Mỗi Ngày Một Chuyện
BAY ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
BAY ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
Trong
QL/VNCH chuyện đoàn trực thăng bay nhiều chiếc, nhiều chuyến là rất bình thường
vì công tác chuyển quân của các đơn vị ra chiến trường.
Còn
chuồn chuồn cánh quạt bay đơn, hay bay đôi, chỉ xẩy ra nơi những công tác hằng
ngày của quan chức Tư Lệnh hay yếu nhân, đi thị sát mặt trận, di chuyển cần
thiết khắp lãnh thổ trách
nhiệm, hoặc các phái đoàn đi công tác không có tính cách tác chiến.
Những
chuyến bay đơn, như mấy máy bay loại nhỏ L19, L20, cesna, H34, HUIB...vv gì đó,
thì ai trong chúng tôi thời chiến, đi công tác, đều có thể xin phi vụ, hay theo
phi vụ bay tới các vùng trời thân quen hoặc xa lạ, để làm xong nhiệm vụ của
mình.
Những
chiếc máy bay nhỏ này, có khi bay đơn, có khi bay đôi, tuỳ theo giới chức xin
phương tiện di chuyển.
Tôi
nhớ khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, vì nhu cầu công tác xã hội ở vùng
hỏa tuyên quá bộn bề, nên chúng tôi buộc phải đi chuyển ngang vùng địch chiếm
bằng máy bay các loại nhỏ như cessna, hay trực thăng.
Cũng
khoảng thời gian giữa thập niên 60 đó, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB phải đi chuyển
từ An Hải Đà Nẵng vô Quảng Ngãi, để nhường cơ sở doanh trại cho Quân Đoàn 24
Hoa Kỳ trú đóng.
Bấy
giờ tôi đang phụ trách Phòng Xã Hội Sư Đoàn 2 BB. Nhưng mới thuyên chuyển từ Sư
Đoàn 9 BB Sadec về,
nên tôi không thể sắp xếp gia đình được, tôi đành phải đi đi về về Đà Nẵng -
Quảng Ngãi như... cơm bữa. Đúng ra không phải hằng ngày, mà hằng tuần.
Cứ
mỗi cuối tuần là tôi ra sân bay Quảng Ngãi ngồi chầu rìa ở trạm tiếp liên, chờ
máy bay nào đó về Đà Nẵng, xin quá giang ngon lành. Đi miết trở thành khách
lính quen
Thế
là thay vì lên trực thăng cùng 4,5 người khác, có khi may mắn, lại được ngồi
cessna sang trọng, không bị ngồi cạnh cửa trực thăng lúc nào cũng trống toác, gió phần phật khiếp đảm.
Cũng
nhờ đi trực thăng nhiều, mà đã mấy lần tận mắt thấy ông súng máy khạc trọn giây
đạn xuống vũng lầy, đồng cát trên đường trường vv...vì nghi ngờ địch sắp ngửng
mặt lên ngắm chuồn chuồn...
Rồi
cuối ngày chủ nhật, hay chậm lắm là sớm tinh sương, thứ hai đầu tuần, lại kiếm
đường bay nào có pilot hay copilot hào hoa cho ké vô tàu, rời đô thị lớn về
tỉnh lỵ buồn tênh...với sông Trà, núi Ấn...miệt mài công tác cả tuần năm này
tháng khác y như thế.
Do
đó tôi biết được hằng ngày xuất phát từ Đà Nẵng bay đi, có chuyến bay dành cho
việc rải truyền đơn của quân ta rắc vào vùng địch.
Công
việc đó của phần hành Tâm Lý Chiến và Thông tin Chiêu hồi. Tôi vốn là bạn khá
thân của quý vị binh vận dân vận vừa nêu, nên, sau tôi là khách bay của bóng
dáng L.19,
L.20,
hình như thời Pháp còn gọi là máy bay bà già, hay máy bay do thám.
Những
chiếc L này, đừng tưởng là cô đơn " lò dò " bay nhé, quý L mà phát
hiện được dấu địch ở đâu, là lập tức trình báo quý đấng thẩm quyền rót pháo
ngay đúng hướng chẳng chơi...
Một
lần tôi lên L.20, ông pilot
ngồi ghế bay, quay cổ xuống nói: " Hôm nay vô trong xa đấy, độ nửa giờ
thôi, ông này, là phần hành thả truyền đơn, thả hết cái mớ giấy kia xuống xong,
là mình có thể về Quảng Ngãi ăn sáng, thằng U nó đợi tôi, cô rảnh thì đi theo
điểm tâm, rồi về chào cờ cũng
không muộn ."
Tôi
im lặng, vì tôi chỉ muốn vô Quảng Ngãi cho yên chuyện đi mây về gió Đà Nẵng
thăm con còn trứng nước.
Ông
bay nghĩ tôi ừ cả làng,
lượn vút lên không, cứ bay theo ...quán tính, người thả truyền đơn cứ thả để VC tìm về tổ ấm VNCH xong, là rời không
phận BaTơ, Trà Bồng đi Quảng Ngãi.
Bạn
ông bay đã ngồi ghế lái xe Jeep chờ sẵn. Tôi nhanh mắt nhìn thấy H34 vừa đậu,
Đại uý Trưởng phòng An ninh Quân đội Sư Đoàn 2BB với cặp mắt kiến đen quen
thuộc cũng hướng về hướng tôi đứng.
Tôi
nói với ông bay L.20 là hẹn ăn sáng ngày khác, bây giờ tôi theo xe Sư Đoàn về làm việc thôi, "
ông đeo kiến đen đó là ANQĐ."
Thế
là hợp lý quá, lại chẳng mất lòng ai, lại đúng ý mình, an tâm làm việc tới cuối
tuần.
Trên
xe Jeep, Đại uý Đoàn M. hỏi : " Mỗi tuần Cao Mỵ Nhân mỗi về Đà Nẵng hả?"
Tôi
trả lời thật lòng: "Mới đổi về Sư Đoàn, chưa biết tính sao nữa, vả lại tiện
dịp thì về thăm nhà thôi ạ."
Tất
nhiên Đại Uý ANQĐ chả bao giờ
tin ai ngay, nhưng ANQĐ với tôi lại thân thiện, thì cứ như thăm hỏi xã giao vui
vẻ.
Đại
uý Đoàn M. chẳng hề bỏ mắt kiến đen ra bao giờ. Ông nói ông quen một vài pilot
có gia đình ở Đà Nẵng như
ông với tôi, nếu tôi cần ra vô, là Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nói với ông, ông sẽ
nhờ máy bay trực thăng đó cho.
Bay
đơn nếu bình thường thì như chim được cất cánh, nhất là bay những đường gần.
Có
lần phái đoàn gọi là Chiến Tranh Chính Trị, nhưng thành phần chỉ có 3 người:
Trung tá Tràn Hữu Phước Trưởng phòng Chính Huấn, tôi Trưởng
phòng Xã hội và một cô nhân viên xã hội, đi từ Đà Nẵng vô Quảng Tín (Tam Kỳ)
bằng chiếc cessna. Máy
bay như du lịch, chỉ có một pilot là Thiếu tá KQ tên Th. Tôi đã đổi về QĐI/QKI
rồi, đây là đi công tác.
Hôm
đó bầu trời quang đãng, rất đẹp, nắng thật vàng rực rỡ.
Thường
làm việc với nhau lâu, biết hết tính nhau luôn. Là Trung tá Trần Hữu Phước chỉ
" dã ngoại" khi trời trong sáng như pha lê, ông vốn có tiệm may tây lớn ở Đà Nẵng
xưa, nên tới khi bận việc quân cơ, ông cho dẹp lâu rồi.
Nhưng
trời sanh ra, ai có năng khiếu hay khả năng gì, thì thường méo mó nghề nghiệp
... Nên chi cứ nhìn vào quân phục, là biết ngay ông chăm chút quân trang super
100% .
Điều
quân phục thẳng nếp đến không thể bẻ gẫy được một ly, đã khiến quan tư KQ xốn
mắt .
Lượt vô thì vì thể diện quốc gia, quan
tá 4 để quan tá 5 ngay ngắn
đứng trước ba quân nói nói năng năng rất là thơm phưng phức.
Tới
lượt về, cha ơi, máy bay chuyển dạ, cessna cứ hết nhịp ba, lại tới nhịp bảy
lướt ngang, lượn dọc, cứ như cô Kiều gẩy đàn: " khi vò chín khúc, khi chau
đôi mày..."
Quan
năm Trần Hữu Phước thoạt thì ngỡ ngàng sau sinh bẳn gắt, vài sợi gió chiều
loáng thoáng đong đưa lá cành, chứ có phải giông gió lên khơi đâu .
Song
tới Đà Thành là vừa kịp trang sách "Buồn nôn" của Jean Paul Sartre (1905-
1980) khép lại âm thầm
Bay
đơn, có lẽ theo tôi, chỉ có những phi vụ tưởng là thường nhật của Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân
Đoàn I / Quân Khu I đi thị sát chiến trường, do Đại uý pilot
Kim cùng chiếc trực thăng không đẹp, không xấu, nhưng chắc phải tốt, là ý nghĩa
vô cùng.
Vị
tướng lúc nào nhân diện cũng trầm tư, lênh bênh trên lãnh thổ miền Trung, tình
cảm hướng về Trị Thiên như một tri âm tri kỷ, còn người pilot thì mến thương
kính trọng tướng, nên cũng lặng lẽ, bâng khuâng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BAY ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
BAY ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
Trong
QL/VNCH chuyện đoàn trực thăng bay nhiều chiếc, nhiều chuyến là rất bình thường
vì công tác chuyển quân của các đơn vị ra chiến trường.
Còn
chuồn chuồn cánh quạt bay đơn, hay bay đôi, chỉ xẩy ra nơi những công tác hằng
ngày của quan chức Tư Lệnh hay yếu nhân, đi thị sát mặt trận, di chuyển cần
thiết khắp lãnh thổ trách
nhiệm, hoặc các phái đoàn đi công tác không có tính cách tác chiến.
Những
chuyến bay đơn, như mấy máy bay loại nhỏ L19, L20, cesna, H34, HUIB...vv gì đó,
thì ai trong chúng tôi thời chiến, đi công tác, đều có thể xin phi vụ, hay theo
phi vụ bay tới các vùng trời thân quen hoặc xa lạ, để làm xong nhiệm vụ của
mình.
Những
chiếc máy bay nhỏ này, có khi bay đơn, có khi bay đôi, tuỳ theo giới chức xin
phương tiện di chuyển.
Tôi
nhớ khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, vì nhu cầu công tác xã hội ở vùng
hỏa tuyên quá bộn bề, nên chúng tôi buộc phải đi chuyển ngang vùng địch chiếm
bằng máy bay các loại nhỏ như cessna, hay trực thăng.
Cũng
khoảng thời gian giữa thập niên 60 đó, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB phải đi chuyển
từ An Hải Đà Nẵng vô Quảng Ngãi, để nhường cơ sở doanh trại cho Quân Đoàn 24
Hoa Kỳ trú đóng.
Bấy
giờ tôi đang phụ trách Phòng Xã Hội Sư Đoàn 2 BB. Nhưng mới thuyên chuyển từ Sư
Đoàn 9 BB Sadec về,
nên tôi không thể sắp xếp gia đình được, tôi đành phải đi đi về về Đà Nẵng -
Quảng Ngãi như... cơm bữa. Đúng ra không phải hằng ngày, mà hằng tuần.
Cứ
mỗi cuối tuần là tôi ra sân bay Quảng Ngãi ngồi chầu rìa ở trạm tiếp liên, chờ
máy bay nào đó về Đà Nẵng, xin quá giang ngon lành. Đi miết trở thành khách
lính quen
Thế
là thay vì lên trực thăng cùng 4,5 người khác, có khi may mắn, lại được ngồi
cessna sang trọng, không bị ngồi cạnh cửa trực thăng lúc nào cũng trống toác, gió phần phật khiếp đảm.
Cũng
nhờ đi trực thăng nhiều, mà đã mấy lần tận mắt thấy ông súng máy khạc trọn giây
đạn xuống vũng lầy, đồng cát trên đường trường vv...vì nghi ngờ địch sắp ngửng
mặt lên ngắm chuồn chuồn...
Rồi
cuối ngày chủ nhật, hay chậm lắm là sớm tinh sương, thứ hai đầu tuần, lại kiếm
đường bay nào có pilot hay copilot hào hoa cho ké vô tàu, rời đô thị lớn về
tỉnh lỵ buồn tênh...với sông Trà, núi Ấn...miệt mài công tác cả tuần năm này
tháng khác y như thế.
Do
đó tôi biết được hằng ngày xuất phát từ Đà Nẵng bay đi, có chuyến bay dành cho
việc rải truyền đơn của quân ta rắc vào vùng địch.
Công
việc đó của phần hành Tâm Lý Chiến và Thông tin Chiêu hồi. Tôi vốn là bạn khá
thân của quý vị binh vận dân vận vừa nêu, nên, sau tôi là khách bay của bóng
dáng L.19,
L.20,
hình như thời Pháp còn gọi là máy bay bà già, hay máy bay do thám.
Những
chiếc L này, đừng tưởng là cô đơn " lò dò " bay nhé, quý L mà phát
hiện được dấu địch ở đâu, là lập tức trình báo quý đấng thẩm quyền rót pháo
ngay đúng hướng chẳng chơi...
Một
lần tôi lên L.20, ông pilot
ngồi ghế bay, quay cổ xuống nói: " Hôm nay vô trong xa đấy, độ nửa giờ
thôi, ông này, là phần hành thả truyền đơn, thả hết cái mớ giấy kia xuống xong,
là mình có thể về Quảng Ngãi ăn sáng, thằng U nó đợi tôi, cô rảnh thì đi theo
điểm tâm, rồi về chào cờ cũng
không muộn ."
Tôi
im lặng, vì tôi chỉ muốn vô Quảng Ngãi cho yên chuyện đi mây về gió Đà Nẵng
thăm con còn trứng nước.
Ông
bay nghĩ tôi ừ cả làng,
lượn vút lên không, cứ bay theo ...quán tính, người thả truyền đơn cứ thả để VC tìm về tổ ấm VNCH xong, là rời không
phận BaTơ, Trà Bồng đi Quảng Ngãi.
Bạn
ông bay đã ngồi ghế lái xe Jeep chờ sẵn. Tôi nhanh mắt nhìn thấy H34 vừa đậu,
Đại uý Trưởng phòng An ninh Quân đội Sư Đoàn 2BB với cặp mắt kiến đen quen
thuộc cũng hướng về hướng tôi đứng.
Tôi
nói với ông bay L.20 là hẹn ăn sáng ngày khác, bây giờ tôi theo xe Sư Đoàn về làm việc thôi, "
ông đeo kiến đen đó là ANQĐ."
Thế
là hợp lý quá, lại chẳng mất lòng ai, lại đúng ý mình, an tâm làm việc tới cuối
tuần.
Trên
xe Jeep, Đại uý Đoàn M. hỏi : " Mỗi tuần Cao Mỵ Nhân mỗi về Đà Nẵng hả?"
Tôi
trả lời thật lòng: "Mới đổi về Sư Đoàn, chưa biết tính sao nữa, vả lại tiện
dịp thì về thăm nhà thôi ạ."
Tất
nhiên Đại Uý ANQĐ chả bao giờ
tin ai ngay, nhưng ANQĐ với tôi lại thân thiện, thì cứ như thăm hỏi xã giao vui
vẻ.
Đại
uý Đoàn M. chẳng hề bỏ mắt kiến đen ra bao giờ. Ông nói ông quen một vài pilot
có gia đình ở Đà Nẵng như
ông với tôi, nếu tôi cần ra vô, là Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nói với ông, ông sẽ
nhờ máy bay trực thăng đó cho.
Bay
đơn nếu bình thường thì như chim được cất cánh, nhất là bay những đường gần.
Có
lần phái đoàn gọi là Chiến Tranh Chính Trị, nhưng thành phần chỉ có 3 người:
Trung tá Tràn Hữu Phước Trưởng phòng Chính Huấn, tôi Trưởng
phòng Xã hội và một cô nhân viên xã hội, đi từ Đà Nẵng vô Quảng Tín (Tam Kỳ)
bằng chiếc cessna. Máy
bay như du lịch, chỉ có một pilot là Thiếu tá KQ tên Th. Tôi đã đổi về QĐI/QKI
rồi, đây là đi công tác.
Hôm
đó bầu trời quang đãng, rất đẹp, nắng thật vàng rực rỡ.
Thường
làm việc với nhau lâu, biết hết tính nhau luôn. Là Trung tá Trần Hữu Phước chỉ
" dã ngoại" khi trời trong sáng như pha lê, ông vốn có tiệm may tây lớn ở Đà Nẵng
xưa, nên tới khi bận việc quân cơ, ông cho dẹp lâu rồi.
Nhưng
trời sanh ra, ai có năng khiếu hay khả năng gì, thì thường méo mó nghề nghiệp
... Nên chi cứ nhìn vào quân phục, là biết ngay ông chăm chút quân trang super
100% .
Điều
quân phục thẳng nếp đến không thể bẻ gẫy được một ly, đã khiến quan tư KQ xốn
mắt .
Lượt vô thì vì thể diện quốc gia, quan
tá 4 để quan tá 5 ngay ngắn
đứng trước ba quân nói nói năng năng rất là thơm phưng phức.
Tới
lượt về, cha ơi, máy bay chuyển dạ, cessna cứ hết nhịp ba, lại tới nhịp bảy
lướt ngang, lượn dọc, cứ như cô Kiều gẩy đàn: " khi vò chín khúc, khi chau
đôi mày..."
Quan
năm Trần Hữu Phước thoạt thì ngỡ ngàng sau sinh bẳn gắt, vài sợi gió chiều
loáng thoáng đong đưa lá cành, chứ có phải giông gió lên khơi đâu .
Song
tới Đà Thành là vừa kịp trang sách "Buồn nôn" của Jean Paul Sartre (1905-
1980) khép lại âm thầm
Bay
đơn, có lẽ theo tôi, chỉ có những phi vụ tưởng là thường nhật của Trung Tướng
Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân
Đoàn I / Quân Khu I đi thị sát chiến trường, do Đại uý pilot
Kim cùng chiếc trực thăng không đẹp, không xấu, nhưng chắc phải tốt, là ý nghĩa
vô cùng.
Vị
tướng lúc nào nhân diện cũng trầm tư, lênh bênh trên lãnh thổ miền Trung, tình
cảm hướng về Trị Thiên như một tri âm tri kỷ, còn người pilot thì mến thương
kính trọng tướng, nên cũng lặng lẽ, bâng khuâng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)