Mỗi Ngày Một Chuyện
BUỔI CHỢ CUỐI TUẦN - CAO MỴ
BUỔI CHỢ CUỐI TUẦN - CAO MỴ NHÂN
Trước mấy cái chợ VN ở thủ đô tị nạn Bolsa bây giờ, không khác gì các cửa chợ
bên quê hương nghèo nàn lạc hậu xa vời...
Hình như đồng bào ta sợ rằng nếu không bán bán mua mua kiểu VN, thì sẽ quên
quốc hồn, quốc tuý ...
Nên cứ mỗi lúc mỗi làm cho hè đường, sát các chợ, trở thành chật ních người
người rao bán công khai những rau, quả, hoa, củ ...do vườn nhà cung cấp ...
Làm như thế, mua bán kiểu ...hàng rong, để làm gì ?
Quý vị có nên đặt một dấu hỏi, là ta qua Mỹ với tư cách hay tính cách gì không
?
Trước nhất, nghĩ vì, quý vị trồng tỉa được một chút hoa màu, nên giữ lại trong
nhà xử dụng, nấu nướng, dư quá, thì tặng cho bà con, bạn bè, để làm quà thiết
thực nhất .
Mang ra cửa chợ bán, đối với con cháu đã không nên, đối với cộng đồng càng
không phải, ít ra quý vị hiểu rằng chúng ta có một tập thể tị nạn, một hàng ngũ
lưu vong...
Ta tới đây để bảo tồn cái danh nghĩa Quốc gia VN Tự Do, được " đồng minh
" xưa bảo trợ, có đủ lương tiền chi dùng, đủ lương thực xứ sở này phân
phối, bằng đủ phương cách, nghĩa là ta không thể đói cơm, rách áo được .
Còn đối với thể chế, chính quyền Hoa Kỳ ... Xin đừng rơi vào những lỗi lầm đáng
tiếc, mua bán vậy nào có hợp pháp gì, cả trong thuế má lẫn ngoài công lộ.
Chưa kể, phải giữ vẻ mỹ quan cho một đất nước văn minh, tân tiến... Vệ sinh
hàng đầu quanh trái đất .
Ta cũng hãnh diện lây tính chất hào phóng, khoa học và ...kiêu sa của xã
hội " số 1 " trên thế giới này.
Tất nhiên không ai bắt ta phải nhất cử nhất động Mỹ 100% . Và, không ai giữ quý
vị ở lại trong cái vòng cương toả của USA .
Nếu không vừa ý vì bất cứ lý do gì, Người Mỹ vẫn không ép buộc ai phải ở lại
với họ.
Ngay đến chính mấy ông bà Mỹ thứ thiệt, họ vẫn đi ba bảy chín chu các nơi khắp
năm châu, bốn bể, rồi chán thì về, hay là ở lại vĩnh viễn nơi nào đó, nào có
sao đâu .
Ngày tôi mới " quy Mã " cách đây 1/4 thế kỷ, tôi đứng trước cửa chợ
Bolsa, chứng kiến một thanh niên Châu Á, lấy một gói tôm khô trong chợ, rồi
vùng chạy mất .
Một ông bảo vệ chợ hét tướng, tính đuổi theo, nhưng tôi thấy ông bảo vệ cứ dậm
chân đứng tại chỗ .
Tôi hỏi sao ông không đuổi theo thanh niên trộm gói tôm khô đó?
Ông bảo vệ chợ trên nói : giờ này 12 giờ trưa, có nơi, sở, hãng, còn là giờ
nghỉ và ăn trưa. Thằng đó, là nói thanh niên trộm gói tôm khô, nó qua đây làm
gì mà khốn khổ thế, làm mất mặt chung.
Bây giờ người Việt tị nạn, lưu vong chắc ...không còn nữa, có còn cũng phai dần
danh nghĩa, vì tị nạn, lưu vong chỉ có tính cách giai đoạn.
CSVN tuồn hàng loạt con ông cháu cha cán bộ, đảng viên qua du học, du lịch, du
hí vv...không xuất thân từ lễ giáo, trí thức ...VN xưa, nên khó mà hiểu
được vai trò nhân cách lương thiện, thể diện ...
Quý cụ VN xưa, thường khuyên con cháu nên đi xa để học hỏi cái hay, cái tốt của
những nơi tốt đẹp hơn, giỏi dang hơn mình ...
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (ngoan).
Học cái tinh hoa để nâng cao bản chất, nhân dáng con người, về giúp dân giúp
nước, cải tổ nhân sinh là điều hiếm quý.
Vẫn quý cụ nhận xét: đằng này học lỏm ba cái cặn bã của thiên hạ, như ăn chơi
đàng điếm, phè phỡn hút sách, hoặc giả ...nghiên cứu cái tàn ác trên mọi tàn ác.
Xong du nhập vào VN, đang tận cùng tận diệt nhau, thì sớm muộn gì cũng ...khai
tử từng phần, rồi tự hủy diệt đất nước thôi.
Người trần mắt thịt đã vậy, mà người tu mắt thánh, càng khiến tôi chưng hửng
...cái điều muốn nói, là Thủ đô tị nạn Bolsa hiện nay, số tăng ni trong nước
sang
"tu nghiệp" tăng lên nhiều lắm.
Quý vị đã kịp thời học lái xe, tất nhiên học English, để sẽ ở lại Huê Kỳ bằng
đủ thứ lý do, phát triển và khuếch tán cơ sở tu hành, chiêu nạp đệ tử ...hải
ngoại trong tinh thần nhớ gốc nhớ nguồn miên man...
Một bạn Mỹ ...già, rất là hiếu khách, hỏi thăm rằng: phải mỗi con đường, có một
ngôi chùa không, tôi trả lời "tôi không biết, phải hỏi chính các tu
sĩ".
Xong buổi đi chợ một ngày cuối tuần ở thủ đô tị nạn, tôi mau chóng về nhà trên
Los Angeles, để lại lặng lẽ sống ở cái thành phố đúng nghĩa Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ, có hàng trăm sắc dân.
Chợt nhớ lại những ngày mình đến Mỹ, tới bây giờ, cảm giác tha hương, hay tha
phương cầu thực, vẫn lởn vởn trong tâm trí tôi.
Là làm sao mình sống được, nhưng tha hương, tha phương, mà không để ...tha hoá
mới là khó ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BUỔI CHỢ CUỐI TUẦN - CAO MỴ
BUỔI CHỢ CUỐI TUẦN - CAO MỴ NHÂN
Trước mấy cái chợ VN ở thủ đô tị nạn Bolsa bây giờ, không khác gì các cửa chợ
bên quê hương nghèo nàn lạc hậu xa vời...
Hình như đồng bào ta sợ rằng nếu không bán bán mua mua kiểu VN, thì sẽ quên
quốc hồn, quốc tuý ...
Nên cứ mỗi lúc mỗi làm cho hè đường, sát các chợ, trở thành chật ních người
người rao bán công khai những rau, quả, hoa, củ ...do vườn nhà cung cấp ...
Làm như thế, mua bán kiểu ...hàng rong, để làm gì ?
Quý vị có nên đặt một dấu hỏi, là ta qua Mỹ với tư cách hay tính cách gì không
?
Trước nhất, nghĩ vì, quý vị trồng tỉa được một chút hoa màu, nên giữ lại trong
nhà xử dụng, nấu nướng, dư quá, thì tặng cho bà con, bạn bè, để làm quà thiết
thực nhất .
Mang ra cửa chợ bán, đối với con cháu đã không nên, đối với cộng đồng càng
không phải, ít ra quý vị hiểu rằng chúng ta có một tập thể tị nạn, một hàng ngũ
lưu vong...
Ta tới đây để bảo tồn cái danh nghĩa Quốc gia VN Tự Do, được " đồng minh
" xưa bảo trợ, có đủ lương tiền chi dùng, đủ lương thực xứ sở này phân
phối, bằng đủ phương cách, nghĩa là ta không thể đói cơm, rách áo được .
Còn đối với thể chế, chính quyền Hoa Kỳ ... Xin đừng rơi vào những lỗi lầm đáng
tiếc, mua bán vậy nào có hợp pháp gì, cả trong thuế má lẫn ngoài công lộ.
Chưa kể, phải giữ vẻ mỹ quan cho một đất nước văn minh, tân tiến... Vệ sinh
hàng đầu quanh trái đất .
Ta cũng hãnh diện lây tính chất hào phóng, khoa học và ...kiêu sa của xã
hội " số 1 " trên thế giới này.
Tất nhiên không ai bắt ta phải nhất cử nhất động Mỹ 100% . Và, không ai giữ quý
vị ở lại trong cái vòng cương toả của USA .
Nếu không vừa ý vì bất cứ lý do gì, Người Mỹ vẫn không ép buộc ai phải ở lại
với họ.
Ngay đến chính mấy ông bà Mỹ thứ thiệt, họ vẫn đi ba bảy chín chu các nơi khắp
năm châu, bốn bể, rồi chán thì về, hay là ở lại vĩnh viễn nơi nào đó, nào có
sao đâu .
Ngày tôi mới " quy Mã " cách đây 1/4 thế kỷ, tôi đứng trước cửa chợ
Bolsa, chứng kiến một thanh niên Châu Á, lấy một gói tôm khô trong chợ, rồi
vùng chạy mất .
Một ông bảo vệ chợ hét tướng, tính đuổi theo, nhưng tôi thấy ông bảo vệ cứ dậm
chân đứng tại chỗ .
Tôi hỏi sao ông không đuổi theo thanh niên trộm gói tôm khô đó?
Ông bảo vệ chợ trên nói : giờ này 12 giờ trưa, có nơi, sở, hãng, còn là giờ
nghỉ và ăn trưa. Thằng đó, là nói thanh niên trộm gói tôm khô, nó qua đây làm
gì mà khốn khổ thế, làm mất mặt chung.
Bây giờ người Việt tị nạn, lưu vong chắc ...không còn nữa, có còn cũng phai dần
danh nghĩa, vì tị nạn, lưu vong chỉ có tính cách giai đoạn.
CSVN tuồn hàng loạt con ông cháu cha cán bộ, đảng viên qua du học, du lịch, du
hí vv...không xuất thân từ lễ giáo, trí thức ...VN xưa, nên khó mà hiểu
được vai trò nhân cách lương thiện, thể diện ...
Quý cụ VN xưa, thường khuyên con cháu nên đi xa để học hỏi cái hay, cái tốt của
những nơi tốt đẹp hơn, giỏi dang hơn mình ...
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (ngoan).
Học cái tinh hoa để nâng cao bản chất, nhân dáng con người, về giúp dân giúp
nước, cải tổ nhân sinh là điều hiếm quý.
Vẫn quý cụ nhận xét: đằng này học lỏm ba cái cặn bã của thiên hạ, như ăn chơi
đàng điếm, phè phỡn hút sách, hoặc giả ...nghiên cứu cái tàn ác trên mọi tàn ác.
Xong du nhập vào VN, đang tận cùng tận diệt nhau, thì sớm muộn gì cũng ...khai
tử từng phần, rồi tự hủy diệt đất nước thôi.
Người trần mắt thịt đã vậy, mà người tu mắt thánh, càng khiến tôi chưng hửng
...cái điều muốn nói, là Thủ đô tị nạn Bolsa hiện nay, số tăng ni trong nước
sang
"tu nghiệp" tăng lên nhiều lắm.
Quý vị đã kịp thời học lái xe, tất nhiên học English, để sẽ ở lại Huê Kỳ bằng
đủ thứ lý do, phát triển và khuếch tán cơ sở tu hành, chiêu nạp đệ tử ...hải
ngoại trong tinh thần nhớ gốc nhớ nguồn miên man...
Một bạn Mỹ ...già, rất là hiếu khách, hỏi thăm rằng: phải mỗi con đường, có một
ngôi chùa không, tôi trả lời "tôi không biết, phải hỏi chính các tu
sĩ".
Xong buổi đi chợ một ngày cuối tuần ở thủ đô tị nạn, tôi mau chóng về nhà trên
Los Angeles, để lại lặng lẽ sống ở cái thành phố đúng nghĩa Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ, có hàng trăm sắc dân.
Chợt nhớ lại những ngày mình đến Mỹ, tới bây giờ, cảm giác tha hương, hay tha
phương cầu thực, vẫn lởn vởn trong tâm trí tôi.
Là làm sao mình sống được, nhưng tha hương, tha phương, mà không để ...tha hoá
mới là khó ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)