Mỗi Ngày Một Chuyện
BÀY TỎ CÙNG HOA - CAO MỴ NHÂN
BÀY TỎ CÙNG HOA - CAO MỴ NHÂN
Thời
gian này phượng Cali trổ mã, mầu tím, hình như anh thích mầu tím.
Tại
răng anh là hiệp khách chinh yên, mà lại yêu mầu tím rứa ?
Ố
ô anh Huế rặt, thì phải ưa mầu tím quá rồi.
Mình
thì thích đủ mầu. Hoa nào mầu nấy, mà phải giữ truyền thống kia.
Bởi
vì hoa nguyên sơ, nó có mầu từ trời cho, hãy cứ thưởng ngoạn hết các mầu của
hoa thiên nhiên, đã mệt nghỉ rồi, cần chi phải lai nọ, giống kia cho thêm lố lố
lăng lăng chứ .
Thí
dụ: hoa mai trắng vàng hồng đỏ ( mai chiếu thuỷ, mai tứ quý ) .
Cúc
cũng nhiều mầu như mai.
Lan,
đào, sen, súng vv...không nhiều mầu, thì cũng vài ba sắc thân quen, như vàng
hồng trắng tím chẳng hạn.
Nhưng
vài chục năm cuối thế kỷ vừa qua, các nghệ nhân nuôi chim, cá, kiểng...lại tìm
ra cách pha chế mầu sắc cho loài thực vật.
Họ
đã chế biến thế nào cho hoa được lai giống, thay hình, đổi dạng thành những sắc
hoa lạ lùng , ngó đã chẳng thấy vui, mà nhìn thêm chán ngán.
Thí
dụ " hoa huệ nguyên mầu trắng muốt, tinh khiết, thường thấy chung quanh hang Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đôi
khi người ta còn trải cả chục cành huệ trinh nguyên dưới chân tượng Mẹ Đồng
Trinh, và để sáng mắt, sáng lòng, các con chiên còn cúi xuống cầu nguyện, hôn
lên đôi bàn chân nhỏ bé xinh xinh của Mẹ, dạt dào nước mắt trắng trong...
Thế
mà các nghệ nhân lại biến huệ trắng thành một thứ huệ đỏ gạch, đã không đẹp
thêm, còn xấu thua mầu trúc đào ...
Thú
thiệt tôi không bao giờ thích những loại hoa lai đó.
Còn
mấy ngày nữa là Mother's day.
Tôi
đã có lần giới thiệu cô con dâu của tôi làm nghề sơn phết móng tay, cho quý
khách ở vùng tây thành Thiên Thần, mà đa phần khách là phụ nữ "Mỹ trắng
".
Nói
theo ngôn ngữ của giới chuyên viên hành nghề thẩm mỹ gốc Vi En, thì cô ấy rất
thú vị, vì là dịp tiệm đông khách, tiền tip nhiều, và nhất là quà cáp do khách
quen tặng.
Riêng
cái khoản hoa tươi là khỏi nói rồi, nàng ta còn có cả các món xa xỉ phẩm, kiểu
khăn san, đồ trang sức giả, nước hoa không đắt lắm vv...thì năm nào cũng có,
qua mấy dịp lễ chính dính tới phụ nữ như ngày lễ Mẹ, Tạ ơn và Noel.
Nhà
tôi bình thường chỉ có tôi với con chó Minet, còn vợ chồng con trai và dâu đi
làm, tới tối mịt mới về, thì ba cái lẵng hoa, giỏ hoa, thậm chí bình hoa đi
nữa, cũng chỉ để ngó sơ qua, chứ ngắm nghía gì đâu .
Tôi
thở dài : " Chỉ cần khách quý đó tặng thêm 5,10 đồng cộng với tip thôi,
chứ coi kìa, hoa giả trong nhà vốn đã có, thêm hoa thật, chẳng còn chỗ
trưng."
May
mà con dâu tôi có tâm hồn " business ", nên không chú ý câu nói
của tôi, không thì tinh thần "mẹ chồng con dâu" phức tạp ngay.
Chơi
hoa phải biết tán thưởng, trầm trồ khen ngợi , tệ lắm cũng tưới tắm cho hoa là
thay nước và phun nhè nhẹ nước vào những cánh hoa ...
Tôi
thì lúc nào cũng " trăm công ngàn việc ", là phái nữ thật, nhưng ơ hờ
với hoa vì điều gì cũng vậy, chỉ tương đối thôi, còn thái quá bất cập, chẳng
vui đâu.
Chu
choa, với tôi, nếu mỗi cánh hoa, viết được một câu thơ, rồi thả lên trời, cho
hoa bay tới nơi anh đang trầm tư trước Đấng Tối Cao.
Để
thầm hỏi ngài rằng tại sao tôi lại nghĩ về anh nhiều quá thế, thay vì tôi phải
cầu nguyện siêng năng hơn.
Ôi,
anh quên rồi sao, tôi đang đứng trước cửa thiên đường nơi hạ giới, tôi muốn
cùng anh bước vào thiên đường ấy, dù không có sức bật thần thánh, nên chỉ là
mơ mộng .
Con
dâu tôi cười ý nhị, cô nàng bảo: "Má không cần phải đi đâu, ở nhà ngắm hoa
con mang về thế này vui rồi, lại có thể bầy tỏ cùng hoa những gì muốn nói .
"
Trong
nhà có một người cá biệt được rồi, nay tới 2 phụ nữ hão huyền, phi thực tế, thì
làm sao giữ quân bình cho cuộc sống chung tam đại đồng đường hoạt lạc được chứ.
Tuy
nhiên, nhờ cái tần số khác thường ấy, người ta mới thông cảm được nhau, mới
chan hoà lý tưởng hạn chế nhất nơi một mái ấm gia đình chung chung.
Hoa
ở trong nước ngày xưa cũng được liệt vào hàng xa xỉ phẩm, nhưng thời nay dù
ngoại quốc hay trong nước bây giờ có lúc tưởng hoa như một nhu yếu phẩm.
Nhờ
nó, hoa thay lời diễn tả vụng về hay khó nói trao đi, thí dụ trong quan hôn
tang tế.
Như
vậy hoa cũng có hồn. Nên không ai một tay cầm bông hoa, một tay cầm kiếm thép
cùng lúc trong cuộc đời .
Vâng,
trừ phi kiếm khách mang theo hoa để đặt lên mộ đối thủ đã vong thân bởi lưỡi
kiếm cùa mình.
Thế
nhưng ở một nơi, hoa kiếm vẫn song hành, người ta bắt gặp thanh kiếm sáng ngời
đặt trên cành hoa anh đào tươi thắm nơi đường lên núi Phú Sĩ.
Người
võ sĩ đã nghỉ ngơi vĩnh viễn dưới huyệt sâu, hoa anh đào xót thương một đời
kiếm đạo, tự phủ lên người võ sĩ từng lớp lại từng lớp cánh hồng mong manh...
Mình
viết cho anh : Cây phượng tím độc nhất ở đầu đường đã loáng thoáng hoa
rơi...Anh tới mà coi mầu tím nguyên sơ, nó không giống như hoa phượng đỏ ở VN.
Thì
phượng đỏ cũng bất biến từ cổ xưa.
Ấy
, đừng đem 2 xác phượng đó hoà đồng, nó sẽ thoát thai ra mầu chì tối tăm, mà
nhìn phía nào cũng không
thể đẹp được.
Mầu
tím, mầu đỏ, mầu chì dưới mắt bất cứ ai, vẫn là 3 màu riêng biệt.
Thành
đôi khi hoà đồng có lợi. Đôi khi hoà đồng chỉ sinh ra mâu thuẫn, phức tạp ...
Anh
nghiêm mặt nhưng lại khôi hài: Chỉ cần một câu thơ đích đáng, người làm thơ đó
chính hiệu thi sĩ. Thí dụ :
"
Cám ơn hoa đã vì ta nở ..." (Tô Thuỳ Yên ), nên tôi, là anh, chỉ cần thích
một mầu hoa, sẽ biết trình độ yêu hoa tới mức nào ...
Vậy
ai thích hoa màu tím, mới ở trình độ yêu hoa kinh khủng phải không ?
Tuỳ
bạn thôi, hãy yêu một mầu hoa nguyên bản như bạn nói, bất kể trắng, tím, xanh,
hồng vv... Và sống chết với mầu hoa đó. Vì nó thể hiện tâm hồn bạn, những sâu
sa thầm kín...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÀY TỎ CÙNG HOA - CAO MỴ NHÂN
BÀY TỎ CÙNG HOA - CAO MỴ NHÂN
Thời
gian này phượng Cali trổ mã, mầu tím, hình như anh thích mầu tím.
Tại
răng anh là hiệp khách chinh yên, mà lại yêu mầu tím rứa ?
Ố
ô anh Huế rặt, thì phải ưa mầu tím quá rồi.
Mình
thì thích đủ mầu. Hoa nào mầu nấy, mà phải giữ truyền thống kia.
Bởi
vì hoa nguyên sơ, nó có mầu từ trời cho, hãy cứ thưởng ngoạn hết các mầu của
hoa thiên nhiên, đã mệt nghỉ rồi, cần chi phải lai nọ, giống kia cho thêm lố lố
lăng lăng chứ .
Thí
dụ: hoa mai trắng vàng hồng đỏ ( mai chiếu thuỷ, mai tứ quý ) .
Cúc
cũng nhiều mầu như mai.
Lan,
đào, sen, súng vv...không nhiều mầu, thì cũng vài ba sắc thân quen, như vàng
hồng trắng tím chẳng hạn.
Nhưng
vài chục năm cuối thế kỷ vừa qua, các nghệ nhân nuôi chim, cá, kiểng...lại tìm
ra cách pha chế mầu sắc cho loài thực vật.
Họ
đã chế biến thế nào cho hoa được lai giống, thay hình, đổi dạng thành những sắc
hoa lạ lùng , ngó đã chẳng thấy vui, mà nhìn thêm chán ngán.
Thí
dụ " hoa huệ nguyên mầu trắng muốt, tinh khiết, thường thấy chung quanh hang Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đôi
khi người ta còn trải cả chục cành huệ trinh nguyên dưới chân tượng Mẹ Đồng
Trinh, và để sáng mắt, sáng lòng, các con chiên còn cúi xuống cầu nguyện, hôn
lên đôi bàn chân nhỏ bé xinh xinh của Mẹ, dạt dào nước mắt trắng trong...
Thế
mà các nghệ nhân lại biến huệ trắng thành một thứ huệ đỏ gạch, đã không đẹp
thêm, còn xấu thua mầu trúc đào ...
Thú
thiệt tôi không bao giờ thích những loại hoa lai đó.
Còn
mấy ngày nữa là Mother's day.
Tôi
đã có lần giới thiệu cô con dâu của tôi làm nghề sơn phết móng tay, cho quý
khách ở vùng tây thành Thiên Thần, mà đa phần khách là phụ nữ "Mỹ trắng
".
Nói
theo ngôn ngữ của giới chuyên viên hành nghề thẩm mỹ gốc Vi En, thì cô ấy rất
thú vị, vì là dịp tiệm đông khách, tiền tip nhiều, và nhất là quà cáp do khách
quen tặng.
Riêng
cái khoản hoa tươi là khỏi nói rồi, nàng ta còn có cả các món xa xỉ phẩm, kiểu
khăn san, đồ trang sức giả, nước hoa không đắt lắm vv...thì năm nào cũng có,
qua mấy dịp lễ chính dính tới phụ nữ như ngày lễ Mẹ, Tạ ơn và Noel.
Nhà
tôi bình thường chỉ có tôi với con chó Minet, còn vợ chồng con trai và dâu đi
làm, tới tối mịt mới về, thì ba cái lẵng hoa, giỏ hoa, thậm chí bình hoa đi
nữa, cũng chỉ để ngó sơ qua, chứ ngắm nghía gì đâu .
Tôi
thở dài : " Chỉ cần khách quý đó tặng thêm 5,10 đồng cộng với tip thôi,
chứ coi kìa, hoa giả trong nhà vốn đã có, thêm hoa thật, chẳng còn chỗ
trưng."
May
mà con dâu tôi có tâm hồn " business ", nên không chú ý câu nói
của tôi, không thì tinh thần "mẹ chồng con dâu" phức tạp ngay.
Chơi
hoa phải biết tán thưởng, trầm trồ khen ngợi , tệ lắm cũng tưới tắm cho hoa là
thay nước và phun nhè nhẹ nước vào những cánh hoa ...
Tôi
thì lúc nào cũng " trăm công ngàn việc ", là phái nữ thật, nhưng ơ hờ
với hoa vì điều gì cũng vậy, chỉ tương đối thôi, còn thái quá bất cập, chẳng
vui đâu.
Chu
choa, với tôi, nếu mỗi cánh hoa, viết được một câu thơ, rồi thả lên trời, cho
hoa bay tới nơi anh đang trầm tư trước Đấng Tối Cao.
Để
thầm hỏi ngài rằng tại sao tôi lại nghĩ về anh nhiều quá thế, thay vì tôi phải
cầu nguyện siêng năng hơn.
Ôi,
anh quên rồi sao, tôi đang đứng trước cửa thiên đường nơi hạ giới, tôi muốn
cùng anh bước vào thiên đường ấy, dù không có sức bật thần thánh, nên chỉ là
mơ mộng .
Con
dâu tôi cười ý nhị, cô nàng bảo: "Má không cần phải đi đâu, ở nhà ngắm hoa
con mang về thế này vui rồi, lại có thể bầy tỏ cùng hoa những gì muốn nói .
"
Trong
nhà có một người cá biệt được rồi, nay tới 2 phụ nữ hão huyền, phi thực tế, thì
làm sao giữ quân bình cho cuộc sống chung tam đại đồng đường hoạt lạc được chứ.
Tuy
nhiên, nhờ cái tần số khác thường ấy, người ta mới thông cảm được nhau, mới
chan hoà lý tưởng hạn chế nhất nơi một mái ấm gia đình chung chung.
Hoa
ở trong nước ngày xưa cũng được liệt vào hàng xa xỉ phẩm, nhưng thời nay dù
ngoại quốc hay trong nước bây giờ có lúc tưởng hoa như một nhu yếu phẩm.
Nhờ
nó, hoa thay lời diễn tả vụng về hay khó nói trao đi, thí dụ trong quan hôn
tang tế.
Như
vậy hoa cũng có hồn. Nên không ai một tay cầm bông hoa, một tay cầm kiếm thép
cùng lúc trong cuộc đời .
Vâng,
trừ phi kiếm khách mang theo hoa để đặt lên mộ đối thủ đã vong thân bởi lưỡi
kiếm cùa mình.
Thế
nhưng ở một nơi, hoa kiếm vẫn song hành, người ta bắt gặp thanh kiếm sáng ngời
đặt trên cành hoa anh đào tươi thắm nơi đường lên núi Phú Sĩ.
Người
võ sĩ đã nghỉ ngơi vĩnh viễn dưới huyệt sâu, hoa anh đào xót thương một đời
kiếm đạo, tự phủ lên người võ sĩ từng lớp lại từng lớp cánh hồng mong manh...
Mình
viết cho anh : Cây phượng tím độc nhất ở đầu đường đã loáng thoáng hoa
rơi...Anh tới mà coi mầu tím nguyên sơ, nó không giống như hoa phượng đỏ ở VN.
Thì
phượng đỏ cũng bất biến từ cổ xưa.
Ấy
, đừng đem 2 xác phượng đó hoà đồng, nó sẽ thoát thai ra mầu chì tối tăm, mà
nhìn phía nào cũng không
thể đẹp được.
Mầu
tím, mầu đỏ, mầu chì dưới mắt bất cứ ai, vẫn là 3 màu riêng biệt.
Thành
đôi khi hoà đồng có lợi. Đôi khi hoà đồng chỉ sinh ra mâu thuẫn, phức tạp ...
Anh
nghiêm mặt nhưng lại khôi hài: Chỉ cần một câu thơ đích đáng, người làm thơ đó
chính hiệu thi sĩ. Thí dụ :
"
Cám ơn hoa đã vì ta nở ..." (Tô Thuỳ Yên ), nên tôi, là anh, chỉ cần thích
một mầu hoa, sẽ biết trình độ yêu hoa tới mức nào ...
Vậy
ai thích hoa màu tím, mới ở trình độ yêu hoa kinh khủng phải không ?
Tuỳ
bạn thôi, hãy yêu một mầu hoa nguyên bản như bạn nói, bất kể trắng, tím, xanh,
hồng vv... Và sống chết với mầu hoa đó. Vì nó thể hiện tâm hồn bạn, những sâu
sa thầm kín...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)