chết vì đã tấn công người da trắng tình nguyện viên canh giữ khu phố. Trong lúc người da đen đang căm hận cho rẳng Trayvon bị kỳ thị thì TT Obama nói "Nếu tôi có con trai thì con tôi sẽ giống như Trayvon Martin" và "Trayvon là hình ảnh của tôi 35 năm trước". Lời phát biểu này như đổ dầu vào lửa, khuyến khích người da đen đứng lên chống kỳ thị mạnh hơn và thế là phong trào bảo vệ mạng sống người da đen "Black Lives Matter" ra đời, nhằm mục đích "Ngăn chận bạo lực xảy ra cho người da đen và xoá bỏ siêu quyền lực da trắng". Black Lives Matter còn tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối những tiếng nói đối lập với TT Obama. Sau khi đảng Dân Chủ thất bại trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016, Black Lives Matter đã hợp tác với Tổ Chức Để Hành Động (OFA) của Obama lên kế hoạch chống lại chính sách của TT Trump và bảo vệ di sản của Obama. Các Tổng Thống Hoa Kỳ sau khi mãn nhiệm có truyền thống trở về quê sống thầm lặng, không ồn ào tham gia vào những sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên TT Obama đã không trở về Chicago, nơi ông là dân cử trước thời gian làm Tổng Thống mà ông đã mua nhà ngay tại Washington D.C. để có cơ hội tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo cho nhiều tổ chức chính trị của người da đen. Tư gia của TT Obama vẫn thường là nơi hội họp của Black Lives Matter, OFA và nhiều tổ chức dân sự chính trị khác của người Mỹ da đen.
Những người lãnh đạo biểu tình bạo loạn đã có những hành động và đòi hỏi phi lý. Họ đòi hỏi phải giải tán lực lượng cảnh sát. An ninh công cộng sẽ ra sao khi đường phố vắng bóng cảnh sát? Đêm khuya người dân có ngủ yên được không khi biết rằng nếu có ai đột nhập vào nhà mình, sẽ không có cảnh sát tới cứu giúp? Tánh mạng của những người lao động sống chen chúc trong những khu dân cư thiểu số nghèo nàn có được bảo đảm không? Những người còn có một chút đầu óc tỉnh táo không thể chấp nhận yêu sách giải tán lực lượng cảnh sát, vậy mà nhiều dân cử trong đảng Dân Chủ đã lên tiếng ủng hộ và họ còn quỳ gối trước ống kính của các cơ quan truyền thông. Từ Joe Biden, Chuck Schumer, Nancy Pelosi, Karla Harris, tới các dân biểu Al Green, Sheila Jackson và còn nhiều nữa, đầy đủ những khuôn mặt nổi tiếng của đảng Dân Chủ nhưng đang sợ mất phiếu của khối cử tri Mỹ đen nên đã có một màn trình diễn ngoạn mục, những hình ảnh này sẽ là những vết nhơ trong hồ sơ chính trị của họ.
TT Trump đã kiên cường chiến đấu trong suốt hơn ba năm qua, từ vụ bị xử truất phế tới vụ đại dịch Wuhan gây tử vong cho hơn 100 ngàn người và làm sụp đổ kinh tế của Hoa Kỳ. Tất cả những vu khống, những nỗ lực đánh phá của đảng Dân Chủ, của truyền thông cánh tả và ngay cả của thế lực ngầm cũng không làm Tổng Thống dao động. Vì tình thương dân tộc, vì trách nhiệm với quốc gia và thế giới tự do, TT Trump đã mãnh liệt chống chọi và từng bước, từng bước, ông đang thực hiện những lời hứa và sẽ chu toàn trách nhiệm do quốc dân Hoa Kỳ trao phó.