Mỗi Ngày Một Chuyện
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
Sáng nào mình cũng ngồi ở cái view duy nhất trong nhà, để nhìn ra đường , cái góc phố vuông hình thước thợ.
Thầm hỏi anh có hình dung ra không, góc phố mà một cạnh là cuối con đường 149 Th St Lawndale, và một cạnh cũng là điểm cuối con đường Gerkin ave Hawthorne, cả 2 nơi mình đã và đang ở, rõ là kỳ.
Anh lại sẽ cười chẳng có gì lạ ở đời này, không ở phố cũ thì ở phố mới, bắt buộc, chứ chẳng lẽ ở lửng lơ trên trời à ?
Lạ quá, hình như mỗi lúc có tuổi thêm, những quý vị mang tâm hồn phong phú, có đặc tính như khó hơn, nhưng tình cảm lại dạt dào, nồng nhiệt hơn.
Mới từ đầu năm "mười tám" tới nay, anh đã tỏ vẻ nghiêm khắc với mình 2 lần hơn rồi.
A, nếu ở cạnh nhau, chắc là thảo luận, tranh cãi vv...đến có thể ly dị, như các cặp bạn mình, mà quý bà bắt đầu bất phục quý ông.
Trên đường từ đại hội kia ở thủ đô tị nạn Bolsa về nhà thuộc khu phố thước thợ vừa nêu, hôm chủ nhật, vị khách cho tôi quá giang cứ thỉnh thoảng liếc xéo tôi một cái.
Đã tới nửa đường rồi, mà nhân diện khách hào hoa vẫn không thấy an tâm. Chưa kể còn suýt quẹt xe vào xe "hữu nghị" trên Fwy 405N.
Tôi không dám bắt chuyện, ngó lơ qua phía tay phải, cũng nghiêm trang không kém ổng.
Chợt ông hỏi tôi: "Tôi muốn hỏi bà chuyện này, nhưng bà phải trả lời thành thật. Vì tôi nghĩ bà là nhà văn..."
Tôi cắt ngang: Tôi có là nhà văn đâu, sẽ không trả lời đúng được, chưa kể nhà văn đôi khi phải hư cấu mới có đề tài để viết đấy...
Bà hãy cứ nghe đã, đường xa đã ngắn bớt rồi, tôi chắc chẳng còn dịp nào gặp bà nữa đâu. Vấn đề vầy nè: Trước kia, tôi tưởng chỉ có giới bình dân, lao động mới hay bỏ nhau thôi. Sao bây giờ tôi thấy giới trí thức, học thức cũng ly dị nhiều nữa bà ạ.
Tôi trả lời bâng quơ: Có lẽ tại ông lỡ gặp toàn quý vị xung khắc, mâu thuẫn ấy. Chứ tôi trái lại, được quen biết hà rầm các nhân vật chính chuyên nổi tiếng ông này bà kia, quý tộc lắm, họ rất là phu xướng, phụ tùng...
Bà nói hình như sai đó, phải là phu xướng phụ tuỳ, chứ phụ tùng, tôi nghe giống phụ tùng xe đạp hay phụ tùng xe hơi vậy.
Tôi buồn cười quá, còn ông cho giang xe, thì mặt như đang đeo một tảng đá .
Không nói đâu xa, bà nhà tôi đang đòi ly dị tôi đấy, tôi sắp lên Oregon, bang đó có vẻ ôn hoà hơn cái tiểu Saigon này.
Quan trọng nhất là công ăn việc làm của gia đình ông chứ , bây giờ cũng chẳng còn trẻ mỏ gì. Tôi nói.
Đúng vậy, nhưng tôi sẽ bắt đầu lại từ bước khởi hành .
Tôi thoáng nghi ngờ khách đường xa có gì bất thường không, ngó thử ông ta còn bao nhiêu xuân sắc mà dám tự tin và phiêu lưu thế .
Ông Kha à, xin lỗi, tôi chưa biết việc nhà ông, nhưng nếu ông định hỏi tôi vấn đề gì, xin ông cho biết năm nay ông ở tuổi hạ hay trung thọ, sinh hoạt cuộc sống chính, nôm na là đang làm ngành nghề gì, không kể nhóm lương già như quý vị phe ta hay nói, lương già tức tiền già đó .
Bởi có muốn khởi hành lại cuộc đời cũng phải có những yếu tố căn bản sau:
1/ Có sức khoẻ.
2/ Có tiền bạc phòng xa.
3/ Mục đích cuộc sống còn lại.
4/ Bổn phận bắt buộc phải chu toàn, dù từng phần đi nữa .
Nếu cả 4 điều trên cứ lắt lay, thì làm sao có " pao ơ " để tiếp tục ở đời.
Theo ông ta trả lời tôi, thì ông chỉ có 2 điều tối quan trọng trên, là có sức khoẻ và có tiền bạc thôi. Còn ông chẳng hề có mục đích và càng không chịu hiểu ra điều chính đáng ông phải có trong cuộc sống chung, và ngay cả riêng với bản thân ông, là 2 điều cuối cùng: Mục đích, bổn phận ở đời.
Ông khăng khăng bảo là: sống không cần mục đích, càng không phải đặt ra bổn phận.
Tôi cười: Đó là lý do bà xã ông không thích ở với ông nữa đấy.
Bảng chỉ đường trên xa lộ, đã hân hoan chào mừng tôi sắp về tới nhà. Tôi nói với ông tên K là: "Sắp tới nhà tôi rồi, tuy câu hỏi ông chưa cho tôi biết, tôi cũng chẳng thể trả lời đươc nên làm thế nào giải quyết việc nhà ông, vì tôi năng viết chuyện kể, nên thực hư có thể lẫn lộn, cứ coi như hư cấu nội dung bài vở, không có gì thì tưởng tượng thêm cho ..."phong phú đời sau..." như một lời hát trong bài Hẹn Hò của cố nhạc sĩ Phạm Duy xưa.
Tất nhiên câu chuyện nhạt phèo của ông lái xe cho tôi quá giang, chỉ thêm phần nào hoa lá cành trên đường lưu lạc . Khi tôi ngồi ở cái view, để thả lỏng tâm tình ra ngoài phố xá , gần như mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ, tôi thấy cái câu " biển nghiệp" của một nhà văn có vẻ bao hàm được tất cả mọi hoàn cảnh với mọi giới dù trí thức hay bình dân.
Đêm qua trong giấc mơ, tôi thấy anh ngồi bên tôi rất sát, nghe được cả cảm giác trong câu nói anh vỗ về tâm tư tôi.
Anh bảo rằng : " Chúng ta không có những ràng buộc thực tế, nhưng cách đối xử của anh đối với tôi, hình như là rất ràng buộc ..."
Đúng vậy, tôi cảm thấy như tôi rất thích sự ràng buộc dẫu trong hư cấu, của anh.
Biển nghiệp. Có người muốn thoát ra khỏi cái vòng cương toả, còn tôi lại thích được bay nhẩy trong cái vòng cương toả xiết chặt đó .
Vì thế, tôi bỗng ngoan ngoãn chi lạ. Tôi cảm thấy an tâm khi biết anh vẫn lo cho tôi những gì anh có thể làm được.
Ôi anh thân kính ngàn đời, anh có bao giờ ngồi ở một cái view, thầm lặng, an bình để mà suy ngẫm gần xa không?
Anh bận quá, anh có cả một hành trình trước mặt, lo không hết vì có thể còn thêm nữa, khi cái bổn phận mặc nhiên phải làm, thì mục đích cuộc sống đã lồng trong sự kiện trách nhiệm công, tư hay chung, riêng cả rồi.
Không ai dư thừa hay lãng phí thời gian như mình, để mấy tiếng đồng hồ nhìn ra đường, nhưng cũng là dịp ngó lại con người mình...chu choa anh ạ, chẳng có gì phải băn khoăn, chưa kể mình còn bâng khuâng, là hình như phải tuyệt đối thuỷ chung với anh hơn nữa chứ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
BUỔI SÁNG THẦM LẶNG - CAO MỴ NHÂN
Sáng nào mình cũng ngồi ở cái view duy nhất trong nhà, để nhìn ra đường , cái góc phố vuông hình thước thợ.
Thầm hỏi anh có hình dung ra không, góc phố mà một cạnh là cuối con đường 149 Th St Lawndale, và một cạnh cũng là điểm cuối con đường Gerkin ave Hawthorne, cả 2 nơi mình đã và đang ở, rõ là kỳ.
Anh lại sẽ cười chẳng có gì lạ ở đời này, không ở phố cũ thì ở phố mới, bắt buộc, chứ chẳng lẽ ở lửng lơ trên trời à ?
Lạ quá, hình như mỗi lúc có tuổi thêm, những quý vị mang tâm hồn phong phú, có đặc tính như khó hơn, nhưng tình cảm lại dạt dào, nồng nhiệt hơn.
Mới từ đầu năm "mười tám" tới nay, anh đã tỏ vẻ nghiêm khắc với mình 2 lần hơn rồi.
A, nếu ở cạnh nhau, chắc là thảo luận, tranh cãi vv...đến có thể ly dị, như các cặp bạn mình, mà quý bà bắt đầu bất phục quý ông.
Trên đường từ đại hội kia ở thủ đô tị nạn Bolsa về nhà thuộc khu phố thước thợ vừa nêu, hôm chủ nhật, vị khách cho tôi quá giang cứ thỉnh thoảng liếc xéo tôi một cái.
Đã tới nửa đường rồi, mà nhân diện khách hào hoa vẫn không thấy an tâm. Chưa kể còn suýt quẹt xe vào xe "hữu nghị" trên Fwy 405N.
Tôi không dám bắt chuyện, ngó lơ qua phía tay phải, cũng nghiêm trang không kém ổng.
Chợt ông hỏi tôi: "Tôi muốn hỏi bà chuyện này, nhưng bà phải trả lời thành thật. Vì tôi nghĩ bà là nhà văn..."
Tôi cắt ngang: Tôi có là nhà văn đâu, sẽ không trả lời đúng được, chưa kể nhà văn đôi khi phải hư cấu mới có đề tài để viết đấy...
Bà hãy cứ nghe đã, đường xa đã ngắn bớt rồi, tôi chắc chẳng còn dịp nào gặp bà nữa đâu. Vấn đề vầy nè: Trước kia, tôi tưởng chỉ có giới bình dân, lao động mới hay bỏ nhau thôi. Sao bây giờ tôi thấy giới trí thức, học thức cũng ly dị nhiều nữa bà ạ.
Tôi trả lời bâng quơ: Có lẽ tại ông lỡ gặp toàn quý vị xung khắc, mâu thuẫn ấy. Chứ tôi trái lại, được quen biết hà rầm các nhân vật chính chuyên nổi tiếng ông này bà kia, quý tộc lắm, họ rất là phu xướng, phụ tùng...
Bà nói hình như sai đó, phải là phu xướng phụ tuỳ, chứ phụ tùng, tôi nghe giống phụ tùng xe đạp hay phụ tùng xe hơi vậy.
Tôi buồn cười quá, còn ông cho giang xe, thì mặt như đang đeo một tảng đá .
Không nói đâu xa, bà nhà tôi đang đòi ly dị tôi đấy, tôi sắp lên Oregon, bang đó có vẻ ôn hoà hơn cái tiểu Saigon này.
Quan trọng nhất là công ăn việc làm của gia đình ông chứ , bây giờ cũng chẳng còn trẻ mỏ gì. Tôi nói.
Đúng vậy, nhưng tôi sẽ bắt đầu lại từ bước khởi hành .
Tôi thoáng nghi ngờ khách đường xa có gì bất thường không, ngó thử ông ta còn bao nhiêu xuân sắc mà dám tự tin và phiêu lưu thế .
Ông Kha à, xin lỗi, tôi chưa biết việc nhà ông, nhưng nếu ông định hỏi tôi vấn đề gì, xin ông cho biết năm nay ông ở tuổi hạ hay trung thọ, sinh hoạt cuộc sống chính, nôm na là đang làm ngành nghề gì, không kể nhóm lương già như quý vị phe ta hay nói, lương già tức tiền già đó .
Bởi có muốn khởi hành lại cuộc đời cũng phải có những yếu tố căn bản sau:
1/ Có sức khoẻ.
2/ Có tiền bạc phòng xa.
3/ Mục đích cuộc sống còn lại.
4/ Bổn phận bắt buộc phải chu toàn, dù từng phần đi nữa .
Nếu cả 4 điều trên cứ lắt lay, thì làm sao có " pao ơ " để tiếp tục ở đời.
Theo ông ta trả lời tôi, thì ông chỉ có 2 điều tối quan trọng trên, là có sức khoẻ và có tiền bạc thôi. Còn ông chẳng hề có mục đích và càng không chịu hiểu ra điều chính đáng ông phải có trong cuộc sống chung, và ngay cả riêng với bản thân ông, là 2 điều cuối cùng: Mục đích, bổn phận ở đời.
Ông khăng khăng bảo là: sống không cần mục đích, càng không phải đặt ra bổn phận.
Tôi cười: Đó là lý do bà xã ông không thích ở với ông nữa đấy.
Bảng chỉ đường trên xa lộ, đã hân hoan chào mừng tôi sắp về tới nhà. Tôi nói với ông tên K là: "Sắp tới nhà tôi rồi, tuy câu hỏi ông chưa cho tôi biết, tôi cũng chẳng thể trả lời đươc nên làm thế nào giải quyết việc nhà ông, vì tôi năng viết chuyện kể, nên thực hư có thể lẫn lộn, cứ coi như hư cấu nội dung bài vở, không có gì thì tưởng tượng thêm cho ..."phong phú đời sau..." như một lời hát trong bài Hẹn Hò của cố nhạc sĩ Phạm Duy xưa.
Tất nhiên câu chuyện nhạt phèo của ông lái xe cho tôi quá giang, chỉ thêm phần nào hoa lá cành trên đường lưu lạc . Khi tôi ngồi ở cái view, để thả lỏng tâm tình ra ngoài phố xá , gần như mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ, tôi thấy cái câu " biển nghiệp" của một nhà văn có vẻ bao hàm được tất cả mọi hoàn cảnh với mọi giới dù trí thức hay bình dân.
Đêm qua trong giấc mơ, tôi thấy anh ngồi bên tôi rất sát, nghe được cả cảm giác trong câu nói anh vỗ về tâm tư tôi.
Anh bảo rằng : " Chúng ta không có những ràng buộc thực tế, nhưng cách đối xử của anh đối với tôi, hình như là rất ràng buộc ..."
Đúng vậy, tôi cảm thấy như tôi rất thích sự ràng buộc dẫu trong hư cấu, của anh.
Biển nghiệp. Có người muốn thoát ra khỏi cái vòng cương toả, còn tôi lại thích được bay nhẩy trong cái vòng cương toả xiết chặt đó .
Vì thế, tôi bỗng ngoan ngoãn chi lạ. Tôi cảm thấy an tâm khi biết anh vẫn lo cho tôi những gì anh có thể làm được.
Ôi anh thân kính ngàn đời, anh có bao giờ ngồi ở một cái view, thầm lặng, an bình để mà suy ngẫm gần xa không?
Anh bận quá, anh có cả một hành trình trước mặt, lo không hết vì có thể còn thêm nữa, khi cái bổn phận mặc nhiên phải làm, thì mục đích cuộc sống đã lồng trong sự kiện trách nhiệm công, tư hay chung, riêng cả rồi.
Không ai dư thừa hay lãng phí thời gian như mình, để mấy tiếng đồng hồ nhìn ra đường, nhưng cũng là dịp ngó lại con người mình...chu choa anh ạ, chẳng có gì phải băn khoăn, chưa kể mình còn bâng khuâng, là hình như phải tuyệt đối thuỷ chung với anh hơn nữa chứ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)