Mỗi Ngày Một Chuyện
BUỒN 1954 - CAO MỴ NHÂN
BUỒN 1954 - CAO MỴ NHÂN
Sau Hiệp định. Geneve , giải đất hình chữ S phải cắt ngang làm đôi , vĩ tuyến
17 là vết dao cối sầm , định mệnh , khiến nhiều gia đình phải kẻ Bắc , người
Nam , kể từ ngày 20- 7 - 1954 .
Gia đình riêng của ba tôi , thì ra đi đầy đủ . Nhưng nếu phải kể các bác , chú,
cô , dì ...thì quý vị ấy ở lại 100 % . Chẳng biết về sau có thêm ai đi
không , tôi không rõ lắm .
Hồi đó tôi còn nhỏ , nên chẳng để ý gì cả , lại còn cảm thấy vui mỗi
lần đi chợ Bến Thành , cứ nghe và nhìn những sạp đủ thứ hàng bầy bán ở lề
đường Lê Lợi Saigon , người bán tranh nhau rao hàng bằng bài hát lô tô
vui vẻ .
Cứ thế , ai ở bẵc lo phần Bắc , ai vô Nam lo " hội nhập
" các tỉnh từ Bến Hải đến Cà Mâu , tha hồ chọn lựa quê hương mới
.
Giống như từ ngày đổi đời bi thảm 30- -4 -1975 , dân chúng miền Nam tìm
đường di tản , gọi là vượt biên , đến được các nước Tự Do , thì cuộc sống
cũng nửa vui nửa buồn , bởi sự không toàn vẹn của mỗi nhà .
Có lẽ cái vui duy nhất trong cảnh ngộ ấy , chỉ là thoát được Cộng
sản thôi. Còn buồn thì làm sao kể xiết , gia đình phân tán , cơ ngơi điền sản
bỏ lại , thay đổi công ăn việc làm vv...
Tôi chỉ cần viết vài hàng sơ thôi , về chuyến đi di cư của gia đình
ba tôi , từ Hải Phòng vô Saigon , là quý vị thấy sơ khái niệm ...buồn 1954 như
thế nào .
Trước ngày lên đường ra máy bay loại 2 chong chóng , không biết có phải C
46 hay C. 47 không . Phi cơ lớn thế , mà chỉ có 2 gia
đình , nhà ông tên Ngoạn và nhà ba tôi . Chúng tôi phải sống rất bình thường ,
xem như chẳng có dấu hiệu gì ...di cư cả , để không bị phiền toái đủ thứ
.
Toàn bộ đồ đạc kê trong nhà như sập gụ , tủ chè , bàn ghế salon kiểu cổ ,
trạm trổ , cẩn sa cừ ...tất cả , tất cả ...cứ phải để y nguyên như vậy
.
Chỉ mang theo mấy cái va ly và túi xách ...ra sân bay Cát Bi từ 5 giờ sáng .
Ba tôi bóp ổ khoá lớn nơi cửa ra vào nhà , là xem như ... vĩnh biệt
.
Không dám bán nhà đã đành , mà không dám bán cả đồ đạc nữa .
Còn tại sao chỉ có 2 gia đình đi trên máy bay C. 47 đó , vì ba tôi làm
phó giám đốc Phi trường Cát Bi . " Tây " họ cho chuyến bay để dọn nhà
, nhà ông Ngoạn cũng đi như vậy .
Chẳng ai dám khoe khoang sẽ lên đường rời bỏ cái nơi mà của chìm như đất
đai , ruộng vườn , nhà cửa , hàng quán vv...đang sinh hoạt , không dám
xin giấy tờ nghỉ học nữa .
Nghĩa là tất cả , tất cả ...bỏ hết .
Trên đường bay từ Bắc vô Nam , 2 băng ghế dài , kéo dọc từ đầu tới cuối máy bay
, đặt sát 2 bên hông tầu . Mỗi nhà một băng .
Một trong 2 ông Tây , phi công , chỉ cho cách thắt chặt ngang bụng , mỗi người
một giây thắt lưng của ghế , mà nay kêu là " seat belt " , để
khỏi bị chòng chành , té ngã .
Sao máy bay lại không bay cao như thủa nay đi ...phản lực , là bởi vì máy
bay chỉ là loại có 2 cánh quạt thôi .
Khi bay ngang qua các lăng tẩm vua chúa Huế , thì phong cảnh không nói làm gì .
Nhưng có những lúc bay ngang những cánh đồng cát trắng , tôi thấy
nhiều ụ cát hình tròn , không có nhà cửa . Hoá ra sau này mới
biết đó là những nghĩa địa ở ngoài Trung .
Đặc biệt nhất là ở Nam Ô , bên này đèo Hải Vân nếu từ Nam ra hướng Bắc.
Mà cũng tới khi tôi làm việc ở Quân Khu I QL/VNCH tôi mới biết được
những ụ đó là mồ mả .
Ở miền Nam trong 21 năm , thời gian bằng năm tháng của một bé sơ sinh tới tuổi
trưởng thành , thật quý giá. Đi học , đi làm , rồi lập gia đình , từng
bước lớn lên từng bước hoà nhập cuộc sống chung của những người miền Nam
.
Cho tới khi cái gọi là Bên Cướp Cuộc đánh cướp đúng nghĩa , chúng tôi
những người di cư năm 1954 ấy , mới thấy bọn họ gần như ...kỳ bí của một loại
ngải độc , một thần trùng ma quái hơn là đồng chủng, vì từ lâu tôi cứ muốn có
dịp hỏi thăm nhà bạn bè , xem có những sự việc giống họ hàng nhà tôi
không .
Đó là ,theo như kiểu bỏ nhà bỏ cửa ngày di cư 25-9-1954 , thì rõ
ràng ba tôi không liên lạc với ai trong họ trước , trong và sau khi đi vô
Nam .
Thế mà chỉ sau có vài tháng Bên Cướp Cuộc thống trị miền Nam , nghe
người nhà kể lại , chứ ngày 15-6 - 1975 , tôi đã ở trong tù cải tạo , thì
nhất loạt người nhà người cửa của ba tôi đã vai vế nào trong họ , vai vế
đó kiếm thăm gia đình tôi rồi .
Họ liên lạc cách nào được , và nhất là , nghe sau những lần Không
Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà oanh kích , thả hàng ngàn tấn bom lên đầu
lên cổ " nhân dân ta " như CSVN tuyên truyền , lãnh thổ Bắc
Việt phải nát như tương , chẳng những chết vì bom lửa , mà còn chết vì nước lụt
nữa chứ , vì bom đạn làm vỡ đê sông Hồng , sông Đà , sông Lô cùng đủ các thứ
sông lớn nhỏ ở Bắc việt và Bắc Trung Việt , đánh cho đất đai cộng
sản trở về thời kỳ đồ đá .
Vậy mà người nào người nấy , nón cối dép râu đồng bộ , "tiến về
Saigon " thực hiện phương án 6 V gồm :
Vào , Vơ Vét Về Vội Vã . "
Quý họ hàng , thân bằng quyến thuộc , cứ mặc sức vô Nam , như đi trẩy hội. Rồi
trở về với bộn bề đồ đạc : TV , Tủ lạnh , quạt máy , xe đạp ,
đồng hồ , bút máy , ví da vv...rồi chén bát nồi niêu soong chảo ,
máy may , máy chữ vv...
Như vậy họ phải mình đồng da sắt , hay có phép thần thông biến hoá. ..mới còn
hiện diện đầy đủ , mới cười vào mặt " Mỹ ngụy " ,
là không lực " Mỹ ngụy " mạnh như thế , mà họ vẫn thoát
thân , nôm na là vẫn sống nhăn , có chết chóc gì đâu .
Ít ai nghĩ đến điều này , vì quý vị miền Nam nghĩ thương hại cho họ , sống
trong tối tăm mù mịt . Nay được hưởng một chút sung sướng , thì chẳng nỡ
khiến họ bẽ bàng xấu hổ vậy thôi .
Thế rồi thì họ " phấn đấu tiến lên " cho Văn Minh được
chút nào hay chút nấy .
Cũng có một số người dân CS VN biết sĩ diện , không phải là họ bỏ
qua cơ hội Cướp Cuộc , mà họ " biên chế " thành phẩm đi vào quỹ đạo
họ luôn , tức là kẻ thắng thi có toàn quyền thu dụng , tước đoạt của cải vật
chất , toàn quyền sỉ nhục người thua .
Do đó quý vị đã thấy như hôm nay , và chính từ họ những mưu thần chước quỷ đã
hình thành nên một đất nước , một xã hội vô cùng man rợ , tàn ác , không
giống ai .
Phần tôi , chưa khi nào nghĩ tới một ngày trở về , nơi mà ngay lúc
ra đi đã không muốn quay lại nhìn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BUỒN 1954 - CAO MỴ NHÂN
BUỒN 1954 - CAO MỴ NHÂN
Sau Hiệp định. Geneve , giải đất hình chữ S phải cắt ngang làm đôi , vĩ tuyến
17 là vết dao cối sầm , định mệnh , khiến nhiều gia đình phải kẻ Bắc , người
Nam , kể từ ngày 20- 7 - 1954 .
Gia đình riêng của ba tôi , thì ra đi đầy đủ . Nhưng nếu phải kể các bác , chú,
cô , dì ...thì quý vị ấy ở lại 100 % . Chẳng biết về sau có thêm ai đi
không , tôi không rõ lắm .
Hồi đó tôi còn nhỏ , nên chẳng để ý gì cả , lại còn cảm thấy vui mỗi
lần đi chợ Bến Thành , cứ nghe và nhìn những sạp đủ thứ hàng bầy bán ở lề
đường Lê Lợi Saigon , người bán tranh nhau rao hàng bằng bài hát lô tô
vui vẻ .
Cứ thế , ai ở bẵc lo phần Bắc , ai vô Nam lo " hội nhập
" các tỉnh từ Bến Hải đến Cà Mâu , tha hồ chọn lựa quê hương mới
.
Giống như từ ngày đổi đời bi thảm 30- -4 -1975 , dân chúng miền Nam tìm
đường di tản , gọi là vượt biên , đến được các nước Tự Do , thì cuộc sống
cũng nửa vui nửa buồn , bởi sự không toàn vẹn của mỗi nhà .
Có lẽ cái vui duy nhất trong cảnh ngộ ấy , chỉ là thoát được Cộng
sản thôi. Còn buồn thì làm sao kể xiết , gia đình phân tán , cơ ngơi điền sản
bỏ lại , thay đổi công ăn việc làm vv...
Tôi chỉ cần viết vài hàng sơ thôi , về chuyến đi di cư của gia đình
ba tôi , từ Hải Phòng vô Saigon , là quý vị thấy sơ khái niệm ...buồn 1954 như
thế nào .
Trước ngày lên đường ra máy bay loại 2 chong chóng , không biết có phải C
46 hay C. 47 không . Phi cơ lớn thế , mà chỉ có 2 gia
đình , nhà ông tên Ngoạn và nhà ba tôi . Chúng tôi phải sống rất bình thường ,
xem như chẳng có dấu hiệu gì ...di cư cả , để không bị phiền toái đủ thứ
.
Toàn bộ đồ đạc kê trong nhà như sập gụ , tủ chè , bàn ghế salon kiểu cổ ,
trạm trổ , cẩn sa cừ ...tất cả , tất cả ...cứ phải để y nguyên như vậy
.
Chỉ mang theo mấy cái va ly và túi xách ...ra sân bay Cát Bi từ 5 giờ sáng .
Ba tôi bóp ổ khoá lớn nơi cửa ra vào nhà , là xem như ... vĩnh biệt
.
Không dám bán nhà đã đành , mà không dám bán cả đồ đạc nữa .
Còn tại sao chỉ có 2 gia đình đi trên máy bay C. 47 đó , vì ba tôi làm
phó giám đốc Phi trường Cát Bi . " Tây " họ cho chuyến bay để dọn nhà
, nhà ông Ngoạn cũng đi như vậy .
Chẳng ai dám khoe khoang sẽ lên đường rời bỏ cái nơi mà của chìm như đất
đai , ruộng vườn , nhà cửa , hàng quán vv...đang sinh hoạt , không dám
xin giấy tờ nghỉ học nữa .
Nghĩa là tất cả , tất cả ...bỏ hết .
Trên đường bay từ Bắc vô Nam , 2 băng ghế dài , kéo dọc từ đầu tới cuối máy bay
, đặt sát 2 bên hông tầu . Mỗi nhà một băng .
Một trong 2 ông Tây , phi công , chỉ cho cách thắt chặt ngang bụng , mỗi người
một giây thắt lưng của ghế , mà nay kêu là " seat belt " , để
khỏi bị chòng chành , té ngã .
Sao máy bay lại không bay cao như thủa nay đi ...phản lực , là bởi vì máy
bay chỉ là loại có 2 cánh quạt thôi .
Khi bay ngang qua các lăng tẩm vua chúa Huế , thì phong cảnh không nói làm gì .
Nhưng có những lúc bay ngang những cánh đồng cát trắng , tôi thấy
nhiều ụ cát hình tròn , không có nhà cửa . Hoá ra sau này mới
biết đó là những nghĩa địa ở ngoài Trung .
Đặc biệt nhất là ở Nam Ô , bên này đèo Hải Vân nếu từ Nam ra hướng Bắc.
Mà cũng tới khi tôi làm việc ở Quân Khu I QL/VNCH tôi mới biết được
những ụ đó là mồ mả .
Ở miền Nam trong 21 năm , thời gian bằng năm tháng của một bé sơ sinh tới tuổi
trưởng thành , thật quý giá. Đi học , đi làm , rồi lập gia đình , từng
bước lớn lên từng bước hoà nhập cuộc sống chung của những người miền Nam
.
Cho tới khi cái gọi là Bên Cướp Cuộc đánh cướp đúng nghĩa , chúng tôi
những người di cư năm 1954 ấy , mới thấy bọn họ gần như ...kỳ bí của một loại
ngải độc , một thần trùng ma quái hơn là đồng chủng, vì từ lâu tôi cứ muốn có
dịp hỏi thăm nhà bạn bè , xem có những sự việc giống họ hàng nhà tôi
không .
Đó là ,theo như kiểu bỏ nhà bỏ cửa ngày di cư 25-9-1954 , thì rõ
ràng ba tôi không liên lạc với ai trong họ trước , trong và sau khi đi vô
Nam .
Thế mà chỉ sau có vài tháng Bên Cướp Cuộc thống trị miền Nam , nghe
người nhà kể lại , chứ ngày 15-6 - 1975 , tôi đã ở trong tù cải tạo , thì
nhất loạt người nhà người cửa của ba tôi đã vai vế nào trong họ , vai vế
đó kiếm thăm gia đình tôi rồi .
Họ liên lạc cách nào được , và nhất là , nghe sau những lần Không
Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà oanh kích , thả hàng ngàn tấn bom lên đầu
lên cổ " nhân dân ta " như CSVN tuyên truyền , lãnh thổ Bắc
Việt phải nát như tương , chẳng những chết vì bom lửa , mà còn chết vì nước lụt
nữa chứ , vì bom đạn làm vỡ đê sông Hồng , sông Đà , sông Lô cùng đủ các thứ
sông lớn nhỏ ở Bắc việt và Bắc Trung Việt , đánh cho đất đai cộng
sản trở về thời kỳ đồ đá .
Vậy mà người nào người nấy , nón cối dép râu đồng bộ , "tiến về
Saigon " thực hiện phương án 6 V gồm :
Vào , Vơ Vét Về Vội Vã . "
Quý họ hàng , thân bằng quyến thuộc , cứ mặc sức vô Nam , như đi trẩy hội. Rồi
trở về với bộn bề đồ đạc : TV , Tủ lạnh , quạt máy , xe đạp ,
đồng hồ , bút máy , ví da vv...rồi chén bát nồi niêu soong chảo ,
máy may , máy chữ vv...
Như vậy họ phải mình đồng da sắt , hay có phép thần thông biến hoá. ..mới còn
hiện diện đầy đủ , mới cười vào mặt " Mỹ ngụy " ,
là không lực " Mỹ ngụy " mạnh như thế , mà họ vẫn thoát
thân , nôm na là vẫn sống nhăn , có chết chóc gì đâu .
Ít ai nghĩ đến điều này , vì quý vị miền Nam nghĩ thương hại cho họ , sống
trong tối tăm mù mịt . Nay được hưởng một chút sung sướng , thì chẳng nỡ
khiến họ bẽ bàng xấu hổ vậy thôi .
Thế rồi thì họ " phấn đấu tiến lên " cho Văn Minh được
chút nào hay chút nấy .
Cũng có một số người dân CS VN biết sĩ diện , không phải là họ bỏ
qua cơ hội Cướp Cuộc , mà họ " biên chế " thành phẩm đi vào quỹ đạo
họ luôn , tức là kẻ thắng thi có toàn quyền thu dụng , tước đoạt của cải vật
chất , toàn quyền sỉ nhục người thua .
Do đó quý vị đã thấy như hôm nay , và chính từ họ những mưu thần chước quỷ đã
hình thành nên một đất nước , một xã hội vô cùng man rợ , tàn ác , không
giống ai .
Phần tôi , chưa khi nào nghĩ tới một ngày trở về , nơi mà ngay lúc
ra đi đã không muốn quay lại nhìn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)