Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
BÀN RA TÁN VÀO _ Việt Nhân
Trước hết, Việt Nhân tôi xin có lời thành thật cám ơn, Bà hay Cô Đỗ Thị Hạnh, đã có lời chúc Việt Nhân tôi được nhiều sức khỏe, đây là điều ai cũng thích, và riêng chúng tôi lại càng thích hơn tất cả mọi thứ. Người ta vốn mong được có cái gì mà mình không có hay có ít, chúng tôi cũng thế không biệt lệ, nói chung sức khỏe của những anh em trong nhóm HNPĐ, đã từng một thời là lính là tù, lại thêm có đứa trong đánh đấm cùng Vẹm mà thương tật, đến cuối đời những thứ đó nó làm phiền chúng tôi không ít, nên chúc sức khỏe là đúng cái chúng tôi cần – Một lần nữa xin đa tạ sự ưu ái của Bà và tất cả độc giả HNPĐ.
Phần cuối này là thưa chuyện cùng Ông Do Quan, trước hết xin phép được gọi ông bằng Bạn cho thêm thân mật, và câu chuyện nói với ông cũng là câu chuyện hôm nay “bàn ra tán vào” - Cùng Bạn Do Quan, theo như bạn viết thì bạn đang ở bên Úc, được biết thế mỗ tôi rất vui, vì rằng nhìn trên bản đồ, thì đường bộ đường sông, đường biển cùng đường máy bay đều xa tít mù, thế mà hằng ngày mỗ tôi vẫn được thưa chuyện cùng bạn. Thật là thú vị vô cùng, khi chúng ta cùng lý tưởng, cùng ước mong, tuy rằng xa nhưng lại không xa vì chúng ta có chung lòng Việt Nam - Mong lắm thay một ngày thật gần chúng ta lại là chúng ta ngày xưa, lúc đó chúng ta cùng nhau xua đi những gì đắng cay trong đời như xua đi một cơn mê… để rồi lại được ngồi bên vĩa hè phố cũ quê nhà mà ca câu ngày ta trở về.
Thưa bạn Do Quan, bạn hỏi ban biên tập của tờ NV còn bao nhiêu người chịu ảnh hưởng đường lối của anh Yến, điều này quả thật là một câu hỏi khó, nhưng không phải không có câu trả lời, nếu ta tìm hiểu qua vài người ít ỏi sót lại từ thời anh Yến còn sống. Nhưng theo thiển nghĩ, chuyện đời như dòng nước lan tỏa, đầu nguồn cuối nguồn đã khó giữ được như là một, thì làm sao ta hiểu được lòng những người sau này, nhất là lớp trẻ kế tục anh Yến nghe nói họ rất cao ngạo, nên ta khó có thể đoán được bệnh tình nặng nhẹ.
Tiện đây mỗ tôi cũng xin được đi ra ngoài lề một tí mà tâm sự cùng bạn, là mỗ tôi có được một khoảng thời gian quen biết cùng anh Yến, ngắn thôi chỉ đôi ba năm lúc chúng tôi còn rất trẻ, anh hơn tôi vài tuổi, lúc đó là thời gian vừa sau chế độ ông Diệm sụp đổ, và cũng là lúc tình hình xã hội nhất là về mặt chính trị, sôi động đến mức hỗn loạn.
Không cần nhắc chắc bạn Do Quan còn nhớ, lúc ấy HSSV có thể nói là quậy “tưng” luôn, đương nhiên với tuổi trẻ sự hiểu biết về chính trị nông cạn, nhưng lại “hăng” nên một số không tránh khỏi bị lợi dụng, từ phía CS lẫn những tay chính trị hoạt đầu, riêng chúng tôi lúc đó sinh hoạt trong Hướng đạo. Không biết anh Yến bên trong thế nào, nhưng có nói với tôi một câu “HĐ không phải là những thằng ngu” cho thấy ý anh là đứng ngoài những ồn ào lúc đó, cả hai chúng tôi chỉ chú mục vào các hoạt động xã hội, như chuyện cứu trợ miền trung bị lụt, hay giúp đồng bào nghèo những khu nhà lá ngoại thành…
Lần cuối gặp anh là lần anh mời đến chung vui ngày anh lập gia đình, cũng là lúc nghe nói anh hoạt động bên Tổng hội SV, đó là những năm giữa thập niên 60, riêng tôi sau đó thì đi lính, vì thế trong đầu tôi anh là một huynh trưởng HĐ thuần túy. Tôi sang mỹ định cư, cũng là lúc anh ấy thành đạt, tôi tránh gặp vì ngại mang tiếng cậy nhờ, rồi chuyện ồn ào khi người ta có bằng chứng anh ấy thân cộng – Tôi nhắc chuyện cũ chia xẻ cùng bạn Do Quan để thấy rằng, con người ta đôi lúc tự thay đổi, nhẹ nhàng như nhánh rẽ một con sông.
Hôm nay người ta đã nói Cty NV thân cộng, vậy đường lối ấy thuộc loại nữa nạc nữa mỡ, mà kinh nghiệm xương máu chúng ta đã khổ nhiều quá rồi với những thứ ba rọi đó, thiết nghĩ ta cần gì phải chiêu hồi chi cho tốn công, chưa muốn nói đến những phiền lụy cho sau này, một khi ngựa quen đường cũ. Vả nếu anh ấy có đường, thì đường lối từ anh xuống đến đàn em anh, mỗ tôi nghĩ không chừng nay nó đã biến tướng thành một thứ ba đầu sáu tay quái nhân, thì thử hỏi chúng ta thuần phục nó để dùng vào việc gì? Thôi! nay ta có rất nhiều điều kiện chọn lựa, những thứ tốt chung quanh ta đâu thiếu, ta tự do chọn lấy mà xài, thứ đó dứt khoát gạt qua một bên là thượng sách, không đáng để ta quan tâm.
Mỗ tôi có một ông bạn già, nhận xét về trường hợp Cty NV, ông có nói rằng sự thành công của nó khiến nhiều người tự cho đó cũng là niềm hãnh diện chung của cộng đồng, nên khi thấy có vấn đề thì cảm thấy tiếc, và cũng có ý như bạn muốn là chiêu hồi nó. Nhưng theo ông ấy, thời nay đã qua rồi thời chúng ta ngày trước, chiếc xe đạp của chúng ta khi xưa bị hỏng thì nó được tháo banh càng ra mà sửa chữa, ngày nay đem chiếc xe ra cho thợ, thì thợ ném bộ phận hỏng đi mà thay ngay cái mới. Cái cách này có cái hay là nhanh và gọn, vả lại bạn đang có trong tay tờ báo HNPĐ, đủ các món cho bạn xem, thì cần gì phải nhọc sức làm chi với công chuyện chiêu hồi một tờ báo có quá nhiều vấn đề như NV cho mất thời gian - Thân Chào.
BÀN RA TÁN VÀO _ Việt Nhân
Trước hết, Việt Nhân tôi xin có lời thành thật cám ơn, Bà hay Cô Đỗ Thị Hạnh, đã có lời chúc Việt Nhân tôi được nhiều sức khỏe, đây là điều ai cũng thích, và riêng chúng tôi lại càng thích hơn tất cả mọi thứ. Người ta vốn mong được có cái gì mà mình không có hay có ít, chúng tôi cũng thế không biệt lệ, nói chung sức khỏe của những anh em trong nhóm HNPĐ, đã từng một thời là lính là tù, lại thêm có đứa trong đánh đấm cùng Vẹm mà thương tật, đến cuối đời những thứ đó nó làm phiền chúng tôi không ít, nên chúc sức khỏe là đúng cái chúng tôi cần – Một lần nữa xin đa tạ sự ưu ái của Bà và tất cả độc giả HNPĐ.
Phần cuối này là thưa chuyện cùng Ông Do Quan, trước hết xin phép được gọi ông bằng Bạn cho thêm thân mật, và câu chuyện nói với ông cũng là câu chuyện hôm nay “bàn ra tán vào” - Cùng Bạn Do Quan, theo như bạn viết thì bạn đang ở bên Úc, được biết thế mỗ tôi rất vui, vì rằng nhìn trên bản đồ, thì đường bộ đường sông, đường biển cùng đường máy bay đều xa tít mù, thế mà hằng ngày mỗ tôi vẫn được thưa chuyện cùng bạn. Thật là thú vị vô cùng, khi chúng ta cùng lý tưởng, cùng ước mong, tuy rằng xa nhưng lại không xa vì chúng ta có chung lòng Việt Nam - Mong lắm thay một ngày thật gần chúng ta lại là chúng ta ngày xưa, lúc đó chúng ta cùng nhau xua đi những gì đắng cay trong đời như xua đi một cơn mê… để rồi lại được ngồi bên vĩa hè phố cũ quê nhà mà ca câu ngày ta trở về.
Thưa bạn Do Quan, bạn hỏi ban biên tập của tờ NV còn bao nhiêu người chịu ảnh hưởng đường lối của anh Yến, điều này quả thật là một câu hỏi khó, nhưng không phải không có câu trả lời, nếu ta tìm hiểu qua vài người ít ỏi sót lại từ thời anh Yến còn sống. Nhưng theo thiển nghĩ, chuyện đời như dòng nước lan tỏa, đầu nguồn cuối nguồn đã khó giữ được như là một, thì làm sao ta hiểu được lòng những người sau này, nhất là lớp trẻ kế tục anh Yến nghe nói họ rất cao ngạo, nên ta khó có thể đoán được bệnh tình nặng nhẹ.
Tiện đây mỗ tôi cũng xin được đi ra ngoài lề một tí mà tâm sự cùng bạn, là mỗ tôi có được một khoảng thời gian quen biết cùng anh Yến, ngắn thôi chỉ đôi ba năm lúc chúng tôi còn rất trẻ, anh hơn tôi vài tuổi, lúc đó là thời gian vừa sau chế độ ông Diệm sụp đổ, và cũng là lúc tình hình xã hội nhất là về mặt chính trị, sôi động đến mức hỗn loạn.
Không cần nhắc chắc bạn Do Quan còn nhớ, lúc ấy HSSV có thể nói là quậy “tưng” luôn, đương nhiên với tuổi trẻ sự hiểu biết về chính trị nông cạn, nhưng lại “hăng” nên một số không tránh khỏi bị lợi dụng, từ phía CS lẫn những tay chính trị hoạt đầu, riêng chúng tôi lúc đó sinh hoạt trong Hướng đạo. Không biết anh Yến bên trong thế nào, nhưng có nói với tôi một câu “HĐ không phải là những thằng ngu” cho thấy ý anh là đứng ngoài những ồn ào lúc đó, cả hai chúng tôi chỉ chú mục vào các hoạt động xã hội, như chuyện cứu trợ miền trung bị lụt, hay giúp đồng bào nghèo những khu nhà lá ngoại thành…
Lần cuối gặp anh là lần anh mời đến chung vui ngày anh lập gia đình, cũng là lúc nghe nói anh hoạt động bên Tổng hội SV, đó là những năm giữa thập niên 60, riêng tôi sau đó thì đi lính, vì thế trong đầu tôi anh là một huynh trưởng HĐ thuần túy. Tôi sang mỹ định cư, cũng là lúc anh ấy thành đạt, tôi tránh gặp vì ngại mang tiếng cậy nhờ, rồi chuyện ồn ào khi người ta có bằng chứng anh ấy thân cộng – Tôi nhắc chuyện cũ chia xẻ cùng bạn Do Quan để thấy rằng, con người ta đôi lúc tự thay đổi, nhẹ nhàng như nhánh rẽ một con sông.
Hôm nay người ta đã nói Cty NV thân cộng, vậy đường lối ấy thuộc loại nữa nạc nữa mỡ, mà kinh nghiệm xương máu chúng ta đã khổ nhiều quá rồi với những thứ ba rọi đó, thiết nghĩ ta cần gì phải chiêu hồi chi cho tốn công, chưa muốn nói đến những phiền lụy cho sau này, một khi ngựa quen đường cũ. Vả nếu anh ấy có đường, thì đường lối từ anh xuống đến đàn em anh, mỗ tôi nghĩ không chừng nay nó đã biến tướng thành một thứ ba đầu sáu tay quái nhân, thì thử hỏi chúng ta thuần phục nó để dùng vào việc gì? Thôi! nay ta có rất nhiều điều kiện chọn lựa, những thứ tốt chung quanh ta đâu thiếu, ta tự do chọn lấy mà xài, thứ đó dứt khoát gạt qua một bên là thượng sách, không đáng để ta quan tâm.
Mỗ tôi có một ông bạn già, nhận xét về trường hợp Cty NV, ông có nói rằng sự thành công của nó khiến nhiều người tự cho đó cũng là niềm hãnh diện chung của cộng đồng, nên khi thấy có vấn đề thì cảm thấy tiếc, và cũng có ý như bạn muốn là chiêu hồi nó. Nhưng theo ông ấy, thời nay đã qua rồi thời chúng ta ngày trước, chiếc xe đạp của chúng ta khi xưa bị hỏng thì nó được tháo banh càng ra mà sửa chữa, ngày nay đem chiếc xe ra cho thợ, thì thợ ném bộ phận hỏng đi mà thay ngay cái mới. Cái cách này có cái hay là nhanh và gọn, vả lại bạn đang có trong tay tờ báo HNPĐ, đủ các món cho bạn xem, thì cần gì phải nhọc sức làm chi với công chuyện chiêu hồi một tờ báo có quá nhiều vấn đề như NV cho mất thời gian - Thân Chào.