Mỗi Ngày Một Chuyện
BÓNG TRE LA NGÀ - CAO MỴ NHÂN
BÓNG TRE LA NGÀ - CAO MỴ NHÂN
Có
lẽ buổi đó vào mùa thu năm 1993, tôi mới vừa từ VN qua Hoa Kỳ được ít lâu. Nhà
thơ Thái Tú Hạp và dịch giả Ái Cầm đang phụ trách tờ tuần báo Saigontimes ở
Rosemead, có nhã ý mời ông bà nhà văn Duy Lam và tôi tham dự bữa tiệc vui của gia đình.
Và
đó chắc là bữa tiệc đầu tiên tôi biết tới với khoảng hơn 30 người, gồm các văn
nghệ sĩ như nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
vv...
Đã
từng nghe nhạc phẩm Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Đà Nẵng, với những
hình dung khác mà người bạn thủa đó ở dốc cầu Thống Nhất, chỉ rặng tre xanh
ngắt, nói :
"
Bản Nắng Chiều đó được hình thành ở đây " .
Tất
nhiên là không phải, hay có phải đi nữa, cũng chỉ người trong cuộc mới rõ được
.
Và
chẳng lẽ người bạn Đà Nẵng đó chỉ vì " rặng tre" ở đường Thống Nhất, cũng bình thường thôi, lại
vội vàng xác định là "rặng tre la ngà "trong bài Nắng Chiều của nhạc
sĩ Lê Trọng Nguyễn.
Cuộc
đổi đời năm 1975, đã khiến tôi thả dài bước chân lưu lạc, tôi không còn cư ngụ
ngoài Đà Nẵng nữa.
Sau
cuộc chiến coi như kết thúc một cách tức tưởi, tôi cũng phải đi tù tập trung
cải tạo.
Ra
trại, cuộc sống gia đình tôi vô cùng bấp bênh, có lẽ chẳng ai còn tha thiết hát
hò . Hay đúng ra, có muốn hát hò, chắc cũng phải bỏ quên tất cả nhạc vàng, hằng
ngày phải nghe những bài nhạc đỏ toàn đánh với đấm, thù với hận.
Mặt
khác hàng loạt các băng nhạc dĩa hát vv... của chế độ cũ bị ném ra đường cùng
với sách truyện, báo chí, dĩ nhiên cả các bản nhạc trước 30-4-1975 .
Thời
gian ở Đà Nẵng trọn thập niên 60 thế kỷ trước, có 2 bài hát của hai nhạc sĩ
được mọi người ưa thích ngang nhau, là Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, và Diễm
Xưa của Trịnh Công Sơn .
Nắng Chiều nổi tiếng trước, Diễm Xưa
cùng loạt bài Trịnh Công Sơn nổi tiếng sau, nhưng đan cử để so sánh sức ưa
chuộng thì chỉ Diễm Xưa với Nắng Chiều thôi.
Và
khoảng cách nổi tiếng của 2 bài đương nêu e cũng phải 4, 5 năm .
Mười
năm sau ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975, tôi đã sinh hoạt ở Câu Lạc Bộ Dưỡng
Sinh thuộc Viện Y Dược Học Dân Tộc, Saigon.
Công
việc của tôi là làm Huấn luyện viên Dưỡng Sinh, và thực hiện các chương trình
văn nghệ cho quý vị cao niên và bịnh nhân mãn tính, tức là bệnh quá lâu, như
suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, phong thấp, suyễn vv...
Như
vậy đi kèm với động tác thể dục dưỡng sinh, chúng tôi có chương trình nhạc nhẹ,
thi ca vv...
10
năm sau ngày thống nhất " bát nháo "cứ gọi là đổi mới, đã bắt đầu
loáng thoáng nhạc vàng đó đây.
Ngay
đến các " tụ điểm "ca nhạc đã có những bài hát mà trước đó bạo quyền tịch
thu, họ gọi là tàn dư văn hoá chế độ cũ, thậm chí còn xách mé kêu là tàn dư Mỹ
Nguỵ .
Nắng
Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và Ngậm Ngùi bài thơ của Huy Cận được nhạc sĩ
Phạm Duy phổ nhạc, là 2 bài đã từng được hát ở nhiều nơi chỉ vì tính cách trong
sáng, không vướng một sợi tơ chính trị, nên mọi người cứ ...an tâm thưởng thức.
Một
hôm, tôi đang ngồi ghi tên các học viên mới cho khoá tập sắp khai giảng, thì có
2 vị ra vẻ còn ...trung niên, nghĩa là chưa 60 trở lên để gọi là cao niên.
Ông
tên Vũ Mạnh Sồ, cây vợt trong sân vợt Viện Y Dược Học Dân Tộc, mà cung cách xử
thế không phải từ cục R ra, dẫn theo vị kia đang có dung nhan tái mét như từ
rừng về, được ông Vũ Mạnh Sồ giới thiệu tên Trần Lê Nguyễn .
Tôi
" a " lên một tiếng nhỏ, rồi thản nhiên:
"
Thưa chào kịch tác gia Bão Thời Đại".
Bão
Thời Đại là vở kịch nói khá dài, mà hằng đêm đài phát thanh Saigon vẫn diễn cho
dân chúng di cư nghe, các năm sau ngày chia đôi đất nước...
Vai
nữ chính trong Bão Thời Đại tên Thái Hiền, nhưng thật ra là ca sĩ Thái Hằng của
ban Hợp ca Thăng Long.
Không
đợi tôi hỏi thăm về " Bão Thời Đại ", ông Vũ Mạnh Sồ bảo rằng: "
Tôi tưởng cô Cao Mỵ Nhân lầm với ông nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả bài Nắng
Chiều, cũng là chỗ tôi quen biết cả. "
Nói
rồi ông Vũ Mạnh Sồ hát luôn vài câu Nắng Chiều ...và cười, tôi cũng vui lây
không khí của nhị vị nêu trên .
Trở
lại buổi họp mặt vui vẻ ở tư thất ông bà giám đốc
Saigontimes,
quan khách đã tới đông đủ, ông bà nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn được giới thiệu trân
trọng.
Nhà
văn Mai Thảo cặp díp với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, vì Nguyễn Đức Quang lái xe
chở nhà văn Mai Thảo đi dự tiệc .
Tôi
có dịp hỏi thăm nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, ông giữ vẻ dè dặt, kín đáo, nhưng rất
hào hứng khi nói về bài Nắng Chiều kinh điển của ông.
Khi
tôi nhắc tới 2 ông Vũ Mạnh Sồ và Trần Lê Nguyễn, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ngạc
nhiên hỏi sao tôi biết ông Vũ Mạnh Sồ, vì ông ấy cũng là một nhạc sĩ " Khu 5 " xưa, có lẽ ông ta đã
về bưng rồi.
Tôi
kể cho nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nghe về những thay đổi cuộc đời, mà đôi khi chẳng ai đoán trước
được, ông Vũ Mạnh Sồ đó đang làm ở bệnh viện Y Dược Học Dân Tộc Saigon.
Cuối
năm ngoái, tôi có dịp tới hội trường X Westminster, để sinh hoạt văn nghệ với
nhóm bạn mới, ra mắt cuốn thơ NHỊP TIM THƠ của tôi.
Tôi
được tái ngộ phu nhân nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, bà đang trong ban tổ chức nhóm
thơ văn Nhân Ảnh Tân Văn do nhà văn Việt Hải phụ trách.
Nghe
ban tổ chức giới thiệu thành viên Nga Nguyễn rất có lòng xây dựng nhóm, cùng ưu
ái quý vị văn nghệ sĩ nhờ nhóm giới thiệu sách, trong đó có tôi với tập Nhịp
Tim Thơ trước mặt, tôi thật vui mừng vì tính cởi mở, hiếu khách của chị .
Tôi
chợt nhớ đã hạnh ngộ chị, phu nhân nhà văn Lê Trọng Nguyễn ngày tôi vừa đến Mỹ,
mừng vui tôi thăm hỏi : " Nghe chị là một cán sự xã hội thuộc cơ quan xã hội
ở quận hội Los Angeles phải không ?
Chị
gật đầu : đúng và đã về hưu .
Tôi
bỗng nhớ thành phố Đà Nẵng và bài hát Nắng Chiều cùng người bạn ở dốc cầu Vồng,
đường Thống Nhất, có rặng tre la ngà, mà quả thực tới giờ này tôi vẫn chưa thật
biết tre la ngà như thế nào nữa...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÓNG TRE LA NGÀ - CAO MỴ NHÂN
BÓNG TRE LA NGÀ - CAO MỴ NHÂN
Có
lẽ buổi đó vào mùa thu năm 1993, tôi mới vừa từ VN qua Hoa Kỳ được ít lâu. Nhà
thơ Thái Tú Hạp và dịch giả Ái Cầm đang phụ trách tờ tuần báo Saigontimes ở
Rosemead, có nhã ý mời ông bà nhà văn Duy Lam và tôi tham dự bữa tiệc vui của gia đình.
Và
đó chắc là bữa tiệc đầu tiên tôi biết tới với khoảng hơn 30 người, gồm các văn
nghệ sĩ như nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
vv...
Đã
từng nghe nhạc phẩm Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Đà Nẵng, với những
hình dung khác mà người bạn thủa đó ở dốc cầu Thống Nhất, chỉ rặng tre xanh
ngắt, nói :
"
Bản Nắng Chiều đó được hình thành ở đây " .
Tất
nhiên là không phải, hay có phải đi nữa, cũng chỉ người trong cuộc mới rõ được
.
Và
chẳng lẽ người bạn Đà Nẵng đó chỉ vì " rặng tre" ở đường Thống Nhất, cũng bình thường thôi, lại
vội vàng xác định là "rặng tre la ngà "trong bài Nắng Chiều của nhạc
sĩ Lê Trọng Nguyễn.
Cuộc
đổi đời năm 1975, đã khiến tôi thả dài bước chân lưu lạc, tôi không còn cư ngụ
ngoài Đà Nẵng nữa.
Sau
cuộc chiến coi như kết thúc một cách tức tưởi, tôi cũng phải đi tù tập trung
cải tạo.
Ra
trại, cuộc sống gia đình tôi vô cùng bấp bênh, có lẽ chẳng ai còn tha thiết hát
hò . Hay đúng ra, có muốn hát hò, chắc cũng phải bỏ quên tất cả nhạc vàng, hằng
ngày phải nghe những bài nhạc đỏ toàn đánh với đấm, thù với hận.
Mặt
khác hàng loạt các băng nhạc dĩa hát vv... của chế độ cũ bị ném ra đường cùng
với sách truyện, báo chí, dĩ nhiên cả các bản nhạc trước 30-4-1975 .
Thời
gian ở Đà Nẵng trọn thập niên 60 thế kỷ trước, có 2 bài hát của hai nhạc sĩ
được mọi người ưa thích ngang nhau, là Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, và Diễm
Xưa của Trịnh Công Sơn .
Nắng Chiều nổi tiếng trước, Diễm Xưa
cùng loạt bài Trịnh Công Sơn nổi tiếng sau, nhưng đan cử để so sánh sức ưa
chuộng thì chỉ Diễm Xưa với Nắng Chiều thôi.
Và
khoảng cách nổi tiếng của 2 bài đương nêu e cũng phải 4, 5 năm .
Mười
năm sau ngày đổi đời bi thảm 30-4-1975, tôi đã sinh hoạt ở Câu Lạc Bộ Dưỡng
Sinh thuộc Viện Y Dược Học Dân Tộc, Saigon.
Công
việc của tôi là làm Huấn luyện viên Dưỡng Sinh, và thực hiện các chương trình
văn nghệ cho quý vị cao niên và bịnh nhân mãn tính, tức là bệnh quá lâu, như
suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, phong thấp, suyễn vv...
Như
vậy đi kèm với động tác thể dục dưỡng sinh, chúng tôi có chương trình nhạc nhẹ,
thi ca vv...
10
năm sau ngày thống nhất " bát nháo "cứ gọi là đổi mới, đã bắt đầu
loáng thoáng nhạc vàng đó đây.
Ngay
đến các " tụ điểm "ca nhạc đã có những bài hát mà trước đó bạo quyền tịch
thu, họ gọi là tàn dư văn hoá chế độ cũ, thậm chí còn xách mé kêu là tàn dư Mỹ
Nguỵ .
Nắng
Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và Ngậm Ngùi bài thơ của Huy Cận được nhạc sĩ
Phạm Duy phổ nhạc, là 2 bài đã từng được hát ở nhiều nơi chỉ vì tính cách trong
sáng, không vướng một sợi tơ chính trị, nên mọi người cứ ...an tâm thưởng thức.
Một
hôm, tôi đang ngồi ghi tên các học viên mới cho khoá tập sắp khai giảng, thì có
2 vị ra vẻ còn ...trung niên, nghĩa là chưa 60 trở lên để gọi là cao niên.
Ông
tên Vũ Mạnh Sồ, cây vợt trong sân vợt Viện Y Dược Học Dân Tộc, mà cung cách xử
thế không phải từ cục R ra, dẫn theo vị kia đang có dung nhan tái mét như từ
rừng về, được ông Vũ Mạnh Sồ giới thiệu tên Trần Lê Nguyễn .
Tôi
" a " lên một tiếng nhỏ, rồi thản nhiên:
"
Thưa chào kịch tác gia Bão Thời Đại".
Bão
Thời Đại là vở kịch nói khá dài, mà hằng đêm đài phát thanh Saigon vẫn diễn cho
dân chúng di cư nghe, các năm sau ngày chia đôi đất nước...
Vai
nữ chính trong Bão Thời Đại tên Thái Hiền, nhưng thật ra là ca sĩ Thái Hằng của
ban Hợp ca Thăng Long.
Không
đợi tôi hỏi thăm về " Bão Thời Đại ", ông Vũ Mạnh Sồ bảo rằng: "
Tôi tưởng cô Cao Mỵ Nhân lầm với ông nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả bài Nắng
Chiều, cũng là chỗ tôi quen biết cả. "
Nói
rồi ông Vũ Mạnh Sồ hát luôn vài câu Nắng Chiều ...và cười, tôi cũng vui lây
không khí của nhị vị nêu trên .
Trở
lại buổi họp mặt vui vẻ ở tư thất ông bà giám đốc
Saigontimes,
quan khách đã tới đông đủ, ông bà nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn được giới thiệu trân
trọng.
Nhà
văn Mai Thảo cặp díp với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, vì Nguyễn Đức Quang lái xe
chở nhà văn Mai Thảo đi dự tiệc .
Tôi
có dịp hỏi thăm nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, ông giữ vẻ dè dặt, kín đáo, nhưng rất
hào hứng khi nói về bài Nắng Chiều kinh điển của ông.
Khi
tôi nhắc tới 2 ông Vũ Mạnh Sồ và Trần Lê Nguyễn, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ngạc
nhiên hỏi sao tôi biết ông Vũ Mạnh Sồ, vì ông ấy cũng là một nhạc sĩ " Khu 5 " xưa, có lẽ ông ta đã
về bưng rồi.
Tôi
kể cho nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nghe về những thay đổi cuộc đời, mà đôi khi chẳng ai đoán trước
được, ông Vũ Mạnh Sồ đó đang làm ở bệnh viện Y Dược Học Dân Tộc Saigon.
Cuối
năm ngoái, tôi có dịp tới hội trường X Westminster, để sinh hoạt văn nghệ với
nhóm bạn mới, ra mắt cuốn thơ NHỊP TIM THƠ của tôi.
Tôi
được tái ngộ phu nhân nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, bà đang trong ban tổ chức nhóm
thơ văn Nhân Ảnh Tân Văn do nhà văn Việt Hải phụ trách.
Nghe
ban tổ chức giới thiệu thành viên Nga Nguyễn rất có lòng xây dựng nhóm, cùng ưu
ái quý vị văn nghệ sĩ nhờ nhóm giới thiệu sách, trong đó có tôi với tập Nhịp
Tim Thơ trước mặt, tôi thật vui mừng vì tính cởi mở, hiếu khách của chị .
Tôi
chợt nhớ đã hạnh ngộ chị, phu nhân nhà văn Lê Trọng Nguyễn ngày tôi vừa đến Mỹ,
mừng vui tôi thăm hỏi : " Nghe chị là một cán sự xã hội thuộc cơ quan xã hội
ở quận hội Los Angeles phải không ?
Chị
gật đầu : đúng và đã về hưu .
Tôi
bỗng nhớ thành phố Đà Nẵng và bài hát Nắng Chiều cùng người bạn ở dốc cầu Vồng,
đường Thống Nhất, có rặng tre la ngà, mà quả thực tới giờ này tôi vẫn chưa thật
biết tre la ngà như thế nào nữa...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)