Mỗi Ngày Một Chuyện
BẢN GIAO HƯỞNG KHÓI SƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
BẢN
GIAO HƯỞNG KHÓI SƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
Gặp
ông rất nhiều lần tại những nơi liên hệ đến chương trình HO vào năm cuối thập
niên 80 ở SAIGON, thế kỷ trước.
Tôi không có ý tránh cách nhìn và lối nói chuyện
của ông, nó có vẻ gì châm biếm, giễu cợt, coi thường thiên hạ mà trong đó có
tôi là một phụ nữ đang khốn khổ vì những sự đổi thay ngoài xã hội.
Nhưng ông với tôi lại thường gặp nhau rất sớm vào
những ngày làm việc, tức là từ thứ hai tới thứ sáu, nơi cái thành phố mang tên
người phụ bếp đi làm chính trị khởi thủy năm 1911 ở Bến Nhà Rồng, Khánh Hội.
Nay
được đặt tên kiểu Leningrat của Liên Xô thời xưa sụp đổ và chúng tôi cứ tình cờ
gặp nhau, chủ ý bởi việc nhà mỗi người.
Chúng
tôi phải bước qua những “ải làm việc” Công an quận Phú Nhuận, Nguyễn Du, Nguyễn
Trãi, Ngoại vụ đường Nguyễn Thị Minh Khai rồi tới được phi trường Tân Sơn Nhất
là mất hút nhau.
Cái
lý do có mấy lần ông ta gợi chuyện, tôi tỏ vẻ không muốn đáp, chỉ vì diện mạo
khó đăm đăm của ông.
Rồi
cả 2 gia đình ông và tôi đều tới được Hoa Kỳ, đều cư trú tại miền Nam Cali vào
đầu thập niên 90, thế kỷ trước.
Cho đến một ngày nắng ấm, anh chị Duy Lam rủ tôi
qua Cánh Đồng Hồng thăm tòa soạn báo Saigon Times. Đang vui vẻ nói chuyện với
nhà thơ Thái Tú Hạp và nữ sĩ Ái Cầm, thì ông xuất hiện ở quầy để báo tặng, phía
cửa.
Tôi thấy ông và nhà thơ Thái Tú Hạp gật đầu chào
nhau, chính cái ông mà tôi thường gặp trước ngày đi Mỹ.
Tôi hỏi khẽ: “Ai thế?”
Thái Tú Hạp trả lời: “Ông Đặng Trần Huân”
Tôi bèn vui mừng chào ông.
- Lâu quá mới gặp lại ông.
Ông tỉnh bơ đáp:
- Tôi vẫn gặp cô ở Chốn Bụi Hồng này.
Tôi khựng lại ngay, vì ông vốn là người viết chuyện
cấm cười, cấm đàn bà. Sang tới Hoa Kỳ, lại bàn qua lãnh vực phê bình văn
chương, khiến tôi ngại ngùng, chỉ ậm ừ.
- Thế à.
Ông bồi luôn một câu:
- Có sang Mỹ mới đọc văn Cao Mỵ Nhân chứ.
Cơn
giận của tôi lâu nay bừng dậy, tôi cũng hồi đáp một cách văn hoa:
- Vâng, qua đây ông mới đọc văn kiểu Chốn Bụi Hồng,
chứ ở Việt Nam thì ông đọc Victor Hugo, Ernest Hemingway.
Ông lặng người nhìn tôi:
- Tôi không có ý nói vậy, chỉ là muốn nói cô vốn
toàn làm thơ.
Ông lấy báo Saigon Times, rồi ra về.
Buổi ấy tôi như được giải tỏa điều gì trong lòng.
Không lâu sau, ông ra tập truyện viết ở Hoa Kỳ, do
2 nhà báo Đỗ Tiến Đức và Lâm Tường Dũ tổ chức ở hội trường trung tâm Beauty
College Ưestminster.
Ông
khẩn khoản bảo tôi nên tham dự, vì khách mời toàn thân hữu và nhà báo thôi.
Tôi vô hội trường chưa đầy 15 phút, đang phần trình
bầy của các vị giới thiệu tác giả và tác phẩm thì nhà báo Lâm Tường Dũ mời lên
phát biểu, nói là muốn biết ý kiến của giới phụ nữ về cây bút hài hước trong
Quân đội ngày xưa.
Vốn sẵn không thích tiếu lâm, tôi bèn kể lại chuyện
một lần nào sinh nhật tôi ở Đà Nẵng tôi đã nhận được 4 cuốn chuyện cấm đàn bà
từ 4 người bạn quân ngũ gởi tặng.
Nhà văn Đặng Trần Huân cười vui, vì ông không ngờ
ảnh hưởng văn chương của ông trong giao tế lại được độc giả ái mộ thế.
Sau đó, chúng tôi có vẻ thân nhau hơn, tôi kính
trọng kiến thức rộng rãi sâu xa của ông, truyện viết của ông thì tôi đọc rồi,
còn thơ tôi gởi tặng ông, ông cũng chịu khó xem qua loa.
Mùa
thu năm 1997, nhà văn Đỗ Tiến Đức tổ chức ra mắt cuốn Thơ Mỵ 2 cho tôi tại tòa
soạn báo Thời Luận ở Los Angeles.
4 vị văn nghệ sĩ gốc thuộc 4 giới: Họa sĩ
Tạ Tý, nhà thơ Thái Thủy, nhà văn Đặng Trần Huân, nhà báo Đỗ Tiến Đức chụp
chung một tấm hình... lịch sử (văn nghệ sĩ).
Tôi vừa là tác giả ra mắt sách, vừa điều hợp chương
trình.
Nhà văn Đặng Trần Huân thường có vẻ mặt nghiêm
trang và khắc khổ, ít thấy ông cười kiểu dễ dãi như trong các chuyện cấm cười
của ông, ông mang cuốn Thơ Mỵ 2 đến chỗ tôi chờ giới thiệu tiếp chương trình,
ông nói vừa đủ nghe:
- Tôi đọc bài Chia Sẻ trang 50, trong Thơ Mỵ 2 tất
nhiên tôi thích hơn những bài kia, cô viết 3 đoạn lục bát, mà nói đầy đủ tâm
hồn.
Tôi nhủ thầm, ông này là tổ sư chế giễu, mình phải
cẩn thận lời ăn, tiếng nói. Y chang, ông tiếp:
- Bài thơ 12 câu đều đúng lắm đấy, nhưng 2 câu tôi
thích nhất là:
Một lần “nói nhỏ” bên anh
Lững lờ, lơ lửng, long lanh, lạ lùng
(Chia sẻ - CMN)
Biết ngay luận điệu cấm cười của ông, tôi hơi gắt
gỏng, cũng vừa đủ nghe:
- Tại sao cả tập thơ, cả bài thơ, không trích dẫn câu nào, mà lững lờ, lơ lửng vậy?
Nhà văn Đặng Trần Huân nở trọn vẹn nụ cười:
- Thì người viết chuyện cười như tôi, đọc 2 câu thơ
ấy, thấy hay là ... may lắm rồi.
Chúng
tôi thường chỉ thông báo cho nhau những tin tức văn thơ, báo chí ở hải ngoại.
Ngay cả việc gia đình ông qua city Gardena thăm họ
hàng, nơi đến rất gần nhà tôi, ông cũng chỉ phone, và hẹn một ngày đẹp trời
hơn, sẽ ghé thăm Chốn Bụi Hồng CMN.
Khoảng đầu thiên niên kỷ, ông ấy nói rằng:
- Phạm Huấn trẻ trung và khỏe mạnh hơn tôi mà vô
viện dưỡng lão rồi đấy. Còn tôi, hình như cũng đang đau.
- Không được, không được... đau chứ. Năm nay ông
sáu mấy rồi?
- Sáu mấy thế nào được, ngoài cổ lai hy lâu rồi.
Mùa xuân tiếp nữa, tôi từ phi trường LAX về nhà,
thấy có bao thư nhỏ ghim ở cửa nhà, tôi mở ra xem. Mảnh giấy viết: “Biết cô từ
Việt Nam trở qua hôm nay, tôi đến tin cho cô biết: anh Đặng Trần Huân đang nằm
bệnh viện X. nhờ tôi đi tìm CMN, anh nói hình như CMN hiện đang công tác với một
số tờ báo ở tận Sacramento, dặn hỏi thăm báo ấy xem CMN đang ở nơi nào mà bỗng
bặt tăm . "
“Mai tôi tới đón cô tới thăm anh Đặng Trần Huân ở
bệnh viện nhé, nguy kịch lắm”.
Nhà
báo Nguyễn Vạn H. đã lái xe chở tôi đến bệnh viện X thăm nhà văn Đặng Trần Huân.
Trước
mặt nhà báo Nguyễn Vạn H., ông nhờ tôi mở tủ lấy gói thuốc cho ông uống. Tôi
còn loay hoay, thì ông nhảy phóc khỏi giường, tự mở tủ lấy thuốc, tôi thấy ông
còn Power lắm, mà sao lại bảo nguy kịch nhỉ?
Ông
Nguyễn Vạn H. ra ngoài làm chi đó, nhà văn Đặng Trần Huân vẻ nhẫn nhịn hỏi tôi?
- Bộ năm nào Cao Mỵ Nhân cũng về Việt Nam à?
- Vì còn kẹt 2 đứa con gái bên ấy.
- Tôi vô đây, gần cả tuần nay, mong CMN quá đỗi!
- Nhưng, có thể làm được việc gì?
- Thăm tôi (cười nhẹ), thăm người đau.
Bệnh
viện Mỹ ở Covina, nhân viên toàn người Mỹ. Một ông y tá Mỹ mang hồ sơ bệnh, tới
hỏi:
- Tên ông?
- HUAN TRAN DANG
- Bà XXX
- Là vợ tôi
- Ông YYY
- Là con trai tôi
Họ hỏi về người nhà thăm hồi sáng.
Người y tá Mỹ nhìn tôi, giờ đó chắc không phải giờ
thăm viếng, tôi vội bỏ ra ngoài, nhà văn Đặng Trần Huân nói English rất rõ
ràng. Đúng lúc nhà báo Nguyễn Vạn H. trở lại, nhà văn Đặng Trần Huân ngó 2
chúng tôi, nói vẫn nghe vừa nhỏ như mọi lần:
-
Thế thôi, về hả ?
Vâng, thế thôi. Ai nấy về lại nhà mình
Vài ngày sau, ông cũng về lại nhà ông, con trai ông
kể lại qua phone: ông ngồi ở Salon, nhìn ra ngoài trời... Rồi lại vào nhà
thương khác, và mãn phần.
Tôi
không đưa tiễn ông về đồi Hồng, nơi ở vĩnh cửu của ông. Ông đã nằm yên trong
nỗi nhớ của quyến thuộc, bạn bè, trong mỗi chuyện cười bé nhỏ nhưng lan xa, và
cả trong thơ tôi một chút buồn... thấp thoáng.
Sớm
nay, sương khói mịt mù trước nhà, tôi đứng bên trong cửa sổ, nghe tự đáy lòng
nỗi bâng khuâng của mỗi kiếp người. Chẳng thấy trời đâu, chẳng thấy đất đâu,
trong sương khói mịt mù kia, giọng nói tiếng cười miên viễn như một bản giao
hưởng phức tạp, trầm tư, bất chợt nghe tiếng khóc của hoa tàn, cỏ lạnh.
“Thế
thôi, về hả” – Ai về, về nhà hay về nơi vĩnh cửu muôn tiếng gió thổi, mây bay.
Nhà văn họ Đặng đã giã từ cõi tạm 15 năm nay.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BẢN GIAO HƯỞNG KHÓI SƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
BẢN
GIAO HƯỞNG KHÓI SƯƠNG - CAO MỴ NHÂN
Gặp
ông rất nhiều lần tại những nơi liên hệ đến chương trình HO vào năm cuối thập
niên 80 ở SAIGON, thế kỷ trước.
Tôi không có ý tránh cách nhìn và lối nói chuyện
của ông, nó có vẻ gì châm biếm, giễu cợt, coi thường thiên hạ mà trong đó có
tôi là một phụ nữ đang khốn khổ vì những sự đổi thay ngoài xã hội.
Nhưng ông với tôi lại thường gặp nhau rất sớm vào
những ngày làm việc, tức là từ thứ hai tới thứ sáu, nơi cái thành phố mang tên
người phụ bếp đi làm chính trị khởi thủy năm 1911 ở Bến Nhà Rồng, Khánh Hội.
Nay
được đặt tên kiểu Leningrat của Liên Xô thời xưa sụp đổ và chúng tôi cứ tình cờ
gặp nhau, chủ ý bởi việc nhà mỗi người.
Chúng
tôi phải bước qua những “ải làm việc” Công an quận Phú Nhuận, Nguyễn Du, Nguyễn
Trãi, Ngoại vụ đường Nguyễn Thị Minh Khai rồi tới được phi trường Tân Sơn Nhất
là mất hút nhau.
Cái
lý do có mấy lần ông ta gợi chuyện, tôi tỏ vẻ không muốn đáp, chỉ vì diện mạo
khó đăm đăm của ông.
Rồi
cả 2 gia đình ông và tôi đều tới được Hoa Kỳ, đều cư trú tại miền Nam Cali vào
đầu thập niên 90, thế kỷ trước.
Cho đến một ngày nắng ấm, anh chị Duy Lam rủ tôi
qua Cánh Đồng Hồng thăm tòa soạn báo Saigon Times. Đang vui vẻ nói chuyện với
nhà thơ Thái Tú Hạp và nữ sĩ Ái Cầm, thì ông xuất hiện ở quầy để báo tặng, phía
cửa.
Tôi thấy ông và nhà thơ Thái Tú Hạp gật đầu chào
nhau, chính cái ông mà tôi thường gặp trước ngày đi Mỹ.
Tôi hỏi khẽ: “Ai thế?”
Thái Tú Hạp trả lời: “Ông Đặng Trần Huân”
Tôi bèn vui mừng chào ông.
- Lâu quá mới gặp lại ông.
Ông tỉnh bơ đáp:
- Tôi vẫn gặp cô ở Chốn Bụi Hồng này.
Tôi khựng lại ngay, vì ông vốn là người viết chuyện
cấm cười, cấm đàn bà. Sang tới Hoa Kỳ, lại bàn qua lãnh vực phê bình văn
chương, khiến tôi ngại ngùng, chỉ ậm ừ.
- Thế à.
Ông bồi luôn một câu:
- Có sang Mỹ mới đọc văn Cao Mỵ Nhân chứ.
Cơn
giận của tôi lâu nay bừng dậy, tôi cũng hồi đáp một cách văn hoa:
- Vâng, qua đây ông mới đọc văn kiểu Chốn Bụi Hồng,
chứ ở Việt Nam thì ông đọc Victor Hugo, Ernest Hemingway.
Ông lặng người nhìn tôi:
- Tôi không có ý nói vậy, chỉ là muốn nói cô vốn
toàn làm thơ.
Ông lấy báo Saigon Times, rồi ra về.
Buổi ấy tôi như được giải tỏa điều gì trong lòng.
Không lâu sau, ông ra tập truyện viết ở Hoa Kỳ, do
2 nhà báo Đỗ Tiến Đức và Lâm Tường Dũ tổ chức ở hội trường trung tâm Beauty
College Ưestminster.
Ông
khẩn khoản bảo tôi nên tham dự, vì khách mời toàn thân hữu và nhà báo thôi.
Tôi vô hội trường chưa đầy 15 phút, đang phần trình
bầy của các vị giới thiệu tác giả và tác phẩm thì nhà báo Lâm Tường Dũ mời lên
phát biểu, nói là muốn biết ý kiến của giới phụ nữ về cây bút hài hước trong
Quân đội ngày xưa.
Vốn sẵn không thích tiếu lâm, tôi bèn kể lại chuyện
một lần nào sinh nhật tôi ở Đà Nẵng tôi đã nhận được 4 cuốn chuyện cấm đàn bà
từ 4 người bạn quân ngũ gởi tặng.
Nhà văn Đặng Trần Huân cười vui, vì ông không ngờ
ảnh hưởng văn chương của ông trong giao tế lại được độc giả ái mộ thế.
Sau đó, chúng tôi có vẻ thân nhau hơn, tôi kính
trọng kiến thức rộng rãi sâu xa của ông, truyện viết của ông thì tôi đọc rồi,
còn thơ tôi gởi tặng ông, ông cũng chịu khó xem qua loa.
Mùa
thu năm 1997, nhà văn Đỗ Tiến Đức tổ chức ra mắt cuốn Thơ Mỵ 2 cho tôi tại tòa
soạn báo Thời Luận ở Los Angeles.
4 vị văn nghệ sĩ gốc thuộc 4 giới: Họa sĩ
Tạ Tý, nhà thơ Thái Thủy, nhà văn Đặng Trần Huân, nhà báo Đỗ Tiến Đức chụp
chung một tấm hình... lịch sử (văn nghệ sĩ).
Tôi vừa là tác giả ra mắt sách, vừa điều hợp chương
trình.
Nhà văn Đặng Trần Huân thường có vẻ mặt nghiêm
trang và khắc khổ, ít thấy ông cười kiểu dễ dãi như trong các chuyện cấm cười
của ông, ông mang cuốn Thơ Mỵ 2 đến chỗ tôi chờ giới thiệu tiếp chương trình,
ông nói vừa đủ nghe:
- Tôi đọc bài Chia Sẻ trang 50, trong Thơ Mỵ 2 tất
nhiên tôi thích hơn những bài kia, cô viết 3 đoạn lục bát, mà nói đầy đủ tâm
hồn.
Tôi nhủ thầm, ông này là tổ sư chế giễu, mình phải
cẩn thận lời ăn, tiếng nói. Y chang, ông tiếp:
- Bài thơ 12 câu đều đúng lắm đấy, nhưng 2 câu tôi
thích nhất là:
Một lần “nói nhỏ” bên anh
Lững lờ, lơ lửng, long lanh, lạ lùng
(Chia sẻ - CMN)
Biết ngay luận điệu cấm cười của ông, tôi hơi gắt
gỏng, cũng vừa đủ nghe:
- Tại sao cả tập thơ, cả bài thơ, không trích dẫn câu nào, mà lững lờ, lơ lửng vậy?
Nhà văn Đặng Trần Huân nở trọn vẹn nụ cười:
- Thì người viết chuyện cười như tôi, đọc 2 câu thơ
ấy, thấy hay là ... may lắm rồi.
Chúng
tôi thường chỉ thông báo cho nhau những tin tức văn thơ, báo chí ở hải ngoại.
Ngay cả việc gia đình ông qua city Gardena thăm họ
hàng, nơi đến rất gần nhà tôi, ông cũng chỉ phone, và hẹn một ngày đẹp trời
hơn, sẽ ghé thăm Chốn Bụi Hồng CMN.
Khoảng đầu thiên niên kỷ, ông ấy nói rằng:
- Phạm Huấn trẻ trung và khỏe mạnh hơn tôi mà vô
viện dưỡng lão rồi đấy. Còn tôi, hình như cũng đang đau.
- Không được, không được... đau chứ. Năm nay ông
sáu mấy rồi?
- Sáu mấy thế nào được, ngoài cổ lai hy lâu rồi.
Mùa xuân tiếp nữa, tôi từ phi trường LAX về nhà,
thấy có bao thư nhỏ ghim ở cửa nhà, tôi mở ra xem. Mảnh giấy viết: “Biết cô từ
Việt Nam trở qua hôm nay, tôi đến tin cho cô biết: anh Đặng Trần Huân đang nằm
bệnh viện X. nhờ tôi đi tìm CMN, anh nói hình như CMN hiện đang công tác với một
số tờ báo ở tận Sacramento, dặn hỏi thăm báo ấy xem CMN đang ở nơi nào mà bỗng
bặt tăm . "
“Mai tôi tới đón cô tới thăm anh Đặng Trần Huân ở
bệnh viện nhé, nguy kịch lắm”.
Nhà
báo Nguyễn Vạn H. đã lái xe chở tôi đến bệnh viện X thăm nhà văn Đặng Trần Huân.
Trước
mặt nhà báo Nguyễn Vạn H., ông nhờ tôi mở tủ lấy gói thuốc cho ông uống. Tôi
còn loay hoay, thì ông nhảy phóc khỏi giường, tự mở tủ lấy thuốc, tôi thấy ông
còn Power lắm, mà sao lại bảo nguy kịch nhỉ?
Ông
Nguyễn Vạn H. ra ngoài làm chi đó, nhà văn Đặng Trần Huân vẻ nhẫn nhịn hỏi tôi?
- Bộ năm nào Cao Mỵ Nhân cũng về Việt Nam à?
- Vì còn kẹt 2 đứa con gái bên ấy.
- Tôi vô đây, gần cả tuần nay, mong CMN quá đỗi!
- Nhưng, có thể làm được việc gì?
- Thăm tôi (cười nhẹ), thăm người đau.
Bệnh
viện Mỹ ở Covina, nhân viên toàn người Mỹ. Một ông y tá Mỹ mang hồ sơ bệnh, tới
hỏi:
- Tên ông?
- HUAN TRAN DANG
- Bà XXX
- Là vợ tôi
- Ông YYY
- Là con trai tôi
Họ hỏi về người nhà thăm hồi sáng.
Người y tá Mỹ nhìn tôi, giờ đó chắc không phải giờ
thăm viếng, tôi vội bỏ ra ngoài, nhà văn Đặng Trần Huân nói English rất rõ
ràng. Đúng lúc nhà báo Nguyễn Vạn H. trở lại, nhà văn Đặng Trần Huân ngó 2
chúng tôi, nói vẫn nghe vừa nhỏ như mọi lần:
-
Thế thôi, về hả ?
Vâng, thế thôi. Ai nấy về lại nhà mình
Vài ngày sau, ông cũng về lại nhà ông, con trai ông
kể lại qua phone: ông ngồi ở Salon, nhìn ra ngoài trời... Rồi lại vào nhà
thương khác, và mãn phần.
Tôi
không đưa tiễn ông về đồi Hồng, nơi ở vĩnh cửu của ông. Ông đã nằm yên trong
nỗi nhớ của quyến thuộc, bạn bè, trong mỗi chuyện cười bé nhỏ nhưng lan xa, và
cả trong thơ tôi một chút buồn... thấp thoáng.
Sớm
nay, sương khói mịt mù trước nhà, tôi đứng bên trong cửa sổ, nghe tự đáy lòng
nỗi bâng khuâng của mỗi kiếp người. Chẳng thấy trời đâu, chẳng thấy đất đâu,
trong sương khói mịt mù kia, giọng nói tiếng cười miên viễn như một bản giao
hưởng phức tạp, trầm tư, bất chợt nghe tiếng khóc của hoa tàn, cỏ lạnh.
“Thế
thôi, về hả” – Ai về, về nhà hay về nơi vĩnh cửu muôn tiếng gió thổi, mây bay.
Nhà văn họ Đặng đã giã từ cõi tạm 15 năm nay.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)