Mỗi Ngày Một Chuyện
BAY VỀ TỔ ẤM - CAO MỴ NHÂN
BAY VỀ TỔ ẤM - CAO MỴ NHÂN
Đàn quạ đã bay về tổ ấm, khi trời vừa sập tối, từ trong cửa sổ nhìn ra ngoài
trời mùa thu, rõ ràng chỉ thấy mây xám nhẹ rơi từng sợi mỏng xuống thành phố
vừa lên đèn.
Từng con chim đen thẫm đó, nhìn xa thì chỉ bé bằng bàn tay, nhưng chúng về tới
ngọn cây trước nhà tôi, chúng sẽ to gấp đôi hay gấp rưỡi lúc chúng còn
kêu
"quà quạ" đuổi nhau trên bầu trời hoàng hôn buồn bã.
Tôi ngồi trong bóng tối ngó ra, hình ảnh đàn quạ chơi vơi, theo ánh chiều tà
thoi thóp ...
Sao thấy giống con thuyền vượt biên năm xưa, chưa tới bờ trại tị nạn, đã bị đập
vỡ, để đoàn người nhẩy xuống nước, bất kể nông sâu, bơi vô đất liền ...
Tất nhiên may lắm thì mọi người bình an, còn chuyện thất thoát là dễ xẩy ra.
Đối với trẻ em và người già, chưa kể phụ nữ ôm đồm 2,3 cháu nhỏ ...làm sao
tránh khỏi rớt đứa này, rơi đứa nọ ...
Chuyện thì đã cũ mấy chục năm, có khi những người đi trên con thuyền đó, tới
nay không còn, hoặc giả còn mà lại quên bẵng mất, khiến cuộc trốn chạy Cộng sản
cũng rơi vào cổ tích .
Bầy quạ thì ngàn năm có tan đàn, vẫn giữ nguyên hình thái vui ca khi rời tổ
buổi sớm mai, và buồn tênh tiếng gọi rạc rời lúc đêm mang bóng tối trở về
.
Chúng, đàn quạ, bay tới đâu, làm gì, nào ai biết, nhưng người đời lẻ bạn, vừa
bước chân ra khỏi nhà, có thể hàng xóm cũng biết người đi đâu .
Và thế là tình người thì bao la, mà tình chim muông, thú vật, lại hạn hẹp trong
lẽ sinh tồn của chính chúng .
Vì lẽ đó, người ta khẳng định được điều, loài người sống theo bộ lạc , xã hội
sau này.
Nên chi những ai muốn hay thích sống tách rời xã hội, tự cô lập mình, sẽ bước
tới sự hủy diệt mau chóng.
Đầu thập niên 60 thế kỷ trước, một người bạn mời tôi đi coi cuốn phim, dàn dựng
theo tiểu thuyết của nhà văn lớn Ernest Hemingway (1899 - 1961) .
Les neiges du Kilimandjaro ( The snows of Kilimanjaro) .
Diễn viên nam chính là Gregory Peck ( 1916 - 2003 ), một trong 2 diễn
viên nữ mà tôi thích là Ava Garner
(1922 - 1990) .
Nội dung phim sau này còn được các nhà đạo diễn sản xuất thêm vài lần, nhưng
tôi nhớ đại khái là, nhân vật nam ấy, Gregory Peck nằm chờ chết trong một lều
vải ở đỉnh núi Kilimandjaro, thuộc bắc Tanzania, Phi Châu.
Ông ta chăm chăm ngó một bầy kên kên lượn quanh lều vải, vì ông ta bị thương,
máu chảy tanh hôi, bầy chim ma quỷ đang xoè cánh, đánh hơi được mùi tử khí
...hấp dẫn với chúng .
Chúng kêu nhau tới ăn thịt người bị thương, sắp chết đó.
Người sắp chết cô đơn trong nỗi tuyệt vọng vô cùng, trong mông mênh không gian,
trong chơi vơi hụt hẫng khủng khiếp...
Biết chết rồi, mà chết trong đau đớn, thân xác bị loài thú dã man nhất, đưa cái
mỏ ...ác rúc rỉa da thịt xương cốt ...nát ra trước tia nhìn nhức buốt của ...sự
bất lực tàn khốc ...không cách nào thoát được .
Đàn quạ đen trên vòm cây cao trước cửa nhà tôi, bỗng im bặt trong khoảnh khắc
...chúng đã ngủ, Thượng Đế cũng thương xót chúng, như thương xót bầy kên kên ăn
thịt người ...
Điều mâu thuẫn là Ngài Thượng Đế, đã không bỏ rơi một thứ gì mà ngài đã ...lỡ
sanh ra .
Thượng Đế ơi, ngài thể hiện cho vạn vật thấy được sự bình đẳng trong cõi sống
và cả ngoài cõi chết, là sao vậy ? Chỉ có Trời mới hiểu nổi quyền phép thâm
sâu, linh diệu, tưởng ...quái gở nhất ở đời này .
Càng liên tưởng, suy nghĩ, càng thấy bàn tay buông thả của ngài, Thượng Đế,
không phải là vô tình, vô cảm, chối bỏ trách nhiệm hoá sinh muôn loài trên trái
đất, và có lẽ suốt nơi đâu, rất huyền bí mà ...loài người không thể nào thấy
được .
Tôi đã rơi vào huyễn mộng ...như đàn quạ đen trên tổ cao phía trước nhà, chúng
thực sự đang yên phận làm quạ.
Loài chim buồn khổ, chỉ có bộ cánh đen và tiếng kêu bi thương, hoảng hốt, làm
vốn liếng, chúng đã thả thứ âm thanh não nề, từ tiền kiếp vào không gian bát
ngát ...ngoài kia ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BAY VỀ TỔ ẤM - CAO MỴ NHÂN
BAY VỀ TỔ ẤM - CAO MỴ NHÂN
Đàn quạ đã bay về tổ ấm, khi trời vừa sập tối, từ trong cửa sổ nhìn ra ngoài
trời mùa thu, rõ ràng chỉ thấy mây xám nhẹ rơi từng sợi mỏng xuống thành phố
vừa lên đèn.
Từng con chim đen thẫm đó, nhìn xa thì chỉ bé bằng bàn tay, nhưng chúng về tới
ngọn cây trước nhà tôi, chúng sẽ to gấp đôi hay gấp rưỡi lúc chúng còn
kêu
"quà quạ" đuổi nhau trên bầu trời hoàng hôn buồn bã.
Tôi ngồi trong bóng tối ngó ra, hình ảnh đàn quạ chơi vơi, theo ánh chiều tà
thoi thóp ...
Sao thấy giống con thuyền vượt biên năm xưa, chưa tới bờ trại tị nạn, đã bị đập
vỡ, để đoàn người nhẩy xuống nước, bất kể nông sâu, bơi vô đất liền ...
Tất nhiên may lắm thì mọi người bình an, còn chuyện thất thoát là dễ xẩy ra.
Đối với trẻ em và người già, chưa kể phụ nữ ôm đồm 2,3 cháu nhỏ ...làm sao
tránh khỏi rớt đứa này, rơi đứa nọ ...
Chuyện thì đã cũ mấy chục năm, có khi những người đi trên con thuyền đó, tới
nay không còn, hoặc giả còn mà lại quên bẵng mất, khiến cuộc trốn chạy Cộng sản
cũng rơi vào cổ tích .
Bầy quạ thì ngàn năm có tan đàn, vẫn giữ nguyên hình thái vui ca khi rời tổ
buổi sớm mai, và buồn tênh tiếng gọi rạc rời lúc đêm mang bóng tối trở về
.
Chúng, đàn quạ, bay tới đâu, làm gì, nào ai biết, nhưng người đời lẻ bạn, vừa
bước chân ra khỏi nhà, có thể hàng xóm cũng biết người đi đâu .
Và thế là tình người thì bao la, mà tình chim muông, thú vật, lại hạn hẹp trong
lẽ sinh tồn của chính chúng .
Vì lẽ đó, người ta khẳng định được điều, loài người sống theo bộ lạc , xã hội
sau này.
Nên chi những ai muốn hay thích sống tách rời xã hội, tự cô lập mình, sẽ bước
tới sự hủy diệt mau chóng.
Đầu thập niên 60 thế kỷ trước, một người bạn mời tôi đi coi cuốn phim, dàn dựng
theo tiểu thuyết của nhà văn lớn Ernest Hemingway (1899 - 1961) .
Les neiges du Kilimandjaro ( The snows of Kilimanjaro) .
Diễn viên nam chính là Gregory Peck ( 1916 - 2003 ), một trong 2 diễn
viên nữ mà tôi thích là Ava Garner
(1922 - 1990) .
Nội dung phim sau này còn được các nhà đạo diễn sản xuất thêm vài lần, nhưng
tôi nhớ đại khái là, nhân vật nam ấy, Gregory Peck nằm chờ chết trong một lều
vải ở đỉnh núi Kilimandjaro, thuộc bắc Tanzania, Phi Châu.
Ông ta chăm chăm ngó một bầy kên kên lượn quanh lều vải, vì ông ta bị thương,
máu chảy tanh hôi, bầy chim ma quỷ đang xoè cánh, đánh hơi được mùi tử khí
...hấp dẫn với chúng .
Chúng kêu nhau tới ăn thịt người bị thương, sắp chết đó.
Người sắp chết cô đơn trong nỗi tuyệt vọng vô cùng, trong mông mênh không gian,
trong chơi vơi hụt hẫng khủng khiếp...
Biết chết rồi, mà chết trong đau đớn, thân xác bị loài thú dã man nhất, đưa cái
mỏ ...ác rúc rỉa da thịt xương cốt ...nát ra trước tia nhìn nhức buốt của ...sự
bất lực tàn khốc ...không cách nào thoát được .
Đàn quạ đen trên vòm cây cao trước cửa nhà tôi, bỗng im bặt trong khoảnh khắc
...chúng đã ngủ, Thượng Đế cũng thương xót chúng, như thương xót bầy kên kên ăn
thịt người ...
Điều mâu thuẫn là Ngài Thượng Đế, đã không bỏ rơi một thứ gì mà ngài đã ...lỡ
sanh ra .
Thượng Đế ơi, ngài thể hiện cho vạn vật thấy được sự bình đẳng trong cõi sống
và cả ngoài cõi chết, là sao vậy ? Chỉ có Trời mới hiểu nổi quyền phép thâm
sâu, linh diệu, tưởng ...quái gở nhất ở đời này .
Càng liên tưởng, suy nghĩ, càng thấy bàn tay buông thả của ngài, Thượng Đế,
không phải là vô tình, vô cảm, chối bỏ trách nhiệm hoá sinh muôn loài trên trái
đất, và có lẽ suốt nơi đâu, rất huyền bí mà ...loài người không thể nào thấy
được .
Tôi đã rơi vào huyễn mộng ...như đàn quạ đen trên tổ cao phía trước nhà, chúng
thực sự đang yên phận làm quạ.
Loài chim buồn khổ, chỉ có bộ cánh đen và tiếng kêu bi thương, hoảng hốt, làm
vốn liếng, chúng đã thả thứ âm thanh não nề, từ tiền kiếp vào không gian bát
ngát ...ngoài kia ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)