Truyện Ngắn & Phóng Sự
Bà đã đi rồi
Bà là hương thơm thời thơ ấu. Có bà đời cháu vui hơn, sung sướng hơn. Mất bà là mất một bầu trời. Mời bạn đọc mẩu chuyện sau đây để thấy tình bà cháu sâu xa và cảm động như thế nào. NS
Nhà hôm nay đông người lắm, bà ạ!
Mọi người đến hỏi han, bàn bạc, người đi mua cái nọ, chuẩn bị cái kia. Người đứng, người ngồi, người đi đi lại lại đến chóng mặt. Ðôi khi cũng có những nụ cười, nhưng tuyệt nhiên, cháu không tìm thấy niềm vui nào cả. Có chăng chỉ để giúp không khí bớt căng thẳng mà thôi.
Cháu lên phòng bà, nhưng hôm nay bà không nằm ở đó nữa. Chỉ có độc chiếc giường trống trơn. Cháu có nghe thấy những âm thanh nhỏ, đều đều, quanh quất trong phòng nhưng cũng không phải tiếng bà thở, hay tiếng bà “ư… ư…” mỗi khi con cháu hỏi chuyện, cháu đã lặng đi. Là tiếng tụng kinh phát ra từ cái đài nhỏ bố cháu mới mua cho bà hôm qua.
Dọn dẹp phòng bà xong, chỉ còn mình cháu và Bống ngồi lại. Phòng rộng quá bà ạ, chiếc giường bà nằm cháu vừa tháo rồi. Chỗ đấy giờ các bác bảo đặt một cái bàn để bà có chỗ đi về. Tự nhiên lại trống hoác ra nhìn chán lắm bà ạ. Cháu không nhớ đã ngồi lặng đấy bao lâu. Nhưng sao cháu thấy hụt hẫng lắm! Giờ thì cháu biết đến mất mát thật sự là như thế! Giờ thì cháu đã cảm nhận được cảm giác vĩnh viễn không được nhìn thấy người thân là như thế! Không biết tại gió mùa, hay tại phòng trống, mà cháu lạnh, lạnh lắm!
Hồi đó cháu còn quá nhỏ để biết mất mát thật sự khi ông nội mất. Cháu chỉ biết cháu sẽ không còn được ăn bánh mì mỗi chiều đi mẫu giáo về, không còn ngồi đợi kết quả xổ số cùng ông, không thỉnh thoảng bách bộ vỉa hè… và cháu chỉ còn có bà là bà Ngoại của cháu. Không như mấy đứa bạn khác, cháu không biết mặt ông Ngoại, cũng chưa một lần nhìn thấy bà Nội, ngoài những bức ảnh đã bạc màu. Ông mất khi mẹ cháu chỉ bằng tuổi cháu, còn bà Nội, đến mẹ cháu cũng chưa một lần gặp mặt. Thế nên cháu càng yêu bà nhiều hơn. Nhưng cháu cũng giật mình khi thấy, ký ức của cháu về bà, nó vụn nhỏ và không thật sự nhiều.
Cháu mơ hồ nhớ về hồi cháu bé tẹo, bà còn ở Tô Tịch. Căn nhà nhỏ có cửa vào là một cái ngõ. Cháu không rõ cháu đã qua lại đó được bao lần hay do cháu vẫn thường tưởng tượng ra mỗi lần mẹ kể chuyện ngày xưa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua, cháu lại ghé mắt nhìn vào -”Nhà bà tôi ngày xưa ở đây này!”.
Rồi bà cũng vào Nam ở với chú và bác một thời gian dài lắm. Mãi sau có một thời gian bà qua ở với nhà cháu. Bà nhớ hồi đó không? Bà còn khỏe lắm. Nhưng tóc thì cứ như cước ấy. Cháu vẫn thích bà nấu ăn. Vẫn nhớ hồi đó bà ép cháu ăn cái “rau gì mà nước đỏ như máu thế ạ?”, rồi làm cháu nghiện rau bí và thích “rau đắng đắng”. Cháu cũng nhớ mỗi sáng thấy bà đi chợ, mua đồ ăn, rồi những trưa xem phim bà bàn tán, rồi cả những hôm bà dứt khoát không cho thằng Linh nằm cùng vì … nó toàn đạp bà vào sát tường. Bà ngủ với Bống, tưởng thoát, ai dè cô cháu gái bé tí cũng ôm, rồi thế nào gác cả chân lên cổ bà… Rồi những lần bố mẹ cháu cãi nhau, nhưng may có bà ở đấy mà mọi chuyện cũng êm êm đi. Rồi… nhiều nhiều lắm, nhưng cháu không thể gọi tên được, những mảnh ký ức cứ vụn vỡ…
Bà đi rồi. Cháu ngồi trên phòng, thấy trống lắm. Mới năm kia, cháu lên nhà bác ở mấy tháng. Bà lúc đó vẫn khỏe nhỉ? Trưa tối còn xem phim đều đều với cháu. Rồi mỗi lần cháu đi mang cơm lên cho bà thì còn ngồi chuyện trò cơ mà. Thế mà …
Bà trở bệnh, yếu hơn. Bà ít đi lại hơn. Ngủ nhiều hơn, tuy mỗi lần thức vẫn cười nói tươi lắm. Nhưng bà vẫn đẹp lắm. Vẫn tươi tỉnh và hiền hòa, sạch sẽ. Rồi ngồi dậy cũng dần khó, đồng nghĩa với việc cháu ít lên bà hơn. Cũng vì … nhà có đông người.
Mà đến giờ cháu vẫn thấy bà đẹp. Cháu không được thấy bà những phút cuối, nhưng nghe mọi người kể, bà vẫn đẹp lắm, da vẫn hồng hào và mịn như da em bé, tóc thì từ bạc trắng giờ lại thành muối tiêu (do có đợt bà truyền thuốc, đạm..) và bà đã đi thanh thản lắm… Dù rằng cháu biết, bà vẫn sợ bà sẽ lưu luyến không đi được nên nhằm lúc… nhà có ít người nhất để đi…
“Con về ngay nhé! Bà mất rồi!” Cháu nghe tin mà lặng người…
Bà đi thật rồi. Không phải như những lần trước, bà dọa cả nhà làm cả nhà hoảng hồn. Lần này bà đi thật, cả nhà đã bình tĩnh hơn chút. Dù rằng bác Nga tăng huyết áp, chú Dũng khóc nấc lên khi chỉ còn mình chú ngồi trong phòng bà. Các bác, mẹ cháu… và mọi người… những trống vắng và những giọt nước mắt vẫn chực trào, nhưng giờ còn nhiều việc phải lo lắng… mọi người không cho mình được gục ngã, được khóc òa… Những đau đớn nén lại đã… yên lại một chút…nhưng rồi sẽ đau hơn…
Mẹ cháu chắc giờ này nhớ bà lắm. Phải rồi, cháu cũng nhớ bà thế này cơ mà! Các bác, các cô, các chú và cả nhà nữa, cũng nhớ bà lắm! Mọi người sẽ khóc nhiều bà ạ. Nhưng bà vẫn hứa là sẽ đi thật thanh thản và sẽ mỉm cười nhé! Vì bà hoàn toàn có thể tự hào về những gì bà đã làm, và về con cháu bà!
Cả nhà mình sẽ làm trọn những nguyện vọng của bà. Bà cứ yên lòng nhé!
Cháu lại đang hụt hẫng lắm. Vài ngày nữa, bà sẽ thành cát, thành bụi… bay về trời rồi… Nhưng bà sẽ luôn ở bên cạnh cả nhà mình, bà nhỉ!
Cho cháu gọi một lần cuối: Bà ơi!…
NS (theo Blog Việt)
Bà đã đi rồi
Bà là hương thơm thời thơ ấu. Có bà đời cháu vui hơn, sung sướng hơn. Mất bà là mất một bầu trời. Mời bạn đọc mẩu chuyện sau đây để thấy tình bà cháu sâu xa và cảm động như thế nào. NS
Nhà hôm nay đông người lắm, bà ạ!
Mọi người đến hỏi han, bàn bạc, người đi mua cái nọ, chuẩn bị cái kia. Người đứng, người ngồi, người đi đi lại lại đến chóng mặt. Ðôi khi cũng có những nụ cười, nhưng tuyệt nhiên, cháu không tìm thấy niềm vui nào cả. Có chăng chỉ để giúp không khí bớt căng thẳng mà thôi.
Cháu lên phòng bà, nhưng hôm nay bà không nằm ở đó nữa. Chỉ có độc chiếc giường trống trơn. Cháu có nghe thấy những âm thanh nhỏ, đều đều, quanh quất trong phòng nhưng cũng không phải tiếng bà thở, hay tiếng bà “ư… ư…” mỗi khi con cháu hỏi chuyện, cháu đã lặng đi. Là tiếng tụng kinh phát ra từ cái đài nhỏ bố cháu mới mua cho bà hôm qua.
Dọn dẹp phòng bà xong, chỉ còn mình cháu và Bống ngồi lại. Phòng rộng quá bà ạ, chiếc giường bà nằm cháu vừa tháo rồi. Chỗ đấy giờ các bác bảo đặt một cái bàn để bà có chỗ đi về. Tự nhiên lại trống hoác ra nhìn chán lắm bà ạ. Cháu không nhớ đã ngồi lặng đấy bao lâu. Nhưng sao cháu thấy hụt hẫng lắm! Giờ thì cháu biết đến mất mát thật sự là như thế! Giờ thì cháu đã cảm nhận được cảm giác vĩnh viễn không được nhìn thấy người thân là như thế! Không biết tại gió mùa, hay tại phòng trống, mà cháu lạnh, lạnh lắm!
Hồi đó cháu còn quá nhỏ để biết mất mát thật sự khi ông nội mất. Cháu chỉ biết cháu sẽ không còn được ăn bánh mì mỗi chiều đi mẫu giáo về, không còn ngồi đợi kết quả xổ số cùng ông, không thỉnh thoảng bách bộ vỉa hè… và cháu chỉ còn có bà là bà Ngoại của cháu. Không như mấy đứa bạn khác, cháu không biết mặt ông Ngoại, cũng chưa một lần nhìn thấy bà Nội, ngoài những bức ảnh đã bạc màu. Ông mất khi mẹ cháu chỉ bằng tuổi cháu, còn bà Nội, đến mẹ cháu cũng chưa một lần gặp mặt. Thế nên cháu càng yêu bà nhiều hơn. Nhưng cháu cũng giật mình khi thấy, ký ức của cháu về bà, nó vụn nhỏ và không thật sự nhiều.
Cháu mơ hồ nhớ về hồi cháu bé tẹo, bà còn ở Tô Tịch. Căn nhà nhỏ có cửa vào là một cái ngõ. Cháu không rõ cháu đã qua lại đó được bao lần hay do cháu vẫn thường tưởng tượng ra mỗi lần mẹ kể chuyện ngày xưa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua, cháu lại ghé mắt nhìn vào -”Nhà bà tôi ngày xưa ở đây này!”.
Rồi bà cũng vào Nam ở với chú và bác một thời gian dài lắm. Mãi sau có một thời gian bà qua ở với nhà cháu. Bà nhớ hồi đó không? Bà còn khỏe lắm. Nhưng tóc thì cứ như cước ấy. Cháu vẫn thích bà nấu ăn. Vẫn nhớ hồi đó bà ép cháu ăn cái “rau gì mà nước đỏ như máu thế ạ?”, rồi làm cháu nghiện rau bí và thích “rau đắng đắng”. Cháu cũng nhớ mỗi sáng thấy bà đi chợ, mua đồ ăn, rồi những trưa xem phim bà bàn tán, rồi cả những hôm bà dứt khoát không cho thằng Linh nằm cùng vì … nó toàn đạp bà vào sát tường. Bà ngủ với Bống, tưởng thoát, ai dè cô cháu gái bé tí cũng ôm, rồi thế nào gác cả chân lên cổ bà… Rồi những lần bố mẹ cháu cãi nhau, nhưng may có bà ở đấy mà mọi chuyện cũng êm êm đi. Rồi… nhiều nhiều lắm, nhưng cháu không thể gọi tên được, những mảnh ký ức cứ vụn vỡ…
Bà đi rồi. Cháu ngồi trên phòng, thấy trống lắm. Mới năm kia, cháu lên nhà bác ở mấy tháng. Bà lúc đó vẫn khỏe nhỉ? Trưa tối còn xem phim đều đều với cháu. Rồi mỗi lần cháu đi mang cơm lên cho bà thì còn ngồi chuyện trò cơ mà. Thế mà …
Bà trở bệnh, yếu hơn. Bà ít đi lại hơn. Ngủ nhiều hơn, tuy mỗi lần thức vẫn cười nói tươi lắm. Nhưng bà vẫn đẹp lắm. Vẫn tươi tỉnh và hiền hòa, sạch sẽ. Rồi ngồi dậy cũng dần khó, đồng nghĩa với việc cháu ít lên bà hơn. Cũng vì … nhà có đông người.
Mà đến giờ cháu vẫn thấy bà đẹp. Cháu không được thấy bà những phút cuối, nhưng nghe mọi người kể, bà vẫn đẹp lắm, da vẫn hồng hào và mịn như da em bé, tóc thì từ bạc trắng giờ lại thành muối tiêu (do có đợt bà truyền thuốc, đạm..) và bà đã đi thanh thản lắm… Dù rằng cháu biết, bà vẫn sợ bà sẽ lưu luyến không đi được nên nhằm lúc… nhà có ít người nhất để đi…
“Con về ngay nhé! Bà mất rồi!” Cháu nghe tin mà lặng người…
Bà đi thật rồi. Không phải như những lần trước, bà dọa cả nhà làm cả nhà hoảng hồn. Lần này bà đi thật, cả nhà đã bình tĩnh hơn chút. Dù rằng bác Nga tăng huyết áp, chú Dũng khóc nấc lên khi chỉ còn mình chú ngồi trong phòng bà. Các bác, mẹ cháu… và mọi người… những trống vắng và những giọt nước mắt vẫn chực trào, nhưng giờ còn nhiều việc phải lo lắng… mọi người không cho mình được gục ngã, được khóc òa… Những đau đớn nén lại đã… yên lại một chút…nhưng rồi sẽ đau hơn…
Mẹ cháu chắc giờ này nhớ bà lắm. Phải rồi, cháu cũng nhớ bà thế này cơ mà! Các bác, các cô, các chú và cả nhà nữa, cũng nhớ bà lắm! Mọi người sẽ khóc nhiều bà ạ. Nhưng bà vẫn hứa là sẽ đi thật thanh thản và sẽ mỉm cười nhé! Vì bà hoàn toàn có thể tự hào về những gì bà đã làm, và về con cháu bà!
Cả nhà mình sẽ làm trọn những nguyện vọng của bà. Bà cứ yên lòng nhé!
Cháu lại đang hụt hẫng lắm. Vài ngày nữa, bà sẽ thành cát, thành bụi… bay về trời rồi… Nhưng bà sẽ luôn ở bên cạnh cả nhà mình, bà nhỉ!
Cho cháu gọi một lần cuối: Bà ơi!…
NS (theo Blog Việt)