Mỗi Ngày Một Chuyện
Bà Tạ Phong Tần tuyệt thực ngày thứ 29, có nguy cơ thiệt mạng
SÀI GÒN (NV) .- Nhà báo tự do Tạ Phong Tần tuyệt thực trong nhà tù số 5, tỉnh Thanh Hóa để chống ngược đãi tù chính trị, đến nay đã 29 ngày, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần trong tấm bích chương vận động “Tháo Còng Báo Chí” của Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế CPJ. (Hình: CPJ) |
“Từ bữa gặp đó đến nay không biết tình trạng sức khỏe thế nào. Gia đình
trông chờ điện thoại chị ấy gọi về chứ không biết làm sao”.
Bà Tạ Minh Tú, em của nhà báo tự do Tạ Phong Tần nói với báo Người Việt
như thế trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 10 tháng 6, 2015.
Bà Tạ Minh Tú, đại diện gia đình, từ tỉnh Bạc Liêu, miền Nam đi thăm
người chị đang bị giam giữ tại nhà tù số 5, huyện miền núi Yên Định tỉnh
Thanh Hóa, ngày 3/6/2015 vừa qua. Trong cuộc gặp mặt mỗi tháng một lần
này, bà được chị ruột của mình cho biết đang tuyệt thực và lý do tuyệt
thực từ ngày 13 tháng 5, 2015.
“Chị ấy tuyệt thực chống đối trại giam đối xử với tù chính trị. Chị nêu
lý do là bị tịch thu đồ vệ sinh cá nhân, thau giặt đồ của chị. Hỏi họ
tại sao tịch thu thì họ không nói lý do.” Bà Minh Tú kể.
Cuộc thăm gặp hôm đầu tháng của hai chị em cỡ 45 phút “Nói nhiều chuyện
bên ngoài, chuyện gia đình, chuyện tuyệt thực”. Theo lời bà Tú, sau 28
ngày tuyệt thực, bà Tần “Chưa tới nỗi phải dìu đi nhưng sức khỏe đã yếu
lắm rồi. Từ chỗ phòng giam ra tới phòng thăm gặp thì chị nói chị đã mệt
rồi.”
Đến nay, khi bà Tạ Minh Tú nói chuyện với báo Người Việt đã là ngày thứ
35, gia đình vẫn không biết một tin tức gì vì sự bưng bít thông tin và
chỉ cho gặp mỗi tháng một lần nếu tù nhân không bị trừng phạt vì một lý
do gì đó, hoặc không ra gặp vì một lý do gì đó mà nhà tù không cho biết.
Bà Tạ Minh Tú cho hay, vào ngày thăm bà Tần, nhiệt độ ở đó là 39oC, thời
tiết miền núi Thanh Hóa, Nghệ An vốn khắc nghiệt nắng nóng đổ lửa suốt
mùa hè và mùa đông lạnh cắt da.
“Chị nói phòng của chị bị nhốt bít bùng, chung quanh không có cửa sổ. Đã
vậy, chiều cao chỉ có 3 mét, tường chung quanh bít hết. Lại còn xây cái
tường lớn chắn ngay cửa ra vô cao 4 mét, bít rịt như thế làm sao có
không khí. Trong khi hiện thời lúc đi thăm là 39 độ. Chị nói nóng quá
không ngủ được, thức sáng đêm.” Bà Tạ Minh Tú kể.
“Rồi trong tình trạng tuyệt thực chị không uống thuốc chữa bịnh. Chị có
bịnh tim mạch, đau khớp, huyết áp, viêm họng, nên tình trạng sức khỏe
càng yếu đi. Vừa đói vừa bịnh hành hạ, toàn than đau nhức, nên bữa chị
đi ra gặp thì nói tới nơi đã mệt rồi.”
Bà Tạ Minh Tú cho hay là đã 'khuyên chị ngưng tuyệt thực vì cuộc đấu
tranh này còn rất là dài nên cần giữ gìn sức khỏe sau này còn tiếp tục
đấu tranh nữa. Chị nói tuyệt thực là đề chống đối ngược đãi tù chính
trị. Khuyên chị ngưng tuyệt thực thì chị nói không nói trước được.”
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần bị giam tại nhà tù số 5 huyện Yên Định từ
Tháng 5, 2013. Việc đi lại thăm gặp giữa thân nhân ở Bạc Liêu và nhà tù
số 5 xa hơn 1,700 km nên rất tốn kém, vất vả. Cũng tại nhà tù này và
cùng đồng cảnh ngộ bị hành hạ ngược đãi ở một khu vực với Tạ Phong Tần
còn có các tù nhân lương tâm khác như bà Nguyễn Thị Lộc, bà Hồ Thị Bích
Khương và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Ngày 8 tháng 6, 2015, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) kêu gọi mọi người khắp
nơi gửi thư cho nhà cầm quyền Việt Nam đòi phải trả tự do lập tức và vô
điều kiện cho nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Tổ chức AI kêu gọi mọi người
đòi hỏi Hà Nội phải giải quyết các sự ngược đãi dẫn đến cuộc tuyệt thực
của Tạ Phong Tần, và phải cho nhà báo tự do can đảm này tiếp cận việc
chăm sóc y tế thích hợp.
Hôm 9 Tháng Sáu, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Việt
Nam “giam giữ khắc nghiệt cùng hành vi phân biệt đối xử với các tù nhân
lương tâm tại Việt Nam đã vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị.” và “bỏ mặc và biệt giam những người phản đối chế độ hà
khắc của trại giam đã vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về quyền con
người”.
Tháng Ba vừa qua, Tổ chức Bảo vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch vận
động “Tháo Còng Báo Chí” đòi hỏi các chế độ độc tài tại nhiều nước trên
thế giới trả tự do cho những người cầm bút can đảm, dấn thân đấu tranh
cho quyền tự do báo chí và quyền con người. Một trong những người được
CPJ đòi hỏi phải trả tự do vô điều kiện là Tạ Phong Tần.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, năm nay 46 tuổi, bị nhà cầm quyền Việt Nam
bắt giam từ tháng 9 năm 2011 và kết án 10 năm tù với quy chụp “Tuyên
truyền chống nhà nước” trong phiên tòa ngày 24 tháng 9 năm 2012 cùng một
vụ với nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, và nhà báo tự
do Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasaigon.
Cả ba bị cáo buộc là các thành viên sáng lập tổ chức “Câu lạc bộ Nhà báo
Tự do” phổ biến các bài viết chống phá chế độ, đòi hỏi tự do ngôn luận.
Ông Phan Thanh Hải bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế nhưng được thả
ngày 1 tháng 9, 2013. Bogger Điếu Cày bị kết án 12 năm tù nhưng được thả
ra theo áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, bị trục xuất ra khỏi Việt Nam và
đến Mỹ ngày 21 tháng 10, 2014. Chỉ còn bà Tạ Phong Tần vẫn bị giam giữ.
Bà Tần đã bị chuyển qua ba nhà tù khác nhau từ Bình Dương, Đồng Nai đến
Thanh Hóa. Bà đã tuyệt thực nhiều lần phản đối sự đối xử ác nghiệt và
trái luật của cai tù. Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế năm 2013, Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ vinh danh bà Tạ Phong Tần là một trong 10 phụ nữ can đảm trên thế
giới.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bà Tạ Phong Tần tuyệt thực ngày thứ 29, có nguy cơ thiệt mạng
SÀI GÒN (NV) .- Nhà báo tự do Tạ Phong Tần tuyệt thực trong nhà tù số 5, tỉnh Thanh Hóa để chống ngược đãi tù chính trị, đến nay đã 29 ngày, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần trong tấm bích chương vận động “Tháo Còng Báo Chí” của Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế CPJ. (Hình: CPJ) |
“Từ bữa gặp đó đến nay không biết tình trạng sức khỏe thế nào. Gia đình
trông chờ điện thoại chị ấy gọi về chứ không biết làm sao”.
Bà Tạ Minh Tú, em của nhà báo tự do Tạ Phong Tần nói với báo Người Việt
như thế trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 10 tháng 6, 2015.
Bà Tạ Minh Tú, đại diện gia đình, từ tỉnh Bạc Liêu, miền Nam đi thăm
người chị đang bị giam giữ tại nhà tù số 5, huyện miền núi Yên Định tỉnh
Thanh Hóa, ngày 3/6/2015 vừa qua. Trong cuộc gặp mặt mỗi tháng một lần
này, bà được chị ruột của mình cho biết đang tuyệt thực và lý do tuyệt
thực từ ngày 13 tháng 5, 2015.
“Chị ấy tuyệt thực chống đối trại giam đối xử với tù chính trị. Chị nêu
lý do là bị tịch thu đồ vệ sinh cá nhân, thau giặt đồ của chị. Hỏi họ
tại sao tịch thu thì họ không nói lý do.” Bà Minh Tú kể.
Cuộc thăm gặp hôm đầu tháng của hai chị em cỡ 45 phút “Nói nhiều chuyện
bên ngoài, chuyện gia đình, chuyện tuyệt thực”. Theo lời bà Tú, sau 28
ngày tuyệt thực, bà Tần “Chưa tới nỗi phải dìu đi nhưng sức khỏe đã yếu
lắm rồi. Từ chỗ phòng giam ra tới phòng thăm gặp thì chị nói chị đã mệt
rồi.”
Đến nay, khi bà Tạ Minh Tú nói chuyện với báo Người Việt đã là ngày thứ
35, gia đình vẫn không biết một tin tức gì vì sự bưng bít thông tin và
chỉ cho gặp mỗi tháng một lần nếu tù nhân không bị trừng phạt vì một lý
do gì đó, hoặc không ra gặp vì một lý do gì đó mà nhà tù không cho biết.
Bà Tạ Minh Tú cho hay, vào ngày thăm bà Tần, nhiệt độ ở đó là 39oC, thời
tiết miền núi Thanh Hóa, Nghệ An vốn khắc nghiệt nắng nóng đổ lửa suốt
mùa hè và mùa đông lạnh cắt da.
“Chị nói phòng của chị bị nhốt bít bùng, chung quanh không có cửa sổ. Đã
vậy, chiều cao chỉ có 3 mét, tường chung quanh bít hết. Lại còn xây cái
tường lớn chắn ngay cửa ra vô cao 4 mét, bít rịt như thế làm sao có
không khí. Trong khi hiện thời lúc đi thăm là 39 độ. Chị nói nóng quá
không ngủ được, thức sáng đêm.” Bà Tạ Minh Tú kể.
“Rồi trong tình trạng tuyệt thực chị không uống thuốc chữa bịnh. Chị có
bịnh tim mạch, đau khớp, huyết áp, viêm họng, nên tình trạng sức khỏe
càng yếu đi. Vừa đói vừa bịnh hành hạ, toàn than đau nhức, nên bữa chị
đi ra gặp thì nói tới nơi đã mệt rồi.”
Bà Tạ Minh Tú cho hay là đã 'khuyên chị ngưng tuyệt thực vì cuộc đấu
tranh này còn rất là dài nên cần giữ gìn sức khỏe sau này còn tiếp tục
đấu tranh nữa. Chị nói tuyệt thực là đề chống đối ngược đãi tù chính
trị. Khuyên chị ngưng tuyệt thực thì chị nói không nói trước được.”
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần bị giam tại nhà tù số 5 huyện Yên Định từ
Tháng 5, 2013. Việc đi lại thăm gặp giữa thân nhân ở Bạc Liêu và nhà tù
số 5 xa hơn 1,700 km nên rất tốn kém, vất vả. Cũng tại nhà tù này và
cùng đồng cảnh ngộ bị hành hạ ngược đãi ở một khu vực với Tạ Phong Tần
còn có các tù nhân lương tâm khác như bà Nguyễn Thị Lộc, bà Hồ Thị Bích
Khương và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn.
Ngày 8 tháng 6, 2015, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) kêu gọi mọi người khắp
nơi gửi thư cho nhà cầm quyền Việt Nam đòi phải trả tự do lập tức và vô
điều kiện cho nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Tổ chức AI kêu gọi mọi người
đòi hỏi Hà Nội phải giải quyết các sự ngược đãi dẫn đến cuộc tuyệt thực
của Tạ Phong Tần, và phải cho nhà báo tự do can đảm này tiếp cận việc
chăm sóc y tế thích hợp.
Hôm 9 Tháng Sáu, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Việt
Nam “giam giữ khắc nghiệt cùng hành vi phân biệt đối xử với các tù nhân
lương tâm tại Việt Nam đã vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị.” và “bỏ mặc và biệt giam những người phản đối chế độ hà
khắc của trại giam đã vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về quyền con
người”.
Tháng Ba vừa qua, Tổ chức Bảo vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch vận
động “Tháo Còng Báo Chí” đòi hỏi các chế độ độc tài tại nhiều nước trên
thế giới trả tự do cho những người cầm bút can đảm, dấn thân đấu tranh
cho quyền tự do báo chí và quyền con người. Một trong những người được
CPJ đòi hỏi phải trả tự do vô điều kiện là Tạ Phong Tần.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, năm nay 46 tuổi, bị nhà cầm quyền Việt Nam
bắt giam từ tháng 9 năm 2011 và kết án 10 năm tù với quy chụp “Tuyên
truyền chống nhà nước” trong phiên tòa ngày 24 tháng 9 năm 2012 cùng một
vụ với nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, và nhà báo tự
do Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasaigon.
Cả ba bị cáo buộc là các thành viên sáng lập tổ chức “Câu lạc bộ Nhà báo
Tự do” phổ biến các bài viết chống phá chế độ, đòi hỏi tự do ngôn luận.
Ông Phan Thanh Hải bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế nhưng được thả
ngày 1 tháng 9, 2013. Bogger Điếu Cày bị kết án 12 năm tù nhưng được thả
ra theo áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, bị trục xuất ra khỏi Việt Nam và
đến Mỹ ngày 21 tháng 10, 2014. Chỉ còn bà Tạ Phong Tần vẫn bị giam giữ.
Bà Tần đã bị chuyển qua ba nhà tù khác nhau từ Bình Dương, Đồng Nai đến
Thanh Hóa. Bà đã tuyệt thực nhiều lần phản đối sự đối xử ác nghiệt và
trái luật của cai tù. Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế năm 2013, Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ vinh danh bà Tạ Phong Tần là một trong 10 phụ nữ can đảm trên thế
giới.
(Người Việt)