Mỗi Ngày Một Chuyện
BUỔI SÁNG RẤT SỚM - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG RẤT SỚM - CAO MỴ NHÂN
Buổi
sáng rất sớm, nghĩa là buổi sáng chưa có ánh nắng, hay mặt trời chưa mọc cũng
thế.
Tôi
có thời gian ra đường vào giờ này, có khi trời còn tờ mờ sương mỏng trước mặt,
và tôi cứ thế bước tươi vui đón ngày về.
Đó
là thời gian tôi tới một lớp tập dưỡng sinh cho những gia đình chuẩn bị rời
khỏi quê hương xuất ngoại theo các diện bảo lãnh, quý vị ấy qua Mỹ hoặc các
nước tự do khác như Úc, Pháp, Canada...
Bấy
giờ Saigon đã bị đổi tên, nên giờ giấc cũng làm tổn thương tâm lý lắm ...
Vì
mỗi buổi sáng rất sớm đó, tôi phải kê khai rõ ràng cho bạo quyền csvn biết tôi
đi đâu, làm gì, gặp ai, lý do tôi là một sĩ quan chế độ cũ vừa xong tù cải tạo
về.
Bây
giờ ngồi nghĩ lại, thấy thật tức cười, là tại sao hồi đó tôi...sợ thế?
Đúng
ra họ chỉ mạnh miệng bắt bí người ngay, chứ kẻ gian có thiên hình vạn trạng qua
mặt họ, làm chi được, nếu không qua một cuộc đấu trí .
Thủa
đó ...
Đã
sau 5 năm Bên Cướp Cuộc tràn vô các tỉnh miền nam, một số các sĩ quan QL/VNCH
đi tù cải tạo về, nghe trong dân chúng nói rằng chính sách " Kinh Tế mới
" của csvn đã thất bại hoàn toàn .
Bởi
vì phải thực tế nhận định rằng, nước ta làm gì rộng như Nga Cộng đầy vũng lầy
hoang hoá, rừng rậm cổ sơ, hay có đất lành thì cũng như sa mạc cỏ bát ngát, để
phải khai hoang, tạo khí thế công nghiệp, như thời Lenine đày người đối lập đi
Siberi.
Nước
ta: người tạm gọi là đông, và đất tạm gọi là chật...
Chúng
ta cứ thẳng thừng chia đất cho dân chúng đồng đều, thí dụ thôi, e có chỗ còn
xem như thiếu .
Nhất
là đất đai cư trú và sinh hoạt phải đi đôi với công ăn việc làm nữa, mới phát
triển được.
Thế
nên, một đất nước hậu chiến mà không đồng quan điểm mưu sinh, tức là không có
sự đoàn kết tinh thần dân tộc, thì chả làm chi được, kể cả thong dong ở thành
thị, chớ đừng nói đi xây dựng nông trường, kinh tế mới.
Huống
chi tôi bị hậu cải tạo ở nông trường Tây Nam về thành phố Saigon, còn phải chịu
đựng thêm nỗi gì, để bạo quyền địa phương theo dõi chứ .
Mỗi
buổi sáng rất sớm, khi tôi mở cửa ra đường, chưa kịp hít thở bầu không khí
tương đối còn trong lành hơn bây giờ, tôi đã thấy bà hàng xóm trung niên đi
đằng sau...
Có
lần tôi đứng lại hỏi:
Ủa
chị Hạn, chị đi đâu giờ này vậy ?
Bà
Hạn thản nhiên cười : " Chứ Mỵ Nhân cũng đi đâu sớm vậy ? Có gồng gánh gì
đâu mà buôn với bán ? "
Tôi
ngạc nhiên hết sức, vì đúng tôi có buôn bán gì đâu, đi tay không bất cứ lúc nào
...
Người
đàn bà Bắc Kỳ đó là vợ ông cán bộ ở bên hông nhà tôi. Bà Hạn hơn tôi độ 7,8
tuổi .
Rồi
bà tự bắt chuyện : " Mình ở Hà Nội cứ đi bộ mỗi sáng quanh bờ hồ cho khoẻ,
thấy Mỵ Nhân ra đường sớm quá, đi đâu vậy ?
Em
đi tập dưỡng sinh cho gia đình bác sĩ Đào Quốc Anh ở bên Hoà Hưng.
Nhà
tôi bấy giờ ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, sau họ đổi là Huỳnh Văn Bánh, cả đời tôi
cũng chẳng biết tên nhân vật Huỳnh Văn Bánh là ai.
Muốn
qua Hoà Hưng tôi phải đi tắt một đoạn đường xe lửa qua khúc sông Cống Bà Xếp,
nơi đã xẩy ra biết bao tai nạn tầu hoả chạy như ma điên, ngốn đường trường
trước mặt .
Nên,
hễ đi bộ tới Cống Bà Xếp, thì lo nghe ngóng tiếng tầu đi, lỡ mơ màng, nó , tầu
hoả tức xe lửa trong nam, xịch tới là chỉ có cách nhảy ào xuống lòng kinh Nhiêu
Lộc đó, mới thoát chết được.
Nhưng
chao ôi, lòng kinh Nhiêu Lộc nào có thơm tho gì, ngoài bùn đen kinh niên, nó
còn chứa cả ngàn thứ rác rến, trong đó có phân người, chó mèo chết vv... chẳng
hạn .
Bấy
giờ tôi mới rời nông trường Tây Nam về thành phố, nên chọn công việc tập thể dục dưỡng sinh
cho khách sắp xuất cảnh là hợp lý và ... khôn ngoan nhất .
Là
tôi khỏi cần vốn liếng, và dễ chứng minh việc mưu sinh ngay thẳng của mình,
chưa kể mình được tập luyện luôn.
Do
đó tôi đã giữ " công ăn việc làm " này cho tới ngày thẳng cánh cò bay
HO đi tị nạn chính thức bằng Air Tân Sơn Nhất, tới xứ sở này .
Những
buổi sáng rất sớm bên quê hương nghèo nàn, lạc hậu đó, không gây cho tôi một ấn
tượng gì, ngoài những nhớ nhung không phải là tiếc nuối, bầu trời nhỏ bé, chật
hẹp, khó khăn, khốn khổ ... mà người dân phải gánh chịu sau cuộc gọi là đổi đời
phi lý nhất 30-4-1975.
Những
buổi sáng rất sớm kể trên đã qua đi mấy chục năm, bỗng sớm nay, không khí trong
lành chi lạ, khi tôi vừa thức dậy, tôi nhìn thấy một bông hồng trắng tinh
khiết, đẹp lắm, anh gởi cho tôi trên một trang thơ tình mở rộng, ở xứ người ...
Tôi
không phải mở cửa rời nhà, đi bộ qua đoạn đường sắt Cống Bà Xếp, sẽ gặp một căn
nhà nhỏ xíu đóng cửa quanh năm, có hàng rào mỏng mảnh, nhưng có một bệ thờ
tượng Đức Mẹ ngay sát lề đường, và quanh đôi bàn chân Đức Mẹ luôn luôn bày xoè
ra những cành huệ trắng, để ai muốn viếng Mẹ, tự dừng bước, cầu nguyện ...
Không
chỉ tôi thôi, mà còn mấy người khác nữa hay dừng chân nơi ấy, bệ thờ Đức Mẹ, để
kẻ vui tươi cười nụ, người băn khoăn...nhỏ lệ buồn ...
Tôi
đã có lần sấp mặp xuống đôi bàn chân tượng hình Đức Mẹ êm ả ấy, thổn thức khóc,
khiến khách vãng lai thầm thương hại cho một hoàn cảnh bi thương nào, mà họ không cần hiểu .
Anh
có bao giờ như mình không ?
Chắc
chắn là không, vì anh biết đón nhận nỗi khổ cũng như thầm lặng cám ơn Chúa .
Anh
không phải thất vọng đến độ rơi ra những giọt nước mắt .
Khóc
để làm gì chớ, van xin Thượng Đế ư ? Chúa vẫn ở trong anh từng lúc, cả khi
thành công lẫn lúc thất bại kia mà.
Anh
sẽ bảo: Chúa cho tôi niềm tin tuyệt đối, tại sao để rơi nước mắt nhỉ ?
Ôi
, mình sẽ khóc ngất đi, nếu không mơ hồ nghe được tiếng an ủi của Đấng Thiêng
Liêng, hay của anh ?
Mình
sẽ chẳng trả lời, bởi vì câu mình muốn nghe sẽ không thể toàn vẹn. Mình muốn cả từ Chúa, lẫn
...anh cơ.
Thì
phần anh đã cho bông hồng trắng trong sáng, tươi vui, và tinh khiết rồi. Phải
giữ lòng uyên nguyên, trinh bạch đến cuối đời chứ.
Vâng
đúng vậy, anh là bệ thờ ...cho Đấng Thánh hiển linh , vinh hiển
suốt kiếp này và muôn muôn kiếp tới, xin cám ơn bông hồng trắng nõn nà, tinh
khôi đầy ánh sáng của anh xưa nay ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BUỔI SÁNG RẤT SỚM - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG RẤT SỚM - CAO MỴ NHÂN
Buổi
sáng rất sớm, nghĩa là buổi sáng chưa có ánh nắng, hay mặt trời chưa mọc cũng
thế.
Tôi
có thời gian ra đường vào giờ này, có khi trời còn tờ mờ sương mỏng trước mặt,
và tôi cứ thế bước tươi vui đón ngày về.
Đó
là thời gian tôi tới một lớp tập dưỡng sinh cho những gia đình chuẩn bị rời
khỏi quê hương xuất ngoại theo các diện bảo lãnh, quý vị ấy qua Mỹ hoặc các
nước tự do khác như Úc, Pháp, Canada...
Bấy
giờ Saigon đã bị đổi tên, nên giờ giấc cũng làm tổn thương tâm lý lắm ...
Vì
mỗi buổi sáng rất sớm đó, tôi phải kê khai rõ ràng cho bạo quyền csvn biết tôi
đi đâu, làm gì, gặp ai, lý do tôi là một sĩ quan chế độ cũ vừa xong tù cải tạo
về.
Bây
giờ ngồi nghĩ lại, thấy thật tức cười, là tại sao hồi đó tôi...sợ thế?
Đúng
ra họ chỉ mạnh miệng bắt bí người ngay, chứ kẻ gian có thiên hình vạn trạng qua
mặt họ, làm chi được, nếu không qua một cuộc đấu trí .
Thủa
đó ...
Đã
sau 5 năm Bên Cướp Cuộc tràn vô các tỉnh miền nam, một số các sĩ quan QL/VNCH
đi tù cải tạo về, nghe trong dân chúng nói rằng chính sách " Kinh Tế mới
" của csvn đã thất bại hoàn toàn .
Bởi
vì phải thực tế nhận định rằng, nước ta làm gì rộng như Nga Cộng đầy vũng lầy
hoang hoá, rừng rậm cổ sơ, hay có đất lành thì cũng như sa mạc cỏ bát ngát, để
phải khai hoang, tạo khí thế công nghiệp, như thời Lenine đày người đối lập đi
Siberi.
Nước
ta: người tạm gọi là đông, và đất tạm gọi là chật...
Chúng
ta cứ thẳng thừng chia đất cho dân chúng đồng đều, thí dụ thôi, e có chỗ còn
xem như thiếu .
Nhất
là đất đai cư trú và sinh hoạt phải đi đôi với công ăn việc làm nữa, mới phát
triển được.
Thế
nên, một đất nước hậu chiến mà không đồng quan điểm mưu sinh, tức là không có
sự đoàn kết tinh thần dân tộc, thì chả làm chi được, kể cả thong dong ở thành
thị, chớ đừng nói đi xây dựng nông trường, kinh tế mới.
Huống
chi tôi bị hậu cải tạo ở nông trường Tây Nam về thành phố Saigon, còn phải chịu
đựng thêm nỗi gì, để bạo quyền địa phương theo dõi chứ .
Mỗi
buổi sáng rất sớm, khi tôi mở cửa ra đường, chưa kịp hít thở bầu không khí
tương đối còn trong lành hơn bây giờ, tôi đã thấy bà hàng xóm trung niên đi
đằng sau...
Có
lần tôi đứng lại hỏi:
Ủa
chị Hạn, chị đi đâu giờ này vậy ?
Bà
Hạn thản nhiên cười : " Chứ Mỵ Nhân cũng đi đâu sớm vậy ? Có gồng gánh gì
đâu mà buôn với bán ? "
Tôi
ngạc nhiên hết sức, vì đúng tôi có buôn bán gì đâu, đi tay không bất cứ lúc nào
...
Người
đàn bà Bắc Kỳ đó là vợ ông cán bộ ở bên hông nhà tôi. Bà Hạn hơn tôi độ 7,8
tuổi .
Rồi
bà tự bắt chuyện : " Mình ở Hà Nội cứ đi bộ mỗi sáng quanh bờ hồ cho khoẻ,
thấy Mỵ Nhân ra đường sớm quá, đi đâu vậy ?
Em
đi tập dưỡng sinh cho gia đình bác sĩ Đào Quốc Anh ở bên Hoà Hưng.
Nhà
tôi bấy giờ ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, sau họ đổi là Huỳnh Văn Bánh, cả đời tôi
cũng chẳng biết tên nhân vật Huỳnh Văn Bánh là ai.
Muốn
qua Hoà Hưng tôi phải đi tắt một đoạn đường xe lửa qua khúc sông Cống Bà Xếp,
nơi đã xẩy ra biết bao tai nạn tầu hoả chạy như ma điên, ngốn đường trường
trước mặt .
Nên,
hễ đi bộ tới Cống Bà Xếp, thì lo nghe ngóng tiếng tầu đi, lỡ mơ màng, nó , tầu
hoả tức xe lửa trong nam, xịch tới là chỉ có cách nhảy ào xuống lòng kinh Nhiêu
Lộc đó, mới thoát chết được.
Nhưng
chao ôi, lòng kinh Nhiêu Lộc nào có thơm tho gì, ngoài bùn đen kinh niên, nó
còn chứa cả ngàn thứ rác rến, trong đó có phân người, chó mèo chết vv... chẳng
hạn .
Bấy
giờ tôi mới rời nông trường Tây Nam về thành phố, nên chọn công việc tập thể dục dưỡng sinh
cho khách sắp xuất cảnh là hợp lý và ... khôn ngoan nhất .
Là
tôi khỏi cần vốn liếng, và dễ chứng minh việc mưu sinh ngay thẳng của mình,
chưa kể mình được tập luyện luôn.
Do
đó tôi đã giữ " công ăn việc làm " này cho tới ngày thẳng cánh cò bay
HO đi tị nạn chính thức bằng Air Tân Sơn Nhất, tới xứ sở này .
Những
buổi sáng rất sớm bên quê hương nghèo nàn, lạc hậu đó, không gây cho tôi một ấn
tượng gì, ngoài những nhớ nhung không phải là tiếc nuối, bầu trời nhỏ bé, chật
hẹp, khó khăn, khốn khổ ... mà người dân phải gánh chịu sau cuộc gọi là đổi đời
phi lý nhất 30-4-1975.
Những
buổi sáng rất sớm kể trên đã qua đi mấy chục năm, bỗng sớm nay, không khí trong
lành chi lạ, khi tôi vừa thức dậy, tôi nhìn thấy một bông hồng trắng tinh
khiết, đẹp lắm, anh gởi cho tôi trên một trang thơ tình mở rộng, ở xứ người ...
Tôi
không phải mở cửa rời nhà, đi bộ qua đoạn đường sắt Cống Bà Xếp, sẽ gặp một căn
nhà nhỏ xíu đóng cửa quanh năm, có hàng rào mỏng mảnh, nhưng có một bệ thờ
tượng Đức Mẹ ngay sát lề đường, và quanh đôi bàn chân Đức Mẹ luôn luôn bày xoè
ra những cành huệ trắng, để ai muốn viếng Mẹ, tự dừng bước, cầu nguyện ...
Không
chỉ tôi thôi, mà còn mấy người khác nữa hay dừng chân nơi ấy, bệ thờ Đức Mẹ, để
kẻ vui tươi cười nụ, người băn khoăn...nhỏ lệ buồn ...
Tôi
đã có lần sấp mặp xuống đôi bàn chân tượng hình Đức Mẹ êm ả ấy, thổn thức khóc,
khiến khách vãng lai thầm thương hại cho một hoàn cảnh bi thương nào, mà họ không cần hiểu .
Anh
có bao giờ như mình không ?
Chắc
chắn là không, vì anh biết đón nhận nỗi khổ cũng như thầm lặng cám ơn Chúa .
Anh
không phải thất vọng đến độ rơi ra những giọt nước mắt .
Khóc
để làm gì chớ, van xin Thượng Đế ư ? Chúa vẫn ở trong anh từng lúc, cả khi
thành công lẫn lúc thất bại kia mà.
Anh
sẽ bảo: Chúa cho tôi niềm tin tuyệt đối, tại sao để rơi nước mắt nhỉ ?
Ôi
, mình sẽ khóc ngất đi, nếu không mơ hồ nghe được tiếng an ủi của Đấng Thiêng
Liêng, hay của anh ?
Mình
sẽ chẳng trả lời, bởi vì câu mình muốn nghe sẽ không thể toàn vẹn. Mình muốn cả từ Chúa, lẫn
...anh cơ.
Thì
phần anh đã cho bông hồng trắng trong sáng, tươi vui, và tinh khiết rồi. Phải
giữ lòng uyên nguyên, trinh bạch đến cuối đời chứ.
Vâng
đúng vậy, anh là bệ thờ ...cho Đấng Thánh hiển linh , vinh hiển
suốt kiếp này và muôn muôn kiếp tới, xin cám ơn bông hồng trắng nõn nà, tinh
khôi đầy ánh sáng của anh xưa nay ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)