Mỗi Ngày Một Chuyện
BUỔI CUỐI CÙNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI CUỐI CÙNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
nay thứ sáu 1/9/2017 phải không ?
Đúng
rồi, sao có lúc mình lẩm cẩm thế, anh đang cười nhạt, nửa thương hại, nửa
thương thật, biết đâu Cao Mỵ Nhân nghễnh ngãng, chứ không phải "Lãng Đãng
Vào Thu" để bảo là "thi sĩ" nào cũng vốn mộng mơ đâu.
Đang
thực tế ở cõi ta bà này đấy anh ạ, nhưng có buồn một cách ...lênh đênh lắm,
người bạn thân mến từ sáu mươi năm trước đã ra đi, hôm nay là buổi cuối cùng
bạn đó ở thế gian này, khi bạn bè đọc được những dòng này, thì ông bạn ấy chắc đang vô hỏa tháp.
Ông
quen biết và là bạn của khá nhiều các giới lứa tuổi ...chúng ta, có thể là hơn,
có thể là kém độ 5,10 tuổi áng chừng.
Lứa
tuổi này cũng đã có một số quý vị ra đi, nhưng có lẽ những người đi đó vui vẻ
hơn ông, ấy là lỡ có ra đi trong bệnh hoạn, thì còn ánh mắt của người ở lại
nhìn theo ra đến cuối chân
trời.
Ông
ấy bị tai biến từ cách đây nhiều năm, được gia đình chăm sóc rất kỹ càng, hưởng
hạnh phúc bên vợ ngoan và bầy con đã lớn.
Kể
ra thì người đau có vẻ sướng hơn người suốt tháng năm trong nom người bệnh. Bởi
vì người đau nhiều năm thì chỉ còn phương hướng tới là cầu nguyện cho được khỏi
bệnh, hay bệnh đứng lại, chớ có trầm trọng hơn.
Nhưng
người chăm sóc thì cứ cố gắng thêm trong niềm hy vọng mong manh, hay là nỗi khổ
thân thầm kín.
Bởi
vì người chăm sóc không nỡ và không nên để người đang đau phải buồn chán, mất
lòng tin cuộc sống.
Tôi
cũng là bạn của ông, mà là bạn sớm nhất nữa.
Tôi
có người bác họ là bạn chí thân của ông ở Hanoi, bác họ tôi nhờ tôi đưa một
phong thư dày cộm cho ông,
người mãn phần hôm
nay, từ hồi đất nước qua phân cơ.
Đúng
là một sự tình cờ trong cố ý của bác tôi, Cao San, con ông trẻ Chinh của gia
đình tôi.
Sau
dịp ba tôi đưa tôi đến tận nhà ông ở đường Phan Đình Phùng Saigon, bằng taxi
ngay khi vô nam có mấy ngày, năm 1954, tôi thua ông cả nửa giáp, nhưng đã biến
thành bạn thân của ông mới là kỳ.
Thế
rồi thì tôi trước thế nào, lớn hơn lên, vẫn thế nấy, tức là tôi vẫn làm thơ học
sinh, và viết truyện nhi đồng tiếp tục một năm trước như ở ngoài Bắc, tôi đăng
hằng tuần truyện nhi đồng trên báo Giang Sơn, và đã được bạn bè đùa là cây bút
cổ tích cổ lọ Hải Cảng, vì nhà ba tôi ở Hải Phòng.
Ông
vốn học Chu Văn An Hanoi, nên nhập học lại Chu Văn An Saigon.
Còn
tôi thì vô Trưng Vương bình thường như thiên hạ.
Song
song với chuyện đi học, là tôi tự phát triển đều các thứ viết lách, bất kể các
đề tài thơ, lai rai, lặt vặt, nhỏ nhỏ vv...và tôi hay tặng ông, thí dụ viết về
thi rớt, thi đậu vv...
Tâm
hồn tôi viết đấy, nhưng luôn luôn đi vắng ...đến nỗi ông không vui, hỏi tôi là:
" Không thấy nhân dáng Thanh trong những tác phẩm đó".
Ô,
tôi lại lấy tên là Thanh, tôi đặt cho ông tên Băng cơ, vừa buồn cười, vừa lơ
là, tôi trả lời: "Thì
thấp thoáng được rồi".
Ngày
cuối cùng chấm dứt tình bạn học sinh đó là đã gần 10 năm sau, tức trước khi tôi
ra trường Cán sự Xã Hội Caritas. Tôi chuẩn bị ra làm công tác xã hội ở chốn ba
quân.
Các
dòng thơ tâm tình đi kèm với dòng đời không phải "quan với quân lên
đường" tôi tạm ... hẹn lại một ngày về nào đó, chưa biết được .
Ông
đã từ Cao học Luật ra, có lẽ sẽ đi làm lớn, tôi chúc ông thành công chốn quan trường.
Buổi đó tôi còn phải đi thực hành mấy
cas để chuẩn bị ra trường, ông khẩn khoản nói tôi đi chơi loanh quanh, kỷ niệm
buổi cuối cùng chia tay.
Sao
tôi thấy buồn thì có buồn, nhưng là thứ buồn nhè nhẹ, nhất là lúc tôi vô cổng
trường ma soeurs, ông còn đứng bên chiếc xe máy nổ hiệu gì đó, tôi chả biết,
gọi tên tôi thật nhẹ, lẫn trong tiếng gió, tôi có quay ra nhìn, nhưng lại vội
vã vô nhà nội trú.
Tất
nhiên những năm sau, vẫn tình cờ có những lần tái ngộ, nhưng là hình thức văn
phòng, có lẽ chả ai muốn nhớ dĩ vãng, vì ai cũng đang có một hiện tại hồi đó,
để hãnh diện hay lo âu, tuỳ.
Ôi,
rồi cả một thời gian dài hàng mấy chục năm, tuy vẫn biết tin nhau qua bạn bè,
nhưng càng về sau mối thân tình như đặt từ đỉnh thang, mỗi người tự thả mình
theo một cạnh thang xuống đất...Hai cái chân thang đã cách xa gần 180 độ rồi .
Thế
thì cũng bình thường chứ hả ?
Anh
vẫn vừa lắng nghe một cách từ tốn, không hề ngắt lời, không hề hỏi xem ý mình muốn gì khi kể
chuyện ngày xưa ...
Anh
cũng biết tính mình là với anh thôi, mình sẽ kể vanh vách ra bây giờ, nên anh
thả lỏng tầm mắt ra xa tít mù xa...
Nhưng
hôm nay, chính là buổi cuối cùng thứ hai, được ghi sau danh tính bạn xưa ...ông
rời cõi thế.
Ông
lại đi một mình, đi trong buồn bã, thực sự cô đơn, vì người bạn đường của ông,
rất ngoan, đã lâm bịnh và đi trước ông, năm ngoái, tôi không biết lúc phu nhân
ông đi, ánh mắt của ông tuyệt vọng đến thế nào nữa.
Chinh
đó là lý do tôi nói ông ra đi mà cô quạnh, buồn phiền ...
Nếu
quả tình có kiếp tiếp theo kiếp này, cho mỗi người chúng ta có sự chuẩn bị toàn
vẹn hơn, thì bà đã đi trước ông, lo tổ ấm ở phương trời xa thẳm nào đó, để đón
chờ ông tái ngộ hôm nay.
Anh
liếc coi tôi trong kính viễn vọng thế nào? Chẳng lẽ người bạn xưa thân tình trong gần 10 năm mà
không buồn à?
Có
buồn chứ, lại khẳng định buồn một cách bềnh bồng, phiêu bạt lắm ...
Vậy
thì thay lời kết là bài thơ điếu gởi mông lung. Vì ngoài ông ra, thủa gần 10
năm quen biết ấy, ông chưa có gia đình.
Có
thật buồn không, hay thế nào
Lênh
đênh như vẫn ở chiêm bao
Đau
lâu quá chứ, chưa thăm viếng
Khổ
quá mà sao, ngại đón chào
Kẻ
một phương trời, nằm biền biệt
Người
muôn hướng gió, ngó lao xao
Chia
buồn biết gởi về đâu nhỉ
Thôi
chúc ông đi, lệ đã trào ....
Anh
rằng: quan, hôn, tang, tế...là phải vậy rồi .
Một
người bạn cùng trường, cùng lớp, với ông trong bao năm ở Chu Văn An, là giáo sư
Trần Huy Bích, đã tin cho tất cả bạn bè của ông, và một mình tôi nhận cái thông
báo buồn:
"Bạn
Phạm Công Bạch của chúng ta, đã từ giã cõi đời, và từ biệt chúng ta..."
Thế
thì tôi kính nhờ giáo sư Trần Huy Bích tiện dịp nào, thắp dùm tôi một nén nhang
thơm ngát cúng người xưa ..."Phạm, Nhật Khải "Phó Viện Trưởng Học Viện
Cảnh Sát VNCH.
Anh
sợ mình sơ xuất, nhắc chừng: Xem lại có cần thêm bớt, thay đổi, trước khi anh
đăng chia buồn, với tính cách một chuyện của mỗi ngày, mà Cao Mỵ Nhân phụ
trách...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BUỔI CUỐI CÙNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI CUỐI CÙNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
nay thứ sáu 1/9/2017 phải không ?
Đúng
rồi, sao có lúc mình lẩm cẩm thế, anh đang cười nhạt, nửa thương hại, nửa
thương thật, biết đâu Cao Mỵ Nhân nghễnh ngãng, chứ không phải "Lãng Đãng
Vào Thu" để bảo là "thi sĩ" nào cũng vốn mộng mơ đâu.
Đang
thực tế ở cõi ta bà này đấy anh ạ, nhưng có buồn một cách ...lênh đênh lắm,
người bạn thân mến từ sáu mươi năm trước đã ra đi, hôm nay là buổi cuối cùng
bạn đó ở thế gian này, khi bạn bè đọc được những dòng này, thì ông bạn ấy chắc đang vô hỏa tháp.
Ông
quen biết và là bạn của khá nhiều các giới lứa tuổi ...chúng ta, có thể là hơn,
có thể là kém độ 5,10 tuổi áng chừng.
Lứa
tuổi này cũng đã có một số quý vị ra đi, nhưng có lẽ những người đi đó vui vẻ
hơn ông, ấy là lỡ có ra đi trong bệnh hoạn, thì còn ánh mắt của người ở lại
nhìn theo ra đến cuối chân
trời.
Ông
ấy bị tai biến từ cách đây nhiều năm, được gia đình chăm sóc rất kỹ càng, hưởng
hạnh phúc bên vợ ngoan và bầy con đã lớn.
Kể
ra thì người đau có vẻ sướng hơn người suốt tháng năm trong nom người bệnh. Bởi
vì người đau nhiều năm thì chỉ còn phương hướng tới là cầu nguyện cho được khỏi
bệnh, hay bệnh đứng lại, chớ có trầm trọng hơn.
Nhưng
người chăm sóc thì cứ cố gắng thêm trong niềm hy vọng mong manh, hay là nỗi khổ
thân thầm kín.
Bởi
vì người chăm sóc không nỡ và không nên để người đang đau phải buồn chán, mất
lòng tin cuộc sống.
Tôi
cũng là bạn của ông, mà là bạn sớm nhất nữa.
Tôi
có người bác họ là bạn chí thân của ông ở Hanoi, bác họ tôi nhờ tôi đưa một
phong thư dày cộm cho ông,
người mãn phần hôm
nay, từ hồi đất nước qua phân cơ.
Đúng
là một sự tình cờ trong cố ý của bác tôi, Cao San, con ông trẻ Chinh của gia
đình tôi.
Sau
dịp ba tôi đưa tôi đến tận nhà ông ở đường Phan Đình Phùng Saigon, bằng taxi
ngay khi vô nam có mấy ngày, năm 1954, tôi thua ông cả nửa giáp, nhưng đã biến
thành bạn thân của ông mới là kỳ.
Thế
rồi thì tôi trước thế nào, lớn hơn lên, vẫn thế nấy, tức là tôi vẫn làm thơ học
sinh, và viết truyện nhi đồng tiếp tục một năm trước như ở ngoài Bắc, tôi đăng
hằng tuần truyện nhi đồng trên báo Giang Sơn, và đã được bạn bè đùa là cây bút
cổ tích cổ lọ Hải Cảng, vì nhà ba tôi ở Hải Phòng.
Ông
vốn học Chu Văn An Hanoi, nên nhập học lại Chu Văn An Saigon.
Còn
tôi thì vô Trưng Vương bình thường như thiên hạ.
Song
song với chuyện đi học, là tôi tự phát triển đều các thứ viết lách, bất kể các
đề tài thơ, lai rai, lặt vặt, nhỏ nhỏ vv...và tôi hay tặng ông, thí dụ viết về
thi rớt, thi đậu vv...
Tâm
hồn tôi viết đấy, nhưng luôn luôn đi vắng ...đến nỗi ông không vui, hỏi tôi là:
" Không thấy nhân dáng Thanh trong những tác phẩm đó".
Ô,
tôi lại lấy tên là Thanh, tôi đặt cho ông tên Băng cơ, vừa buồn cười, vừa lơ
là, tôi trả lời: "Thì
thấp thoáng được rồi".
Ngày
cuối cùng chấm dứt tình bạn học sinh đó là đã gần 10 năm sau, tức trước khi tôi
ra trường Cán sự Xã Hội Caritas. Tôi chuẩn bị ra làm công tác xã hội ở chốn ba
quân.
Các
dòng thơ tâm tình đi kèm với dòng đời không phải "quan với quân lên
đường" tôi tạm ... hẹn lại một ngày về nào đó, chưa biết được .
Ông
đã từ Cao học Luật ra, có lẽ sẽ đi làm lớn, tôi chúc ông thành công chốn quan trường.
Buổi đó tôi còn phải đi thực hành mấy
cas để chuẩn bị ra trường, ông khẩn khoản nói tôi đi chơi loanh quanh, kỷ niệm
buổi cuối cùng chia tay.
Sao
tôi thấy buồn thì có buồn, nhưng là thứ buồn nhè nhẹ, nhất là lúc tôi vô cổng
trường ma soeurs, ông còn đứng bên chiếc xe máy nổ hiệu gì đó, tôi chả biết,
gọi tên tôi thật nhẹ, lẫn trong tiếng gió, tôi có quay ra nhìn, nhưng lại vội
vã vô nhà nội trú.
Tất
nhiên những năm sau, vẫn tình cờ có những lần tái ngộ, nhưng là hình thức văn
phòng, có lẽ chả ai muốn nhớ dĩ vãng, vì ai cũng đang có một hiện tại hồi đó,
để hãnh diện hay lo âu, tuỳ.
Ôi,
rồi cả một thời gian dài hàng mấy chục năm, tuy vẫn biết tin nhau qua bạn bè,
nhưng càng về sau mối thân tình như đặt từ đỉnh thang, mỗi người tự thả mình
theo một cạnh thang xuống đất...Hai cái chân thang đã cách xa gần 180 độ rồi .
Thế
thì cũng bình thường chứ hả ?
Anh
vẫn vừa lắng nghe một cách từ tốn, không hề ngắt lời, không hề hỏi xem ý mình muốn gì khi kể
chuyện ngày xưa ...
Anh
cũng biết tính mình là với anh thôi, mình sẽ kể vanh vách ra bây giờ, nên anh
thả lỏng tầm mắt ra xa tít mù xa...
Nhưng
hôm nay, chính là buổi cuối cùng thứ hai, được ghi sau danh tính bạn xưa ...ông
rời cõi thế.
Ông
lại đi một mình, đi trong buồn bã, thực sự cô đơn, vì người bạn đường của ông,
rất ngoan, đã lâm bịnh và đi trước ông, năm ngoái, tôi không biết lúc phu nhân
ông đi, ánh mắt của ông tuyệt vọng đến thế nào nữa.
Chinh
đó là lý do tôi nói ông ra đi mà cô quạnh, buồn phiền ...
Nếu
quả tình có kiếp tiếp theo kiếp này, cho mỗi người chúng ta có sự chuẩn bị toàn
vẹn hơn, thì bà đã đi trước ông, lo tổ ấm ở phương trời xa thẳm nào đó, để đón
chờ ông tái ngộ hôm nay.
Anh
liếc coi tôi trong kính viễn vọng thế nào? Chẳng lẽ người bạn xưa thân tình trong gần 10 năm mà
không buồn à?
Có
buồn chứ, lại khẳng định buồn một cách bềnh bồng, phiêu bạt lắm ...
Vậy
thì thay lời kết là bài thơ điếu gởi mông lung. Vì ngoài ông ra, thủa gần 10
năm quen biết ấy, ông chưa có gia đình.
Có
thật buồn không, hay thế nào
Lênh
đênh như vẫn ở chiêm bao
Đau
lâu quá chứ, chưa thăm viếng
Khổ
quá mà sao, ngại đón chào
Kẻ
một phương trời, nằm biền biệt
Người
muôn hướng gió, ngó lao xao
Chia
buồn biết gởi về đâu nhỉ
Thôi
chúc ông đi, lệ đã trào ....
Anh
rằng: quan, hôn, tang, tế...là phải vậy rồi .
Một
người bạn cùng trường, cùng lớp, với ông trong bao năm ở Chu Văn An, là giáo sư
Trần Huy Bích, đã tin cho tất cả bạn bè của ông, và một mình tôi nhận cái thông
báo buồn:
"Bạn
Phạm Công Bạch của chúng ta, đã từ giã cõi đời, và từ biệt chúng ta..."
Thế
thì tôi kính nhờ giáo sư Trần Huy Bích tiện dịp nào, thắp dùm tôi một nén nhang
thơm ngát cúng người xưa ..."Phạm, Nhật Khải "Phó Viện Trưởng Học Viện
Cảnh Sát VNCH.
Anh
sợ mình sơ xuất, nhắc chừng: Xem lại có cần thêm bớt, thay đổi, trước khi anh
đăng chia buồn, với tính cách một chuyện của mỗi ngày, mà Cao Mỵ Nhân phụ
trách...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)